Diễn đàn
Khu vực đình Sừng thờ "Trung đẳng thần quân đệ nhị thần Hồ Hưng Dật" cùng với "Cao Sơn đệ nhất quân" nói lên điều gì? (Trao đổi ý kiến với tác giả Hồ Minh Thư và một số người khác)
Đền thờ Nguyên Tổ họ Hồ ở xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Trả lời câu hỏi đó sẽ lộ ra nhiều bí ẩn lịch sử về nguồn gốc họ Hồ Việt Nam bị khuất lấp ở chiều sâu lịch sử bởi những hình ảnh bên ngoài nào đó che lấp...
Hồ Minh Thư, Ban Quản lý Di tích Nghệ An (trong bài Cần hiểu đúng nguồn gốc nơi thờ tự Đức Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam đăng trên trang web họ Hồ Việt Nam)[i], đã viết:
“Theo hồ sơ Di tích (đang lưu giữ tại Ban Quản lý di tích Nghệ An), Đình Sừng - xã Lăng Thành được nhân dân xây dựng tháng 11 năm 1583 làm nơi sinh hoạt văn hóa, hội họp của làng… đến năm 1797, làng xây dựng thêm tòa hậu cung để làm nơi thờ phụng các vị Thần hoàng của làng. Tòa hậu cung của Đình Sừng được bài trí 2 long ngai bài vị để thờ hai vị Thần hoàng làng là: Cao Sơn Đệ Nhất Quân và Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật”.
“...Đền thờ Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật ở xã Ngọc Sơn -huyện Quỳnh Lưu -tỉnh Nghệ An đã được Vua Hồ Quý Ly cho xây dựng năm Quý Mùi 1403 và được con cháu họ Hồ Việt Nam (HHVN) đồng tâm đồng sức đồng lòng phục dựng từ năm 2005 (Nhà bia) và nhà thờ -Từ đường HHVN từ năm 2011 đến nay cơ bản đã hoàn thành theo Quyết định số 2697/QĐUB ngày 10/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An, thiết nghĩ con cháu Họ Hồ chúng ta nên tự hào về Đức Nguyên Tổ, về đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật - Linh từ của dòng họ và có rất nhiều nhà thờ để thờ phụng tổ tiên cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho mọi người, cho HHVN phát triển thịnh vượng”.
Khi đọc bài viết của Hồ Minh Thư, nhất là 2 đoạn văn trên, tôi có một số thắc mắc và nhiều câu hỏi được nêu ra, như:
1) Tại sao Tòa hậu cung của Đình Sừng được bài trí 2 long ngai bài vị để thờ hai vị Thần hoàng làng là Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật cùng với Cao Sơn Đệ Nhất Quân vị thần cao nhất thể hiện thần sông núi của vùng đất này? Việc đó nói lên điều gì? Danh vị “Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật” từ đâu mà có?
Tức cụ Hồ Hưng Dật phải là một vị nhân thần mà khi sống là Trạng nguyên, Thái thú, Trấn thủ quan, Tướng công đã có công trực tiếp rất lớn với dân làng Lăng Thành nói riêng và Châu Diễn xưa nói chung, nên dân mới thờ ở vị thế chỉ sau Cao Sơn Đệ Nhất Quân. Đó là điều chắc chắn. Trong khi đó, ở vùng Ngọc Sơn (và các nơi khác gắn với tộc Hồ Việt) dân làng không có tâm thức đó, mặc dù sau này (năm 1403) cha con vua Hồ Quý Ly có xây miếu thờ tổ tiên ở vùng Quỳnh Lâm, Ngọc Sơn. Ở đền vua Hồ, dân làng Ngọc Sơn nay hay Quỳnh Lâm trước đó chỉ nhớ hai vua Hồ mà thôi (chỉ sau khi con cháu họ Hồ phục dựng đền xưa và xây lại đền rồi được công nhận của nhà nước là đền thờ Hồ Hưng Dật (2014) lúc đó mới có tâm thức về cụ Hồ Hưng Dật).
Tại sao dân làng ở vùng Lăng Thành lại phong cho cụ Hồ Hưng Dật là Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần mà ở miếu do cha con vua Hồ Quý Ly xây dựng để thờ tổ tiên (ở Ngọc Sơn nay) lại không có, hay không nhắc gì đến? Thực tế là ở khu vực Nhà Văn hóa Lăng Thành hiện nay còn lưu nền đền Trung Đẳng Thần (chức do nhà vua thời Đại Việt phong) và gần đó có ngôi mộ tổ (đã bị dỡ), sau đó bát nhang trên khu lăng mộ đã được cán bộ UBND xã Lăng Thành rước vào thờ trong một phòng của Nhà Văn hóa xã Lăng Thành và cúng viếng hàng năm.
