Những góc nhìn Văn hoá

So sánh một số hình thức tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng Việt Nam với người Choang Trung quốc

Tày, Nùng và Choang là ba dân tộc thiểu số đông dân nhất của Việt Nam và Trung Quốc nằm trong cộng đồng lớn các dân tộc nói ngôn ngữ Thái là cộng đồng lớn nhất châu á, có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam á. Người Tày, Nùng, cư trú chủ yếu ở vùng đông bắc Việt Nam còn người Choang tập trung chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và một phần ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc.

Đây là hai nhóm dân tộc có nhiều đIểm tương đồng về nguồn gốc, lịch sử, địa bàn cư trú dẫn đến có nhiều đIểm tương đồng về văn hoá, phong tục tập quán, đặc biệt là về tôn giáo tín ngưỡng. Dưới đây tôI xin giới thiệu một số nét tương đồng và dị biệt trong một số hình thức tôn giáo tín ngưỡng của hai nhóm dân tộc này.

1.Thờ trời đất

Trong quan niệm của ba dân tộc trời tức “phạ” là vị thần tối cao ở mường trời (mường phạ) quản mọi việc lớn nhỏ ở trần gian. Trên bàn thờ của các gia đình đều có thờ trời đất. Việc thờ phụng được thể hiện dưới các hình thức sau:

Lập đàn cúng ngoàI trời: Người Choang ở một số nơI có có tục bày lễ vật trước cửa cúng trời cầu bình an vào buổi sáng ngày mồng 1 đầu năm. NgoàI ra ở nhiều nơI khi xảy ra tranh chấp giữa hai gia đình hoặc giữa hai cá nhân người ta thường sắm lễ vật bày trên mặt đất cùng thắp hương thề trước trời đất.

Cầu nguyện: Đây là hiện tượng khá phổ biến ở cả ba dân tộc. Đó là khi con người bị rơI vào hoàn cảnh khó khăn, giữa lúc bế tắc hoặc nguy khốn người ta thường khấn cầu mong trời đất phù hộ cho tai qua nạn khỏi.

Thờ trời trong tín ngưỡng của các thầy cúng: Dưới tác động giáo lý của những người làm nghề thầy cúng, việc thờ trời trong dân gian đã được chuyển hoá thành thờ các vị Then, Pựt, Mo,Một,v.v… là một hình thức tín ngưỡng khá phổ biến của các dân tộc này. Dù ở tên gọi nào thì đều có ý nghĩa là chỉ một vị thần lớn ở trên trời với các tên gọi như Ngọc Hoàng, Pựt Luông,.. Các vị thần này được các thầy cúng tôn làm thần chủ, thờ phụng tạI gia đình của thầy cúng và tạI gia đình của gia chủ mỗi khi thầy cúng đI hành nghề.

2.Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng cơ bản của cả ba dân tộc Tày, Nùng và Choang. Chữ tổ tiên ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổ tiên gia đình, tổ tiên dòng họ, tổ tiên ngành nghề, tổ tiên lập làng, tổ tiên dân tộc,v… ĐIều đó phản ánh tâm lý của quần chúng nói chung luôn ghi nhớ công của những người đầu tiên khai cơ lập nghiệp cho gia đình, làng bản, những thủ lĩnh có công của dân tộc,v… Vì vậy, có thể xem xét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày, Nùng , Choang thông qua các cấp độ sau : Thuỷ tổ nhân loại, tổ tiên gia tộc,tổ sư, tổ làng, thần dân tộc.

2.1. Thờ thuỷ tổ nhân loạI

Cả ba dân tộc Tày, Nùng, Choang đều có chung tín ngưỡng thờ Mẹ Hoa – là vị thần sinh sản của họ. Truyền thuyết của người Choang và kinh sách của thầy cúng kể rằng mẹ Hoa là người phụ nữ đầu tiên bước ra từ một bông hoa khi vũ trụ mới hình thành gọi là mẹ Lục Giáp. Bà là người rất thông minh đã tạo ra núi non, sông nước, con người và muông thú. Bà còn ngồi dạng chân ra để tạo thành hang cho con người trú ngụ.Truyền thuyết nói rằng bà quản việc sinh đẻ ở nhân gian, có quyền phân phát con cái cho người trần gian. Động Nham Sơn ở huyện Đông Lan được coi là sinh thực khí của bà, người Choang từ đó mà sinh ra. Vì vậy hàng năm vào hai dịp 15/1 âm lịch và 15/7 âm lịch dân chúng quanh vùng mang lễ vật đến cúng động gọi là “ Tết động sinh dục”, kèm theo hoạt động cúng tế có tục nghe người già kể chuyện mẹ tổ và tục hát giao duyên nam nữ. Có thể việc thờ mẹ Lục Giáp với tư cách là thuỷ tổ của người Choang về sau đã biến thái thành tục thờ mẹ Hoa tức mẹ sinh sản hiện khá phổ biến trong tất cả các gia đình người Tày, Nùng, Choang dưới nhiều hình thức khác nhau .

