Những góc nhìn Văn hoá

Chỉ số hạnh phúc thế giới (WHI) 2012 - 2017 và cảm nhận của người Việt về hạnh phúc

Lời Tòa Soạn: Theo dõi những nghiên cứu quan niệm của người Việt về hạnh phúc và những công bố về Chỉ số Hạnh phúc của một số tổ chức quốc tế những năm gần đây, bài viết đề cập đến bộ công cụ đo lường hạnh phúc và những kết quả chính của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) từ năm 2012, khi xuất bản Báo cáo đầu tiên đến nay. Đối tượng được bài viết chú ý phân tích là Chỉ số Hạnh phúc (HI) của Việt Nam, của các quốc gia ASEAN và của một số quốc gia khác mà dư luận xã hội Việt Nam quan tâm. Trên cơ sở đó bài viết phân tích cảm nhận chủ yếu của người Việt về hạnh phúc. Bài viết gồm các nội dung: 1). Vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc. 2). Báo cáo Hạnh phúc thế giới và Chỉ số Hạnh phúc thế giới của SDSN. 3). Các quốc gia hạnh phúc nhất và bất hạnh nhất 2012-2017. 4). Chỉ số Hạnh phúc của một số quốc gia được dư luận xã hội Việt Nam quan tâm. 5). Chỉ số Hạnh phúc của các nước ASEAN 2012-2017 và cảm nhận của người Việt về hạnh phúc.

I. Vấn đề nghiên cứu định lượng về hạnh phúc

1.Hạnh phúc là một đối tượng nhận thức cực kỳ khó nắm bắt. Bởi vậy, xưa nay, hạnh phúc vẫn thường là địa hạt của những giáo huấn thần học và triết học, tức là những phán xét nặng về răn dạy và kinh nghiệm. Nhưng thật ra, với tính cách là một sản phẩm có thực của đời sống con người, hạnh phúc là một giá trị vừa chủ quan vừa khách quan. Vì lẽ đó, quá trình mưu cầu hạnh phúc, dẫu có mang màu sắc chủ quan đến mấy, vẫn là một cuộc tìm kiếm không hề viển vông, không thuần túy “duy tâm” và có thể nói là đầy nhọc nhằn.

Đó chính là lý do để những nghiên cứu định lượng và thực nghiệm về hạnh phúc được ấp ủ và thôi thúc các nhà tâm lý học, các chuyên gia khoa học xã hội và thậm chí cả các nhà toán học… bất chấp thất bại, nhẫn nại nghiên cứu và thể nghiệm. Nhưng quả thực, hạnh phúc là cái không dễ trở thành đối tượng mổ xẻ duy lý và định lượng của khoa học. Các phương pháp phân tích và đo đạc chính xác của khoa học thường vẫn bất lực trước sự biến thiên phức tạp của đối tượng này: Người nghèo mơ đến hạnh phúc của sự giàu có, nhưng nhiều người giàu vẫn thấy bất hạnh; trong khi đó, xưa nay không hiếm người nghèo lại thực sự có hạnh phúc. Cũng tương tự như vậy, vua chúa hay thường dân, người sang hay kẻ hèn, người khôn ngoan hay kẻ dốt nát, người thành đạt hay kẻ thất bại… thật khó đo đạc chính xác xem ai hạnh phúc hơn ai.
2.Vấn đề là ở chỗ, hạnh phúc của con người dẫu phức tạp thế nào cũng không tách rời các cơ chế hoá học và sinh học của các trạng thái hưng phấn tâm lý nảy sinh ở con người trong hoạt động. Và như thế thì hạnh phúc không phải là một đại lượng trừu tượng như xưa nay tư duy vẫn thường mò mẫm, mà có thể đo đạc được bằng các thước đo tâm lý học hoặc xã hội học, kinh tế học, toán học, sinh học, hoá học, v.v… Chẳng hạn, người ta có thể đo lượng hoạt chất dopamin ở một vùng vỏ não xuất hiện nhiều hay ít để biết người đó cảm nhận về hạnh phúc như thế nào[1].

3.Từ khoảng mươi năm gần đây, các nghiên cứu định lượng về hạnh phúc đột nhiên trở thành thời thượng. Lý do đáng kể nhất để giải thích hiện tượng này là giàu có và văn minh  vẫn chưa chắc đã làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ chịu; hạnh phúc hóa ra mới là mục đích tối thượng của đời sống con người, là tiêu chuẩn đáng được tuân thủ của chính sách công. Trong số những nghiên cứu định lượng đã công bố được cộng đồng thế giới và giới khoa học quan tâm, chúng tôi thấy đáng chú ý hơn cả là Báo cáo chỉ số Hạnh phúc Hành tinh (Happy Planet Index) thuộc New Economics Foundation, Anh, Báo cáo của Hiệp hội điều tra và nghiên cứu thị trường Win/Gallup International thuộc WB và Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) của Mạng các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) thuộc LHQ.

Trong xu thế này, hai năm gần đây ở Việt Nam một đề tài cấp quốc gia đã được phê duyệt và đang được tiến hành nghiên cứu[2].

4.Báo cáo về Chỉ số hạnh phúc hành tinh (HPI - Happy Planet Index) là Báo cáo đầu tiên về hạnh phúc thế giới được công bố tháng 7/2006. New Economics Foundation (NEF), một tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở chính tại vương quốc Anh là cơ quan chủ trì nghiên cứu và công bố báo cáo này. Đến nay HPI đã công bố các Báo cáo vào các năm 2006, 2012 và 2016. Năm 2006, theo báo cáo này, Việt Nam đứng thứ 12 trên 178 nước về chỉ số hạnh phúc, trên cả Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ... Năm 2012 còn đứng thứ 2, năm 2016 đứng thứ 5. Về nội dung của các Báo này cũng như phương pháp đo đạc hạnh phúc của các chuyên gia HPI chúng tôi đã có bài viết chi tiết trên tạp chí Thông tin KHXH số 4/2007, xin không nói thêm ở đây[3]. Mặc dù gây được tiếng vang đáng kể trong cộng đồng thế giới, nhưng với Việt Nam, các Báo cáo này đều gây hoài nghi vì vị trí của Việt Nam thường được đánh giá quá cao trong số các quốc gia hạnh phúc trên thế giới.

