Hòa giải và giảng hòa một cách chân tình không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ
Nelson Maldela
Hòa giải và giảng hòa một cách chân tình không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ
Nelson Maldela
Trong quan hệ quốc tế nói chung, vấn đề xin lỗi và bồi thường chiến tranh là một vấn đề luôn song hành với quan hệ giữa các nước trong quá trình hàn gắn vết thương để đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đây là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đề cập theo góc độ xã hội, lịch sử. Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay đã được bình thường hóa từ năm 1995 và năm 2013 hai nước đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác toàn diện” trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, khi nói đến những khó khăn trong quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, vấn đề bồi thường chiến tranh mà tổng thống Mỹ cho Việt Nam sau năm 1975 dường như vẫn là một đề tài tiếp tục được đề cập mặc dù đây là một trong các nội dung đã được nêu trong các cuộc trao đổi liên quan đến lịch sử quan hệ Việt – Mỹ. Có ý kiến của các nhà nghiên cứu Mỹ là do phía Việt Nam quá tự tin vào chiến thắng? Lại có ý kiến cho rằng chính Việt Nam do không nắm bắt được thông tin đầy đủ về nội bộ Mỹ nên đã không linh hoạt trong chính sách để rồi “bỏ lỡ cơ hội” bình thường hóa với Mỹ.Liệu đây có thật sự là các lý do có sức thuyết phục hay không? Việc nghiên cứu lại một kinh nghiệm lịch sử dựa theo cách tiếp cận mới đôi sẽ không khách quan và phù hợp nhưng vẫn sẽ là một điều lý thú. Có nhiều góc độ luận giải đã được đưa ra để lý giải cho sự việc này. Tuy nhiên, là một nhà nghiên cứu Mỹ dưới góc độ lịch sử và văn hoá, tác giả mạo muội tiếp cận dưới góc độ văn hóa chính trị để phân tích “kinh nghiệm lịch sử” này. Những nội dung được tác giả phân tích trong bài không phải là để “đào bới” lại quá khứ, hay phê phán một ai, một bên nào, mà chỉ đơn giản là trên cơ sở những thực tế lịch sử đã có, theo cách nhìn nhận đa chiều, góp phần giải thích một vấn đề vẫn còn có ý kiến khác biệt trong quan hệ hai nước:
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, việc xin lỗi và bồi thường chiến tranh giữa các chủ thể đã luôn là việc diễn ra sau mỗi lần kết thúc xung đột hay chiến tranh. Đây là một hành vi thường được nhìn nhận là hợp lý làm dịu căng thẳng. Kể từ sau chiến tranh thế giới II kết thúc, trước nhu cầu xóa bỏ tội lỗi cũ, vấn đề xin lỗi và bồi thường chiến tranh của các chính phủ, các tổ chức đã có hành động phi nhân đạo đã trở nên có chiều hướng gia tăng. Chính vì vậy, việc yêu cầu chủ thể vi phạm phải có hành vi xin lỗi hay bồi thường cho những nước bị coi là nạn nhân đã được khuyến khích. Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cũng có thiên hướng nhấn mạnh vào việc gắn các hoạt động này với quá trình hòa giải giữa các nước. Trường hợp của Đức và Nhật bản là hai trường hợp được các nhà nghiên cứu phân tích khá kỹ. Sau chiến tranh thế giới II, Đức đã phải trả một khoản bồi thường khá lớn về những tội ác trong chiến tranh trong khi việc này đối với Nhật bản là không hề dễ thực hiện. Cộng hòa Liên bang Đức đã có những bước hòa giải lớn với các nước cựu thù khác. Quan hệ giữa Pháp và Tây Đức là một điển hình. Chỉ với một khoản bồi thường nhỏ và khoảng nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, Pháp và Đức đã quan hệ rất gần gũi gần như có đồng ý kiến trong nhiều vấn đề ở châu Âu, đặc biệt là trong phạm vi cộng đồng Than thép[1].