Cùng với Mẹ Lục Giáp người Choang còn có truyền thuyết về Poloto là một người đàn ông có trí tuệ đã giúp con người sinh sống và phát triển trên mặt đất, ông nghĩ cách tạo ra mặt trời, mặt trăng, tìm lửa, tìm giống ngũ cốc, tạo trâu bò súc vật,sắp xếp trật tự cho muôn loàI,v.v…Ông cũng được coi là cha thuỷ tổ của người Choang. Có nơI truyền thuyết đồng hoá mẹ Lục Giáp là vợ của Poloto, hai người được tôn thành cha mẹ thuỷ tổ của người Choang, được nhiều địa phương thờ cúng. Người Choang ở khu vực sông Hồng Hà có tục tế thuỷ tổ là một lễ hội lớn trong vùng, có làm cờ phướn vẽ cầu vồng biểu tượng cho sinh thực khí của Poloto. Truyền thuyết vùng này nói rằng Poloto đã dùng sinh thực khí làm cầu nối hai bờ sông Hồng Hà để nam nữ hai bên đI lạI giao duyên phát triển giống nòi. Vì vậy, hàng năm trong lễ tế tổ còn có tục hát ca ngợi công đức cha mẹ, tục nam nữ hát giao duyên.

ở người Choang tục thờ cúng cha mẹ thuỷ tổ rõ rệt hơn ở người Tày, Nùng. Từ tục thờ cúng này đã nảy sinh tín ngưỡng thờ sinh thực khí- tức thờ bố mẹ sinh sản. Căn cứ vào nội dung truyền thuyết có thể thấy tín ngưỡng thờ thuỷ tổ cha –Poloto có thể ra đời sau tín ngưỡng thờ thuỷ tổ mẹ- Lục Giáp. Người Tày, Nùng không có truyền thuyết và các tục thờ cúng liên quan đến bố Poloto và mẹ Lục Giáp. Tuy nhiên truyền thuyết của người Tày cũng có hai nhân vật là Pú Luông (Ông Lớn) và Slao CảI (Bà To) là hai nhân vật thuỷ tổ đã sáng tạo ra con người và nghề nông. Hai nhân vật này chỉ tồn tạI trong truyền thuyết chứ không được tôn sùng thờ cúng như mẹ Lục Giáp và Poloto của người Choang.

Ngày nay có thể tìm thấy dấu vết của tục thờ cúng thuỷ tổ ở người Tày, Nùng qua việc thờ cúng mẹ Hoa- tức mẹ Lục Giáp của người Choang. NgoàI ra, ở các khu vực cư trú của người Tày, Nùng vẫn còn tồn tạI các lễ hội có gắn với tín ngưỡng phồn thực và các hội chợ hát giao duyên nam nữ ít nhiều có liên quan đến các lễ hội thờ cúng cha mẹ thuỷ tổ của người Choang.

2.2. Thờ tổ tiên gia tộc

Thờ tổ tiên gia tộc là nội dung cơ bản trong tín ngưỡng thờ tổ tiên của cả 3 dân tộc Tày, Nùng, Choang. Có thể căn cứ vào các tiêu chí dưới đây để xem xét sự tương đồng và dị biệt trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của họ:

Quan niệm về tổ tiên: ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương quan niệm về tổ tiên có khác nhau nhưng nhìn chung cả ba dân tộc đều có quan niệm cho rằng con người ta sống thế nào thì chết đI vẫn thế, họ vẫn có thể tiếp tục quan tâm đến con cháu như khi còn sống, có thể phù hộ , tạo phúc và giảI trừ hoạn nạn cho con cháu. Quan niệm chung đều cho rằng người chết đI hồn chia làm ba, một phần lên trời, một phần ra bãI tha ma ở cùng xương cốt, một phần về ở với gia đình gọi là phi rườn (ma nhà).Ma nhà là tổ tiên trực tiếp của gia đình con cháu, phảI thường xuyên cúng bái vào những dịp lễ tết và những ngày quy định. Tổ tiên nói chung thường phù hộ cho con cháu ,tuy vậy nếu có đIều gì không hàI lòng họ có thể gây hoạn nạn cho con cháu như làm cho gia súc chết, người đau ốm v.v… Lúc đó con cháu phảI sắm lễ vật làm lễ tạ mộ hoặc giảI hạn cầu xin tổ tiên tha thứ.

Bàn thờ tổ tiên: Bàn thờ là nơI tổ tiên ngự mỗi khi được con cháu mời hưởng lễ vật. Có thờ cúng tổ tiên thì phảI có lập bàn thờ. Vì vậy trong bất kỳ gia đình Tày, Nùng , Choang nào cũng có một bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được đặt trang trọng ở gian chính giữa của ngôI nhà. ĐIểm giống nhau cơ bản trong cách lập bàn thờ của các gia đình Tày, Nùng, Choang là:

- Dù trang trí cầu kỳ hay đơn giản thì trên bàn thờ của họ cũng có đặt ít nhất là một bát hương thờ các vị tổ tiên của gia đình mà cùng với nó có các lễ nghi thờ cúng rất cẩn trọng.

- Cùng có các kiêng kỵ mang tính chất tôn kính tổ tiên như: không đặt các đồ vật uế tạp lên bàn thờ; phụ nữ có thai không được đến gần bàn thờ; không được cúng tổ tiên các loạI thịt chó, thịt trâu bò,v.v…

- Người mới chết dưới 3 năm phảI lập bàn thờ riêng ở góc nhà, sau 3 năm mới được đưa lên thờ chung với các vị tổ tiên nhiều đời của gia đình.

- Cách trang trí bàn thờ tương tự như nhau: có nơI trang trí cầu kỳ, cẩn thận nhưng cũng có nơI trang trí đơn giản, sơ sài.

ĐIểm khác nhau chủ yếu giữa bàn thờ của người Tày, Nùng, Choang là ngoàI thờ bàI vị tổ tiên gia tộc là chính, ở mỗi dân tộc hoặc ở mỗi địa phương lạI có thờ thêm các vị thần khác nhau. Chẳng hạn ở một số địa phương người Choang có thờ vị thần dòng họ như Mạc Nhất đạI vương mà ở người Tày, Nùng không có.

Nghi lễ thờ cúng: Các nghi lễ thờ cúng tổ tiên ở cả ba dân tộc đều tương tự như nhau, gồm có hai loạI là nghi lễ thường kỳ và nghi lễ bất thường.

Nghi lễ thường kỳ là các nghi lễ mang tính chất truyền thống theo lịch tết quy định hàng năm. Trong các ngày lễ tết,thắp hương bàn thờ mời tổ tiên hưởng lễ là việc làm không thể thiếu của mọi gia đình. Cả ba dân tộc đều có ba tết lớn nhưng đồng thời cũng là 3 tết lớn cúng tổ tiên đó là: tết nguyên đán, tết tảo mộ 3/3 và tết 14/7. Vào những ngày này các gia đình thường mổ lợn, gà, vịt, làm các món ăn ngon để cúng tổ tiên.

Nghi lễ bất thường có nhiều loại. Trong đó, đặc biệt có nghi lễ tạ tổ. Khi gia đình gặp hoạn nạn hoặc có người ốm đau, hoặc có gia súc chết dịch,v… gia chủ đI xem bói nếu thầy bói cho rằng tổ tiên quở trách, họ phảI sắm lễ vật mời thầy đến cúng tạ tổ tiên tạI nhà hoặc tạI mộ. NgoàI ra, vì tổ tiên được coi là vị thần bản mệnh, có vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh của gia đình nên mỗi khi các gia đình có các việc lớn như cưới xin, ma chay, làm nhà, thậm chí có con cháu đI làm ăn hoặc học tập ở xa v.v… đều phảI sắm lễ vật hoặc thắp hương trình báo, xin phép tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ.