Ông Hồ Hoàng - Chủ tịch Hội đồng họ Hồ Yên Thành nói rõ thêm như sau: Tại Rú Quan nay là sân vận động của UBND xã Lăng Thành là Đền thờ Trung Đẳng Nhị vị Tướng quân Hồ Hưng Dật. Sau khi Ngài mất, nhà nước ĐẠI VIỆT cho xây dựng đền Trung Đẳng để thờ Ngài Hồ Hưng Dật vì Ngài có công lao với nhà nước Đại Việt (tôi xin nhắc lại). Ngôi Đền Trung Đẳng này nhân dân xã Lăng Thành mới phá dỡ năm 1976. Bây giờ những cụ già tuổi từ 70 trở lên ở xóm Quì Lăng đều biết rất rõ. Như cụ Nguyễn Sỹ Liên sinh năm 1932, cụ Thái Khắc Lưu, cụ Hoàng Danh Loan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Lăng Thành và nhiều cụ khác... đều biết rõ về ngôi đền Trung Đẳng cũng như đền Thượng, đình Sừng.
Năm 2002, khi ông Trần Đình Giang làm Chủ tịch UBND xã Lăng Thành đã cho xâydựng nhà đền Trung Đẳng thờ Nguyên tổ Hồ Hưng Dật nhưng ngôi đền nằm ở vị trí phản cảm (nằm giữa sân vận động xã) nên huyện Yên Thành đề nghị không nên xây dựng vì sợ ảnh hưởng đến cơ quan hành chính xã. Bây giờ,vẫn còn nền móng đền, nhà đền thì UBND xã đưa vào cất tại nhà kho... Nhân dân xã Lăng Thành hiện nay rất muốn phục dựng lại ngôi đền Trung Đẳng thờ Hồ Hưng Dật tại sân vận động của xã.
Một điều liên quan đặt ra là: Trước khi từ quan, Hồ Hưng Dật như tư liệu lịch sử cho biết đã đưa vợ con (ông lấy vợ quê ở Quỳ Lăng) về Hương Bàu Đột, vậy trước đó ông Hồ Hưng Dật ở đâu? Không phải ở (Tiên Sinh) Nghĩa Đàn, vì lỵ sở Châu Diễn thế kỷ 10 là ở Lăng Thành (vùng Quỳ Lăng xưa). Do vậy, nơi khởi Tổ HHVN là Lăng Thành nay hay Quỳ Lăng xưa (Chúng ta biết, lịch sử lỵ sở Châu Diễn như sau: Năm 627 có tên Châu Diễn khi đổi từ Hoan Châu. Từ năm 627 đến năm 1270, lỵ sở Châu Diễn ở Yên Thành. Cụ thể: Từ 939 đến 980 vẫn chọn Quỳ Lăng là lỵ sở Châu Diễn. Từ 981 đến 1009 chuyển lỵ sở đến Kẻ Dền, Công Trung Thượng (xã Văn Thành), nay là xã Văn Thành và xã Phúc Thành. Từ 1009 đến 1270 vẫn ở Kẻ Dền. Năm 1270, mới chuyển về ở Diễn Hồng. Năm 1443 ở Diễn Ngọc[ii]).
Nói rộng ra là cả Lăng Thành (Quỳ Lăng xưa) và Hương Bàu (Bào) Đột theo nghĩa rộng (chứ không chỉ ở Quỳnh Lưu) là gắn liền với nhau có tính liên tục và là đất phát tổ HHVN, chỉ nói Bàu Đột là vùng Ngọc Sơn lãng quên Quỳ Lăng xưa là không thỏa đáng, thậm chí không đúng. Vì đólà một sự phiến diện về lịch sử,dẫn đến tranh luận triền miên không đáng có, thậm chí không khéo lại tạo nên hệ lụy là mất đoàn kết dòng tộc.
2) Bàu Đột Quỳnh Lưu nay và cả Nghĩa Đàn giáp Yên Thành, Quỳnh Lưu không có dấu vết gì rõ ràng (Lăng mộ, các đền thờ thờ cụ Hồ Hưng Dật) thời Hồ Hưng Dật sống mà chỉ có khu vực Lăng Thành là rõ nhất mà thôi (đền Cận, đền Trung Đẳng Thần, đền Thượng khu vực đình Sừng và nhiều dấu tích lịch sử khác như đất Tiên Sinh, Bãi tập, Mả Tổ...).
Và nói như ông Hồ Bá Hiền thì,ở Ngọc Sơn có mộ cụ Hồ Hưng Dật và sau dời di chỗ khác (chỗ nào không biết?) càng vô căn cứ!
Hương Bàu Đột hay chính xác là Bàu Giang, Bàu Trạch xưa là liên xã rộng lớn dưới cấp huyện trên xã, ngang cấp tổng không thể bó hẹp ở Ngọc Sơn hay Quỳnh Lâm hiện nay mà gồm một số xã liền kề thuộc Yên Thành và Nghĩa Đàn nay có liên quan tới vùng Ngũ Bàu ở Yên Thành. (Bàu Giang gọi là Bàu Hồ chảy về 5 bàu gọi là Ngũ Bàu (bào), dòng chảy tự nhiên quanh năm, gồm: Bàu Sàng, chảy về xã Đức Thành - Thọ Thành (phía Đông Bắc); Bàu Gia chảy về xã Tân Thành (phía Bắc); Bàu Canh, chảy về Mã Thành (phía Đông Nam); Bàu Sừng, chảy về Lăng Thành (phía Nam); Bàu Diệu Ốc, chảy về Phúc Thành (phía Tây Nam). Năm bàu này bao quanh huyệt Đế Vương, vươn rộng từ nam bắc Lăng Thành xuống Kẻ Cuồi tận đường Quốc lộ 1).
