Đất và người xứ Nghệ

Người nhạc sĩ gắn bó với dân ca Ví, Giặm

Nhạc sĩ Lê Hàm, bút dɑnh Lɑ Kỳ An, Lɑm Hà. sinh năm 1934, quê xã Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An. Ông tốt nghiệp Khoa Sáng tác Nhạc viện Âm nhạc Hà Nội; nguyên là Phó Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An. Nhạc sĩ Lê Hàm có nhiều đóng góp cho âm nhạc Nghệ An đương đại. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: “Tiếng hát đêm trăng” (1956); “Gái sông La”; “Vinh thành phố bình minh” (1979); “Người mẹ làng Sen” (1990)... được nhiều người yêu thích.

Năm nay nhạc sĩ Lê Hàm đã bước sang tuổi 90, thế nhưng ông vẫn còn giữ được sự mẫn tiệp, sáng suốt khi nói chuyện, nhất là nói về âm nhạc, ông là một kho tài liệu sống về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Chân chồn, gối mỏi bước đi chậm chạm nhưng đôi mắt của ông đầy thần thái. Niềm vui của ông là có một gia đình êm ấm, một người vợ (nữ nghệ sĩ múa Minh Khiêm) đã đồng cam cộng khổ cùng ông suốt 50 năm nay, có con một người con trai đã được ông dìu dắt và bước theo nghiệp bố trên con đường âm nhạc - nhạc sĩ Lê Hồng Kỳ.

Nhạc sĩ Lê Hàm và con trai - nhạc sĩ lê Hồng Kỳ

Nhạc sĩ Lê Hàm nhớ lại những năm tháng xa xưa khi ông bắt đầu dấn thân theo con đường âm nhạc. Đó là những năm tháng khó khăn vất vả của ông và gia đình và cũng là của toàn dân tộc vì phải gồng mình phục vụ cho cuộc kháng chiến cứu quốc.

Năm 18 tuổi, nhạc sĩ Lê Hàm đã bắt đầu sáng tác. Đến năm 1951, Lê Hàm về công tác tại Đoàn Văn công Sư đoàn 320. Sau ngày hòa bình lập lại (1954), ông thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Sau khi ra trường, ông được điều vào giới tuyến Vĩnh Linh làm công tác văn hóa văn nghệ, phục vụ cho các chiến sĩ quân đội ở bờ Bắc sông Bến Hải.

Nhạc sĩ Lê Hàm và nghệ sĩ Minh Khiêm kết hôn năm 1964, lúc ấy cả hai vợ chồng cùng công tác ở Đoàn Văn công Hà Tĩnh, đến 1968 thì sinh Lê Hồng Kỳ. Ngày cậu bé Kỳ còn nhỏ đã phải theo bố mẹ đi diễn ở những trận địa pháo phục vụ bộ đội, những đêm diễn xa nhà hàng chục km trong cái thời bom lửa chiến tranh. Nhạc sĩ Lê Hàm kể lại: có những đêm Kỳ theo bố mẹ đi diễn, đêm khuya, nó phải nằm dưới chân bố, dưới sàn sân khấu. Hết năm này qua năm khác, Lê Hồng Kỳ lớn lên cùng những lời ca, khúc hát, điệu múa, tiếng đàn của cha mẹ, của các cô, các chú mà trưởng thành. Có lẽ những năm tháng được tắm mình trong môi trường văn nghệ ấy đã hun đúc ở cậu bé Kỳ tình yêu âm nhạc và khát khao trở thành nhạc sĩ sau này.

Năm 2018, Đài PT-TH Nghệ An, Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức đêm nhạc Lê Hàm. Điều đặc biệt và hạnh phúc của nhạc sĩ Lê Hàm là chính con trai ông, nhạc sĩ Lê Hồng Kỳ là người phối khí, dàn dựng và tổ chức cho những tác phẩm của ông. Đó là đêm nhạc tôn vinh một cây đại thụ của âm nhạc Nghệ An đương đại đang sống và làm việc trên quê hương. Suốt một đời phục vụ công chúng, đây là lần đầu tiên nhạc sĩ Lê Hồng Kỳ được phục vụ cha mình, hai cha con cùng chung một đêm diễn, cả gia đình cùng thưởng thức những tiết mục của cha, ông trong một thính phòng trang trọng, không còn bom rơi đạn nổ hay tiếng còi báo động; không còn sự thấp thỏm lo âu khi cha chỉ huy dàn nhạc, con phải nằm dười gầm sân khấu như những năm xưa. Một cảm xúc đặc biệt khiến nhạc sĩ Lê Hồng Kỳ rưng rưng xúc động.

Nhạc sĩ Lê Hàm vẫn thường lấy câu nói của nhạc sĩ nhạc Liên Xô Be-la-rut-xep, người thầy dạy nhạc của ông để dạy con và cũng là phương châm sáng tác của ông: “Các nhạc sĩ luôn luôn phải học tập trong âm nhạc dân gian, mỗi người nên thuộc ít nhất 5 đến 10 bài dân ca”.

Đến nay, nhạc sĩ Lê Hàm đã sưu tầm, nghiên cứu, góp phần bảo tồn khoảng 200 làn điệu dân ca, bao gồm hò, vè, ví, giặm... Bằng vốn hiểu biết sâu rộng, ông đã tìm ra nguồn gốc, đặc trưng âm nhạc của các làn điệu âm nhạc dân gian. Những nghiên cứu này được tập hợp trong cuốn “Âm nhạc dân gian xứ Nghệ” (NXB Nghệ An, năm 2000) cùng 2 tác giả Hoàng Thọ và Thanh Lưu do nhạc sĩ Lê Hàm làm chủ biên. Ngoài ra, ông còn là tác giả của bộ sách, 3 tập, Dân ca Nghệ Tĩnh (Sở VHTT, Hội Văn nghệ Hà Tĩnh xuất bản, 1970).

Ông từng đạt giải A, giải thưởng VHNT Nguyễn Du cho tác phẩm Vinh thành phố bình minh; Giải VHNT Hồ Xuân Hương cho tác phẩm Người mẹ làng Sen; giải Nhì của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; giải Khuyến khích Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam...

Nhạc sĩ Lê Hàm trải qua các chức vụ: Trưởng đoàn Văn công Nghệ Tĩnh, Phó Tổng thư kí Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ Tĩnh, Giám đốc Nhà Văn hóa Lɑo động, Phó Chủ thịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Nghê An thuật kiêm Phó Tổng thư kí Hội Văn nghệ dân giɑn Nghệ An, Chi Hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Thɑnh - Nghệ - Tĩnh. Ngoài Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông còn là hội viên Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Hội Văn nghệ dân giɑn Việt Nam.

Vì những cống hiến to lớn ấy, năm 2022, nhạc sĩ Lê Hàm vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT với chùm 3 tác phẩm âm nhạc: Người mẹ Làng Sen, Gái sông La, Việt Nam trong trái tim ta.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114447230

Hôm nay

2264

Hôm qua

2299

Tuần này

2868

Tháng này

213489

Tháng qua

120141

Tất cả

114447230