Xét về mặt pháp lý[2], Hiến chương LHQ đã ghi nhận tiền lệ truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tếđối với quốc gia đã phạm phải tội ác quốc tế, đồng thời định chếnguyên tắc hợp tác quốc tếvà nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tếbằng biện pháp hòa bình, từ bỏ quan điểm vềsử dụng vũ lực đã kéo dàinhiều thếkỷ. Theo Khoản 2, Điều 3 của Công ước "Về trách nhiệm của quốc gia vì các hành vi trái Luật quốc tế" được ban hành năm 2001 quy định trách nhiệm bồi thường đầy đủ phát sinh trong trường hợp thiệt hại xảy bởi các hành vi trái Luật quốc tế, nghĩa là quốc giả phải bồi thường cho thiệt hại là kết quả của hành vi trái luật gây ra. Điều 31 của Công ước này cũng quy định chínhphủ có trách nhiệm phải bồi thường đầy đủ thiệthại do hành vi trái Luật quốc tếcủa mình gâyra, thiệt hại là tổn thất bất kỳ cả vềvật chất vàtinh thần. Điều 34 Công ước đã quy định vềhình thức bồi thường, theo đó bồi thường đầy đủ thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm Luật quốc tếđược thực hiện dưới các hình thức: phục hồi, hoànlại, hoặc kết hợp cả hai hình thức đó theo nội dung chương II Phần 2 Công ước.
Theo quy định của Công ước thì đền bù là việc bồi thường thiệt hại vật chất được thể hiện bằng tiền, hàng hoá hoặc các dịch vụ. Tổng số thiệthại cần đền bù, theo nguyên tắc, thường ít hơn nhiều so với thiệt hại thực tếgây ra bởi chiến tranh. Ví dụ, theo quyết định của Hội nghị Crime (1945), Đức phải đền bù lên tới 20 tỷ USD, mặc dù trên thực tếthiệt hại đã gây ra cho Liên Xô khi đó rất khó có thể bù đắp; hoặc theo phán quyết của Tòa án quốc tế(ICJ) LHQ (1996) chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường cho Iran 131 triệu USD vì vụ quân đội Mỹ bắn rơi máy bay dân sự Iran[3]. Trong khi đó phục hồi là việc xây dựng lại tình trạng đã tồn tại trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Một trong các hình thức phục hồi là trả lại hiện vật tài sản đã bị quốc gia tham chiến tịch thu trái phép từ lãnh thổ của quốc gia đối địch. Đối tượng phục hồicó thể là tài sản bị tịch thu bất hợp pháp trong thời bình hoặc việc huỷ bỏ một văn bản pháp luật bất kỳ nào đó. Trong thực tiễn tư pháp đã phổ biến thuật ngữ “phục hồi pháp luật”, tức là làm thay đổi tình huống pháp lý, ví dụ: rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của luật đã được thông qua vi phạm các quy phạm. Vì vậy, khi chiến tranh giữa các quốc gia – chủ thể quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế, kết thúc, vấn đề bồi thường và giúp phục hồi nước bị xâm hại đôi khi được coi là một điều kiện không thể thiếu. Như vậy, khi kết thúc chiến tranh, việc Tổng thống Mỹ Nixon hứa bồi thường cho Việt Nam 3,2 tỷ USD theo điều 21 của Hiệp định Paris là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, xét về mặt văn hóa xã hội, xin lỗi hay bồi thường chiến tranh thường xuất hiện khi cần có kết thúc sự tranh cãi hay tranh thủ dư luận trong nước trong quan hệ với một nước cựu thù. Nếu so sánh trường hợp giữa Nhật bản và Đức sau chiến tranh thế giới 2 sẽ thấy rõ điều này. Đối với dư luận trong nước của Nhật bản thì vấn đề xin lỗi hay bồi thường cho các nước là nạn nhân đã tạo nên sự phản đối của phe bảo thủ trong nước với lập luận rằng vấn đề bồi thường sẽ tạo cớ cho các nước láng giềng thể hiện thái độ chống lại Nhật bản. Trong khi đó, nước Đức không gặp phải vấn đề như vậy. Những người theo phái bảo thủ tại nước Đức dường như lại muốn đây là dịp để nêu lại một giai đoạn lịch sử của quốc gia và không ngần ngại khi phải thừa nhận các tội ác do Hitle gây ra. Người Pháp đã nhìn nhận thực tế này như là một quá trình phát triển dân chủ và chuyển hướng tích cực của nước Đức[4]. Cho đến nay, hai nước là hai nước luôn có sự hòa hợp trong các chính sách được hoạch định và triển khai trong Liên minh châu Âu.