Nên nói Hồ Hưng Dật mang vợ con về lập nghiệp chỉ ở vùng Bàu Đột, là vùng Ngọc Sơn nay là không hợp lý. Chưa kể thế kỷ thứ 10 vùng này (Thượng Đột) rừng rất rậm rạp, không có sông suối gì lớn. Thực tế ít thấy hay thậm chí không thấy các tộc họ Hồ sống lâu đời ở vùng Ngọc Sơn nay. Phần nhiều họ Hồ tại đây là từ các nơi khác di cư đến sau này. Còn ở vùng Lăng Thành (Kẻ Sừng) và Thọ Thành (Kẻ Cuồi) có dân cư, dòng tộc họ Hồ lâu đời sống ở đây, còn nhiều dấu tích mồ mả dòng tộc Họ quan, các nghĩa trang dòng tộc. Vùng Kẻ Cuồi là nơi đại gia tộc họ Hồ từ thời cụ Tổ Hồ Hưng Dật sinh sống, lập nghiệp, sinh sản dòng tộc HHVN từ thời khởi tổ.
Việc vua Hồ Quý Ly cho dựng miếu thờ tiên tổ họ Hồ nhưng không nói rõ (không chính danh) thờ Hồ Hưng Dật (dù có thể suy luận là có cụ Hồ Hưng Dật trong phạm trù Tổ tiên), nhưng lại chỉ ấn tượng trong dân làng sau này là thờ hai Vua. Dân làng ở đây nhớ ơn đến hai Vua chứ không phải Hồ Hưng Dật. Và Hồ Quý Ly cũng không phong danh gì cho Hồ Hưng Dật, như “Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần” ở Lăng Thành. Vua Hồ Quý Ly cho xây đền ở đây là với nhiều mục đích, và nằm trên đất Hương Bàu Đột (theo nghĩa rộng là tương đương một tổng), nhưng không biết lý do gì sau này chỉ hiểu là ở Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu mà thôi? Hầu như họ Hồ gốc ở Yên Thành bị lãng quên khi họ Hồ Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu quá nổi tiếng sau này!
Theo ông Hồ Sĩ Tăng, nguyên Phó ban Liên lạc họ Hồ (LLHH) Nghệ An, Trưởng ban Ban Xây dựng đền Hồ Hưng Dật ở Ngọc Sơn: Hiểu đúng lịch sử thì Ngọc Sơn (Bào Đột[iii]) năm 1403 vua Hồ Hán Thương về đây xây dựng Tiểu vương quốc để chống giặc Minh vì ở đây lúc đó là đại ngàn hiểm trở và hiện còn di tích kho lương, kho tuyển quân, v.v…; mới đây còn tìm thấy các tấm lệnh bài của triều đình (đang giữ ở nhà thờ Quỳnh Đôi). Theo Đại Việt Sử kí Toàn thư thì Hồ Hán Thương có xây một miếu nhỏ trong tiểu vương quốc (trong tiểu vương quốc để thờ tiên tổ chứ không nói thờ cụ Hồ Hưng Dật). Sau khi nhà Hồ (Hồ Quý Ly và triều đình) thất thủ bị bắt và chết ở đất Tàu thì nhân dân Bàu Đột tưởng nhớ các vua Hồ mà chuyển đổi và cải tạo tiểu vương quốc này thành Đền Vua Hồ. Địa danh này không có liên quan nhiều đến cụ Hồ Hưng Dật (theo Nghệ An kí của Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch). Nơi đây không có mồ mả, không có đền thần hoàng thờ cụ Hồ Hưng Dật mà chỉ ở làng Quỳ Lăng thuộc Tổng Quỳ Trạch xưa vốn là trị sở của xứ Châu Diễn, nơi cụ Hồ Hưng Dật hơn 10 năm làm Thái thú Châu Diễn mới có di tích văn hóa quốc gia thờ thần hoàng Hồ Hưng Dật (cấp bằng năm 2003). Còn đền Hồ Hưng Dật hiện tại là mới xây trên nền đền Vua Hồ xưa và mới được dựng nên từ sau năm 2000 và được cấp bằng Di tích quốc gia năm 2014.
