Đất Nghệ

Về những vị thần được thờ trong đình Trung Cần

Đình Trung Cần, nay thuộc xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, Nghệ An, được xây dựng vào khoảngthời gian nào còn là một câu hỏi. Năm Tân Sửu(1781), theo đề xuất của hai cha con đều là Tiến sỹ của dòng họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần là Nguyễn Trọng Thường và Nguyễn Trọng Đương, nhân dân Trung Cần đã tiến hành trùng tu và nâng cấp đình lần thứ nhất.Tiếp đó, năm 1841, Tế tửu Quốc tử giám Lê Nguyên Trung lại cho tôn tạo thành ngôi đình có qui mô như ngày nay. Cùng với đình Hoành Sơn cách đó không xa, đình Trung Cần trở thành một trong những ngôi đình đẹp nhất miền Trung lúc bấy giờ. Đình nằm trên một khuôn viên rộng khoảng hai ngàn mét vuông. Tòa đại bái năm gian chạm trổ tinh vi nối liền với hậu cung toàn bằng gỗ lim.

 Mười năm sau khitrùng tu đình lần thứ nhất,vào năm 1791, tương truyền vua Quang Trung đã có ý định xin làng Trung Cần ngôi đình này để đem về một nơi khác cũng ở trong tổng Nam Hoa giao cho La Sơn Phu tử  Nguyễn Thiếp sử dụng cho Sùng Chính viện. Tuy vậy, có thể là Viện trưởng viện Sùng Chính đã khéo từ chối vì đình Trung Cần thờ Thành hoàng của làng Trung Cần là Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng, một vị văn thần võ tướng mà Nguyễn Thiếp rất ngưỡng mộvà ông từng ca ngợi “...Trung nghĩa Tống Tất Thắng, Anh hùng Mai Thúc Loan...”. Nhờ đó, ngôi đình vẫn ở nguyên vị trí ban đầu. Lại mười năm tiếp theo sau đó, khi vua Gia Long lên ngôi ở Phú Xuân, nhà vua đã từng ra lệnh dỡ đình chùa về làm cung điện ở kinh thành, trừ những nơi thờ Khổng Tử. Dân làng Trung Cần đã làm một bức hoành phi khắc ba chữ lớn „Đại Thánh miếu“ treo lên trên gian chính của tòa đại bái nên một lần nữa, đình vẫn không bị dỡ đi. Ba chữ này đến nay vẫn còn.

                                 

                                               Ảnh 1.  Đình Trung Cần                                                       

Cụm di tích đình Trung Cần và mộ Tống Tất Thắng  đã được xếp hạng di tích lịch sử  văn hóa cấp quốc gia từ năm 1996.

Sau đợt trùng tu gần đây, đã có thêm 5 tấm  bài vị bằng đá màu đen, khắc chữ Hán cùng phiên âm chữ Việt mạ vàng được bày trang trọng trên gian chính của hậu cung (ảnh 2). Các tấm bài vị này đã giúp khách hành hương và khách tham quan biết được những vị thần  nào đang được thờ phụng hương khói  trong ngôi đình. Với kiến thức hạn hẹp và bước đẩu tìm hiểu, bài viết dưới đây mong được giới thiệu chi tiết hơn về các vị thần này.

Bài vị đặt trong Long ngai ở chính giữa có các dòng chữ như sau: “Lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự tối linh Tôn thần Lí (, đúng ra phải là)triều Uy Minh,Dũng Liệt, Hiển Trung, Tá Thánh, Phụ (, đúng ra phải làPhu Hựu俘侑) Đại vương Tôn Thần”.

Vị thần được nói đến trong bài vị này là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (李日光), huý là Lý Hoảng (李晃), con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, đã được tác giả Lý Tế Xuyên đề cập trong tác phẩm “Việt điện u linh tập” [1]được viết từ thế kỉ XIV. Theo [1] thì Ngài “... là người trung hiếu kính cẩn, quả quyết siêng năng, hiệu là Bát

                                  