Nhu vậy, có thể thấy rằng chung vấn đề xin lỗi hay bồi thường chiến tranh tùy thuộc khá nhiều vào tình hình chính trị nội bộ của mỗi nước khi vấn đề này được đưa ra bàn cãi tại các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Hoàn cảnh văn hóa – xã hội của mỗi nước cũng ảnh hưởng đến phương cách xin lỗi hay bồi thường. Nền văn hóa chính trị của mỗi nước cũng là một nhân tố không thể không để cập khi xem xét vấn đề này trong quan hệ giữa các quốc gia sau mỗi cuộc xung đột bởi vì như nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích chính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội.
Từ khi Hợp chủng Quốc Hoa kỳ bản Hiến pháp năm 1789, chính phủ quốc gia đã thực sự dành cho Quốc hội thẩm quyền to lớn đối với các vấn đề kinh tế thiết yếu. Điều 1, Khoản 8 Hiến pháp Mỹ trao cho quốc hội quyền hành rất lớn trong lĩnh vực tài chính, đó là quyền quyết định thu và chi ngân sách – quyền đánh thuế, in tiền và vay tiền, điều tiết thương mại giữa các bang và với nước ngoài, chi tiêu cho “phòng thủ chung” và “phúc lợi chung”. Bất kể một đô la nào dành cho chính phủ liên bang chi dùng cũng phải được quốc hội duyệt theo luật định. Hiến pháp Mỹ đã quy định rõ “không có khoản tiền nào có thể được rút ra từ Ngân khố, nhưng sự phân bổ tiếp theo của nó được quyết định theo Luật pháp.”[6] Bên cạnh những khoản chi cho lĩnh vực đối nội, Quốc hội là người quyết định khoản tài chính mà tổng thống chi cho lực lượng vũ trang dưới quyền tổng thống, cũng như cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước Mỹ.
Theo quy định, Quốc hội đảm nhận trách nhiệm về pháp lý, chính trị và đạo lý là phải cung cấp đủ tài chính để duy trì công việc đối ngoại của Tổng thống và việc thực hiện các hiệp ước hay thoả thuận mà Tổng thống đã ký. Tuy nhiên, theo luật định quốc hội có thể từ chối việc cung cấp các khoản tài chính đó nếu như cơ quan này phát hiện ra rằng Tổng thống đã vượt qua quyền hạn của mình. Ngay cả khi Tổng thống đưa những lý lẽ hợp lý bảo vệ các hoạt động trong phạm vi quyền lực của mình, Quốc hội vẫn có quyền quy định mức độ của hoạt động đó. Mọi chương trình phục vụ cho hoạt động đối ngoại của Mỹ như viện trợ cho nước ngoài, số tài chính mà nước Mỹ có thể đóng góp cho các tổ chức quốc tế trong đó có Liên Hợp Quốc, ngân sách hàng năm giành cho hoạt động của Bộ ngoại giao và các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài đều chịu sự “quyết định” của quốc hội. Quốc hội còn là người quyết định cuối cùng số tài chính mà Tổng thống chi cho lực lượng vũ trang của nước Mỹ[7].
Hiến pháp cho phép Quốc hội Mỹ có quyền thảo luận về quy định thương mại quốc tế, về việc trừng phạt cướp biển, các tội phạm trên vùng biển quốc tế và những hành vi vi phạm luật pháp của các quốc gia, và về việc tuyên bố chiến tranh. Quyền của Quốc hội được sử dụng ngân sách của Bộ tài chính, được đánh thuế và chi tiền vì mục đích phòng vệ và phúc lợi chung thường xuyên có ảnh hưởng lớn đối với quá trình điều hành các công việc đối ngoại. Quốc hội cũng có quyền sử dụng các biện pháp trừng phạt để thể hiện quan điểm của mình cũng như để tạo ảnh hưởng của mình đối với một vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể. Quốc hội có thể ban hành đạo luật hạn chế buôn bán đối với một nước nào đó mặc dù Tổng thống vẫn có quyền xóa bỏ trừng phạt nếu như tổng thống cho rằng lợi ích quốc gia của nước Mỹ đòi hỏi. Và quyền lập pháp nói chung của Quốc hội khiến cho họ có quyền lực to lớn tác động tới hình thái và diễn biến của các mối quan hệ quốc tế. Trong giai đoạn sau này, quyền chi ngân sách của Quốc hội tiếp tục sẽ là một thứ vũ khí mạnh để Quốc hội tham gia vào các công việc của các nhánh khác trong hệ thống chính trị Mỹ, nhất là trong hoạt động đối ngoại. Ví dụ, năm 1986, Quốc hội đã giảm ngân sách quốc phòng mà chính quyền Reagan đề nghị với một khoản là 17,6 tỷ USD. Đây là một khoản cắt giảm khá lớn cho Nhà Trắng trong khá nhiều năm. Năm 1987, Quốc hội cũng đã bác bỏ việc thông qua khoản tiền từ 3 đến 5 triệu USD viện trợ quân sự cho phái đối lập ở Nicaragua chống lại chính phủ của nước này[8]. Năm 1996, nhiều cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ ngoại giao đã phải đóng cửa một thời gian do không có tài chính để hoạt động. Và một trường hợp đáng chú ý nữa là trong năm 2013, một nửa trong hệ thống của chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa khoảng một tháng do mâu thuẫn giữa hai Đảng về trần nợ công mà kết quả là việc ngân sách cho hoạt động của chính phủ đã không được thông qua.
