Dòng chảy văn hóa bao gồm mọi dòng chảy kinh tế - xã hội trong nó. Nó là một tập hợp mọi hồn cốt, mọi sức mạnh, đồng thời nó là cái phao cứu sinh lịch sử để bảo đảm vận nước vượt qua thách thức chìm nổi.
Dòng chảy văn hóa bao gồm mọi dòng chảy kinh tế - xã hội trong nó. Nó là một tập hợp mọi hồn cốt, mọi sức mạnh, đồng thời nó là cái phao cứu sinh lịch sử để bảo đảm vận nước vượt qua thách thức chìm nổi.
Vừa qua, được dự ĐH Đảng bộ huyện quê hương Quỳnh Lưu, tôi đã cảm nhận điều này và có một vài ý nghĩ nhỏ:
* Vấn đề thứ nhất - Ngày nay những cơ may của thiên nhiên địa lý ở một địa phương không hẳn quyết định nhanh chóng sự giàu có của địa phương đó, mà có khi ngược lại. Báo cáo chính trị nêu rõ một số nhiệm vụ sắp tới như "Tăng cường thông tin", "cải thiện tốt môi trường đầu tư", "xây dựng đáp ứng đội ngũ cán bộ..." v.v... Những vấn đề này là xác đáng và quá cần thiết. Nhưng đồng thời nó đã có hình bóng, nó đã manh nha, nó đã là đối tượng khai thác của một dạng kinh tế đang hình thành theo quy luật, có tên là kinh tế tri thức. Dù muốn hay không, dù là cơ sở, thì dạng kinh tế này đã có mặt bước đầu, ở một mức độ nào đó - vì nó có tính bao trùm và đã đến lúc hiện diện trong Dự thảo Văn kiện ĐH XI của Đảng. Do khối lượng tri thức nhân loại phát triển như vũ bão theo hàm mũ, nên từ nửa cuối thế kỷ trước đến nay tri thức đã vượt qua vị thế của tư bản để trở thành lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố số một của sản xuất. Có nghĩa là nó đã trở thành hàng hóa, và hơn thế nữa, thực chất tri thức là loại hàng hóa ảo di động trên mạng. Chưa có lý thuyết kinh tế nào để tính giá nó, và có khi đã thấy nó giàu có tưởng như là vô giá. Thời Mác có khái niệm "âm dương" nhưng chưa có lý thuyết "ảo". Biểu trưng các Đảng Cộng sản bây giờ bên cạnh búa liềm, người ta cảm thấy thiếu hình ảnh một ngôi sao, bộ não hoặc là cuốn sách?
Kinh tế tri thức gắn với CNH, HĐH, đưa nó vào cơ sở như thế nào? Dĩ nhiên việc tạo sản phẩm hàng hóa công nghệ cao thuộc kinh tế vĩ mô quyết định. Còn đối với cơ sở, chúng ta sẽ tìm kiếm nó ở những mạch nhỏ. Và có thể trên thực tế chúng ta đã có, đã làm, mà chưa chu đáo nhận ra, nên chưa nhấn mạnh, chưa phát huy? Chất lượng đảng viên cán bộ tính đảng và tư cách công dân của họ, sự trung thực, bàn tay vàng, lời nói thông minh, sự giao tiếp lịch thiệp, vệ sinh môi trường và nhiều nét đẹp của văn hóa... đều có thể tạo ra của cải, thậm chí tạo ra rất nhiều của cải. Như vậy, nhiều cách làm giàu có để tiến lên dân chủ, công bằng văn minh thì cuối cùng cái bao quát nhất vẫn là nhân tố văn hóa, nhân tố con người quyết định. Huyện ủy Quỳnh Lưu đã nêu ý tưởng "nghiên cứu chọn lọc các tinh hoa văn hóa các phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương để phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội". Đây là một chủ kiến có tầm nhìn rất lớn, một tầm nhìn cần thiết và đầy hy vọng. Không còn nghi ngờ gì nữa: các giá trị văn hóa như là một hệ điều tiết của phát triển, bảo đảm cho phát triển nở rộ, hài hòa, cân đối để phát triển được bền vững, khỏi rơi vào tình trạng si mê tăng trưởng và mê muội lợi nhuận.