5.Với Báo cáo thường niên của Hiệp hội điều tra và nghiên cứu thị trường (Win/Gallup International) thuộc WB thì Việt Nam 2016 cũng là nước hạnh phúc thứ 4 trên thế giới với chỉ số hạnh phúc là 78%, chỉ sau Fiji, Trung Quốc và Philippines. Đây cũng là một nghiên cứu thường đưa ra những kết quả quá cao về chỉ số hạnh phúc của Việt Nam. Những kết quả này không làm cho người Việt vui mừng, ngược lại còn gây nghi ngờ về độ tin cậy của bộ công cụ đánh giá hạnh phúc. (Tổ chức WIN/Gallup Internationallà cơ quan nghiên cứu thị trường Baltmi thuộc WB được thành lập từ năm 1977 có trụ sở tại các nước vùng Baltic. Bên cạnh một loạt các chỉ số khác, những năm gần đây, tổ chức này đã tiến hành khảo sát các chỉ số về Hạnh phúc, về Hy vọng xã hội, về Kỳ vọng kinh tế (Happiness, Hope, and Economic Expectation Indexes). Hàng năm tổ chức này đều có công bố kết quả nghiên cứu của mình)[4].

Nói chung nhiều tổ chức quốc tế, do nhiều nguyên nhân, có thể đã đo đạc chỉ số hạnh phúc của Việt Nam không thật chính xác. Nhưng vẫn nên tham khảo.

Có lẽ hợp lý hơn cả là Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) của Sustainable Development Solutions Network thuộc LHQ phối hợp với Viện nghiên cứu Trái đấtthuộc Đại học Columbia, Mỹ, thực hiện. Ở Việt Nam việc giới thiệu và công bố các sản phẩm của Báo cáo này còn khá sơ sài. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về bộ công cụ dùng để nghiên cứu chỉ số Hạnh phúc của Báo cáo này và điểm lại những kết quả nghiên cứu của tất cả các Báo cáo đã công bố về các quốc gia mà dư luận xã hội ở Việt Nam thường quan tâm trong những năm qua.

II. Báo cáo Hạnh phúc thế giới và Chỉ số Hạnh phúc thế giới của SDSN

1.Báo cáo về hạnh phúc Thế giới(World Happiness Report, WHR) được tổ chức Mạng các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) thuộc LHQ phối hợp với Viện nghiên cứu Trái đất(thuộc Đại học Columbia, Mỹ) tiến hành nghiên cứu. Hai cơ quan này cùng với Viện nghiên cứu Tiến bộ Canada (CIFAR) và Trung tâm nghiên cứu Hiệu suất kinh tế (CEP, thuộc Học viện Khoa học Chính trị và Kinh tế London, LSE, Anh)[5]đồng chủ trì công bố thường niên, dưới sự tài trợ của Quỹ Ernesto Illy.

WHRcông bố lần đầu vào tháng 4/2012 theo đề nghị của Tổng thư ký LHQ lúc đó, Ban Ki-moon với mục đích hỗ trợ Hội nghị cấp cao của LHQ về hạnh phúc (The UN High Level Meeting on Happiness and Well-being 2/4/2012; Jigme Thinley, thủ tướng Bhutan, nước từ 1971 dùng chỉ số tổng Hạnh phúc quốc gia (Gross National Happiness)thay cho GDP, được mời làm chủ trì). Với Hội nghị này, LHQ khuyến cáo các nước nên coi hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ của xã hội và là mục tiêu của chính sách công. Kể từ đó WHRđược tiếp tục nghiên cứu và công bố vào Ngày Quốc tế về Hạnh phúc (International Day of Happiness 20/3) các năm 2013, 2015, 2016 và 2017. Khoảng thời gian mỗi báo cáo giới hạn để đo đạc hạnh phúc của các quốc gia là 3 năm, chẳng hạn Báo cáo 2016 nghiên cứu, đánh giá hạnh phúc của các quốc gia trong các năm từ 2013 đến 2015, Báo cáo 2017 nghiên cứu, đánh giá hạnh phúc của các quốc gia trong các năm từ 2014 đến 2016.

Đông đảo các nhà nghiên cứu và một nhóm các chuyên gia độc lập thuộc mạng SDSN là lực lượng chính thực hiện Báo cáo này. Quan điểm của họ được tuyên bố là không đại diện cho bất kỳ tổ chức nào, kể cả LHQ. Dĩ nhiên, LHQ khuyến cáo các nước nên coi hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ của xã hội và là mục tiêu của chính sách công, nhưng LHQ cũng tuyên bố không áp đặt bất cứ quan niệm nào về hạnh phúc.

Chủ biên các báo cáo từ năm 2012 đến nay (2017) đều là John Helliwell, GS. kinh tế học đồng Giám đốc CIFAR; Richard Layard, GS. kinh tế học, Học viện khoa học Kinh tế và Chính trị (LSE), Anh; và Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện nghiên cứu Trái đất, Đại học Columbia cũng là Giám đốc mạng SDSNthuộc LHQ.


 

   

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2012, 2013, 2015, 2016 & 2017

 

2.Đại lượng cơ bản đánh giá hạnh phúc được WHR sử dụng là mức độ hài lòng với đời sống (Life Satisfaction), được đo bằng thang điểm 10 từ “cực kỳ không hài lòng” đến “cực kỳ hài lòng”. Độ hài lòng của người dân trong các quốc gia, theo thiết kế của các chuyên gia WHR, được xem xét không dựa vào ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu hay các nhà hoạch định chính sách, mà căn bản là cá nhân mỗi người tự đánh giá về phúc lợi của chính họ - điều được coi là quan trọng nhất trong nghiên cứu hạnh phúc. Các đại lượng khác như tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp hay lạm phát, học vấn hay hoàn cảnh cá nhân… chỉ có ý nghĩa chừng mực. Tất cả các yếu tố đa dạng và phức tạp của đời sống, khi ảnh hưởng đến sự hài lòng của mỗi người, đã được các chuyên gia WHR thiết kế (có thể nói là tương đối phức tạp) để tất cả đều nhập vào cùng một phương trình[6].