2.3. Thờ tổ tiên dòng họ:

NgoàI thờ cúng tổ tiên ở trong gia đình ra, ởmột số dòng họ Tày, Nùng, Choang còn có tục thờ dòng họ. NơI thờ dòng họ của các gia đình Tày, Nùng được chọn tương đối đa dạng, có thể là một gốc cây, một góc rừng, một hòn đá, hay một nhà thờ họ. So với người Tày, Nùng thì việc thờ cúng dòng họ của người Choang lớn hơn về quy mô cũng như hình thức tổ chức. Mỗi dòng họ thường có nhà thờ họ riêng, hàng năm vào những ngày quy định hoặc vào dịp tảo mộ 3/3 âm lịch con cháu trong dòng họ tụ tập để tế tổ. Lễ tế tổ của Họ Lương ở ngoạI thành Nam Ninh, Quảng Tây hàng năm tổ chức vào vào ngày 18/3 âm lịch ở miếu Bạch Sơn thu hút tớI hàng ngàn con cháu họ Lương về dự .Tương truyền tổ tiên họ Lương từ Hồ Nam đến Nam Ninh từ đời Tống thế kỷ XI. Nhìn chung so với việc thờ cúng tổ tiên gia tộc, việc thờ cúng dòng họ ở cả người Tày, Nùng và Zhuang đều không phổ biến, bởi không phảI ở bất cứ dòng họ nào, bất cứ địa phương nào cũng có tục thờ cúng dòng họ.

2.4. Thờ tổ sư

Những người làm nghề thầy cúng Tày, Nùng, Choang ngoàI thờ cúng tổ tiên gia tộc như các gia đình khác ra họ còn thờ các vị tổ sư là những người truyền nghề thầy cúng cho tổ tiên gia đình. Việc thờ cúng các vị tổ sư trong gia đình thầy cúng chính là sự phản ánh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vốn là tín ngưỡng bản địa của cả ba dân tộc. Bên cạnh việc kế thừa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gia tộc của người Tày, Nùng, Choang nói chung, thờ cúng tổ sư trong các gia đình thầy cúng còn đồng nghĩa với thờ cúng tổ nghề theo một hệ thống nhất định theo các cấp độ sau:

- Thờ tổ tiên của gia đình nói chung (bao gồm cả những người làm nghề thầy cúng của gia đình từ nhiều đời trước)

- Thờ tổ tiên sinh ra nghề thầy cúng của gia đình, ( các thầy cha, thầy mẹ đã truyền nghề cho người làm thầy cúng đầu tiên của gia đình)

- Thờ thầy cha, thầy mẹ của bản thân người đang làm thầy cúng (gồm cả những người đã chết và những người đang sống)

- Thờ tổ nghề thầy cúng gồm các thiên tướng và binh mã, bao gồm có Cha (Ngọc Hoàng Thượng đế) và Mẹ (Phật lớn hay là Phật bà quan âm),v.v…

Về cơ bản quan niệm về thờ tổ nghề thầy cúng ở cả ba dân tộc đều như nhau, đIều khác nhau chủ yếu là mỗi dân tộc mỗi địa phương có các loạI thầy cúng khác nhau nên ít nhiều có sự sai biệt trong cách thức thờ cúng, nghi thức thờ cúng.

2.5. Thờ thổ địa-tổ tiên làng bản

ở mỗi làng bản của người Tày, Nùng, Choang đều có một miếu thờ thổ địa chung cho cả bản. Đây là thần bảo hộ cho toàn bản. Miếu thổ địa chủ yếu thờ người có công khai làng lập bản hoặc thờ người có công với dân bản được dân bản coi là tổ tiên của bản. NgoàI ra, ở nhiều địa phương thuộc cả khu vực Tày, Nùng và Choang đều có quan niệm tổ tiên gia đình sau ba đời trở lên có thể hoá thành thần thổ địa trông coi làng bản. Vì vậy có thể nói thần thổ địa cũng chính là thần tổ tiên xa của các gia đình và cũng có nghĩa là những người đã từng có thời gian ở lâu trong bản. Trong quan niệm của người dân, thần thổ địa được hình dung như một vị trưởng lão đáng kính của bản, các công việc lớn bé trong nhà ngoàI bản đều phảI hỏi ý kiến ông. Vì vậy ở nhiều khu vực người Tày, Nùng, Choang có tục ngày 30 tết các gia đình làm cỗ mang ra cúng mời thổ địa ăn tết trước với ý nghĩa tôn kính. Chỉ sau khi mời thổ địa ăn cỗ rồi cả bản mới chính thức được ăn tết.

