Góc nhìn văn hóa
Chuyện tử tế giữa mùa bão giông
Đợt lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và vật chất ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Hàng triệu người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất trong cơn đại hồng thủy kéo dài gần như suốt cả tháng trời.
Nhưng dù chưa gượng dậy được sau cơn bão số 8, người miền Trung lại phải đối mặt với cơn bão số 9 (Molave) được cho là mạnh nhất trong vòng 20 năm qua.
Trong cơn đại nạn càng thấm đượm tình người. Cả nước thức cùng miền Trung, chia sẻ nỗi vất vả, cực nhọc và cả đau thương mất mát đối với đồng bào chiến sỹ nơi tận cùng của bão lũ. Thật khó nói hết tình cảm và việc làm trân quý mà người dân khắp mọi miền tổ quốc dành cho miền Trung ruột thịt trong những ngày mưa lũ vừa qua.
Công đoàn Sở KH và công nghệ Nghệ An lắp 4 máy lọc nước và 2000 lít dung dịch điện hóa dùng để sát khuẩn ủng hộ cho bà con vùng lũ lụt miền Trung
Một nhóm từ thiện ở Nghệ An vào Quảng Trị ủng hộ bà con Vân Kiều bị lũ cô lập trong đợt lũ lụt vừa qua
Không chỉ một Thủy Tiên mà còn có hàng vạn Thủy Tiên khác chẳng quản gian nan, trực tiếp có mặt tại nơi mưa lũ trắng trời cứu hộ, cứu trợ người dân lâm nạn.
Tôi còn biết được thông tin lay động hồn người: Những ngày qua người dân dọc các tuyến quốc lộ đếm được rằng, cứ ba chiếc xe chạy trên đường về miền Trung thì có một chiếc chở hàng cứu trợ đến với bà con ta ở vùng lũ.
Việc tử tế giữa mùa bão giông quả là kể không hết.
Có những việc tử tế ai ai cũng biết và ngưỡng mộ bởi nó là biểu hiện sinh động truyền thống nhân văn của dân tộc như chuyện bà con ta từ cụ già đến em nhỏ khắp mọi miền góp công, góp của, thức đêm gói bánh chưng, đóng hàng cứu trợ; chuyện cô Thủy Tiên chỉ sau 1 tuần, bằng uy tín, bằng cái tâm cao cả và hành động hiệu quả của mình đã thu hút được các nhà hảo tâm khắp nơi ủng hộ hàng trăm tỷ đồng tiền cứu trợ đồng bào bị bão lụt.
Nhưng cũng có những việc tử tế không ồn ào mà vẫn khiến lòng người rưng rưng, cảm phục.
Chuyện thứ nhất. Ngày 23-10 sau khi nhận nhu yếu phẩm và túi quần áo cứu trợ trở về nhà, vợ chồng ông Ăm Diệu (người dân tộc Vân Kiều, trú bản Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bất ngờ phát hiện thấy trong túi quần áo cũ có 10 triệu đồng nghi của chủ nhân cũ bỏ quên. Một số tiền rất lớn so với gia cảnh nghèo khó của mình, nhưng vợ chồng ông Diệu ngay lập tức báo cho chính quyền địa phương, nhờ kết nối với đoàn từ thiện để trả lại cho chủ nhân của nó.[1]
Chuyện thứ hai. Cũng ở xã Ba Tầng, ngày 26-10, anh Hồ Mới phát hiện 1 mặt dây chuyền vàng trong túi áo quần cũ vừa nhận được từ các đoàn thiện nguyện. Anh Mới đã tìm cách liên lạc với chủ nhân của mặt dây chuyền vàng nói trên để trả lại. Được biết, anh Mới từng là lính biên phòng, gia đình thuộc diện khó khăn, bị thiệt hại nặng do mưa lũ.[2]
Chuyện thứ ba. Ngày 27.10, trong khi gom đồ từ thiện để ủng hộ người dân miền Trung bị lũ lụt, cô Nguyễn Thị Hà Nga, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong (H.Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu) phát hiện một cái ví bên trong túi quần áo cũ có 29 triệu đồng, 5 tờ USD, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm y tế,… Cô Nga đã nhanh chóng đến ngân hàng tìm thông tin cá nhân, số điện thoại để trả lại tài sản cho người bỏ quên.[3]
Việc tử tế của ông Ăm Diệu, anh Hồ Mới và cô giáo Hà Nga không hề to tát, gây ồn ào dư luận nhưng lại thấm sâu vào lòng người bởi nghĩa cử của họ là minh chứng sinh động cho đạo lý ngàn đời nay của ông cha: “Thương người như thể thương thân”, “Đói cho sạch rách cho thơm”. Một nghĩa cử nhân văn trong cơn hoạn nạn dù nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa, thật trân quý.
Những câu chuyện như thế đang xuất hiện ngày càng nhiều và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giữa lúc cuộc sống của đồng bào còn lắm nỗi gian truân trong cảnh thiên tai cùng cực.