WHR đo đạc mức độ hạnh phúc các quốc gia dựa vào 8 tiêu chí:

1). GDP bình quân đầu người tính theo sức mua ngang giá (PPP, được tính theo tỷ giá USD 2011 do WB công bố trong tính toán Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI-World Development Index).

2). Số năm sống khỏe mạnh so với tuổi thọ trung bình (Healthy Life Expectancy at Birth). Số liệu này được xây dựng dựa trên dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và WDI.

3). Hỗ trợ xã hội (Social Support). Tiêu chí này được đo bằng việc khả năng nhận được trợ giúp lúc khó khăn. Hỗ trợ xã hội của các quốc gia được tính ở mức trung bình của các phản hồi nhị phân (0 hoặc 1) cho câu hỏi của Gallup World Poll (GWP) “Nếu bạn gặp rắc rối, người thân hoặc bạn bè có thể giúp bạn hay không?”.

4). Tự do lựa chọn (Freedom to make Life Choices). Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ trung bình toàn quốc về phản ứng nhị phân đối với câu hỏi của GWP “Bạn hài lòng hay không hài lòng với tự do của mình khi lựa chọn những gì bạn đã làm trong đời sống?”.

5). Sự rộng lượng (Generosity). Tiêu chí này được đo bằng sự đóng góp cho xã hội khi trả lời câu hỏi của GWP “Bạn đã góp tiền từ thiện trong tháng vừa qua?”.

6). Cảm nhận về tham nhũng (Perceptions of Corruption). Tiêu chí này được đo bằng trung bình các phản hồi nhị phân đối với hai câu hỏi của GWP “Liệu tham nhũng có phổ biến khắp các cơ quan công quyền hay không?” Và “Liệu tham nhũng có phổ biến khắp các doanh nghiệp hay không?”.

7). Phản ứng tích cực (Positive Affect). Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ trung bình toàn quốc về tâm trạng hạnh phúc, tiếng cười và niềm vui (happiness, laughter, and enjoyment) đối với những thử nghiệm cụ thể của GWP.

8). Phản ứng tiêu cực (Negative Affect). Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ trung bình toàn quốc về tâm trạng lo lắng, buồn bã, và tức giận (worry, sadness, and аnger) đối với những thử nghiệm cụ thể của GWP.

Tất cả 8 tiêu chí nói trên đều là các biến độc lập được tính toán để đo đạc thái độ chủ quan của người dân ở hơn 150 quốc gia. Ở mỗi quốc gia số nghiệm thể được chọn mẫu nghiên cứu là 1000 người. Chỉ số hạnh phúc WHI (World Happiness Index) là kết quả tích hợp của tất cả các tiêu chí đó.

3.“Các nhà hoạch định chính sách cần phải biết nguyên nhân của hạnh phúc và đau khổ (misery)”[7]. Đây là khuyến cáo mạnh mẽ của các chuyên gia WHR đối với quản lý vĩ mô. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tất cả mọi người, chẳng hạn như thu nhập và việc làm, giáo dục và đời sống gia đình. Nhưng cũng có một số yếu tố khác lại có tầm quan trọng khác nhau đối với các cá nhân, chẳng hạn sức khỏe tinh thần và thể chất cá nhân. Những nhân tố này gây nên sự khác biệt lớn trong cảm nhận hạnh phúc và đau khổ của các cá nhân.

Theo WHR 2017, trong các xã hội phương Tây, sức khỏe tinh thần (Mental Health) và quan hệ đối tác, bạn hữu (Having a Partner) thường quan trọng hơn thu nhập, việc làm, thậm chí cả bệnh tật. Nhưng ở Indonessia, thu nhập lại quan trọng hơn, mặc dù sức khoẻ tinh thần cũng quan trọng. Nói chung ở bất cứ quốc gia nào, sức khoẻ thể chất (Physical Health) cũng không bao giờ quan trọng hơn sức khoẻ tinh thần và điều đáng lưu ý là, thu nhập của hộ gia đình chỉ giải thích dưới 2% sự khác biệt về hạnh phúc[8].

Với các yếu tố có ảnh hưởng đến sự đau khổ, về nguyên tắc, là có thể loại bỏ được. Nghèo đói, giáo dục thấp, thất nghiệp, sống độc thân, bệnh tật hoặc bệnh tâm thần... là những yếu tố như vậy.

Riêng đối với trẻ em, WHR 2017 chỉ ra rằng điều quan trọng nhất để trẻ có hạnh phúc là sức khỏe tình cảm và hành vi (Emotional Health and Behaviour) của chúng, sau đó mới là kết quả học tập. Những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sức khỏe tình cảm và hành vi của trẻ là thu nhập của cha mẹ sức khỏe tinh thần của mẹ của đứa trẻ. Nhân tố tiếp theo là môi trường xã hội của trường tiểu học và trung học cơ sở (Social Ambiance of Primary and Secondary School). Những nhân tố này cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

Những nhận định này, theo chúng tôi, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoạch định chính sách về phương diện cảm nhận hạnh phúc và phát triển con người. Nếu các nhân tố có ý nghĩa đối với sự phát triển con người và nhân cách của người lớn là sức khoẻ tinh thần của người mẹ và môi trường giáo dục cơ sở của họ ngay khi họ còn là trẻ em, thì việc quan tâm đặc biệt đến giáo dục cơ sở phải là việc quan trọng nhất của nền giáo dục và sự lo lắng cho sức khỏe tinh thần người mẹ cũng phải là việc không bao giờ được phép coi nhẹ trong mỗi gia đình.

III. Các quốc gia hạnh phúc nhât và bất hạnh nhất 2012-2017

1. Theo dõi WHR từ khi công bố năm 2012 đến nay, chúng tôi nhận thấy, tất cả 10 nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất suốt 6 năm qua, đều là các nước công nghiệp phát triển. Hầu hết ở Châu Âu, chỉ có Canada, Australia, New Zealand thuộc Châu Đại Dương và Bắc Mỹ. Các quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất đều ở Bắc Âu. Đứng đầu là Đan Mạch với các chỉ số 7.693, 7.587, 7.526 và 7.522 tại 4 Báo cáo 2013, 2015, 2016 và 2017. Sau đó là Na Uy, năm cao nhất 2013 là 7.655, năm 2017 đứng đầu thế giới với chỉ số 7.537. Các quốc gia đứng sau chút ít là Thụy Sĩ, Iceland, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan. Sau đó mới là các nước Canada,Australia và New Zealand.