Nghi lễ thờ cúng thần thổ địa ở cả ba dân tộc cũng tương tự nhau, có nghi lễ thường kỳ và nghi lễ bất thường. Thường thì mỗi bản có quy định tế thần thổ địa vào một ngày cố định trong năm, chủ yếu là vào các tháng đầu năm, liên quan đến việc cầu mùa và cúng cầu an giảI hạn cho dân bản. Lễ này do dân bản góp tiền làm lễ. NgoàI ra, khi các gia đình có việc cần thỉnh cầu hoặc cần báo cáo xin phép thổ địa, họ có thể mua sắm lễ vật đến cúng thần.

ĐIểm khác nhau cơ bản trong việc thờ cúng thổ địa ở các dân tộc Tày, Nùng, Choang là ở các tiểu tiết như cách thiết chế miếu thờ, thời đIểm tổ chức tế lễ hoặc cách thức tổ chức tế lễ . Đa số các khu vực Tày, Nùng, Choang việc lập miếu thờ thổ địa khá đơn giản, chủ yếu là một ngôI miếu nhỏ đơn sơ trong có đặt bàn thờ và bát hương, có khi chỉ cần đặt một ống hương dưới hõm của một gốc cây to. Tuy nhiên hiện nay ở một số vùng người Choang như ở vùng ngoạI thành Nam Ninh người ta đã cầu kỳ mua tượng đặt trong miếu thổ địa. NgoàI ra, ở một số khu vực người Choang còn thờ các vị thần xã hội mang tính chất liên bản – quản thôn to gồm vàI ba xóm . Hoặc một số địa phương như ở huyện Mã Sơn của Quảng Tây ở mỗi đường phố người ta còn xây dựng các miếu thổ công đường phố quy mô tương đối lớn, nội dung thờ cúng tương tự như thờ thổ địa bản, làng.

2.6. Thờ thần dân tộc

ở một số địa phương dọc biên giới Việt – Trung như ở các huyện Tịnh Tây, Thiên Đẳng của Quảng Tây và khu tự trị Choang Vân Sơn của tỉnh Vân Nam và một số huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn của Việt Nam có khá nhiều nơI lập miếu thờ Nùng Trí Cao , người được tôn là anh hùng dân tộc của nhóm các dân tộc Tày, Nùng, Choang ở khu vực này. Khoảng giữa thế kỷ XI Nùng Trí Cao là thủ lĩnh của khu vực này. Năm 1053 ông bị nhà Tống đánh bạI, tàn quân chạy dạt về huyện Nguyên Giang giáp với Xixoangbana của Vân Nam. Nùng Trí Cao được dân chúng của ba dân tộcTày, Nùng và Choang thuộc khu vực nói trên thờ cúng và tôn là thiên tử. Việc thờ cúng ở hai bên tương tự như nhau, ngoàI miếu thờ ra người ta còn thờ cúng ở trong nhà, có gia đình thờ ở bàn thờ, có gia đình thờ ở ngoàI sàn. Riêng thời gian tổ chức cúng tế và cách thức cúng tế ở mỗi địa phương không giống nhau, có nơI cúng vào tháng 5, có nơI tháng 6 hoặc tháng 7.

Đền thờ Nùng Trí Cao có ở cả Việt Nam và Trung Quốc, tuy số lượng đền không nhiều nhưng tương đối bề thế và có ảnh hưởng trong phạm vi khu vực rộng lớn, vào các dịp lễ tết hoặc các ngày 1, 15 âm lịch hàng tháng thu hút khá đông dân chúng từ các nơI mang lễ vật về cúng tế.

Việc thờ Nùng Trí Cao với tư cách là vị thần dân tộc của người Tày, Nùng, Choang chỉ phổ biến trong một khu vực cư trú nhất định của người Tày, Nùng ,Choang, vùng bắc Choang và các khu vực Tày, Nùng khác ngoàI Cao Bằng, Lạng Sơn hầu như không có thờ Nùng Trí Cao. Tuy nhiên, thông qua hiện tượng thờ Nùng Trí Cao có thể thấy rằng vào trước thế kỷ XI khu vực biên giới Việt Trung chưa phân định, các dân tộc khu vực này là một và có chung một thủ lĩnh. ĐIều đó cũng chứng tỏ có sự liên hệ khá mật thiết về phong tục tập quán và tín ngưỡng giữa các cư dân trong khu vực cư trú này.    

