Người xứ Nghệ

Một người Nghệ viết trường ca về Hà Nội

 
Người đó là Nguyễn Đức Bính. Ông sinh năm 1906, mất năm 1983. Quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của ông, Cụ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ) là một nhà cách mạng nổi tiếng đầu thế kỷ XX, bị thực dân Pháp xử bắn năm 1916 năm ông 12 tuổi. Ông đậu thành chung , tham gia Tân Việt, bị cấm dạy học, quay ra làm bảo.

Ông đã từng gắn bó với Ngô Tất Tố trên tờ Thời vụ báo, viết bài cho tờ Le Peuple ( Dân chúng ) và bị chính quyền thực dân trục xuất khỏi Hà Nội về thành phố Vinh. Tại tỉnh nhà, ông làm chủ tờ bút Thanh Nghệ Tinh tân văn, tờ Le canarđ đéchainé ( Vịt sổ lồng ). Trong thời Mặt trân dân chủ, ông được bầu làm nghị viên Trung kỳ. Sau đó ông làm nghề dạy học, sáng lập và làmd hiệu trưởng trường cao đảng tiểu học tư thục Lễ Văn có tiếng ở thành phố Vinh ngày đó. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ông làm chủ bút tờ Đây và được cử làm chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An. Trong kháng chiến chống pháp, ông vừa dạy học vừa làm chủ bút tờ địch vận bằng tiếng Pháp của liên khu Bốn Vent

d? Est Vent d? Ouest ( Gió đông - gió tây). Sau năm 1954, ông làm hiệu trường cấp 2 Vinh, trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng cũng tại Vinh, rồi chuyển ra Hà Nội làm hiệu trưởng cấp 3 Đống Đa cho tới ngày nghỉ hưu. Trên đất Nghệ, trước cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đức Bính là người có tiếng về học vấn gần như Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh ( em con chú ruột của ông)... Nói đến Nguyễn Đức Bính, người ta nghĩ đến một con người suốt đời mọt sách, một nhà báo có tài, một nhà giáo được mọi thế hệ học trò kính phục. Riêng với văn chương, ông vừa viết bằng tiếng Pháp vừa viết bằng tiếng Việt. Có sách văn học sử đã liệt ông vào số không nhiều trong những ngườiviết văn tiếng Pháp hay nhất Đông dương thời thuộc Pháp. Ông là người có tài văn chương mà về sau cứ như muốn dấu tài. Ông ít đăng nhưng chưa hẳn đã ít viết. Có điều, bài nào ông đã đăng lên thì thường được người đọc rất chú ý. Vì như Thằng câm thổi sáo ( Tiền Phong số 22 ngày 1 - 11 - 1946 với bút danh Tiền Độ Tiêu Lang ), Ngô Tất Tố như tôi đã biết ( Tạp chí Văn nghệ tháng 6 - 1962, Phụ san văn nghệ tháng 5 năm 1993 ), Người cô nguyệt chuyện Xuân Hương ( tạp chí văn nghệ 65 - 10 - 1962 ), Suốt đời xin lấy nhớ làm thương ( thơ khóc Bác Hồ, 10 - 1969) ... Nhà văn Hoài Thanh đã có lần nói với tôi : bác Bính là người rất có tài, tài chẳng thua gì nhiều người nổi tiếng hiện nay. Có điều bác không nhập cuộc. Mà nhập cuộc kiểu bác Bính dễ chết như chơi. Lời của Hoài Thanh ít ra cũng đã một lần được kiểm nghiệm. Đ      ó là dịp đăng Người cổ nguyệt chuyện Xuân Hương. Nguyên là tác giả viết không phải để đăng mà để bạn bè đọc cho vui. Nhưng một hôm Xuân Diệu và Chế Lan Viên đến chơi, nhà thơ họ Chế thấy thích quá, đem về đăng, và thế là tác giả bị một hận đòn bút kha khá, mặc dù Chế Lan Viên có viết bài chống đỡ nhưng vô hiệu, mặc dù được đông đảo bạn đọc , đặc biệt là sinh viên rất thích thú, chuyền nhau đọc. Đến nay, hễ ai có dịp đọc, cũng thán phục. Không ít người cho rằng viết về Hồ Xuân Hương, không ai bằng Nguyễn Đức Bính, về thể chân dung văn học, không tác phẩm nào bằng Người cổ nguyệt chuyện Xuân Hương, Chính tôi, sau 1976 , vào thỉnh giảng ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã nghe không ít bạn văn trước đó ở Sài Gòn tán dương Người cổ nguyệt chuyện Xuân Hương . Họ tỏ ra rất ngạc nhiên, sao dưới bầu trời văn chương Hà Nội thời ấy, lại nẩy ra một tác phẩm như thế. ý họ muốn nói đến tính chất phá cách, phóng khoáng, quá "Tây ", qúa "môđéc" trong ngòi bút rất tài hoa, rất độc đáo của tác giả chăng ? Nguyễn Đức Bính có người vợ là bà Nguyễn Thị Dụ , vốn là nữ sinh khóa đầu của trường nữ học Đồng Khánh, Huế, môt trong số phụ nữ đàu tiên ở nước ta đậu bằng thành chung, suốt đời dạy học và cũng say mê làm thơ. Trước 1945 bà là hiệu trưởng trường nữ học Nguyễn Trường Tộ tại thành phố Vinh. Năm 1999, nhà xuất bản Văn học đã cho ra mắt bạn đọc Tuyển tập thơ văn in tác phẩm của hai ông bà Nguyễn Đức Bính và Nguyễn Thị Dụ. Bạn đọc có dịp đọc, hẳn là có nhiều lý thú.
                                                                                                  x
                                                                                            x       x
Nguyễn Đức Bính viết trường ca có nhan đề là Hà Nội này vào năm 1969. Tác phẩm có 246 câu, chia làm 6 chương, đã in một phần trên Tuần báo Văn nghệ và dư luận bấy giờ ở Hà Nội, đặc biệt là các giáo viên văn vốn rất gần gũi với tác giả rất mực khen ngợi. Nhưng rồi nó bị lãng quên vì chưa hề in trọn vẹn để phát hành rộng rãi.
           