Có thể hiểu được tại sao các quốc gia Bắc Âu luôn đứng đầu chỉ số Hạnh phúc nhân loại. Điều kiện sống, trình độ văn hóa – xã hội, mức độ phúc lợi xã hội, thái độ của bộ máy quản lý vĩ mô… là những nhân tố luôn ở mức đáng mơ ước của thế giới. Nhiều tài liệu đã mô tả những nét tích cực này ở Bắc Âu. Điều mà chúng tôi thấy cần lưu ý ở đây là chính người dân Bắc Âu cũng cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ. Tỷ lệ cao và đồng đều ở tất cả các nước Bắc Âu, lại ổn định trong nhiều năm, ít nhất thì cũng từ 2012, năm xuất hiện WHR đầu tiên đến nay.

2.Các nước khác có mặt trong số 10 nước hàng đầu WHI trong những năm qua là Ireland, Thụy Sỹ, Hà Lan, New Zealand, Áo, Canada, Australia và Iceland. Không khó để nhận thấy có rất nhiều lý do mà cả thế giới đều biết về cuộc sống dễ chịu, văn minh, và an bình ở các quốc gia này.

Bảng 1.10 nước có thứ hạng Chỉ số Hạnh phúc cao nhất 2012-2017

 

2012

2013

2015

2016

2017

1

Đan Mạch

Đan Mạch 7.693

Thụy Sỹ  7.587

Đan Mạch 7.526

Na Uy 7.537

2

Phần Lan

Na Uy 7.655

Iceland 7.561

Thụy Sỹ  7.509

Đan Mạch 7.522

3

Na Uy

Thụy Sỹ  7.650

Đan Mạch 7.527

Iceland 7.501

Iceland 7.504

4

Hà Lan

Hà Lan 7.512

Na Uy 7.522

Na Uy 7.498

Thụy Sỹ  7.494

5

Canada

Thụy Điển 7.480

Canada 7.427

Phần Lan 7.413

Phần Lan 7.469

6

Thụy Sỹ

Canada 7.477

Phần Lan 7.406

Canada 7.404

Hà Lan 7.377

7

Thụy Điển

Phần Lan 7.389

Hà Lan 7.378

Hà Lan 7.339

Canada 7.316

8

Niu Zilân

Áo 7.369

Thụy Điển 7.364

Niu Zilân 7.334

Niu Zilân 7.314

9

Australia

Iceland 7.355

Niu Zilân 7.286

Australia 7.313

Australia 7.284

10

Ireland

Australia 7.350

Australia 7.284

ThụyĐiển 7.291

Thụy Điển 7.284


Bảng 2.Các nước có thứ hạng Chỉ số Hạnh phúc thấp nhất 2012-2017

2012

146. Bungari, 147. Congo, 148. Tanzania, 149. Haiti, 150. Comoros, 151. Burundi, 152. SieraLeon, 153. Trung Phi, 154. Benin, 155. Togo

2013

2015

2016

2017

143. Afghanistan 4.040

145. Campuchia 3.819

144. Chad 3.763

142. Botswana 3.766

144. Bulgaria 3.981

146. Tanzania 3.781

145. BurkinaFaso 3.739

143. Bénin 3.657

145. Botswana 3.970

147. Madagascar 3.681

146. Uganda 3.739

144. Madagascar 3.644

146. Madagascar 3.966

148. Trung Phi 3.678

147. Yemen 3.724

145. Haiti 3.603

147. Senegal 3.959

149. Chad 3.667

148. Madagascar 3,695

146. Yemen 3.593

148. Syria 3.892

150. Guinea 3.656

149. Tanzania 3.666

147. Nam Sudan 3.591

149. Comoros 3.851

151. Vory Coast  3.655

150. Liberia 3.622

148. Liberia 3.533

150. Guinea 3.847

152. BurkinaFaso 3.587

151. Guinea 3.607

149. Guinea 3.507

151. Tanzania 3.770

153. Afghanistan 3.575

152. Rwanda 3,515

150. Togo 3.495

152. Rwanda 3.715

154. Rwanda 3.465

153. Bénin 3.484

151. Rwanda 3.471

153. Burundi 3.706

155. Benin 3.340

154. Afghanistan 3.360

152. Syria 3.462

154. Trung Phi 3.623

156. Syria 3.006

155. Togo 3.303

153. Tanzania 3.349

155. Benin 3.528

157. Burundi 2.906

156. Syria 3.069

154. Burundi 2.905

156. Togo 2.936

158. Togo 2.839

157. Burundi 2.905

155. Trung Phi 2.693

 

3.Theo bảng trên, các quốc gia đứng cuối danh sách Hạnh phúc thế giới là Togo, Burundi, Trung Phi, Benin, Rwanda, Afghanistan, Madagascar, Tanzania, Liberia, Guinea, Siria, Botswana, Madagascar, BurkinaFaso, Liberia… Phần đông các nước này nằm ở châu Phi. Togo trong các năm 2012, 2013, 2015, Burundi 2016 và Cộng Hòa Trung Phi 2017 là những nước được coi là những nước bất hạnh nhất thế giới. Ở những nước này, rõ ràng, sự bất bình đẳng, khủng hoảng chính trị, bạo lực và nghèo đói… gắn liền với bất hạnh. Khủng hoảng chính trị ở Burundi bắt đầu từ năm 2015, đảo chính và xung đột giữa các phe phái nhiều năm qua ở Trung Phi, Khủng hoảng nợ công và bạo động chính trị ở Togo từ năm 2005 đã khiến các nước này ngày càng nghèo khó, bệnh tật và khổ đau. Báo chí đánh giá cuộc sống ở những nước này còn tệ hơn cả Syria - nước ngập chìm trong nội chiến và khủng bố suốt những năm qua.

