Văn hóa và đời sống

Cần tìm lại đúng vị trí cho văn hóa và người làm văn hóa

Nghe qua, điều đó tưởng chừng thật vô lý khi mà Đảng, Nhà nước ta luôn xác định tầm quan trọng của văn hóa; luôn quan tâm xây dựng, phát triển văn hóa, con người. Tuy nhiên, trên thực tế, đặt ra vấn đề này là không hề thừa, không vô lý mà thậm chí còn hết sức cần thiết. Đến nay, dù đường lối, chủ trương đã rõ ràng nhưng trong quá trình triển khai chúng ta vẫn chưa đạt được sự thống nhất, vẫn chưa hiểu cặn kẽ và chưa làm đúng những nội dung đã đặt ra. Nói cách khác, trong quá trình phát triển vẫn còn đó những nhận thức lệch lạc, phiến diện về văn hóa.

Quê Bác

Thời gian qua, chúng ta đã  luôn đau đầu lý giải nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục nhiều vấn đề tồn tại trong xã hội như: sự xuống cấp trong đạo đức, lối sống; sự lệch lạc các chuẩn mực, giá trị; sự hao mòn nhiệt huyết, sự nguội lạnh tinh thần dân tộc ở một bộ phận không nhỏ người dân; những nguy cơ tàn phá môi trường và sự thiếu vững chắc trong quá trình phát triển; tình hình tệ nạn xã hội gia tăng,… Nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu được tổ chức, nhiều văn bản được ban hành nhưng dường như tất cả chỉ quan tâm giải quyết phần ngọn, giải quyết hiện tượng mà quên đi cái gốc của mọi vấn đề chính là ở câu chuyện văn hóa, là sự quan tâm văn hóa chưa đúng mức trong quá trình phát triển. Không chỉ người dân mà chính những người trực tiếp làm công tác quản lý, những cán bộ ngành văn hóa cũng đang mơ hồ về vai trò thực sự của nó. Nói văn hóa là mục tiêu, là động lực, là nền tảng của sự phát triển song để trả lời Thế nào là động lực? Thế nào là nền tảng? Vì sao nó có thể đảm nhận được vai trò đó? v.v... thì lại không mấy ai làm được, để rồi văn hóa và vai trò của nó cũng dần trở thành các cụm từ chung chung, khó hiểu, khó cắt nghĩa như chính những câu nói đã được đông đảo đọc thuộc ấy.

Người ta quy văn hóa vào những lĩnh vực cụ thể, thậm chí, đến mức vụn vặt mà quên đi vai trò thực sự của nó. Người ta quan tâm đến những thứ trực tiếp tạo ra của cải, vật chất; cho rằng văn hóa đơn thuần chỉ là lĩnh vực tinh thần và rồi lắm lúc gạt nó sang bên lề, ưu tiên cho những hoạt động kinh tế để rồi điều chúng ta thấy là gì? Là văn hóa không phải cái còn lại sau cùng, cái “còn lại khi người ta đã quên đi tất cả” mà lại là cái được nghĩ đến sau cùng, cái đuôi trong phát triển.  Nhận thức lệch lạc về văn hóa khiến cho ngành văn hóa lâu nay gần như chưa được đánh giá đúng mức, chưa được đầu tư phát triển đúng tầm để rồi đã có những cá nhân đặt ra câu hỏi nghi ngờ về sự cần thiết tồn tại của một số cơ quan văn hóa, một số khác lại cho rằng nhiều chi tiêu cho ngành văn hóa là tốn kém không cần thiết trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.

 

Một tiểu phẩm biểu diễn trong dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

Đó là sự ngờ vực, là cái nhìn lệch lạc phản ánh nhận thức sai lầm và chưa đầy đủ song không phải không có cơ sở. Khi chính những người làm văn hóa vẫn chưa nhận ra ý nghĩa của việc mình làm, vẫn chỉ quanh năm lo những việc “cờ, đèn, kèn, trống” thì không thể trách người ta chưa nhận thức đúng, chưa đề cao vai trò của họ. Khi xã hội chưa nhận thức đúng vai trò của những người làm văn hóa thì lỗi một phần cũng thuộc về những người đang làm văn hóa.

Chúng ta cần nhớ rằng, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay tròn 75 năm nhưng văn hóa Việt thì đã tồn tại hàng nghìn năm trước đó. Chính sức mạnh của văn hóa đã giúp chúng ta tồn tại, giúp chúng ta thoát ra khỏi mọi ách đô hộ, thống trị để có được độc lập, tự do. Văn hóa đã luôn đồng hành cùng với mọi biến đổi, thăng trầm của dân tộc. Nó không chỉ là một lĩnh vực, một vài hoạt động cụ thể mà là tất cả những sáng tạo của con người, là toàn bộ cuộc sống loài người bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần; nó có mặt trong chính trị, trong kinh tế, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là sức đề kháng, là nội lực, là một yếu tố mà nếu mất đi chúng ta không còn là ta nữa. Trong thời đại toàn cầu hóa và tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp như hôm nay, ta lại càng thấy rõ vai trò to lớn đó. Vì thế, trách nhiệm của chúng ta là phải bảo vệ cho được nền văn hóa ấy. Vì thế, đã đến lúc, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại vai trò của văn hóa; phải quan tâm hơn nữa đến chính sách, các hoạt động cũng như đầu tư xứng đáng cho văn hóa để trả lại đúng vị trí như nó như đáng lẽ nó phải có. Đặc biệt, chính những người làm văn hóa phải tự đặt câu hỏi về vị trí của mình, phải tìm lại ví trí của mình và chứng minh cho sự xứng đáng của mình đối với vị trí ấy!

 

 

.

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114496455

Hôm nay

2237

Hôm qua

2310

Tuần này

21236

Tháng này

213848

Tháng qua

120308

Tất cả

114496455