                       Ảnh 2: Bài vị của 5 vị thần được thờ trong đình Trung Cần

langHoàng tử . Niên hiệu Kiền Phù Hữu Đạo năm đầu (1039, TG chú thích), phụng mệnh thu thuế châu Nghệ An, làm việc vài năm, một mảy lông mùa thu không nhũng lạm, nổi danh là liêm trực, vua rất yêu mến cho hiệu là Uy Minh Thái Tử (vị thái tử vừa oai phong vừa biết tường tận mọi việc, TG), phong chức Tri Bản Châu Quân Dân Sự...”. Các mỹ tự được các triều đại phong tặng cho Ngài sau khi mất cũng được [1] cho biết là“Giữa năm Nguyên Phong nhà Trần (1251- 1258,TG), vua Thái Tông nam chinh Chiêm thành, thuyền vua đi mau như gió, quả nhiên được đại thắng. Lúc khải hoàn về đến châu, vua ngự lên đền, sắc phong Uy Minh Dũng Liệt Đại vương. Năm Trùng Hưng năm đầu (1283, đời vua Trần Nhân Tông, TG), lại cho thêm hai chữ Hiển Trung; năm thứ tư (1286, TG), gia phong hai chữ Tá Thánh (vị thánh trợ giúp, TG). Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt (1314, đời vua Trần Anh Tông, TG), gia phong hai chữ Phu Hựu”: có nghĩa là trợ giúp đánh bắt được quân giặc, TG).

Như vậy thì bài vị của Ngài mới được khắc dựng trong đình Trung Cần đang bịkhắc sai,chữ “Lý” () thành chữ “”, chữ “Phu”(thành chữ  “Phụ”(负)và thiếu mất chữ  “Hựu”(.

Đại Việt sử ký toàn thư[2] viết về Lý Nhật Quang như sau:

Mùa thu, tháng 7 (năm Giáp Thân, 1044), vua (Thái Tông) đem quân vào thành Phật Thệ(Vijaya, còn gọi là thành Chà Bàn, nằm ở phía Bắc thành phố Quy Nhơn ngày nay)...

...Tháng 8, đem quân về. Đến hành dinh Nghệ An, gọi Uy Minh Hầu  Nhật Quang đến úy lạo rồi  trao cho tiết việt trấn thủ châu ấy, gia phong tước vương. Trước đây vua uỷ cho Uy Minh thu tô hàng năm ở  Nghệ An và sai lập trại Bà Hoà  khiến cho (trấn ấy) được vữngchắc,lại đặt điếm canh các nơicất chứa lương thực đầy đủ, cái gì cũng vừa ý vua, cho nên được tước phong như thế.”

Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ AnHà Tĩnhhiện có có hơn 50 đền thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang.Ngoài ra, dân gian lưu truyền còn cho rằng Ông Hoàng Mườitrong đạo Mẫulà hiện thân củaNgài.Trong số các đền thờ Ngài thì nổi bật nhất là đền Quả tại huyện Đô Lươngvới lễ hội tạ ơn bà Bụt kéo dài từ ngày 19 đến  ngày 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. Thần tích đền Quả Sơncòn cho biết về công tích của Ngài như sau: "Ngài ở châu 19 năm, trừng trị kẻ gian, khen thưởng người lành, khai khẩn đất hoang, chiêu mộ lưu dân, bọn vô lại phải im hơi, người dân về với Ngài được yên nghiệp. Ngài thường qua lại vùng này, vùng khác, dạy nghề làm ruộng, trồng cây cối, nuôi gia súc, có nhiều chính sách lợi cho dân, làm cho nhân dân đoàn kết. Người dân đến kiện tụng thì lấy liêm, sỹ, lễ, nghĩa giảng dạy làm cho tự giác ngộ, ai nấy đều cảm hoá, không bàn đến chuyện kiện cáo nữa". Trong nhiều địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh, các đền thờ Uy Minh Vương thường có tên gọi là đền Tam Tòa. Có thể kể đến trong số đó là đền Tam Tòa ởxãNghi Công Bắc,một trong mười tám ngôi đền linh thiêng nhất ở Hoan Châu được tạo lập cách đây 600 năm. Hai câu đối cổ của ngôi đền này đã chứng minh cho điều đó:

四百

(Lý triều tứ bách tải dĩ lai,đường đường đế trụ

Hoan quận thập bát từ chi nhất, trạc trạc vương linh).