4.Trong số các nước đúng ở cuối bảng Hạnh phúc thế giới 6 năm qua, chúng tôi chú ý đến hai trường hợp là Bulgaria năm 2013 xếp hạng 144/155 quốc gia với chỉ số WHI là 3.981 và Campuchia năm 2015 xếp hạng 145/158 với chỉ số WHI là 3.819. Tuy nhiên, không rõ do nguyên nhân khách quan hay do sự thay đổi về cảm nhận mà hai nước này đã có những tiến bộ đáng kể ngay sau đó. Năm 2015 Bulgaria tăng 11 bậc so với 2013, năm 2016 xếp hạng 129/157 nước và năm 2017 xếp hạng 105/155 nước với chỉ số WHI là 4.714. Campuchia năm 2015 xếp hạng 145/158 nước, nhưng 2017 đã đạt chỉ số WHI 5.168, được xếp hạng 129/155 nước (xem bảng 3).

Bản đồ Hạnh phúc Thế giới trong WHR 2017 trang 85

IV. Chỉ số Hạnh phúc của một số quốc gia được dư luận xã hội Việt Nam quan tâm

1.Trong bảng 3 dưới đây, chúng tôi chú ý đến trường hợp Bhutan, quốc gia nhỏ bé ở Châu Á từ năm 1971 đã lấy chỉ số Tổng Hạnh phúc quốc gia thay cho GDP. Tuy nhiên trong WHR chỉ số của Bhutan năm 2012 và 2013 không có số liệu. Còn năm 2015, chỉ số Hạnh phúc của nước này là 5.235 xếp hạng 79/158 nước, năm 2016 chỉ số 5.196 xếp hạng 84/157 nước, năm 2017 chỉ số 5.011 xếp hạng 97/155 nước. Chỉ số này không thấp song cũng không phải là cao, nghĩa là vẫn chưa phải là hình mẫu đáng noi gương như dư luận từng ca ngợi. Hơn thế nữa, lâu nay Bhutan vẫn là quốc gia gây tò mò bởi nhiều hiện tượng lạ, “dị ứng” với văn minh – một quốc gia chỉ có 2 tờ báo, 1 đài truyền hình, không có trộm cướp, giết người và ma túy. Thế nhưng khi dùng chung thước đo với thế giới, những vấn đề xã hội cụ thể của nước này mới lộ rõ. Trong điều kiện toàn cầu hóa ngày nay, kiểu tham vọng phát triển xoay lưng lại với cộng đồng thế giới gần như đã được chứng minh là không có triển vọng và chắc chắn là lỗi thời.

2.Trong bảng 3, ngoài những nước đã nhắc tới ít nhiều ở trên, chúng tôi còn dẫn ra một số nước phát triển Âu Mỹ gần gũi với nhiều người Việt Nam như Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Italy vàcác trường hợp tương tự như vậy ở Châu Á là Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong. Nói chung không có sự khác biệt quá lớn giữa chỉ số Hạnh phúc của các quốc gia này với cảm nhận chung lâu nay của người Việt Nam về cuộc sống của họ.

Người Ấn Độ không hài lòng nhiều với thức tế đời sống của mình. Người Nhật Bản và Đài Loan, mặc dù rất khắt khe nhưng vẫn thấy quốc gia mình thực tế là khá hạnh phúc. Các nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ytaly nói chung có chỉ số Hạnh phúc rất cao, song người dân vẫn mới chỉ hài lòng với cuộc sống của mình ở thang điểm 5.9-7.1/10, nghĩa là vẫn có khoảng cách đáng kể với đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa thực ra là rất đáng tự hào ở các nước này. Điều này rất đáng suy ngẫm. Với nước Mỹ, điều này đã được GS. Jeffrey Sachs, Giám đốc Mạng SNSD và là chủ biên WHR nhận xét: “Có một thông điệp rất mạnh mẽ cho đất nước tôi, Hoa Kỳ, là nước rất giàu có, thật sự giàu hơn rất nhiều so với 50 năm trước, nhưng đã không có hạnh phúc hơn”[9].

3.Với Nga và Ucraina, trong khi Ucraina chịu tác động lớn của khủng hoảng chính trị và kinh tế khiến chỉ số Hạnh phúc ngày càng tệ hơn, thì ở Nga, sự cấm vận của phương Tây và những vấn đề chính trị - dân tộc ở đây, hóa ra cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cảm nhận Hạnh phúc của người dân. Năm 2016 chỉ số hạnh phúc của Nga vẫn là 5.856 xếp hạng 56/157 nước, năm 2017 chỉ số hạnh phúc còn tăng lên đến 5.963, xếp hạng thứ 49/155 quốc gia.

4.Với Trung Quốc, từ vị trí 112 năm 2012, đến nay chỉ số Hạnh phúc của Trung Quốc đã là 5.273 xếp hạng thứ 79/155 nước. Như vậy, từ chỗ thấp hơn Việt Nam khá xa 47 bậc vào năm 2012 (Việt Nam 2012 ở vị trí 65/156), đến năm 2017 Trung Quốc đã vượt trước Việt Nam tới 15 bậc. Trong 6 năm Việt Nam lùi 29 bậc, còn Trung Quốc tiến 33 bậc. Con số lạnh lùng này có thể nói lên nhiều điều (mặc dù trong Báo cáo 2017, một chương dành riêng để phân tích về Trung Quốc thì nói theo tinh thần khác - tăng trưởng và hạnh phúc ở Trung Quốc không đi liền với nhau[10]).

Bảng 3.Chỉ số Hạnh phúc của một số quốc gia 2012-2017

 

Nước/ Vùng lãnh thổ

2012

2013

2015

2016

2017

Thứ hạng /156 nước

Chỉ số

Thứ hạng /156 nước

Chỉ số

Thứ hạng /158 nước

Chỉ số

Thứ hạng /157 nước

Chỉ số

Thứ hạng /155nước

Bhutan

//

//

//

5.253

79

5.196

84

5.011

97

Na Uy

3

7.655

2

7.522

4

7.498

4

7.537

1

Đan Mạch

1

7.693

1

7.527

3

7.526

1

7.522

2

Hà Lan

4

7.512

4

7.378

7

7.339

7

7.377

6

Canada

5

7.477

6

7.427

5

7.404

6

7.316

7

Australia

9

7.350

10

7.248

10

7.313

9

7.284

9

Mỹ

11

7.082

17

7.119

15

7.104

13

6.993

14

Đức

30

6.672

26

6.750

26

6.994

16

6.951

16

Anh

18

6.883

22

6.867

21

6.725

23

6.714

19

Pháp

23

6.764

25

6.575

29

6.478

32

6.442

31

Italy

28

6.021

45

5.948

50

5.977

50

5.964

48

Nga

76

5.464

68

5.716

64

5.856

56

5.963

49

Bulgaria

147

3.981

144

4.218

134

4.217

129

4.714

105

Ấn Độ

94

4.772

111

4.565

117

4.404

118

4.315

122

Ucraina

91

5.057

87

4.681

111

4.324

123

4.096

132

Đài Loan

46

6.221

42

6.298

38

6.379

35

6.422

33

Nhật Bản

44

6.064

43

5.987

46

5.921

53

5.920

51

Hàn Quốc

56

6.267

41

5.984

47

5.835

58

5.838

56

Hong Kong

67

5.523

64

5.474

72

5.458

75

5.472

71

Trung Quốc

112

4.978

93

5.140

84

5.245

83

5.273

79

 