Theo quy định của Hiến pháp, Hạ viện đưa ra mọi dự luật liên quan đến thu nhập, điều đó có nghĩa là mọi dự luật về đến thuế, quan thuế và cả các dự luật đối với hệ thống an ninh xã hội. Do đặc quyền được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật quy định về các khoản tiền chi tiêu cho chính phủ liên bang cũng do Hạ viện khởi xướng. Đặc quyền đưa ra các dự luật liên quan đến tài chính không có nghĩa là Thượng viện không có quyền sửa đổi các dự luật đó, nhưng quyền được làm nơi đầu tiên đưa ra các dự luật sẽ tạo được những điều khoản pháp lý, thường có thể bao gồm cả những giới hạn mà Thượng viện khó thể vượt qua nếu như Hạ viện muốn dự luật đó được thông qua.
Ngoài ra, mối quan hệ gắn bó giữa cử tri và các nghị sĩ trong hai viện của Quốc hội Mỹ cũng là nhân tố tăng thêm vai trò của thể chế này đối với các quyết định liên quan đến chi tiêu ngân sách. Sự nghiệp của các nghị sĩ quốc hội hầu như phụ thuộc vào việc cử tri có bầu họ trong các cuộc bầu cử định kỳ hay không bởi vì “giành thắng lợi trong cuộc tái tranh cử là điều các nghị sĩ mong muốn hơn bất kỳ kỳ thứ gì khi còn đương nhiệm”[9]. Trước áp lực tái cử, vấn đề tranh thủ sự ủng hộ của cử tri tại khu vực bầu cử là vấn đề không thể thiếu của mỗi nghị sĩ. Chính vì vậy, lời hứa về vấn đề phân bổ ngân sách cho các hoạt động của chính phủ đôi khi là nội dung được các nghị sĩ quốc hội dùng để tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri tại khu vực bầu cử của mình.
Một trong những ví dụ điển hình về vai trò hạn chế của Tổng thống trong lĩnh vực đối ngoại thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam là “quyền quyết định ngân sách” của Quốc hội đã ngăn cản nỗ lực bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.Nỗ lực hòa giải nghiêm túc với Việt Nam trong thời kỳ của chính quyền Jimmy Carter cũng vấp phải bức tường "bồi thường" thuộc quyền “quản lý hầu bao” của Quốc hội Mỹ.
Năm 2015 là năm kỷ niệm 20 năm Việt Nam và Mỹ được bình thường hóa. Tuy vậy, con đường đi đến bình thường hóa quan hệ không đơn giản và trải qua đầy trắc trở mà người dân và chính phủ hai nước đã phải cùng nhau giải quyết.