Nguồn tham khảo:
[1]. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-
[2]. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-
[3]. https://thanhnien.vn/giao-duc/
Chuyện tử tế giữa mùa bão giông
Đợt lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và vật chất ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Hàng triệu người phải chịu cảnh màn trời chiếu đất trong cơn đại hồng thủy kéo dài gần như suốt cả tháng trời.
Nhưng dù chưa gượng dậy được sau cơn bão số 8, người miền Trung lại phải đối mặt với cơn bão số 9 (Molave) được cho là mạnh nhất trong vòng 20 năm qua.
Trong cơn đại nạn càng thấm đượm tình người. Cả nước thức cùng miền Trung, chia sẻ nỗi vất vả, cực nhọc và cả đau thương mất mát đối với đồng bào chiến sỹ nơi tận cùng của bão lũ. Thật khó nói hết tình cảm và việc làm trân quý mà người dân khắp mọi miền tổ quốc dành cho miền Trung ruột thịt trong những ngày mưa lũ vừa qua.
Không chỉ một Thủy Tiên mà còn có hàng vạn Thủy Tiên khác chẳng quản gian nan, trực tiếp có mặt tại nơi mưa lũ trắng trời cứu hộ, cứu trợ người dân lâm nạn.
Tôi còn biết được thông tin lay động hồn người: Những ngày qua người dân dọc các tuyến quốc lộ đếm được rằng, cứ ba chiếc xe chạy trên đường về miền Trung thì có một chiếc chở hàng cứu trợ đến với bà con ta ở vùng lũ.
Việc tử tế giữa mùa bão giông quả là kể không hết.
Có những việc tử tế ai ai cũng biết và ngưỡng mộ bởi nó là biểu hiện sinh động truyền thống nhân văn của dân tộc như chuyện bà con ta từ cụ già đến em nhỏ khắp mọi miền góp công, góp của, thức đêm gói bánh chưng, đóng hàng cứu trợ; chuyện cô Thủy Tiên chỉ sau 1 tuần, bằng uy tín, bằng cái tâm cao cả và hành động hiệu quả của mình đã thu hút được các nhà hảo tâm khắp nơi ủng hộ hàng trăm tỷ đồng tiền cứu trợ đồng bào bị bão lụt.
Nhưng cũng có những việc tử tế không ồn ào mà vẫn khiến lòng người rưng rưng, cảm phục.
Chuyện thứ nhất. Ngày 23-10 sau khi nhận nhu yếu phẩm và túi quần áo cứu trợ trở về nhà, vợ chồng ông Ăm Diệu (người dân tộc Vân Kiều, trú bản Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bất ngờ phát hiện thấy trong túi quần áo cũ có 10 triệu đồng nghi của chủ nhân cũ bỏ quên. Một số tiền rất lớn so với gia cảnh nghèo khó của mình, nhưng vợ chồng ông Diệu ngay lập tức báo cho chính quyền địa phương, nhờ kết nối với đoàn từ thiện để trả lại cho chủ nhân của nó.[1]
Chuyện thứ hai. Cũng ở xã Ba Tầng, ngày 26-10, anh Hồ Mới phát hiện 1 mặt dây chuyền vàng trong túi áo quần cũ vừa nhận được từ các đoàn thiện nguyện. Anh Mới đã tìm cách liên lạc với chủ nhân của mặt dây chuyền vàng nói trên để trả lại. Được biết, anh Mới từng là lính biên phòng, gia đình thuộc diện khó khăn, bị thiệt hại nặng do mưa lũ.[2]
Chuyện thứ ba. Ngày 27.10, trong khi gom đồ từ thiện để ủng hộ người dân miền Trung bị lũ lụt, cô Nguyễn Thị Hà Nga, giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong (H.Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu) phát hiện một cái ví bên trong túi quần áo cũ có 29 triệu đồng, 5 tờ USD, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm y tế,… Cô Nga đã nhanh chóng đến ngân hàng tìm thông tin cá nhân, số điện thoại để trả lại tài sản cho người bỏ quên.[3]
Việc tử tế của ông Ăm Diệu, anh Hồ Mới và cô giáo Hà Nga không hề to tát, gây ồn ào dư luận nhưng lại thấm sâu vào lòng người bởi nghĩa cử của họ là minh chứng sinh động cho đạo lý ngàn đời nay của ông cha: “Thương người như thể thương thân”, “Đói cho sạch rách cho thơm”. Một nghĩa cử nhân văn trong cơn hoạn nạn dù nhỏ bé nhưng thật ý nghĩa, thật trân quý.
Những câu chuyện như thế đang xuất hiện ngày càng nhiều và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giữa lúc cuộc sống của đồng bào còn lắm nỗi gian truân trong cảnh thiên tai cùng cực.
Nguyễn Duy Xuân
Nguồn tham khảo:
Trả lờiChuyển tiếp
|
tin tức liên quan
Videos
Kiểm kê cổ vật – hành trình gian nan của các cán bộ di sản văn hóa
Phòng chống thiên tai từ tri thức cộng đồng
Thể loại phim
Liệt sĩ Lý Tự Trọng - Người truyền lửa cho mọi thế hệ Thanh niên Việt Nam
Giải Nobel năm 2021
Thống kê truy cập
114528764
2145
2275
21037
215460
0
114528764