Ý kiến của ông Hồ Hoàng về câu chuyện xây dựng lại đền Vua Hồ, bia Hồ Hưng Dật như sau:
Năm 1999, Ban LLHH Toàn quốc họp tại UBND Quỳnh Đôi. Lúc đó ông Hồ Cơ làm Trưởng Ban LLHH Toàn quốc và đưa ra chương trình xây dựng bia nguyên tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi. Một số thành viên các chi họ Hồ trên toàn quốc tham dự cuộc họp đều không nhất trí với những lý do:
Nguyên tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật đặt chân ở Lăng Thành, Yên Thành, Nghệ An thế kỷ thứ 10 (khoảng năm 923), lúc đó chưa có xã Quỳnh Đôi. Xã Quỳnh Đôi khai cơ năm 1378, cách xa nhau hơn 500 năm sau. Nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi xây dựng năm 1725. Các cụ: Hồ Kha, Hồ Cao và Hồ Hồng sinh ra và lớn lên ở làng Kẻ Cuồi. Nay là làng Tam Thọ xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Hôm đó ông Hồ Sỹ Khanh đã phát biểu tại hội nghị:"Nếu Ban LLHH Toàn quốc họp bàn quyết định xây dựng bia nguyên tổ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi thì vì tình gia tộc, sự đoàn kết dòng họ Hồ Tam Công Thọ Thành, chúng tôi phải thuận theo. Còn nếu căn cứ theo phả hệ và tư liệu quốc sử thì chúng tôi hoàn toàn không nhất trí". Hôm đó là ngày 26 tháng 2 năm 1999, tức là ngày 11 tháng Giêng năm Kỷ Mão và nhiều ý kiến các chi họ khác đều không tán thành việc Ban LLHH Toàn quốc xây dựng bia nguyên tổ Trạng nguyên Thái thú quan Hồ Hưng Dật tại nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi.
Năm 2004, Đại hội khóa 2, ông Hồ Đắc Hoài được bầu làm Trưởng Ban LLHH Toàn quốc bàn việc phục hồi đền vua Hồ và xây dựng nhà bia nguyên tổ Trạng nguyên Thái thú quan Hồ Hưng Dật ở Bàu Đột chứ không xây dựng nhà thờ Nguyên Tổ tại Bào Đột - Quỳnh Lâm.
Cần phải biết, Nguyên tổ ra ở Bào Đột (như một số tư liệu trước đây viết) thì sau khi cụ mất,tại làng Bào Đột có xây dựng đền, đình thờ thành hoàng làng cho Nguyên tổ TổHồ Hưng Dậtkhông? Việc này lịch sử xã Quỳnh Lâm có ghi chép gì hay không?
Những nội dung nàyHồ Minh Thưchắc không biết...
3) Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và vui mừng về Đền thờ Hồ Hưng Dật ở xã Ngọc Sơn hiện nay (với sự khang trang và cũng có cái lý của nó trên vùng Hương Bàu Đột (Bàu Trạch, Bàu Giang) xưa. Nhưng không nên từ đó lãng quên gốc tổ, nơi phát tích HHVN là ở Lăng Thành, Thọ Thành và cũng như nơi thờ Thành hoàng Hồ Hưng Dật ở đền Thượng hậu cung đình Sừng mà trước đó thờ ở đền Trung Đẳng Thần xưa (thờ riêng Trạng nguyên, Thái thú, Tướng công, Trung Đẳng Thần Hồ Hưng Dật).
Chúng tôi lấy làm lạ là Hồ Minh Thư ở Ban Quản lý di tích Nghệ An mà không biết gì, hay không có thông tin gì về đền Trung Đẳng Thần ở Lăng Thành (hay do bị phá rồi nên lãng quên luôn, không dám nhắc tới?).
Đền Trung Đẳng Thần, gắn với tôn danh của cụ Hồ Hưng Dật thì có thể hay chắc chắn là đền Trung Đẳng Thần (có từ sau khi cụ Hồ Hưng Dật mất một thời gian không lâu chăng?), tức có trước Đền Thượng (trong khu vực đình Sừng), vì khi rước linh Hồ Hưng Dật vào đền Thượng đã có là linh “Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật” rồi! Hồ Hoàng (từ Thọ Thành) nhấn mạnh lại ý kiến của mìmh:“Đền Trung Đẳng Thần (Đền ở rú Quanđã tháo dỡ năm 1976) thờ chính thức Đệ Nhị Tướng quân Hồ Hưng Dật. ĐìnhSừngthờ thần thành hoàng Hồ Hưng Dật”.
Theo tôi hiểu cả hai đền (đình) nói trên điều thờ Thành hoàng (danh vị phổ cập) Hồ Hưng Dật, dù xưng danh có khác nhau, nhưng ở đền Trung Đẳng Thần thờ một mình Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần (danh vị thứ bậc) Hồ Hưng Dật là rõ ràng, minh chuẩn hơn!
Còn Hồ Minh Hiệu (Chủ tịch Hội đồng họ Hồ Hải Phòng) nhận xét: Theo tư liệu Ban Quản lý Di tích Nghệ Annói đến 2 danh từ “Đệ nhất“ và “Đệ nhị” là sự tôn vinh Dân giancủangười xưa đối với hai vị THẦN thiêng liêng của thần dân thiên hạ để thờ phụng tại đình Sừng là “Đệ nhất thần Cao Sơn” và “Đệ nhị thầnTrung Đẳng thần Hồ Hưng Dật”- Công lao của Người được sánh to lớn như Núi như Sông vậy.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, Đệ nhất (Thượng Đẳng thần) là thần Núi (thần Cao Sơn), Đệ nhị (Trung đẳng) là thần Sông (thần Hồ Hưng Dật tương đương) hay thần Núi là Thiên Thần, còn thần Hồ Hưng Dật là Nhân Thần. Đó là sự tôn vinh rất cao của nhân dân vùng Quỳ Lăng nói riêng và Châu Diễn nói chung đối với cụ Trạng nguyên, tướng Công, Trấn Thủ quan Hồ Hưng Dật.
