Diễn đàn

Từ "cả vú lấp miệng em" đến "Biết thì thưa thốt..."

  VHNA: Tạp chí Văn hoá Nghệ An số 144 phát hành ngày 10/3/2009 trong chuyên mục Khách mời của tạp chí  có đăng phần hai nội dung phỏng vấn giáo sư Nguyễn Tài Cẩn của phóng viên tạp chí VHNA. Ngày 5/6/2009, trên báo Công An Nghệ An, ông Nguyễn Quốc Anh(NQA) đã có bài Những định kiến lạ lùng trao đổi lại. VHNA đã nhận được một số bài trao đổi lại với ông NQA. Để rộng đường dư luận, nhất là những vấn đề có tính chất, và ý nghĩa học thuật, chúng tôi đăng bài viết sau của tác Thanh Hà.

Tôi được một người bạn báo tin và cho mượn tờ báo Công an Nghệ An số 1113 ra ngày 5/6/2009 vì có bài Những định kiến lạ lùng của ông Nguyễn Quốc Anh(NQA) nào đó viết để trao đổi với giáo sư Nguyễn Tài Cẩn về bài trả lời phỏng vấn tạp chí Văn hoá Nghệ An(VHNA) của giáo sư đăng trên VHNA số 144 ra ngày 10/3/2009. Đọc bài báo báo này, dù không phải/được là nhà văn như ông (tôi đoán vậy qua bài viết của ông), nhưng cũng xin mạo muội có mấy lời thưa thốt như sau:

1; Là nhà văn mà ông NQA viết câu còn sai lỗi ngữ pháp và chính tả. Dẫn chứng: Câu cuối cùng trong bài  của ông NQA  là: Bèn viết bài này và mong Giáo sư và bạn đọc phúc đáp. Câu này không có chủ ngữ, và giáo sư là danh từ chung, không cần viết hoa.

2; Hình như ông NQA chưa có được những kỹ năng, thao tác khoa học sơ đẳng tối thiếu. Dẫn chứng: Ông NQA trích dẫn không nguyên văn vậy nên người đọc(bài của ông NQA) không biết và hiểu được nguyên vẹn và đúng nội dung các  câu trả lời của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn  nói: “Và điểm thứ ba trong những lời hay đồn đại là thói quen hay mất đoàn kết, ít chịu chấp nhận nhau, hợp tác với nhau nhất là khi ở cùng địa phương với nhau, hay trong cùng cơ quan với nhau. Nếu có, điểm này cũng rất tai hại. Nếu không còn nữa thì cũng phải đề cao cảnh giác, đề phòng nó tái xuất hiện trở lại”. Ông NQA đã trích và cắt cụt theo chủ ý của mình  như sau: “trong những lời đồn đại là thói quen hay mất đoàn kết”.

Qua một dẫn chứng trên cũng đủ biết tư thế và tư cách của ông NQA trong trao đổi học thuật ở tầm nào.

3; Các nội dung khác còn lại trong các bài viết của ông NQA thiết nghĩ không cần phải trao đổi hay là “phúc đáp” như ông ấy “mong” vì thiển nghĩ rằng cái cung cách thao tác và tư duy của ông ấy cũng đủ để biết nội dung và  giá trị nó. Mà qủa thật, đọc bài của ông NQA thì thấy ông đứng ngoài những người có tư duy khoa học nhưng lại muốn tỏ vẻ ta đây hiểu biết. Những điều ông viết như món nhút của xứ Nghệ nhà ta vậy. Mít xanh, cà vàng, ngon đậu … và NQA, mỗi thứ một tý.

4; Ông NQA có nói rằng : Theo tôi, cả ba ý kiến của Giáo sư nêu cần thiết phải trao đổi cho ra lẽ để tránh tình trạng “Cả vú lấp miệng em”. Xin hỏi: Theo ông thì ai “cả vú lấp miệng em”? Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn hay ông? Nhân ông sử dụng thành ngữ “cả vú lấp miệng em” để nói về giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, tôi cũng sực nhớ tới một thành ngữ khác là: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Không biết thành ngữ này nếu vận vào ông NQA trong trường hợp này có phù hợp không?

 5; Đầu đề bài viết của ông NQA là: Những định kiến lạ lùng. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn định kiến với người Nghệ (như ông nghĩ và viết ra) hay là ông định kiến với giáo sư Nguyễn Tài Cẩn - một nhà khoa học thực sự đã được giới khoa học quốc tế thừa nhận? Đông đảo bạn đọc chắc hẳn sẽ nhận ra ai là kẻ có định kiến. Vấn đề đặt ra là tai sao kẻ đó lại có định kiến không mấy tốt đẹp như vậy? Đến đây tôi lại nhớ được thêm một thành ngữ: Ghen ăn tức ở.

6; Dù không phải là nhà văn, hay là nhà gì đó như ông và nói toàn những thuật ngữ của triết học như “phủ định của phủ định”…nhưng tôi cũng sưu tầm được hai ý kiến có nói liên quan đến tính cách người Nghệ của hai vị lãnh đạo mà tôi rất kính trọng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội khoa học lịch sử Việt Nam và cố Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Võ Thúc Đồng. Tôi xin đề nghị toà soạn cho đăng hai ý kiến này để qua đó quý bạn đọc hiểu thêm về trả lời phỏng vấn của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và bài trao đổi của ông NQA./.

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114517264

Hôm nay

2214

Hôm qua

2397

Tuần này

2611

Tháng này

215203

Tháng qua

121009

Tất cả

114517264