Ngay sau đại thắng mùa xuân, vào tháng 6 năm 1975, thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đã thông qua Liên xô đề nghị Mỹ xúc tiến bình thường hóa với điều kiện Mỹ bồi thường chiến tranh Việt Nam và có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam. Tiếp theo đó, Thủ tướng nói trước Quốc hội: "Việt Nam mời gọi Hoa Kỳ bình thường hóa và yêu cầu chính quyền Mỹ chi tiền tái thiết như đã hứa."[10]Trong các lần đàm phán để bình thường hóa quan hệ quan điểm của Việt Nam có phần cương quyết, được thể hiện trong phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền ngày 26 tháng 3 năm 1976: “Việc Hoa Kỳ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam là một nghĩa vụ không thể chối cãi, xét về mặt pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, về mặt pháp lý quốc tế cũng như đạo lý và lương tri của con người”[11]. Tuy vậy, vấn đề bồi thường chiến tranh cho Việt Nam được tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon hứa trong bức thư gửi cho thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trở thành một cản trở lớn[12]. Tuy nhiên, nội dung này đã không được Quốc hội Mỹ thông qua. Trong cả một thời gian, Việt Nam chúng ta lại coi đây là một cái cớ để phía Mỹ lảng tránh trách nhiệm sau chiến tranh của mình. Lý do là trong Hiệp định Paris 1973 đã ghi: "Thể theo truyền thống hào hiệp của mình, Hoa Kỳ sẽ tham gia giúp đỡ tái thiết (Việt Nam) sau chiến tranh". Và sau khi hai bên hoàn thành việc ký tắt, ngày 23 tháng 1 năm 1973, trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Lê Đức Thọ đã thỏa thuận được với trưởng đoàn đàm phán Mỹ Kissinger số viện trợ 3,25 tỷ USD, thêm vào đó Mỹ hứa viện trợ không hoàn lại mỗi năm 650 triệu USD. Việt Nam đã tin vào lời hứa này trong một thời gian khá dài[13]. Vậy thực chất của vấn đề là ở đâu?
Sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ buộc phải rút quân với tư thế kẻ thua cuộc. Mất mặt với một quốc gia bé nhỏ, “Mỹ không còn tâm trạng làm hòa.”[14] Việt Nam đã trở thành “hội chứng” ở nước Mỹ. Một đất nước, luôn theo “chủ nghĩa ngoại lệ”[15] - quan niệm cho rằng nước Mỹ là quốc gia đặc biệt, ở vị trí cao hơn các quốc gia khác đã làm cho người Mỹ bị chấn động và tổn thương khi phải chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh bi thảm trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chiến đầu tiên người Mỹ đã không thể giành thắng lợi. Bên cạnh đó, vụ Watergate, và việc Tổng thống Nixon phải từ chức cùng với sự xáo động chính trị trong lòng nước Mỹ thời kỳ giữa những năm 1970 đã làm cho vị thế của Tổng thống suy yếu tương đối và Quốc hội ở thế tấn công, mặc dù những nhân tố khác, như quan hệ với Trung Quốc và vấn đề Campuchia sau này, mới là những lý do chủ yếu ngăn cản Carter bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, Quốc hội là cơ quan quyết định các khoản chi của tổng thống Mỹ cho các hoạt động đối ngoại và điều này đã xảy ra khi nội dung lời hứa của tổng thống Nixon được thông báo và điều trần tại Quốc hội Mỹ. Trong cuộc họp của Hạ viện ngày 4 tháng 5 năm 1977, hạ nghị sĩ Cộng hòa John Ashbrook đòi có biện pháp cấm Bộ Ngoại giao Mỹ có thêm nhượng bộ với Việt Nam. Hạ viện Mỹ do các nghị sĩ Cộng hoà chiếm đa số đã bỏ phiếu thông qua Dự luật do Ashbrook (HR 6689) đề xuất với số phiếu với số phiếu áp đảo 166/131 cấm cả việc thương lượng về “bồi thường, viện trợ hay mọi hình thức chi trả khác” cho Việt Nam. Những lần bỏ phiếu kế tiếp của Quốc hội cũng đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức viện trợ nào cho Việt Nam và thậm chí chống đối cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại. Đứng trước làn sóng chống đối Việt Nam mạnh mẽ trong Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Cyprus Vance đã phải tuyên bố Mỹ sẽ không trả Việt Nam bất kỳ khoản đền bù chiến tranh nào. Trong các cuộc thương lượng tiếp theo về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hai bên vẫn còn nhiều khác biệt[16]. Trong khiViệt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía Chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được. Có thể thấy rằng trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hoá quan hệ là vấn đề bồi thường chiến tranh 3,2 tỷ USD cho Việt Nam vì Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Thực tế trong giai đoạn lịch sử đó thì là điều không khó hiểu khi Việt Nam không nhượng bộ trước quốc gia vừa bị đánh bại bởi chính người dân Việt. Bồi thường chiến tranh được Việt Nam coi như là một điều kiện tiên quyết cho mọi đàm phán liên quan đến bình thường hóa. Trường hợp xảy ra cũng không nằm ngoài quy luật của hệ thống quan hệ quốc tế bởi vì lòng vị tha không thể là một hành động đơn phương và đây là một quá trình khó khăn cho mọi bên liên quan. Như Mark Amstutz – nhà nghiên cứu về vấn đề hòa giải giữa các quốc gia, trong tác phẩm “The Healing of Nations” đã phân tích “lòng vị tha cần ở những kẻ chiến bại tự hạ mình để nhận lỗi, tỏ ra ăn năn và biết xin lỗi, chấp nhận bồi thường chiến tranh và thậm chí chấp nhận một số hình thức trừng phạt. Đối với các nước là nạn nhân, tha thứ có nghĩa là từ bỏ lòng mong muốn trả thù, thông cảm bằng lòng nhân ái với kẻ gây nên tội lỗi với mình để đi đến phục hồi quan hệ. Trong mối quan hệ giữa các quốc gia thì sự công bằng tuyệt đối là không thể có và trong các bên tham gia xung đột cần có một bên chủ động không tính đến quá khứ và hướng đến tương lai”[17]. Tuy nhiên, có những nhân tố liên quan đến sự vận hành của hệ thống chính trị của một quốc gia như Mỹ lúc đó Việt Nam chưa phải đã hiểu hết[18].