Mà khu vực đình Sừng là nơi lui tới việc trước kia của cụ Thái thú quan, Tướng công Hồ Hưng Dật ở Châu Diễn (trước thời Ngô vương) và Trấn Thủ quan sau này ở Hoan Diễn (thời Nhà Đinh) thì rõ ràng trước năm 1583 rất xa. Đình Sừng đã có bằng hình thức nhà tranh nứa lá thế nào đó (chưa xây bằng gỗ khang trang chăng) chứ không phải có sau khi có miếu đền Hai Vua thờ tổ tiên (1403) mới có (1583). Đình Sừng (trung tâm văn hóa - chính trị của vùng Châu Diễn xưa nói chung của vùng Quỳ Lăng nói riêng) mà thờ Cao Sơn Đệ Nhất Quân, tức vị thần cao nhất ở vùng đất Qùy Lăng, Yên Thành nay thì có thể hay chắc chắc là nhân dân lập nơi thờ vị Thần Cao Sơn này rất sớm ở đâu đó từ khi khai thiên lập địa với sự tín ngưỡng dân gian người Việt (sau đưa về hậu cung đình Sừng). Và đình Sừng là nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã cũng sẽ hình thành rất sớm theo truyền thống người Việt chứ không thể mãi đến năm 1583 mới có như nói trên (Châu Diễn, kẻ Sừng có từ năm 627). Đình Sừng vào năm 1583 chỉ là được xây dựng lại bằng gỗ dù vẫn còn nhỏ và đơn sơ chưa khang trang như sau này.
Nhưng dù sao, quan trọng nhất là nhân dân vùng Lăng Thành nói riêng và vùng Yên Thành, Châu Diễn xưa nói chung và vua thời đó đã tôn Hồ Hưng Dật lên bậc Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần ở đền Trung Đẳng ấy (còn trong bài cúng) sau vị Cao Sơn Đệ Nhất Quân (thờ ở đình Sừng), mà miếu thờ ở vùng Ngọc Sơn xưa không hề thấy nhắc tới tôn vinh nói trên về cụ Tổ họ Hồ này (thực tế dân làng vùng Ngọc Sơn không xây miếu để thờ Hồ Hưng Dật như Thành hoàng). Lịch sử phải rõ ràng như vậy.
4) Đền Hồ Hưng Dật ở Ngọc Sơn hiện nay danh chính ngôn thuận (chính danh) vẫn là ĐỀN thờ Thành hoàng... (cả từ xưa nữa) chứ không phải nhà thờ họ, không phải linh từ (từ đường) họ, như tác giả Hồ Minh Thư, Ban Quản lý Di tích Nghệ Anviết trong bài nói trên[iv] (và cũng không ít người nhầm lẫn như vậy). Mặc dù hiện nay, nơi này có thể sử dụng như nhà thờ mà từ xưa chưa bao giờ có chuyện này ở đây (hiện nay có lẽ có lý do riêng là cháu con họ Hồ phục dựng, muốn thế và tham gia quản lý, sử dụng dù quyền quản lý chính danh là của UBND xã Ngọc Sơn được Nhà nước ủy quyền, vì là Di tích Quốc gia).
Về nhà thờ Hồ Hưng Dật. Hiện nay, về chính danh thì trước đây chưa thấy nơi nào đề là nhà thờ Hồ Hưng Dật cả mà các nhà thờ chi nhánh chỉ thờ vọng Cụ mà thôi. Hiện tại thấy có xây dựng một số nhà thờ họ Hồ mới cấp tỉnh hay vùng thì thường đề là Nhà thờ họ Hồ Hải Phòng, Nhà thờ họ Hồ Phương Nam, Nhà thờ Họ Hồ Thanh Hóa, Nhà thờ Họ Hồ Bình Dương, Nhà thờ Họ Hồ Bắc Ninh, Nhà thờ họ Hồ ở Bà Rịa... ngụ ý trong đó thờ Tổ Hồ Hưng Dật chứ cũng không xưng danh nhà thờ Hồ Hưng Dật.
Nhà thờ Tam Công Thọ Thành, khi làm và khi cấp Bằng di tích văn hóa quốc gia gọi là Nhà thờ Hồ Tông Thốc - nhân vật xứng đáng nhất di tích tôn vinh cấp quốc gia, vì lúc đó mà đề xuất nhân vật Hồ Cao hay Hồ Kha cũng khó, kể cả nhân vật Hồ Hưng Dật. Lúc Hồ Tông Thốc sửa Nhà thờ họ Hồ Tam Công thì đã có nhà thờ từ trước, ít nhất là Hồ Cao xây dựng năm 1314. Như vậy, nhà thờ này người được thờ phụng đầu tiên theo tục lệ không phải Hồ Tông Thốc đã đành mà cũng không phải Hồ Cao, Hồ Kha chăng? Cũng chưa phải vì Hồ Kha mới là cha Hồ Cao. Hồ Cao phải làm nhà thờ thờ Tổ tiên từ 5 đời trước trở lên kể từ Hồ Cao. Như thế là Nhà thờ Tam Công là nhà thờ họ Hồ sớm nhất ở VN còn lại mà ta biết có thờ cụ Thủy tổ Hồ Hưng Dật. Nhưng tại sao lại không gọi nhà thờ Hồ Hưng Dật?