Tạm dịch:

            Rực rỡ mũ trụ Hoàng đế Lý triều, bốn trăm năm đã trải

            Sáng ngời anh linh Quân vương  Hoan quận, nhất mười tám đền thiêng

Hiện vẫn còn nhiều giả thuyết về cái chết của Ngài. Thần phả đền Quả Sơn viết rằng Lý Nhật Quang hi sinh trong trận chiến với giặc, bị chém ngang cổ nhưng đầu không lìa, đến núi Quả thì ngựa quỵ xuống, ông qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1057. Còn Việt điện u linh tập [1] thì cho biết: “Một hôm Vương đang nhân tọa trong phủ, vừa có một con chim diều hâu bay vào trong màn.... Chim diều hâu bay liệng trong màn ba vòng rồi bay ra chỗ Vương ngồi, vừa bay vừa kêu, xêng đến trước bụng Vương rơi xuống thành ra một trang giấy trắng. Trong trang giấy có nét chữ lờ mờ, trông không được rõ, dạng như rồng mây, Vương bảo đem cất đi....

....Vương hốt nhiên ngồi nhắm mắt thấy một người tác chừng sáu mươi tuổi, đội mão giải trại, bận áo tử hà, thắt lưng, tay cầm đao Thanh Long Yển Nguyệt đến trước mặt vái chào, Vương liền hỏi. Thưa rằng:  Tôi là vì sao Võ Khúc ở trên trời, vâng lệnh đức Ngọc Hoàng ở điện Đan Tiêu, xuống triệu Vương đến trước điện Tử Hư là chỗ Đế Quân ở, thảo một chương Ngọc Điệp...

 ....Vương mới thuật lại đầu đuôi câu chuyện con chim diều hâu hôm trước cho thân bằng nghe. Mọi người đều bảo đó là điềm tốt... 

 ....Tiệc xong, Vương vào phòng ngủ, đêm ấy không đau ốm gì mà chết.”. 

 

Phía bên phải sát Long ngai là bài vị thờ  thần Cao Sơn Cao Các có các dòng chữ như sau: “Cao Sơn Cao Các lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự phong Trác Vị (,đúng ra phải là Vĩ, TG) Thượng đẳng tối linh Phật Xá tôn thần”.

Cao Sơn đại vương là vị thần được thờ ở rất nhiều nơinhưcác vùng thuộc Ba Vì,vùng sông Tích Giang và các vùng đất cổ của người Mường cũng như trong nhiều đình làng ở nhiều vùng đồng bằng Bắc Bộ khác. Về vị thần này trong các thần tích đa phần đều có đặc điểm chung là: có tên là Hiển, sống ở thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), cùng với Quý Minh là em họ của Tản Viên, có công giúp vua Hùng đánh thắng quân Thục. Vị thần này sau này ngự ở ngọn núi bên trái của dãy Ba Vì (Tản Viên đứng giữa, bên phải là Quý Minh).Còn Cao Các Đại vương được thờ ở miền Trung và  miền Nam cũng chính là vị thần ở miền Bắc gọi là Cao Sơn Đại vương nhưng còn được quan niệm là thần núi địa phương.

Cao Sơn Đại vươngcòn được thờ ở đền Kim Liên, Hà Nội, còn gọi là đền Cao Sơn.Theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một trong những người con của Lạc Long QuânÂu Cơtheo mẹ lên núi. Theo tấm bia đá đặc biệt hiện còn lưu giữ tại đềncó bài tựa "Cao Sơn Đại vương Thần từ bi minh" do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 cho biết khi các bộ tướng của vua Lê Tương Dực là Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hoằng Dụ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc diệtvuaLê Uy Mục, đến giữa cánh rừng có một ngôi đền cổ mang bốn chữ “Cao Sơn đại vương”, rất lấy làm kinh ngạc, bèn vào đó khấn cầu được thần phù trợ và trận đó toàn thắng, nên nhà vua cho xây lại đền thờ Cao Sơn. Đền thờ chính hiện nay ở huyện Phụng Hóa, nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Các triều đại về sau nối tiếp nhau  phong Cao Sơn Đại vương là vị thần trấn giữ phía Nam kinh thànhThăng Long.