3.Thờ thần tự nhiên

Sản xuất nông nghiệp là phương thức sản xuất truyền thống lâu đời của người Tày, Nùng, Choang. Để cầu mong được mùa, có cuộc sống no đủ, bình an người ta chỉ biết trông chờ vào sự thuận lợi của thiên nhiên. Vì vậy có thể nói sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng cổ sơ của người Tày, Nùng, Choang liên quan chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp và làm ăn sinh sống. Căn cứ vào tính chất và ý nghĩa thờ cúng đối với các loạI thần, có thể tạm phân chia các vị thần tự nhiên ra thành các loại : thần quản môI trường thiên nhiên, thần quản việc sản xuất, thần bảo hộ bình an.

3.1. Các thần trong môI trường tự nhiên

Mưa, nắng, gió, ánh sáng,v.v… là các yếu tố thiên nhiên vũ trụ có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của con người. Trong các hiện tượng tự nhiên thì nắng, mưa, sấm chớp là các dấu hiệu dự báo về thời tiết khí hậu mà người làm nghề nông rất quan tâm. Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, các dân tộc Tày, Nùng, Choang sùng bái các hiện tượng tự nhiên và tôn chúng thành các vị thần cai quản và đIều phối môI trường tự nhiên của mình.

Mặt trời mang lạI ánh sáng và sự sống muôn loàI trên mặt đất. Người Tày, Nùng, Choang có khá nhiều truyền thuyết xung quanh mặt trời như chuyện làm mặt trời, chuyện mặt trời sinh con, chuyện bắn mặt trời , chuyện gà đI tìm mặt trời và chuyện mặt trời cùng mặt trăng kết hôn,v.v… Thờ thần mặt trời là hiện tượng khá phổ biến ở các khu vực cư trú của người Choang ở tỉnh Vân Nam. Đây là một nghi lễ long trọng mang tính chất cộng đồng được tổ chức vào một ngàyđẹp trời trong các tháng giêng hoặc tháng hai gọi là lễ tế mặt trời. Lễ vật tế mặt trời bắt buộc phảI có con gà trống đẹp dùng để tế sống. ĐIều này liên quan đến truyền thuyết cho rằng gà có khả năng gáy gọi mặt trời thức dậy.

Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu không chỉ đối với sinh hoạt của con người mà còn đối với việc trồng trọt. Các nghi lễ liên quan đến việc thờ nước của 3 dân tộc khá đa dạng và phong phú. Họ có cả một loạt các thần trông coi về nước, cao nhất trên trời có mẹ trời quản mưa gió và thần sấm , dưới đất có long thần, thuỷ thần, thần sông, thần suối, thần ao hồ,v.v… Các nghi lễ liên quan đến việc cúng tế các vị thần này cũng rất đa dạng muôn hình muôn vẻ tuỳ theo từng địa phương và tuỳ theo quan niệm của từng nhóm ,ngành ở mỗi dân tộc. Các nghi lễ chủ yếu liên quan đến việc cầu mưa, cầu nước, có các nghi lễ tổ chức định kỳ hàng năm và có các nghi lễ bất thường. Các nghi lễ bất thường phần lớn được tiến hành khi có hạn hán xảy ra cần phảI tế thần cầu mưa, cầu nước.

Từ tâm thức thờ nước đã nảy sinh nhiều sinh hoạt nghi lễ khá đặc sắc. Chẳng hạn ở huyện Đông Lan của Quảng Tây có tục thờ thần ếch, coi thần ếch là con gái của thần sấm , tôn làm mẫu thần trở thành hình tượng của sự tốt lành, hàng năm tổ chức lễ hội ếch rất náo nhiệt kéo dàI trong nửa cuối tháng giêng âm lịch. Hoặc cũng từ tâm thức thờ nước dẫn đến những kiêng kỵ khá đặc biệt, ví dụ như coi cầu vồng là đIềm xấu, nơI cầu vồng chúc xuống sẽ bị mất nước vì cầu vồng hút nước. Vì vậy ở bản làng nào bị cầu vồng chúc xuống người ta phảI mổ lợn để tế cầu vồng giảI hạn.

