Cuộc sống quanh ta

Cụ Quỳnh khóc cụ Vĩnh

Qunh, Vĩnh, Tn, T (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố) một thời được dư luận xã hội tôn là bốn học giả sáng giá nhất của đất nước. Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút Đông Dương tp chí – Phạm Quỳnh chủ bút Nam Phong tp chí. Cuộc đời hai Cụ mỗi người một vẻ, nhưng số phận lại có chỗ na ná nhau, với người đời, kẻ đặt lên cao, người hạ xuống thấp. Có điều là thời gian xem ra đang ủng hộ hai Cụ. Chẳng biết, sinh thời, hai cụ gắn bó với nhau tới đâu, nhưng cứ vào bài thơ Cụ Quỳnh khóc Cụ Vĩnh năm 1936 thì tình bạn của hai cụ chắc là thắm thiết lắm. Bài thơ này còn được hôm nay là do cụ Nguyễn Đình Khang, quê Nghi Lộc, Nghệ An, làm thư viện ở Huếtrước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 và từng tham gia việc tịch biên gia sản Cụ Quỳnh hồi tháng 9-1945 tại Huế, nhân đó mà thấy bài thơ trong tập bản thảo của Cụ Quỳnh, nay đọc lại cho chép. Bài thơ như sau:

Khóc Nguyn Văn Vĩnh

Va mi nghe tin vi git mình

Thôi thôi thôi cũng kiếp phôi sinh

Trăm năm sự nghip bàn tay trng

By thước tang bng nm cỏ xanh

Sng li như tôi là sng nhc

Chết đi như Bác chết làvinh

Sui vàng Bác có dư dòng l

Khóc hộ cho tôi ni bt bình.

Bài thơ đúng làcho thấy tấm lòng CụQuỳnh đối với CụVĩnh nhưng cũng đểlộnỗi lòng của CụQuỳnh giữa cuộc thếbấy giờ. Hậu thế hôm nay, đọc bài thơ, có ai cảm thông và cũng là cảm thương phần nào cho Cụ Quỳnh không nhỉ?

9-2009

 


[*] Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882, bút hiệu là Quan Thành, Tân Nam Tử, Tông Gia, Long Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào ThịLoan, người làng Phượng Dực, phủThường Tín, HàĐông, nay là huyện Phú Xuyên,Hà Nội. Năm 1896, tốt nghiệp Trường Thông Ngôn ra làm thư ký tòa sứ các tỉnh, rồi về tòa Đốc lý Hà Nội, có được cử đi dự Đấu xảo Marseille ở Pháp (1906). Về thì xin thôi việc, mở nhà in và làm báo. Ông chủ trương nhiều tờ báo. Tờ Trung Bc tân văn của ông là tờ báo hằng ngày đầu tiên ở nước ta. Còn Đông Dương tp chí ra đời trước Nam Phong.

Ông còn dịch nhiều sách tiếng Pháp ra tiếng ta, cũng là đóng góp lớn nhất của ông cho văn học nước nhà, từ nhiều vở kịch của Molière đến tiểu thuyết của Victor Hugo (Nhng kkhn nn), A.Dumas (Ba người lính nglâm pháp th). Rồi Fénelon (Tê lê mc phiêu liêu ký), Balzac (Miếng da la), Prévost (Mai nương lct), Swift (Guylive du ký)…, dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine, truyện trẻ em của Perrrault. Ông còn dịch tác phẩm của ta (Kim Vân Kiu) và Trung Quốc (Tin Xích Bích) ra chữ Pháp…

Cuối đời, ông bỏ nghề văn để đi tìm mỏ vàng ở Lào và mất tại Sài Gòn ngày 2/5/1936.

(Theo Từ Đin Văn Hóa Vit Nam – VũTrọng Khánh chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, 2009 và Từ đin văn hc bộ mới, NXB ThếGiới –2004)

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114445799

Hôm nay

214

Hôm qua

2285

Tuần này

21408

Tháng này

212058

Tháng qua

120141

Tất cả

114445799