V. Chỉ số Hạnh phúc của các nước ASEAN 2012-2017 và cảm nhận của người Việt về hạnh phúc

1. Trong số các nước ASEAN, Singapore luôn đứng ở vị trí cao nhất ASEAN và cao nhất Châu Á suốt 6 năm qua, nghĩa là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á. Không thể nghi ngờ, điểm số 6.572 đã cho thấy, người dân ở đây tương đối hài lòng với chất lượng cuộc sống, với nền y tế, với trình độ giáo dục, với điều kiện môi trường và với bộ máy quản lý của họ. Nói tương đối hài lòng, vì với nền kinh tế  hơn 70.000 USD đầu người năm[11], khoa học giáo dục tiên tiến, bộ máy quan chức liêm khiết, xã hội thịnh vượng… Singapore được nhiều quốc gia rất ngưỡng mộ và muốn bắt chước, vậy mà người dân Singapore mới chỉ hài lòng với cuộc sống của họ ở tỷ lệ còn cách khá xa các nước như Đan Mạch, Na Uy hay Australia.

2. Myanmar và Campuchia vẫn là các quốc gia luôn đứng cuối ASEAN về xếp hạng hạnh phúc, dù có những tiến bộ nhất định. Thái Lan và Philippines là hai nước có tiến bộ nhiều nhất. Trong 6 năm Thái Lan tiến về phía trước 20 bậc và Philippines tiến bộ 31 bậc, hiện đang cách Singapore không xa.

Bảng 4.Chỉ số Hạnh phúc của các quốc gia ASEAN 2012-2017

 

Nước/ Vùng lãnh thổ

2012

2013

2015

2016

2017

Thứ hạng /156 nước

Chỉ số

Thứ hạng /156 nước

Chỉ số

Thứ hạng /158 nước

Chỉ số

Thứ hạng /157 nước

Chỉ số

Thứ hạng /155 nước

Singapore

33

6.546

30

6.798

24

6.739

22

6.572

26

Thái Lan

52

6.371

36

6.455

34

6.474

33

6.424

32

Malaysia

51

5.760

56

5.770

61

6.005

47

6.084

42

Philippines

103

4.985

92

5.073

90

5.279

82

5.430

72

Indonesia

83

5.348

76

5.399

74

5.314

79

5.262

81

Việt Nam

65

5.533

63

5.360

75

5.061

96

5.074

94

Lào

82

4.787

109

4.876

99

4.876

102

//

//

Myanmar

//

4.439

121

4.307

129

4.395

119

4.545

114

Campuchia

138

4.067

140

3.819

145

3.907

140

5.168

129

 

3.Riêng Việt Nam và Lào lại là những nước thụt lùi. Năm 2012 vị trí xếp hạng của Lào là 82/157 nước với chỉ số Hạnh phúc 4.787, đến năm 2016 Lào đã rơi xuống vị trí 102/157 với chỉ số 4.876 (năm 2017 Lào không có số liệu).

Năm 2012 Việt Nam xếp hạng ở vị trí 65/157 nước với chỉ số Hạnh phúc 5.553, đến nay Việt Nam đã rơi xuống vị trí 94/157 với chỉ số 5.074 (xem chi tiết ở bảng 4). Rất tiếc là trong cả 5 Báo cáo WHR, các số liệu về các chỉ số thành phần của các quốc gia không được diễn giải chi tiết, nên chúng tôi khó phân tích sâu hơn những gì làm cho Việt Nam tụt hạng về hạnh phúc và rất nhiều câu hỏi nên được đặt ra xoay quanh sự tụt hạng này.

4.Nếu như trong các lĩnh vực khác, cảm nhận phải bị khuất phục trước những con số chính xác của khoa học, thì trong lĩnh vực đánh giá về hạnh phúc, cần thiết phải tôn trọng tính tương đối của sự cảm nhận. Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay, không nhiều người đánh giá tích cực về mức độ hạnh phúc của người Việt Nam. Hội thảo về Hạnh phúc do Bộ VH-TT-DL phối hợp với Viện nghiên cứu Gia đình và Giới tổ chức mới đây, 17/3/2017 đã cho thấy điều đó[12]. Những vấn đề nan giải diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội, những căng thẳng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, những tiêu cực hàng ngày trong đời sống, những bất hạnh cụ thể mà một số người đã trải qua… đã ảnh hưởng lớn đến quan niệm chung của người Việt Nam về hạnh phúc.

Dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay thường nghĩ rằng chỉ số hạnh phúc của người Việt hiện thời kém hoặc rất kém. Rất nhiều người không bằng lòng với thực tế đời sống. Tất nhiên cũng có số ít bằng lòng với cuộc sống của riêng họ, chứ ít ai bằng lòng với trật tự nói chung của toàn xã hội. Gần như trong mọi hoạt động từ ăn, mặc, ở, đi lại, học hành… cụ thể hàng ngày, đến giao tiếp, hoạt động của các cơ quan công quyền… hay trong những kỳ vọng về chính sách xã hội, về phát triển kinh tế, về tương lai của đất nước… tất cả đều có quá nhiều vấn đề gây bức xúc. Không chỉ người dân bức xúc mà cả những  người có vị thế xã hội cao cũng cảm thấy như vậy.