Lửa là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Liên quan đến việc sùng kính thần hoả có khá nhiều nghi thức đặc biệt. Ví dụ ở một số nơI người Choang có tục khi nấu ăn bỏ thức ăn vào lửa để tế thần. Có thể từ tâm thức thờ thần hoả đã dẫn đến tục thờ thần bếp, một vị thần tương đối phổ biến trong các gia đình Tày, Nùng, Choang. Hàng năm vào đêm 30 tết họ có  tục dán giấy đỏ bàI vị lên bếp đồng thời bày lễ vật cúng thần bếp.

Tuy mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng cả ba dân tộc Tày, Nùng, Choang đều có cùng tâm thức chung là thờ các vị thần ánh sáng, nước, lửa. Nhìn chung việc thờ mặt trời, nước, lửa đều ít nhiều có liên quan đến các truyền thuyết giảI thích về sự xuất hiện mặt trời ,nước và lửa của người Tày, Nùng, Choang. Nói cách khác, các vị thần trong truyền thuyết đã được họ biến thành đối tượng thờ cúng. So với người Choang thì ở người Tày, Nùng các nghi thức thờ cúng không phong phú sinh động bằng. Có những nghi lễ như tế mặt trời hầu như ở vùng người Tày, Nùng không có. Hoặc so với người Tày, Nùng thì các nghi lễ liên quan đến cầu mưa, cầu nước của người Choang phong phú và đa dạng hơn.         

NgoàI ra, trong môI trường tự nhiên còn khá nhiều yếu tố thiên nhiên hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến đời sống và các hoạt động sản xuất của con người như núi non, cây cối, đá, cỏ, chim muôngv.v…mà ứng với mỗi loạI hình thiên nhiên này người dân lạI có các vị thần tương ứng để cầu cúng. Sơn thần chủ yếu được người ta cầu cúng mỗi khi lên rừng chặt cây hoặc đI săn. Cúng thần cỏ để cầu cho cỏ mọc nhanh, nhiều và tốt. Cây và đá được coi là nơI trú ngụ của thần linh, là hoá thân của thần linh . Khá nhiều nơI chọn cây to hoặc đá to làm nơI thờ thần núi. Cây có nhiều loạI như thần cây bảo mệnh (bảo thọ cho con người, bảo hộ cho làng bản), thần cây tổ tiên (cây đạI diện cho một dòng họ), thần cây thổ địa (cây là nơI trú ngụ của thần thổ địa),v.v… Liên quan đến việc thờ cúng cây có khá nhiều tục lệ đặc biệt, chẳng hạn tục cho trẻ em ốm yếu nhận cây làm cha nuôI, tục trồng cây để cầu sức khoẻ cho người già và trẻ nhỏ,v.v… Tương tự thần đá cũng có nhiều loạI như thần đá thổ địa bản (thường là một hòn đá nằm bên cạnh một cây to), đá có hình quái dị , thần đá ruộng, thần đá bảo hộ cây quả, thần đá trên đèo (lập Bồ tát làm thần đá) giúp người đI lạI bình an, v.v…

Nói tóm lạI, việc sùng bái và thờ cúng các vị thần trong môI trường tự nhiên của người Tày, Nùng,Choang về sâu xa là phản ánh ý thức của người dân về vai trò quan trọng của môI trường tự nhiên đối với đời sống con người. Chính nhờ có tín ngưỡng này đã gián tiếp giúp người dân có ý thức bảo vệ môI trường sống của mình.

3.2. Các thần liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp

Thờ cúng các vị thần liên quan đến lao động sản xuất là một hiện tượng tín ngưỡng phổ biến trong đời sống của các cư dân Tày, Nùng, Choang. Trong số các vị thần liên quan đến hoạt động sản xuất thì các vị thần nông nghiệp chiếm số đông, được thờ cúng dưới các hình thức và nghi lễ khác nhau, tựu trung lạI có các vị thần chủ yếu sau: Thần trăng, thần ngũ cốc, thần ruộng, thần lúa, thần trâu, thần cỏ, thần vựa thóc, thần nông cụ,v.v… Đây là các vị thần được thờ phụng trong tâm thức, không lập đền miếu, không có bàn thờ cố định mà chỉ tổ chức nghi lễ cúng tế vào những dịp quy định trong năm hoặc những khi có việc cần thỉnh cầu.