Theo Nguyễn Duy Hinh trong Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam[3] thì cả nước có 2017 đền thờ Cao Sơn, 1515 đền thờ Cao Các. Vùng Thanh - Nghệ có 355 đền thờ Cao Sơn - Cao Các. Tài liệu chính thức của nhà Nguyễn là Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ [5] cũng xác nhận Cao Sơn và Cao Các chỉ là một thần hiệu. Theo dân gian, mỗi địa phương đều có một ngọn núi hoặc một cái gò nên thần hiệu của Cao Các là “Bản xứ Cao Các Đại vương” hay “Bản xứ Cao Sơn Đại vương”. Các địa phương đã cụ thể hóa thần núi là một nhân vật lịch sử nên thường có nhiều sự tích khác nhau, nhưng phổ biến nhất là xem Cao Sơn Đại vương đầu tiên là thần núi Tản, tức nhân vật Sơn Tinh trong huyền thoại.

Còn mỹ tự “Phật Xá” được khắc  ở bài vị thờ  thần Cao Sơn Cao Các tại đình Trung Cần không rõ đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử nào và mỹ tự “Phật Xá” ở đây có ý nghĩa gì? Kính mong các vị cao minh chỉ giáo.

Ngoài cùng bên phải Long ngailà bài vị thờ thần Thiên Cương được chép là: “Anh linh hiển ứng lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự gia phong Trác Vị (, đúng ra phải là Vĩ) Túy Mục Thượng đẳng tối linh Thiên Cương tối linh thần”

Theo [4] thì Thiên Cương Thần Tướng Đại Vươnglà vị thần  có công đánh giặc Xích Quỷ và giặc Ân từ thời Hùng Vương thứ 6. Thần tích chép rằng ông là con cả của Quận Vương Kinh Bắc trong 15 bộ của triều Hùng Vương. Khi nước ta có giặc xâm lược A Lỗ Châu cầm đầu là Xích Quỷ, yêu binh lại có tà thuật, thế nước bị nguy nan,Thiên Cương theo lệnh cha về triều giúp nước trừ họa, lúc lâm trận chàng giở phép thần bắt sống được quỉ chúa, dẹp tan quân địch. Khi có giặc Ân sang xâm lấn, Thiên Cương cùng phù Đổng Thiên Vương xuất quân đánh tan giặc Ân. Sau vua Hùng ban phong cho ngài làm Đại Vương.

Phía bên trái sát Long ngailà bài vị của thần Ất Bá được chép như sau: “Uất không hộ quốc lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự gia phong Trác Vị (, đúng ra phải là Vĩ) Thượng đẳng tối linh Ất Bá tôn thần”.

Không rõ khi khắc  tấm bài vị này thì những tư liệu nào hay những sắc phong nào đã được lấy làm căn cứ để chép ra những mỹ tự được phong và gia phong đối với vị thần Ất Bá này. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo.

Ngoài cùng bên phải Long ngailà bài vị của Nghĩa Quân công Tống Tất Thắng được chép như sau: “Lê triều Tiến sĩ Đông Các Đại học sĩ Nghĩa Quận công lịch triều sắc phong chư tôn mỹ tự gia phong Trác Vị (, đúng ra phải là Vĩ) Thượng Thượng Thượng đẳng tối linh tôn thần Tống Tướng công”.

 

Ở miền Trung nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng, các đình, đền ở các làng xã được xây dựng trước đây  chủ yếu để thờ Khổng Tử, Cao Sơn Cao Các chư thần hoặc  các Thiên thần. Việc tôn thờ các Nhân thần là người địa phương làm Thành hoàng của làng mình trong Đại Thánh miếu của làng cùng với Khổng Tử như ở đình Trung Cần là một trường hợp đặc biệt xuất phát từ lòng ngưỡng mộ và tôn kính của nhân dân Trung Cần nói riêng và Nam Đàn nói chung đối với Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng, như những người dân quanh vùng này vẫn gọi một cách kính cẩn là “Đức Thánh Tống”. Tống Tất Thắng người làng Trung Cần, đậu Tiến sĩ khoa Ất Sửu(1505) 

                        

                                 Ảnh 3:  Sắc chỉ của vua Duy Tân năm 1850

                            