Từ góc độ văn hóa chính trị phân tích trường hợp “bình thường hóa” quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ sau năm 1975 sẽ thấy được nhiều nhân tố vẫn có giá trị cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Như đã phân tích, đối với cả Việt Nam và Mỹ thời kỳ này, vấn đề lượng thứ, bỏ qua cho nhau có thể nói là điều không tưởng. Các vấn đề bồi thường chiến tranh và vấn đề lượng thứ dường như gặp phải sức ép lớn từ dư luận nội bộ của mỗi nước trước xuất phát từ nhiều tác động khác nhau. Thứ nhất là vị trí của mỗi nước trong hệ thống chính trị quốc tế, nước thua trận là một cường quốc trong khi nước thắng trận lại là một nước nhỏ. Cho dù thua và phải rút quân khỏi Việt Nam, Mỹ vẫn là một nước lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều này đã làm cho hai nước khó có thể có sự nhượng bộ trong thời gian đầu ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Đối với các nghị sĩ Mỹ thì khó có thể chấp nhận bất kỳ một lời xin lỗi như các nước bại trận khác hay phải chi một khoản kinh phí nào để bồi thường chiến tranh mặc dù họ là những người đã bỏ phiếu không thông qua ngân sách cho việc gửi quân đội Mỹ sang Việt Nam năm 1975 – một nhân tố đã góp phần cho quyết định của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tiến hành Tổng tấn công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước[19]. Chưa thể sẵn sàng khép lại quá khứ đau thương chính là nguyên nhân đầu tiên cũng như là trở ngại thứ nhất làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Samantha Power nhận xét rằng “các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thường không thích nhắc đến lỗi lầm của quá khứ mà đã làm hỏng đi hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới và điều này đã cản trở người Mỹ học từ bài học lịch sử”[20]. Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước được thực hiện ở giai đoạn sau cũng cho thấy “hội chứng Việt Nam” đã ảnh hưởng như thế nào tới chính trị nội bộ của Mỹ và “hội chứng Mỹ” cũng in sâu trong cả một thế hệ ở Việt Nam. Thứ hai, khoảng cách về địa lý cũng làm cho hai nước vốn cựu thù - Mỹ và Việt Nam, không có nhu cầu sống chung trong một môi trường chính trị và cần phải giải quyết mọi vấn đề để thiết lập quan hệ với nhau. Trong trường hợp này, cộng đồng quốc tế không chia sẻ với những mối quan tâm quan hệ đối ngoại của hai quốc gia này bởi vì lợi ích quốc gia dân tộc luôn là một trong các nhân tố tác động tới quá trình hoạch định và triển khai chính sách của các nước. Tuy nhiên, “trong hoàn cảnh nhất định cộng đồng quốc tế có thể góp phần có thức tỉnh lương tri của nước vi phạm”[21]. Đây là thực tế Việt Nam đã không triển khai được sau năm 1975. Bài học tranh thủ sự ủng của cộng đồng quốc tế khi chiến tranh đang xảy ra không được vận dụng một cách có hiệu quả. Thứ ba, cuộc chiến tranh hai nước Mỹ và Việt Nam xảy ra trong giai đoạn chiến tranh lạnh. Bản thân Chiến tranh lạnh đã định hình nên hệ thống chính trị quốc tế trong suốt giai đoạn này đến tận cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sau năm 1975, cục diện quan hệ giữa những nước lớn có diễn biến phức tạp. Mỹ suy giảm thế và lực, khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành cáctrung tâm kinh tế thế giới cạnh tranh với Mỹ. Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lược, giảm cam kết ở bên ngoài thúc đẩy hòa hoãn với các đối thủ chính, tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề trong nước củng cố địa vị trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Mẫu thuẫn Xô – Trung ngày càng trở nên gay gắt. Tình hình này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất là bởi vị Xô và Trung đều là hai người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, việc nghiên cứu hay phân tích một quyết định hay một hành động nào liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời kỳ sau 1975 với chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Liên xô và Trung Quốc. Chính vì sự đối lập trong quan điểm của hai quốc gia liên quan đến vấn đề bồi thường chiến tranh và kèm theo đó tình hình thế giới và khu vực tác động bất lợi cho việc bình thường hoá quan hệ trong những năm tiếp theo. Cuối cùng, thực tế rõ ràng là quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
Đến nay, đối với cả người Mỹ và người Việt Nam, cuộc chiến tranh đã trở thành quá khứ, hai nước đã bình thường hoá quan hệ và nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện. Đối với lớp trẻ những cảm xúc mạnh mẽ mà chiến tranh gây ra dần dần trở thành lãng quên theo thời gian. Đối với thanh niên Mỹ hiện nay, chiến tranh Việt Nam chỉ còn là những sự kiện trong quá khứ như chiến tranh thế giới lần thứ nhất đối với một thế hệ người Việt Nam. Trong trí nhớ của họ, đó chính là một sự kiện sẽ được đưa vào biên niên sử, chứ không phải là một sự kiện họ phải trải nghiệm. David Elliott, giáo sư sử học của trường đại học Pomona ở Claremont, California người giảng dạy về chiến tranh Việt Nam đã phát biểu rằng: cuộc chiến tranh này bây giờ “chỉ còn là tiếng vọng của thời gian”. “Họ không hiểu được cuộc chiến tranh này từng chiếm vị trí như thế nào trong một thời điểm trong lịch sử”[22]. Những người đã từng trải qua thời kỳ chiến tranh xảy ra cảm thấy khó có thể giải thích cho những người không phải sống trong giai đoạn đó. Đến nay, theo cách tiếp cận văn hóa chính trị, chúng ta có thể hiểu được rằng xét về bối cảnh rộng lớn hơn thì bồi thường chiến tranh chỉ có hiệu quả khi có được sự thống nhất giữa các bên liên quan trong cuộc chiến thì sẽ tạo nên sự thông hiểu lẫn nhau và con đường dẫn đến hòa giải dường như không mấy khó khăn[23]. Những hoạt động của hai nước liên quan đến vấn đề MIA, POW, tháo dỡ bom mìn, bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam là những minh chứng cho nhận thức này. Có thể thấy rằng kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ còn tiếp tục được nhắc đến từ giảng đường cho đến những cuộc luận bàn chính sách vào những thời điểm cần thiết.
[1]Ngày 9/5/1950 Bộ trưởng Ngoại giao Pháp lúc đó là R. Schuman đã đưa ra một sáng kiến mới khởi đầu cho tiến trình liên kết Châu Âu. Ông đề nghị “Đặt toàn bộ việc sản xuất than và thép của Đức vá Pháp dưới một cơ quan quyền lực tối cao chung trong một tổ chức mở cửa cho các nước Tây Âu khác tham gia”. Trên cơ sở đề nghị đó ngày 18/4/1951, tại Paris, 6 quốc gia Tây Âu gồm: Pháp ,Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã ký Hiệp ước thành lập cộng đồng than thép Châu Âu (European Coal and Steel Community – ECSC) (có hiệu lực từ ngày 25/7/1952), đãmở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa các nước Tây Âu .
[2]Lê Văn Bình. “Trách nhiệm pháp lý quốc tế”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học. Số 28/2012. Tr. 72
[3]Lê Văn Bình. “Trách nhiệm pháp lý quốc tế”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học. Số 28/2012. Tr. 75
[4]Jennifer Lind, (2010). Sorry States: Appologies in International Politics. Cornell Unviersity. Tr.6
[5]Đọc thêm Chương 6 – Quốc hội. Logich Chính trị Mỹ của Samuel Kernell và Gary C. Jacobson(2007). (Bản dịch). Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. Tr 212- 271.