Các tuyển tập thơ về Hà Nội, có tập hơn 1000 trang, kể cả tuyển tập chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sắp ra mắt cũng hơn 1000 trang mà tình cờ tôi biết được qua một người bạn trẻ, đều không có trường ca Hà Nội của Nguyễn Đức Bính. Thật là đáng tiếc. Viết về Hà Nội, cũng như viết về bất cứ đề tài nào, hẳn là phải có cái Tâm, phải từ con tim, trong tập thơ viết về Hà Nội không hiểu đã có ai tự nói nhiều, tự tuyên bố một cách công khai, sôi nổi mãnh liệt về tấm lòng của mình với Hà Nội như Nguyễn Đức Bính ở trường ca Hà Nôi nay chưa ?
... Tôi đi giữa cõi đời với quả tim máu đỏ,
    ấm áp vơi đầy duyên mới tình xưa.
Phần dành để nước non cây cỏ,
Phần hướng về Hà Nội ước mơ...
... Hà Nội ơi ! ta ôm người vào sâu thẳm trong lòng...
... Hà Nội của lòng tôi
    Hà Nội của những ngày đầu dựng nước...
... Hà Nội của lòng tôi
    Hà Nội của Loa thành trăm lần xây đắp...
... Hà Nội của lòng tôi
    Hà Nội của những triều sáng nghiệp...
... Hà Nội của lòng tôi, ôi trái tim trác tuyệt
    Trăm nghìn tim chung đúc lại một Diên Hồng...
... Hà Nội của lòng tôi, trong chiều dài lịch sử
    Đón tin xuân về chiến thắng Đống Đa...
... Hà Nội của lòng tôi, trong những đêm dài nô lệ
    Cùm kẹp, khảo tra , chém giết, tù đày...
... ôi Hà Nội, hồn thiêng linh khí
    Ta quý người như hạt ngọc lưu ly
    Tình của ta là muôn năm chung thủy
    Tình của ta là muôn thủơ nổi tình si...
... Tôi lại thấy trái tim tôi máu đỏ
    Và tôi đã tìm ra Hà Nội giữa tim tôi
    Hà Nội trong tim tôi là những người người lớp lớp
    Một ngày thu rửa sạch bụi trăm năm...
... Tôi lại về đây như trở về suối mẹ
    Xin nhận trái tim tôi vằng vặc tựa trăng rằm...
... Tôi là kẻ vào đời từng đã đi vạn nẻo
    Lại về đây nhen lại trái tim mình
    Tim tôi hiến cho mối tình đồng điệu
    Hà Nội ơi ! cho tôi làm một người dân thường của Hà Nội.
                                                                                        quang vinh......
Ở đây, cái tâm dạt dào nồng thắm của tác giải đối với Hà Nội không chỉ thuộc nội dung tình cảm, mà còn trở thành giọng thơ , hơi thở cuồn cuộn, biến hóa mà liền mạch, tưởng chừng như không cần đến sự tính toán kỹ thuật gì khác , để lôi cuốn người đọc. Âu đó cũng là một trạng thái thơ từng gặp đó đây ở một số tài năng. Và cũng ở đây, cái Tâm còn đi cùng cát thể đời, cũng là cái thể bút của nhà thơ xem ra cũng ít thấy ở người khác khi viết về Hà Nội. Nguyễn Đức Bính hầu như đã dốc toàn bộ sự sống của đất nước, của gia đình, của bản thân vào trong thế giới cảm xúc, cảm hứng đối với Hà Nội. Ông đến với Hà Nội bằng tấm lòng đối với đất nước suốt cả chiều dài lịch sử hùng tráng mà không ít đau thương. Ông đến với Hà nội bắng gắn bó giữa Hà Nội với cuộc đời cách mạng hiển hách, đặc biệt là cái chết anh dũng hiên ngang của người cha trên đất Hà Nội. Trong trường ca Hà Nôi, ông hai lần viết về sự gắn bó này một cách máu thịt:
