Ống kính văn hoá

"Trời ơi, xem kìa quả đất đang mọc"

 

 Quả đất do các phi hành gia „Apollo 8“ chụp từ mặt trăng vào tháng 12 năm 1968, ở độ cao 780 km. Ảnh Nasa

Cách đây 40 năm, phi hành gia Nasa William Anders đã chụp được một bức ảnh làm thay đổi thế giới quan của lòai người trên quả đất: „Earthrise“ (Quả đất mọc). Nay Anders đã 80 tuổi, cảm thấy tấm ảnh không đẹp.

Đã hai lần, phi thuyền xoay quanh quả trăng, rồi thuyền trưởng Frank Borman thay đổi hướng đôi chút và không tin vào chính mắt mình. „ Trời ơi, hãy xem cảnh này“, ông gọi các bạn khác trong đội bay „Apollo8“ lại. „Đấy, quả đất đang mọc, đẹp quá chừng“.

Đồng đội William Anders lấy máy ảnh, vặn ống kính vào khẩu độ dài nhất, lắp cuộn phim màu rồi bấm lia lịa. „ Tôi chỉ có klick-klick-klick“, ông Anders, người vào 17. 10. là 80 tuổi, đã nhớ lại. Phát hành ra là một trong những bức ảnh nổi tiếng thế giới. „Earthrise“ (Quả đất mọc).

Tượng trưng cho tính dòn và tính lẻ loi

Bức ảnh sau này mang số hiệu „ASO8-14- 2383“ do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ Nasa phát hành chụp vào đêm Nô- en năm 1968 đã làm thay đổi thế giới quan của nhân loại trên hành tinh chúng ta. Nó tượng trưng cho tính dòn, tính lẻ loi của trái đất và đối với nhiều người nó còn được coi như là sự kích ứng cho phong trào môi trường.

Nhiếp ảnh gia Anders, đã về hưu lâu rồi và sống trên hòn đảo San Juan, phía Tây Bắc bang Washington, cảm thấy bức ảnh ấy „tồi“. Nó không nét, ông mới phát biểu trên báo „Seattle Times“.

Nhưng cái dáng của quả cầu tròn mầu xanh, một nửa nấp trong bóng tối, đằng sau chân trời của mặt trăng xám đã làm ông thay đổi. „ Chúng ta ở đây, trên một hành tinh không nổi danh, xoay quanh một ngôi sao vô danh tiểu tốt, trong một hệ ngân hà có hàng triệu hành tinh vô danh tiểu tốt khác, mà trong đó lại có hàng triệu, hàng triệu triệu giải ngân hà trong vũ trụ- phải chăng chúng ta là kẻ nổi danh duy nhất? Tôi không tin“.

Anders được sinh ra năm 1933 ở Hồng Kông, khi cha ông đang ở trên cứ điểm hải quân Mỹ và lớn lên ở Kalifornien. Ông nghiên cứu trong viện hàn lâm hải quân và phục vụ trong quân chủng không quân và về sau ông còn tốt nghiệp ngành kỹ thuật năng lượng nguyên tử.

Apollo 8“, chuyến bay có người lái đầu tiên lên mặt trăng

Năm 1963, khi ông tròn 30 tuổi, ông được giới thiệu làm phi hành gia Nasa. Năm năm sau, sứ mệnh to lớn đầu tiên của ông: „Apollo 8“, chuyến bay có người lái đầu tiên bay lên mặt trăng nhưng không hạ cánh.

„Tôi đã nhìn thấy 3 khả năng, cả 3 đều có mức độ xẩy ra như nhau“, Anders nhớ lại, đầu tiên là chúng tôi hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, thứ hai là chúng tôi sống sót trở về nhưng sứ mệnh không hoàn thành, thứ 3 là chúng tôi không bao giờ trở về nữa“.

Cái viên ngọc quý giá tuy nhiên không được dự tính đến: Ảnh về quả đất như „Earthrise“thì các nhà du hành „Apollo 8“ không nên chụp mà chỉ chụp và quay về mặt trăng- và cuối cùng đó lại là những bức ảnh đầu tiên nhìn từ phía sau mặt trăng.

Tài liệu này được sử dụng cho những lần đổ bộ trên mặt trăng. „Tôi thường hài hước“, Anders nói trên „Sittle Times“. “Chúng tôi bay lên cung trăng để tìm kiếm về trăng. Nhưng cái chúng tôi thực tế tìm được lại là quả đất.”

.....................

Bản dịch có rút ngắn của Thái Bá Hồng

Nguồn: http://www.welt.de

 

 

      

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434833

Hôm nay

2104

Hôm qua

2349

Tuần này

21483

Tháng này

211881

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434833