                                            Ảnh 4:  Sắc chỉ của vua Khải Định 

triều vua Đoan Khánh lúc mới 18 tuổi, được nhân dân Trung Cần coi là người khai khoa của làng. Ông nổi tiếng là thần đồng, văn võ toàn tài, cùng Nguyễn Kim khôi phục vương triều của nhà Lê từ tay nhà Mạc, có công đánh giặc Sầm, giặc Bồn Man, từng giữ chức Thượng thư bộ Lại kiêm Đông các Đại học sỹ, tước Nghĩa Quận công. Chính vì vậy, năm Canh Tuất (1850), sau khi đình được Tổng đốc, Tế Tửu Quốc tử giám Lê Nguyên Trung trùng tu, các triều vua nhà Nguyễn đã ban “sắc chỉ” giao cho Trung Cần chăm lo hương khói thờ phụng Ngĩa Quận công Tống Tất Thắng. Sắc chỉ của vua Duy Tân (ảnh 3) ghi rõ “Sắc chỉ Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Trung Cần xã tòng tiền phụng sự” chỉ đối với 3 vị thần lần lượt là“Cao Sơn Cao Các Thượng đẳng thần”, “Quang ý Dực bảo Trung hưng Lê triều Tiến sĩ Đông Các đại học sỹ Nghĩa Quận công Tống tướng công Trung đẳng Thần” “Thiên Cương Linh Ứng chi Thần”. Riêng sắc chỉ của vua Khải Định nhân ngày “Tứ tuần Đại Khánh” (ảnh 4) thì chỉ giao thờ phụng “Quang ý Dực bảo Trung hưng Lê triều Tiến sĩ Đông Các Đại học sỹ, Nghĩa Quận công Tống tướng công Trung đẳng Thần”.

Bách khoa thư mở Wikipediatiếng Việt và nhiều bài viết hiện nay đều cho rằng các vị thần được thờtrong đình Trung Cầnlà Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng, Tam tòa Đại vương, Tứ vị Đại vương, Cao Sơn Cao Các.Như đã kiến giải ở trên, Tam tòa Đại vương  chính là Uy minh Vương Lý Nhật Quang, Cao Sơn Cao Các là vị thần ngự ở ngọn núi bên trái của dãy Ba Vì, là một trong ba vị thần núi Tản, tức nhân vật Sơn Tinh trong huyền thoại. Còn Tứ vị Đại vương là những vị thần nào? Thần Thiên Cương và thần Ất Bá được khắc ở hai bài vị nêu trên có thuộc Tứ vị Đại Vương hay không?

 Nếu căn cứ vào sắc phong của triều vua Duy Tân nêu trên thì trước đây chỉ có 3 vị thần được thờ trong đình Trung Cần và thứ bậc của các vị thần lần lượt sẽ là Cao Sơn Cao Các Thượng Đẳng Thần, Tống Tướng công Trung đẳng Thần, Thiên Cương Linh Ứng Thần. Như vậy thì việc sắp đặt thứ tự phải trái các bài vị như ở đình Trung Cần đã đúng chưa? Và  các mỹ tự  Trác Vĩ Thượng Thượng Thượng đẳng tối linh đối với Nghĩa  Quận công Tống Tất ThắnghayTrác Vĩ Túy Mục Thượng đẳng tối linh đối với thần Thiên Cương không rõ đã được căn cứ vào những tư liệu, cứ liệu lịch sử nào? Uy minh Vương Lý Nhật Quang còn được thờ trong đền Lùm Tum cách đó không xa cũng thuộc Trung Cần và đã được đưa vào thờ trong đền Trung Cần từ lúc nào? Và thần Ất Bá với các mỹ tự “Trác Vị Thượng đẳng tối linh Ất Bá tôn thần” là vị thần nào?Mong được các bậc cao minh bổ sung sử liệu, cứ liệu, giúp khách hành hương và khách tham quan biết được rõ hơn những vị thần  nào đang được thờ phụng hương khói  trong ngôi đình.                                                                                       

                                                                                              Hà Nội, tháng 5 năm 2014

 Tài liệu đã dẫn

[1].Việt điện u linh tập -  Lý Tế Xuyên - (Lê Hữu Mục dịch), Lichsuvietnaminfo.

[2]. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

[3]. Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam - Nguyễn Duy Hinh - Viện nghiên cứu tôn giáo,  NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996

[4]http://vi.wikipedia.org, Việt Hùng, Đông Anh, Hội làng Dục Nội.

[5]. Khâm ĐịnhĐại Nam hội điển sự lệ - NXB Thuận Hóa, 1993

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443380

Hôm nay

2271

Hôm qua

2305

Tuần này

21193

Tháng này

218554

Tháng qua

112676

Tất cả

114443380