         ...Tôi biết người từ ngày còn bé bỏng
           Khi được tin cha thất bại anh hùng
            Bên thành cũ đọc câu thơ tuyệt mệnh
          Hà Nội ơi ! ta ôm người vào sâu thẳm trong lòng...
      ... Ta, những tấm lòng nghìn đời son sắt
          Như vầng trăng lồng lộng giữa trời sao
          Về cõi chết vẫn hiên ngang bất khuất
         Vẫn giữ tròn để gửi lại với người sau:
      " ái quốc hà cô, duy hữu tinh thần lưu bất tử
         Xuất sư vi tiệp, cách tương tâm sự thác lại sinh " (1)
Ông đến với Hà Nội bằng chính cuộc đời mình, từ ngày mới lên ba để rồi không bao giờ lơi lỏng mặc dù không phải lúc nào cũng được sống trên đất Hà Nội:
... Hà Nội ơi ! hãy lắng nghe tôi nói
Tôi biết người từ thủơ lên ba
Khi trước cửa đứng trông tầu nhả khói (2)
Trong nắng chiều bảng lảng chốn làng xa
Tôi biết người từ khi còn đọc sách
Nhìn Hồ Gươm mơ tưởng chuyện Thang Long
Nghe thầy giảng bài " Hà thành thất thủ"
Nhớ lâu đài nền cũ rêu phong
... Năm tháng đi trong tiếng cười nước mắt
Mà thề xưa vẫn không chút phôi pha
Nỗi niềm cũ như lò hương không tắt
Như mối tình đầu muôn thuở của lòng ta...
Trong nhứng năm 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Đức Bính có một thời gian sống ở Hà Nội. Giờ đây những kỷ niệm nồng nàn thắm đượm ấy cũng trỗi dậy góp phần tạo nên cái bề đầy xúc cảm về Hà Nội trong thơ ông :
... Buổi ấy tôi đi tìm Hà nội
    Đất mờ sương chưa hé nắng mặt trời  
    Lòng không vương bơỉ vì chưng bụng đói
    Tôi ra đi bốn cửa lòng rộng mở
  Ngạt ngào hương trầm phấp phới cờ bay
 Trong đầu óc cả một vườn hoa nở
 Chân bước đi theo nhịp trái tim say
Tôi ra đi như một người khao khát
Cả trần gian với muôn sắc muôn hương
Thèm cuộc sống như người thèm vị chát
Mơ Hà thành như người đẹp tha phương
Và tôi đã đến những chỗ lòng kêu gọi
Những ảnh hình bao năm tháng đợi chờ ...
Với thế đơì và cùng là thế bút như trên, trong thơ Nguyễn Đức Bính có một Hà Nội hoành tráng mà trữ tình . Hà Nội hiện lên trong chiều dài lịch sử Hà Nội vốn gắn bó với lịch sử dân tộc. Đó là " Hà nội của những ngày dựng nước, Những xóm làng câu trên bờ bãi sông Hồng. Chàng tuổi trẻ vung gươm thần và ngựa sắt, Vạch trời xanh trao chí lớn Tiên Long". Đó là" Hà nội của Loa thành trăm lần xây lắp, Thắm tình dân trong máy nỏ Kim qui. Vì nghĩa lớn không chung trời với giặc, Trên tình riêng đành đổ lửa phân ly" . Đó là" Hà nội của những triều sáng nghiệp, Cắm cơ đồ theo dấu cánh rồng bay, Lòng nước thuận nên lòng trời cũng đẹp, Vì giống nòi mà gươm báu trao tay".