Tin tức
Hội thảo khoa học Đền Khai Long: Giá trị lịch sử, văn hóa, giải pháp bảo tồn và phát huy
Toàn cảnh Hội thảo
Sáng 02/11, Hội Khoa học lịch sử Nghệ An phối hợp với huyện Đô Lương tổ chức hội thảo khoa học “Đền Khai Long: Giá trị lịch sử, văn hóa, giải pháp bảo tồn và phát huy”.
Dự hội thảo có PGS.TS Đinh Quang Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Nguyên Viện trưởng Viện Sử học, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Nghiên cứu lịch sử; PGS.TS Nguyễn Trọng Xuân - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội KHLS Nghệ An; Th.s Nguyễn Quốc Hồng - Ủy viên BCH TW Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội KHLS Nghệ An; các PGS.TS nghiên cứu lịch sử, các PGS.TS Viện Hàn lâm khoa học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các nhà nghiên cứu,… lãnh đạo huyện Đô Lương, xã Trung Sơn, đại diện dòng họ Ngô Việt Nam và dòng họ Nguyễn Cảnh.
Các thành viên Chủ trì Hội thảo
Đền Khai Long được xây dựng cách ngày nay hàng trăm năm, tọa lạc tại làng Rú Đền, xã Thuần Trung, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, nay là xóm 1, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương. Nguyên xưa đền có 3 tòa, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Trải qua chiến tranh, biến cố thời gian, đền đã hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng.
Năm 2022, được sự thống nhất của các cơ quan chức năng và sự đóng góp công đức của các nhà hảo tâm, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Trung Sơn đã khôi phục được 1 tòa đền để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương.
Hiện nay, tại di tích còn lưu giữ được 22 sắc phong từ thời Lê đến thời Nguyễn. Trong đó, có một số sắc phong có niên đại từ năm 1633, một tấm mộc bản ghi quá trình tu bổ tôn tạo và vị hiệu thần chủ của đền năm Tự Đức thứ 25 (1872) và một số hiện vật giá trị khác.
TS Nguyễn Quốc Hồng - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Nghệ An phát biểu tham luận.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã được nghe 6/18 bài tham luận, 5 ý kiến phát biểu trao đổi, trong đó tập trung vào 3 chủ đề chính: Giới thiệu về vùng đất Trung Sơn và những nhân vật thờ liên quan đến đền Khai Long; Các tài liệu, tư liệu lịch sử liên quan đến đền Khai Long và Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Khai Long.
Hội thảo đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung như: Khẳng định nhân vật thời tại đền Khai Long là Khai Long Sứ quân và phối thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan.
PGS. TS Đinh Quang Hải phát biểu kết luận Hội thảo.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, PGS. TS Đinh Quang Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia; nguyên Viện trưởng Viện sử học đã đánh giá cao chất lượng của buổi Hội thảo, đồng thời cũng yêu cầu các nhà nghiên cứu tiếp tục sưu tầm các tài liệu liên quan đến di tích. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đến công tác phục hồi di tích cũng như nâng cao hiệu quả công tác phát huy giá trị di tích đền Khai Long trong thời gian tới.
tin tức liên quan
Videos
Bế giảng Lớp truyền dạy năng khiếu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong cộng đồng tại thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên năm 2024
Thơ tượng trưng và thơ siêu thực (Qua cảm nhận của Chế Lan Viên về thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê)
Liệt sĩ Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện - cánh én báo hiệu mùa Xuân
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - 20 năm xây dựng và phát triển
Giao lưu nghệ thuật Fashion show “Nhịp sống trẻ”
Thống kê truy cập
114517259
2209
2397
2606
215198
121009
114517259