Do ảnh hưởng của tư duy nông nghiệp lúa nước nên trong tâm thức của cả ba dân tộc đều cho rằng mặt trời là cha chủ về thái dương, mặt trăng là mẹ chủ về thái âm, nên đã gắn trăng với vai trò của người mẹ lớn cai quản trần gian về nhiều việc, nhất là sản xuất nông nghiệp. Thờ thần trăng thông qua tổ chức nghi lễ nhập hồn mời Nàng Trăng là một hình thức nghi lễ khá phổ biến ở dọc khu vực biên giới Việt Trung gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn của Việt Nam và các huyện tiếp giáp hoặc gần Việt Nam của Quảng Tây như Tịnh Tây, Đức Bảo, ĐạI Tân, Thiên Đẳng,v.v… Cách thức tổ chức ở cả hai bên đều như nhau, đều có chung tên gọi là Mời Nàng Hai (tức Mời Nàng Trăng) nhưng ở bên Việt Nam, hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú trở thành lễ hội cầu mùa lớn của một vùng.

Quan niệm vạn vật hữu linh thể hiện khá rõ trong tín ngưỡng thờ các vị thần liên quan đến sản xuất nông nghiệp của ba dân tộc. Khá nhiều sự vật liên quan đến hoạt động sản xuất được họ tôn thành thần và gắn với các hoạt động thờ cúng. Ruộng có thần ruộng, lúa có thần lúa, ngũ cốc có thần ngũ cốc, cỏ có thần cỏ,v.v…Thậm chí đến các đồ dùng sản xuất như cày, bừa, cuốc,v.v… cũng có thần cai quản gọi là thần nông cụ. Trâu là con vật gắn bó với nghề nông, có công giúp người cày bừa, được người dân đặc biệt quý trọng, các dịp lễ tết lớn cũng nhớ đến trâu, cho trâu ăn tết bằng những thức ăn ngon . Lễ cúng thần trâu của người Choang được tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm vì theo truyền thuyết ngày 8/4 là ngày trâu được phái xuống trần gian nên được coi là ngày sinh nhật của trâu. Lễ cúng thần trâu của người Tày, Nùng được gọi là lễ “gọi vía trâu” thường được tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch. Về cơ bản ý nghĩa của việc thờ cúng các vị thần liên quan đến sản xuất ở cả ba dân tộc đều tương tự như nhau. ĐIều khác nhau chủ yếu là mỗi nơI có cách tổ chức nghi lễ tuỳ theo phong tục của địa phương mình. ĐIều đó do nhiều nguyên nhân, có thể do mùa vụ sản xuất ở các địa phương không giống nhau dẫn đến có sự tương đồng và dị biệt vốn là đặc đIểm chung của văn hoá dân gian. NgoàI ra, có một số thần như thần cỏ, thần nông cụ, v.v… ở người Tày, Nùng không phổ biến bằng ở người Choang.

Trên đây là những đIểm tương đồng và dị biệt cơ bản trong các hình thức tín ngưỡng dân gian truyền thống chủ yếu của ba dân tộc Tày, Nùng, Choang. NgoàI ra, có thể tìm thấy nhiều đIểm trương đồng khác thông qua đội ngũ các thầy hành nghề cúng báI, qua quan niệm về thế giới thần linh và đặc biệt là thông qua các nghi lễ thờ cúng,v.v… Nhìn chung dù ở hình thức tín ngưỡng nào thì đIểm tương đồng vẫn là chủ yếu, đIểm khác nhau chỉ là ở hình thức. Lý giảI sự tương đồng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên và nguyên nhân cơ bản nhất là cả ba dân tộc đều có cùng một nguồn gốc lịch sử . Vì có quan hệ gần gũi về nguồn gốc, tương thông ngôn ngữ, đó là nền tảng cơ bản tạo nên sự tương đồng về văn hoá và phong tục tập quán tộc người. Nói cách khác cả ba dân tộc đều có chung một cội nguồn văn hoá đó là văn hoá Bách Việt./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114530102

Hôm nay

2271

Hôm qua

2297

Tuần này

2271

Tháng này

216798

Tháng qua

0

Tất cả

114530102