Đó là Hà Nội có " trăm nghìn trái tim chung đúc lại một Diên Hồng. Máu đổi máu làm nên Bạch Đằng bất diệt. Ôi sáng ngời là những người con gái quán Thăng Long". Đó là" Hà Nội của lòng tôi trong một chiều lịch sử, Đón tin xuân về chiến thắng Đống Đa,Sông Hồng rộng làm mồ chôn quỷ dữ, Quyết sạch ngai vàng còn dính những thây ma". Nhưng rồi, cũng là Hà Nội" Trong những đêm dài nô lệ, Cùm kẹp khảo tra chém giết tù đày. Vẫn giữ chọn niềm tin không sứt mẻ, Vẫn một lòng theo nước không lung lay", Hà Nội với" những ngày Hồ Gươm đời nắn nót, Viết chữ A cuộc sống cỏ biếc ban mai. Nhưng chiều lại hồn đi trong ngõ cụt. Để đời tàn trong cái ngáp long trời"...Kế đó, lại là Hà Nội trong" Tháng tám năm 1945, Một mùa thu cờ sao lộng gió, Cách mạng về quét sạch những tanh hôi", Hà Nội có" Ngày Ba đình tuôn người như thác đổ, Trời rực hồng trên cây cỏ xanh tươi. Khi nghe tiếng của bốn nghìn năm nước tổ, Vọng về trong tiếng của MộT CON người” ... Kế đó là Hà Nội " trong một đêm giận dữ, Đã không ngại ngần thiêu cớ nghiệp của mình, Lửa cứu nước gọi những người quyết tử, Đổ máu đào cho tổ quốc trường sinh". Hà Nội với" Tám năm dài trong máu xương và nước mắt", " Tám năm đi như một ngày lạnh giá", nhưng là," Tám năm đi để có một ngày hả dạ, Lá cờ thù giữa chiều thắm rơi rơi"... Kế đó là" Hà Nội của những ngày chống mĩ, Tóc bướm chơi đùa bên lũy pháo uy nghi ", có " Cánh Việt Nam ngự trị giữa tầng mây, Đất rung chuyển tiếng voi gầm dữ dội, Quân giặc vào là hồn lạc phách bay" . Hà Nội mà" Qua lửa đạn đã rõ giá vàng mười, Trong bão táp vẫn đốt ngọn đèn chói lọi, Chiếu đường lên cho dân tộc giống nòi"... Một Hà Nội hoành tráng như trên còn được tác giả thêm một lần thăng hoa lên phạm trù cái ĐẹP thành NGƯờI ĐẹP viết hoa:
          ... Hỡi Người Đẹp: Người là cây gỗ trầm hương quý giá
              Con yêu thương của máu đỏ Nhị Hà 
              Tim dân tộc không gió mưa nào đánh ngã
              Hoa giống nòi sực nức giữa muôn hoa
              Hỡi Người Đẹp: Người là cánh thoa vàng gia bảo
              Cắm trên mái tóc hồng của Đất nước trường xuân
             Trăm ma chiết đã tạc nên hình tuyệt hảo
             Trăm phong trần đã đọng lại nét thanh tân
              Hỡi Người Đẹp: Người là thanh gươm bách chiến
              Do khí thiêng hun đúc giữa non sông...
Thêm nữa, với Nguyễn Đức Bính, Hà Nội còn như hiện hồn lên trong sự sống gái trai man mác phong tình từ những khúc dân ca, ca dao của ngàn năm xưa cũ vọng lại hôm nay :
              Nhớ một buổi xa xưa
              Anh gặp Em dưới chiếc khăn mỏ quạ
              Một giải yếm điều
              Thắt lưng nhiễu tím
              Em hát say sưa