Thông thường nhà thờ là thờ nhiều cùng gốc họ trực hệ. Nên gọi chung là nhà thờ Hồ Văn, Hồ Bá hay Hồ Đình, và hoặc theo một dấu ấn nào đó như Nhà thờ Tam Công, hay nhà thờ có di tích nhân vật cụ thể: như Nhà thờ Hồ Tông Thốc, nhà thờ, đền thờ Hồ Hữu Nhân, hay theo địa danh như Nhà thờ họ Hồ Quỳnh Đôi...!
Với Hồ Hưng Dật, sau ông hơn 10 đời thất phả, con cháu các dòng tộc họ về sau ít kết nối được trực hệ từ vai nhánh trên. Hầu như chỉ biết từ Hồ Hữu Khiêm (đời 11, mới rõ sau này), Hồ Liêm (đời 12), và nhất là từ Hồ Kha (đời 13), Hồ Cao hay Hồ Hồng, Hồ Phạm Thị (đời 14). Đó là chưa kể có ý kiến gia phả ghi Hồ Hồng đời 15? Thế nhưng ta lùi về lịch sử, thấy từ năm 968 đã có Tướng công Hồ Thông rất nổi tiếng (được Nhà Đinh phong Thánh) là con Hồ Minh gần sau cùng thời với cụ Hồ Hưng Dật một vài đời, hay khoảng từ năm 1019 đã có Hồ Cưỡng con Hồ Khương, tức con cháu của 10 đời thất phả trước Hồ Hữu Khiêm, Hồ Kha rất xa, không ra đi từ Quỳnh Đôi, Nghệ An hay Đại Lại, Thanh Hóa... Nên việc xác định thờ ai trực hệ bậc trên là rất khó!
Cần nhớ rằng, nhà thờ họ thờ nhiều ông tổ xa gần chỉ có ý nghĩa trong dòng họ là chính còn đền thờ thờ thần, Thành hoàng (thường là thờ một vài người cụ thể là chính và thường ghi tên rõ ràng) là cả làng cả xã hội thờ nên nó có ý nghĩa rộng lớn hơn, vinh dự hơn nhiều. Sao không thấy điều đó lại đặt nhà thờ cao hơn đền thờ, ngược lại mới đúng!
Đền Thượng trong khu vực đình Sừng mà đình Sừng cũng là di tích quốc gia có thờ cụ Hồ Hưng Dật như nói trên (làng thờ) là chính danh và quý hóa vô cùng. Con cháu mình thờ cụ Tổ là lẽ dĩ nhiên nhưng người họ khác, cả dân làng xưa mà thờ cụ tổ họ Hồ mình là càng quý giá vô cùng sao con cháu họ Hồ dám coi nhẹ, thậm chí coi thường. Mà ở đây lại là nơi đầu tiên cụ Hồ Hưng Dật sinh sống, có gia đình và lập nghiệp, sau đó mới chuyển sang vùng Hương Bào Đột (theo nghĩa rộng). Do vậy, không thể đánh đồng nơi Đền Thượng, đền Trung Đẳng ở Lăng Thành thờ cụ Hồ Hưng Dật với việc thờ vọng cụ Hồ Hưng Dật các các nhà thờ nhánh sau này như tác giả Hồ Minh Thư quan niệm và viết ở đầu bài nói trên.
Hoặc không hiểu, đầy đủ vùng lịch sử họ Hồ gốc ở Lăng Thành hay coi nhẹ hạ thấp vùng này khi quá đề cao đền thờ cụ Hồ Hưng Dật ở Ngọc Sơn, hoặc Nhà thờ họ Họ Quỳnh Đôi.
Tác giả Hồ Minh Thư viết: “Thiết nghĩ là con cháu HHVN mỗi người nên suy nghĩ, nói, viết và làm đối với Đức Nguyên Tổ và Dòng họ phải đúng đạo lý và pháp lý để đoàn kết họ tộc.Về thông tin một vài cá nhân viết trên mạng xã hội nơi thờ Hồ Hưng Dật ở Nhà Văn hóa xã Lăng Thành, huyện Yên Thành là chính thì đó là những thông tin sai lệch, không chính xác, không hiếu về lịch sử”[v].
Không biết tác giả Hồ Minh Thư có biết Nhà Văn hóa Lăng Thành có bàn thờ Trạng nguyên, Tướng công, Trạng nguyên, Thái thú quan Hồ Hưng Dật hay không? Và ở đó còn nền đất đền Trung Đẳng Thần xưa thờ riêng cụ Hồ Hưng Dật đã bị phá dỡ hay không? Ai là người không hiểu lịch sử đây?