Nhưng không hạnh phúc cũng chưa chắc đã phải là bất hạnh. Ở Việt Nam, những người nghĩ mình bất hạnh có lẽ cũng không nhiều, chỉ là những trường hợp cụ thể. Với đời sống kinh tế, ít người nghĩ rằng ngày mai sẽ tệ hơn hôm nay. Người ta không bằng lòng với hiện thực, chủ yếu là mong muốn, đáng ra mọi thứ đã phải tốt hơn.

5.Nhìn chung, chúng tôi cho rằng, quan niệm của người Việt về hạnh phúc, ở tất cả các tầng lớp, kể cả người thành đạt và không thành đạt, người giàu và người nghèo… đều có cái nhìn tương đối thực tế. Nếu nói là thực dụng thì cũng chưa chắc đã sai. Khấn vái khắp nơi nhưng không quá tin vào thánh thần. Nhét tiền vào miệng tượng Phật, nhưng chỉ là tiền lẻ. Hiểu rõ giá trị tinh thần nhưng vẫn không quên kinh tế, tiền bạc. Háo danh nhưng vẫn chỉ coi danh là công cụ, là phương tiện, thậm chí cũng chỉ để làm vui vậy, chứ vẫn không lẫn danh với thực. Đây là vấn đề thú vị cần thiết phải được trình bày riêng trong một chuyên luận dài hơn nên xin không nói thêm ở đây.



*GS.TS., Viện Thông tin Khoa học Xã hội.



Trích dẫn:

[1]. Craig Lambert. The Science of Happiness. Havard Magazine. January-February 2007, pp. 26-27. http://harvardmagazine.com/2007/01/the-science-of-happiness.html //Henry Smith Williams. The Science of Happiness. NewYork: Harper & Bros, 1909. 350 pp. // The Science of Happiness (1861). By A Friend to Humanity. London: Trubner & Co., 60., Paternoster Row. 1861. 141 pp. Ký hiệu kho: 250. b. 79.

[2].Đề tài NCKH độc lập cấp Quốc gia “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá”. 2015-2018 Mã số DTDL.XH-03/15. PGS.TS. Lê Ngọc Văn làm Chủ nhiệm.

[3].Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam trong 178 nước năm 2006. Thông tin KHXH. No. 4. tr. 9-22.

[4]. Xem:http://baltmi.com/en/wingia-end-of-year-survey-2016/

[5].SDSN - Sustainable Development Solutions Network, at the UN (http://unsdsn.org); The Earth Institute Columbia University, USA; CIFAR - Canadian Institute for Advances Research, Canada; CEP - Centre for Economic Performance, at the LSE - London School of Economics and Political Science, UK.

[6].See:The Key Determinants of Happiness and Misery. World Happiness Report 2017. c.122-143.

[7].See:WHR 2017. c.134.

[8].“Household income per head explains under 2% of the variance of happiness in any country”.WHR 2017. c.134.

[9].Martha C. White (2016). Why Americans Have Gotten a Lot Less Happy Over the Past Decade.“There is a very strong message for my country, the United States, which is very rich, has gotten a lot richer over the last 50 years, but has gotten no happier”. http://time.com/money/4260851/happiness-report-americans/

[10].See: Richard A. Easterlin, Fei Wang and Shun Wang. Growth and Happiness in China, 1990-2015. Chapter 3. WHR 2017. c. 48-84.

[11].Năm 2015 GDP Singapore là 78,162 USD đầu người năm, tính theo PPP 2011. Human Development Report 2016. c. 198. Xem thêm: Singapore: nghịch lý phát triển. Tc KHXH Việt Nam số 7/2015

[12]. Xem:Hội thảo “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt”. http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/tin-hoat-dong/viet-nam-can-co-nghien-cuu-khoa-hoc-ve-hanh-phuc.html

Tài liệu

1.        Lambert, Craig (2007). The Science of Happiness. Havard Magazine. January-February. http://harvardmagazine.com/2007/01/the-science-of-happiness.html

2.        Sustainable Development Solutions Network.http://unsdsn.org

3.        Wingia Releases end of year 2016 Survey Results.http://baltmi.com/en/wingia-end-of-year-survey-2016/

4.        World Happiness Report 2012, 2013, 2015, 2016 & 2017.

5.        White, Martha C. (2016). Why Americans Have Gotten a Lot Less Happy Over the Past Decade.” http://time.com/money/4260851/happiness-report-americans/

Phụ lục: Chỉ số Hạnh phúc Thế giới trong các Báo cáo WHR 2012-2017

WORLD HAPPINESS INDEX 2009-2011

(WORLD HAPPINESS REPORT 2012)

(2009-2011 Index)