[6]Hiến pháp Mỹ, Điều I, phần 9 khoản 7
[7]Nelson W.Polsy(1986).Congress and the President. Universtiy of California. Tr.90
[8]Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ. Quốc hội Mỹ hoạt động như thế nào. Nxb. Khoa học xã hội. (Bản dịch). Tr. 478
[9]Samuel Kernell và Gary C. Jacobson (2007).Logich Chính trị Mỹ. (Bản dịch). Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật. Tr.221
[10]Học viện Quan hệ Quốc tế (2007).Chính sách ngoại giao Việt Nam(1975-2006).Tập II. Hà Nội 2007. Tr.357
[11]Học viện Quan hệ Quốc tế (2007).Chính sách ngoại giao Việt Nam(1975-2006).Tập II. Hà Nội 2007. Tr.358
[12]Lời hứa chi bồi thường cho Việt Nam sau chiến tranh được tổng thống Mỹ Richard Nixon đề cập trong một bức thư gửi thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến đi Việt Nam ngày 10-13 tháng 2 năm 1973, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trong đó cam kết sẽ chi một khoản 3,25 triệu USD viện trợ kinh tế. Nội dung Mỹ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và toàn Đông dương được đề cập ở Điều 21 của Hiệp định Paris mặc dù không có con số cụ thể.
[13]Đây là một suy nghĩ trong lịch sử, tác giả được biết qua trao đổi với những bậc lão thành trong ngành đối ngoại có cả cụ thân sinh của mình.
[14]George C.Herring. “Từ cựu thù tới bằng hữu”. Tuần Việt. Bài đã được xuất bản: 30/12/2012. http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-12-26-tu-cuu-thu-toi-bang-huu. Truy cập ngày 10/2/2015
[15]Đây là một đặc tính trong quan hệ đối ngoại của Mỹ có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân – một đặc trưng văn hóa của Mỹ đã được tác giả đề cập trong một số công trình khoa học đã công bố.
[16]Đọc thêm. Vũ Dương Ninh(2014). Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam (1940-2010). Nxb.Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Tr. 272-274
[17]Mark Amstutz(2005). The Healing of Nations: The Promise and Limits of Political Forgiveness. Lanham, MD: Rowman and Littlefield. Tr. 97
[18]Trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước, hầu hết các nghiên cứu về Mỹ ở Việt Nam vẫn nhìn nhận theo góc độ Mỹ là kẻ thù và các nghiên cứu về chính trị nội bộ Mỹ chưa được nhấn mạnh. Đây là nhận xét của cựu đại sứ Trình Xuân Lãng trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Tiếp cận nghiên cứu Hoa kỳ học và kinh nghiệm cho Việt Nam”do trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội tổ chức tháng 9/2003 .
[19]Khi các nhà lãnh đạo Việt Nam bàn đến việc thực hiện Tổng tiến Công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cần giải quyết là khả năng Mỹ có thể trở lại can thiệp bằng quân sự hay không? Các bạn Mỹ đã giúp thông tin cho Việt Nam là Mỹ chắc chắn không gửi quân đội tham chiến. Thông tin này đã góp phần cho quyết định lịch sử quan trọng năm 1975. Tuy nhiên, lúc này Việt Nam không có thông tin đầy đủ về quyền quyết định liên quan đến chi tiêu ngân sách của Quốc hội Mỹ. (chia sẻ bác Bùi Xuân Ninh - cố vấn cao cấp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tác giả khi khuyên tác giả nên nghiên cứu chuyên sâu để hiểu rõ sự vận hành của hệ thống chính trị Mỹ)
[20]Power, Samantha. “War and Never Having to Say You’re Sorry”. New York Times, 2003, Dec. 14.
[21]Jennifer Lind, (2010). Sorry States: Appologies in International Politics. Cornell Unviersity. Tr.7
[22]Peter Gier, “Memories of Vietnam fade”. The Christian Sicence Monitor. 28.4.2000
[23]Elazar Barkan, Alexander Karn(2006).Taking wrongs seriously. Stanford University Press.Tr. 33
248
2275
2940
215363
0
114528667