              Em cười nghiêng ngả
              Em đi đánh giặc Nguyên
              Em đi hội Phủ chúa
              Em đứng bên lầu
              Cau mày trông mặt nước tang thương
              Em người con gái diệu kỳ trẻ mãi đất Thăng Long
              Hôm nay , anh lại gặp Em
              Giữa khoảng đất trời của Thủ đô bất khuất
              Em đi gánh gạch công trường
              Em dạo chơi công viên Thống Nhất
              Em đeo khẩu súng trên vai
              Chân Em bước đi thoăn thoắt
              Nhưng Em vẫn là Em 
              Với dáng dấp đa tình
              Với vẻ người thanh lịch
               Mắt nhung thắm chiếu muôn nghìn thử thách
               Tay dịu dàng như đôi cánh khát không gian ...
            ...Hỡi Em, người con gái 16 tuổi đàu của nghìn năm đất cũ Tràng An..
Bạn đọc kính mến!
Tôi đã giới thiệu với các bạn một trường ca về Hà Nội của một tác giả người Nghệ ta như thế. Không biết việc làm của mình đạt tới đâu. Chỉ biết tôi thực sự yêu thích nó. Tôi là người Nghệ và rất đỗi tự hào về xứ Nghệ quê ta. Nhưng Hà Nội đã là quê hương thứ hai, là đất thánh của tôi. Và từ yêu quý Hà Nội, nhiều lần tôi cứ tự hỏi: sao nhạc về Hà Nội nhiều đến thế và cũng hay đến thế . Còn thơ về Hà Nội đã có đến đâu ? Tôi tuỵêt nhiên không dám coi thường những gì thơ đã dành cho Hà Nội. Dù vậy, trong tôi vẫn lởn vởn một ý nghĩ: hình như thơ chưa tương xứng với Hà Nội, thơ chưa bằng nhạc? Tôi nói vậy là để xin được giải đáp, chỉ bảo. Tôi nói vậy là để mong được những bài thơ hay hơn , có tầm vóc hơn về Hà Nội. Và bạn đọc kính mến, tôi đã đến với trường ca Hà Nội của Nguyễn Đức Bính trong tâm tư riêng của mình như thế.
                                                                          ( Hà Nội 2000- 2009 )
Chú giải:
              1. Đây là câu đối tuyệt mệnh của cụ Nguyễn Đức Công làm trước giờ bị thực dân Pháp xử bắn tại trường bắn Bạch Mai Hà Nội. Lời Dịch: " Yêu nước tội gì? duy có tinh thần là chẳng chết. Ra quân chưa thắng, xin đem tâm sự gửi mai sau". Ngoài câu đối tuyệt mệnh này, cụ Nguyễn Đức Công còn có bài thơ Cảm tácbằng chữ Hán, có lời dịch( khuyết danh) như sau: " Từ biệt quê nhà chẳng nhớ năm. Ngổn ngang tâm sự rối tơ tằm. Đoái trông Kiếm Nhị buồn tanh sắc. Mơ tưởng Hồng Lam lặng ngắt tăm. Chết quách đã đành không đất sạch. Sống về cũng chỉ một trời căm. Năm canh hồn mộng thành thân quốc. Ngậm máu đi về khóc cõi Nam."
2. Đường xe lửa Bắc Nam chạy qua đất Nghi Trung, quê hương của tác giả.                                   
 
 
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114521177

Hôm nay

2254

Hôm qua

2291

Tuần này

22218

Tháng này

219116

Tháng qua

121009

Tất cả

114521177