Ông Hồ Minh Hiệu nhấn mạnh rằng tại Đền Trung Đẳng thần xưa cũng như nay khi cúng đều có bài Văn cúng tế đích danh “Trạng nguyên, Thái thú quan Tướng công Hồ Hưng Dật” và ngay tại Ban thờ có bát hương cổ lấy từ Đền Trung Đẳng Thần Hồ Hưng Dật sau khi bị phá trên Rú Quan xưa. Rú Quan là nơi có ngôi mộ cổ họ Hồ. Trong khi san lấp Rú Quan để làm Trụ sở xã và Sân vận động xã, chính cụ Hoàng Danh Loan, nguyên Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Lăng Thành là người cho xã viên lấy gạch khu mộ cổ phát lộ để xây lò ươm giống lúa và nói khi bới sâu thấy tường gạch thành quách có cửa vòm như cung điện mộ cổ của người có danh giá giàu có...
Hiện nay sau khi Nhóm nghiên cứu sử phả HHVN đã làm việc với Chủ tịch UBND xã, thì ông Hồ Minh Châu đã cung tiến 30 triệu đồng để làm bàn thờ mới thay bàn thờ cũ sau khi Chủ tịch UBND xã đề xuất nên lại thay Ban thờ mới tại Nhà Văn hóa Lăng Thành để việc cúng viếng được khang trang, thành kính hơn. Và bài văn cúng tế hiện nay do Chủ tịch UNND xã Lăng Thành soạn theo hình thức mới và đọc trước Ban thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật tại phòng Nhà Văn hóa xã Lăng Thành thường xuyên vào ngày Mồng Một, ngày Rằm hàng tháng trong sự có mặt của lãnh đạo xã và cán bộ nhân viên xã.
Ông Hồ Duy Diệm (Chủ tịch Hội đồng họ Hồ Đà Nẵng) mới đây (15/4/2020) có ý kiến như sau: ...đọc fb Hồ Sỹ Bình có đăng bài của Hồ Minh Thư thuộc Ban Quản lý Di tích Danh thắng Nghệ An, tôi thấy lạ là người họ Hồ mà không biết gì về Đền Trung Đẳng thần ở Lăng Thành nhưng lại thấy nhiều người chia sẻ. Sợ hiểu lầm nên tôi viết bài yêu cầu giải thích mà không thấy tác giả trả lời. Tôi hỏi như sau: Tôi muốn hỏi thêm các anh để rõ hơn về hai nơi thờ Đức nguyên Tổ như các anh đã nói: Phía sau đình Sừng có đền Thượng có thờ Trung Đẳng quân Nhị thần Hồ Hưng Dật. Tại đây chi Hồ Văn của anh Hồ Văn Huy hàng năm vào ngày 26/3 Âm lịch đều làm giỗ Đức nguyên Tổ. Anh nói giỗ từ đời ông cố ông nội anh đã làm và anh tiếp tục làm.
Ở đền thờ Đức Nguyên Tổ có bảng ghi ngày giỗ Đức Nguyên Tổ 26/3 âm lịch. Vậy, việc lấy ngày này để giỗ dựa trên tài liệu lịch sử nào, gia phả nào, hay từ ngày giỗ của chi Hồ Văn ở Lăng Thành truyền miệng từ xưa để lại...? Hai là ở Nhà Văn hóa Lăng Thành trước đây có bát nhang cổ lấy từ đền Trung Đẳng thần thờ Trạng nguyên Thái thú quan, Tướng công Thái thú Hồ Hưng Dật. Mộ và Đền đã bị san lấp năm 1971 và sau này làm sân bóng. Sau đó, Đảng bộ và Nhân dân xã Lăng Thành lấy một phòng để làm phòng thờ Thái thú quan, Tướng công Thái thú Hồ Hưng Dật. Lãnh đạo xã Lăng Thành có trao đổi với tôi là đã tìm được cột kèo gỗ của đền Trung Đẳng thần và sẽ xây dựng lại Đền trong một ngày gần đây. Nhân dân Lăng Thành ngày Rằm và mồng Một vẫn đến Ban thờ ở nhà Văn hóa mà họ gọi là đền Trung Đẳng thần để thắp hương cho Trạng nguyên, Thái thú quan, Tướng công Thái thú Hồ Hưng Dật.
Không biết ở Nghệ An còn có Đền Trung đẳng thần nào nữa không?
Có nhiều người hiểu sai, lầm tưởng nói về gốc tổ, về đền Trung Đẳng thần ở Lăng Thành là quên Quỳnh Đôi và Bào Đột. Không phải thế. Thọ Thành - Quỳnh Đôi - Bào Đột chỉ là một phần của đất tổ phát triển dòng họ mạnh mẽ vẻ vang từ đời Trần, còn hơn 300 năm trước 10 - 12 đời trước Tổ họ Hồ ở đâu?
Còn Đền thờ Hồ Hưng Dật được xây dựng trang nghiêm hoành tráng được họ Hồ cả nước và chính quyền công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2014) thì có gì phải bàn cãi. Nhưng không công nhận, không tu sửa đền Trung Đẳng thần thờ Hồ Hưng Dật từ xa xưa lâu đời và liên tục từ thời Đinh Lê đến nay tại Gốc tổ Lăng Thành mà xung quanh đó còn bao công trình ghi dấu Tổ tiên để hoang phế, lãng quên sao đành?