* Vấn đề thứ hai: Phong trào và niềm tin. Có một thời chúng ta nhận thức tốt về vấn đề phong trào. Khi bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng hạch toán thì nhận thức về, phong trào mai một. Bây giờ từ phong trào lớn thi đua yêu nước, cần đề ra thật nhiều phong trào cụ thể thiết thực, người dân nào cũng tham gia để những phong trào đó bổ sung vào những phong tục tập quán tốt đẹp đã có. Ví dụ, một phong trào cụ thể như "vệ sinh xanh, sạch, đẹp môi trường" chẳng hạn, thì thật là quá cần thiết, cần phải được phát động rộng rãi và thường xuyên, không có nó chúng ta sẽ mất du lịch. Phong trào càng nâng lên cấp vĩ mô thì càng hiệu quả. Việc này không phải van xin Liên hiệp quốc hay nước ngoài đầu tư. Các phong trào nên coi như là "dự án" của Mặt trận và các đoàn thể. Hay nói: "dự án" của Mặt trận và các đoàn thể là phong trào. Không phát động và điều hành phong trào thì Mặt trận và các đoàn thể làm gì? Lấy nội dung hoạt động gì để làm cầu nối giữa dân với Đảng, để có "lòng dân, ý Đảng"? Chính tự do dân chủ xuất phát từ đây. Đã có một lời kinh điển rất rõ: "Cách mạng phải được tiến hành bằng những phong trào cách mạng". Chỉ cần một phần ngân sách nhỏ cấp cho hoạt động phong trào sẽ tạo ra được sự gắn kết cộng đồng sâu sắc, tạo ra được những lợi ích khó tính giá, kể cả những cảm hứng xã hội lớn lao. Cái được của các phong trào văn hóa - xã hội chính là cái được của kinh tế.
Tuy nhiên phong trào còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa, mà chủ yếu là dân vận, để từ đó tạo ra một yếu tố có tính quyết định là: niềm tin. Công tác dân vận ngày nay chỉ có thể có hiệu quả khi Đảng đề ra được các quy định, các cách thức hợp lòng dân, và khi sự gương mẫu của Đảng viên cán bộ tạo ra được niềm tin cho dân. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi niềm tin là nguồn lực lớn tin cậy bậc nhất của xã hội. Nó biểu thị sự hợp lý và sức mạnh của các chế tài. Một khi đã mất niềm tin thì cũng chính là khi các chế tài đã rã rời không còn hiệu lực, và chỉ còn là sự ràng buộc ngấm ngầm phân chia lợi lộc giữa các nhóm lợi ích mà thôi.
* Vấn đề thứ ba: Mới đây GS Hoàng Xuân Sính nêu ý kiến: Phải nhấn mạnh việc chống tham nhũng, nhưng đồng thời phải chống lãng phí. Tôi nghĩ: Cần khẳng định giữa tham nhũng và lãng phí, tội nào nặng hơn? Kẻ tham nhũng không hủy hoại giá trị sử dụng mà họ chỉ dịch chuyển giá trị sử dụng khi có lợi cho họ, xã hội không mất khối lượng giá trị sử dụng này. Còn kẻ lãng phí thì vô trách nhiệm, vô hiệu hóa, phung phí, tiêu hủy giá trị sử dụng một cách không xót xa mồ hôi trí tuệ của người lao động, khi quyền thế ở trong tay họ. Từ đây có thể kết luận kẻ nào nặng tội với dân hơn? Đời sống cộng đồng hiện đầy rẫy đủ thứ tệ nạn tiêu cực mà báo chí nêu không xuể. Nhiều thuật ngữ "đen" xuất hiện, từ điển ghi không kịp. Ví dụ như chữ "chạy", chữ "ăn" chẳng hạn. Chạy, việc gì cũng chạy! Ăn, cái gì cũng ăn!... Thứ tự do rẻ tiền này quá thừa thãi cho những con sâu nào đó làm hỏng cả nồi canh! Và như vậy sự tự do cao quý của bao người tử tế khác đã mất phần! Vì thiếu văn hóa nên họ làm mất uy tín chính trị.
Cứu cánh cuối cùng của con người là văn hóa. Suy đồi văn hóa là tai nạn diệt chủng tinh thần. Đốm lửa thiêu rừng, Đảng cần củng cố niềm tin của nhân dân từ đây. Và trước hết củng cố niềm tin từ trong Đảng.
270
2310
21003
216505
120271
114489193