Tóm lại, Trả lời câu hỏi tại sao Tòa hậu cung của đình Sừng được bài trí 2 long ngai bài vị để thờ hai vị Thần hoàng làng là Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật cùng với Cao Sơn Đệ Nhất Quân vị thần cao nhất thể hiện hồn thiêng sông núi của vùng đất này; và câu hỏi tại sao dân làng ở đây lại phong cho cụ Hồ Hưng Dật là Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần mà ở miếu do cha con vua Hồ Quý Ly xây dựng để thờ tổ tiên lại không có, hay không nhắc gì đến (Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật); cũng như câu hỏi: Hương Bàu Đột thực chất là vùng đất nào xưa kia... đã và sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về cội nguồn dòng tộc HHVN... mà hiện đây đó còn mù mờ hoặc còn ý kiến rất khác nhau, cách tiếp cận khác nhau.
Điều rõ ràng, là:
- Hồ Hưng Dật được tôn là Trung Đẳng Thần Quân Đệ Nhị Thần Hồ Hưng Dật tại đền Trung Đẳng Thần (đền Rú Quan) và ở hậu cung đình Sừng tại Lăng Thành chứng tỏ dân làng tôn kính vì ông có công lớn gắn với cuộc đời và sự nghiệp của ông tại nơi phát tích HHVN chứ không phải ở Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu.
- Cụ Hồ Hưng Dật sinh sống tiếp ở Hương Bàu Đột theo nghĩa rộng chứ không chỉ duy nhất, hạn hẹp là ở Ngọc Sơn. Và có thể ông hay thế hệ sau có trang trại ở đó, nhưng khó có khả năng ông Hồ Hưng Dật đã từng ở ẩn ở vùng Ngọc Sơn (loạn 12 sứ quân thời hậu Ngô từ Thanh Hóa trở ra thì vì lẽ gì mà Tướng công phải ở ẩn ở vùng Ngọc Sơn?).
- Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Đền Hồ Hưng Dật thờ cụ Hồ Hưng Dật (Thành hoàng cả vùng Châu Diễn xưa) là chính và các bậc tiên liệt họ Hồ hiện nay ở Ngọc Sơn, nhưng không nên coi đó là gốc họ Hồ “duy nhất” và không bao giờ được quên nơi phát tích HHVN là ở Lăng Thành - Thọ Thành gắn với hương Bào Đột xưa cũng như không bao giờ được quên những nơi thờ cụ Viễn[vi] Tổ họ Hồ ở đó!
Và xin nhấn mạnh lại, trên đây là những câu hỏi thắc mắc, nghi vấn và phản biện, nêu vấn đề của chúng tôi, nhân đọc bài viết của Hồ Minh Thư, xin trao đổi để bà con anh em trong và ngoài dòng tộc cao kiến cho nhận xét hay cung cấp tư liệu để làm rõ thêm vấn đề nhằm làm cho nguồn gốc dòng họ, lịch sử dòng họ, nơi thờ tự lâu đời được sáng tỏ hơn, chuẩn xác hơn!
[i] http://hohovietnam.vn/thong-bao-hoat-dong/thong-bao/kinh-thua-ba-con-noi-ngoai-ho-ho-viet-nam.html
[ii] Khi đất nước giành được quyền tự chủ, các triều đại Ngô (939-967), (968-980) vẫn chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở Châu Diễn. Thời triều Tiền Lê (980-1009), lỵ sở Châu Diễn chuyển về Kẻ Dền Công (Trung Thượng (Văn Thành)). Nhà Trần vẫn tiếp tục sai thân vương Trần Quốc Khang vào trấn trị Diễn Châu. Mùa xuân 1270 Địch quốc đại vương Trần Quốc Khang (anh vua Trần Thánh Tông) được phong làm Vọng Giang…
[iii] Bào Đột và Hương Bào Đột có phạm vi khác nhau. Tuy từng thời lịch sử có thay dổi tên gọi (hương hay giáp) địa bàn rộng hẹp khác nhau, nhưng hương là cấp trên xã dười huyện gồm một số xã lân cận có một số đặc điểm chung nào đó về tự nhiên, văn hóa xã hội lịch sử và cư dân. Nên Hương Bào Dột có địa bàn rộng hơn làng, trang (trang trại) Bào Đột.
[iv] “Thiết nghĩ con cháu Họ Hồ chúng ta nên tự hào về Đức Nguyên Tổ về đền thờ Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật – Linh từ của dòng họ” (Hồ Minh Thư)
[v] http://hohovietnam.vn/thong-bao-hoat-dong/thong-bao/kinh-thua-ba-con-noi-ngoai-ho-ho-viet-nam.html
[vi] Trước đây cũng thường gọi là Đức Nguyên tổ
tin tức liên quan
Videos
Cầu đường sắt Yên Xuân
Bên khung cửa nhà Thầy
Nghệ An đạt thành tích xuất sắc tại Giải vô địch Muay trẻ quốc gia năm 2023
Hội Kiếp Bạc
Thành ngữ, tục ngữ và từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương
Thống kê truy cập
114522542
274
2325
21316
220481
121009
114522542