1. Denmark

53. Poland

105. Marocco

2. Finland

54. Jordan

106. Latvia

3. Norway

55. Slovakia

107. Syria

4. Netherlands

56. South Korea

108. Ghana

5. Canada

57. Bolivia

109. Zambia

6. Switzerland

58. Croatia

110. Mozambicque

7. Sweden

59. Kazakhtan

111. Somaliland Region

8. New Zealand

60. Lithuania

112. China

9. Australia

61. Bahrain

113. Mauritania

10. Ireland

62. Belarus

114. Malawi

11. United States

63. Honduras

115. Tajikistan

12. Costa Rica

64. Mauritius

116. Azerbaijan

13. Austria

65. Vietnam

117. Botswana

14. Israel

66. Ecuado

118. Serbia

15. Belgium

67. Hong Kong

119. Mongolia

16. Luxembourg

68. Kosovo

120. Palestinian Terr.

17. United Arab Emirates

69. Cuba

121. Nepal

18. U. Kingdom

70. Paraguay

122. Armenia

19. Venezuela

71. Algieria

123. Yemen

20. Iceland

72. Estonia

124. Sudan

21. Panama

73. Portugal

125. Senegan

22. Spain

74. Myanmar

126. Cameroon

23. France

75. Moldova

127. Macedonia

24. Mexico

76. Russia

128. Uganda

25. Brazil

77. Peru

129. Madagascar

26. Saudi Arabia

78. Turkey

130. Sri Lanka

27. Puerto Rico

79. Uzbekistan

131. Afghanistan

28. Italy

80. Romania

132. Rwanda

29. Kuwait

81. Libya

133. Ivorry Coast

30. Germany

82. Laos

134. Kenya

31. Qatar

83. Indonessia

135. Angola

32. Turkmenistan

84. Iran

136. Guinea

33. Singapore

85. Pakistan

137. Niger

34. Belize

86. Montenegro

138. Cambodia

35. Cyprus

87. Tunisia

139. Ethiopia

36. Czech Rep.

88. Albania

140. Liberia

37. Guatemala

89. Nicaragua

141. Congo (Kinshasa)

38. Trinidad & Tobago

90. Suoth Afria

141. Zimbabuwe

39. Argentina

91. Ucraina

142. Mali

40. Jamaica

92. Lebanon

143. Burkina Faso

41. Colombia

93. Dominican Rep.

144. Chad

42. Greece

94. India

145. Georgia

43. Chile

95. Djibouti

146. Bulgaria

44. Japan

96. Hungary

147. Congo (Brazaville)

45. Guyana

97. Namibia

148. Tanzania

46. Taiwan

98. Iraq

149. Haiti

47. Malta

99. Bosnia & Herzegovina

150. Comoros

48. El Sanvador

100. Nigeria

151. Burundi

49. Slovenia

101. Egypt

152. Sierra Leone

50. Uruguay

102. Kyrgyzstan

153. Centr. Africa Rep.

51. Malaysia

103. Philippines

154. Benin

52. Thaland

104. Bangladesh

155. Togo

 

WORLD HAPPINESS INDEX 2010-2014

World Happiness Report 2013

World Happiness Report 2015

(2010-2012 Index)

(2012-2014 Index)

1. Denmark (7.693)

1.  Switzerland (7.587)

2. Norway (7.655)

2.  Iceland (7.561)

3. Switzerland (7.650)

3.  Denmark (7.527)

4. Netherlands (7.512)

4.  Norway (7.522)

5. Sweden (7.480)

5.  Canada (7.427)

6. Canada (7.477)

6.  Finland (7.406)

7. Finland (7.389)

7.  Netherlands (7.378)

8. Austria (7.369)

8.  Sweden (7.364)

9. Iceland (7.355)

9.  New Zealand (7.286)

10. Australia (7.350)

10.Australia (7.284)

11. Israel (7.301)

11.Israel (7.278)

12. Costa Rica (7.257)

12.Costa Rica (7.226)

13. New Zealand (7.221)

13.Austria (7.200)

14. United Arab Emirates (7.144)

14.Mexico (7.187)

15. Panama (7.143)

15.United States (7.119)

16. Mexico (7.088)

16.Brazil (6.983)

17. United States (7.082)

17.Luxembourg (6.946)

18. Ireland (7.076)

18.Ireland (6.940)

19. Luxembourg (7.054)

19.Belgium (6.937)

20. Venezuela (7.039)

20.United Arab Emirates (6.901)

21. Belgium (6.967)

21.United Kingdom (6.867)

22. United Kingdom (6.883)

22.Oman (6.853)

23. Oman (6.853)

23.Venezuela (6.810)

24. Brazil (6.849)

24.Singapore (6.798)

25. France (6.764)

25.Panama (6.786)

26. Germany (6.672)

26.Germany (6.75)

27. Qatar (6.666)

27.Chile (6.670)

28. Chile (6.587)

28.Qatar (6.611)

29. Argentina (6.562)

29.France (6.575)

30. Singapore (6.546)

30.Argentina (6.574)

31. Trinidad and Tobago (6.519)

31.Czech Republic (6.505)

32. Kuwait (6.515)

32.Uruguay (6.485)

33. Saudi Arabia (6.480)

33.Colombia (6.477)

34. Cyprus (6.466)

34.Thailand (6.455)

35. Colombia (6.416)

35.Saudi Arabia (6.411)

36. Thailand (6.371)

36.Spain (6.329)

37. Uruguay (6.355)

37.Malta (6.302)

38. Spain (6.322)

38.Taiwan (6.298)

39. Czech Republic (6.290)

39.Kuwait (6.295)

40. Suriname (6.269)

40.Suriname (6.269)

41. South Korea (6.267)

41.Trinidad and Tobago (6.168)

42. Taiwan (6.221)

42.El Salvador (6.130)

43. Japan (6.064)

43.Guatemala (6.123)

44. Slovenia (6.060)

44.Uzbekistan (6.003)

45. Italy (6.021)

45.Slovakia (5.995)

46. Slovakia (5.969)

46.Japan (5.987)

47. Guatemala (5.965)

47.South Korea (5.984)

48. Malta (5.964)


48.Ecuador (5.975)

49. Ecuador (5.865)

49.Bahrain (5.960)

50. Bolivia (5.857)

50.Italy (5.948)


51. Poland (5.822)

51.Bolivia (5.890)

52. El Salvador (5.809)

52.Moldova (5.889)

53. Moldova (5.791)

53.Paraguay (5.878)

54. Paraguay (5.779)

54.Kazakhstan (5.855)

55. Peru (5.776)

55.Slovenia (5.848)


56. Malaysia (5.760)

56.Lithuania (5.833)

57. Kazakhstan (5.671)

57.Nicaragua (5.828)

58. Croatia (5.661)

58.Peru (5.824)

59. Turkmenistan (5.628)

59.Belarus (5.813)

60. Uzbekistan (5.623)

60.Poland (5.791)

61. Angola (5.589)


61.Malaysia (5.770)

62. Albania (5.550)

62.Croatia (5.759)

63. Vietnam (5.533)


63.Libya (5.754)

64. Hong Kong (5.523)


64.Russia (5.716)

65. Nicaragua (5.507)


65.Jamaica (5.709)

66. Belarus (5.504)


66.North Cyprus (5.695)

67. Mauritius (5.477)


67.Cyprus (5.689)

68. Russia (5.464)


68.Algeria (5.605)

69. North Cyprus (5.463)


69.Kosovo (5.589)

70. Greece (5.435)

70.Turkmenistan (5.548)


71. Lithuania (5.426)


71.Mauritius (5.477)

72. Estonia (5.426)


72.Hong Kong (5.474)

73. Algeria (5.422)


73.Estonia (5.429)

74. Jordan (5.414)


74.Indonesia (5.399)

75. Jamaica (5.374)


75.Vietnam (5.360)

76. Indonesia (5.348)


76.Turkey (5.332)

77. Turkey (5.345)


77.Kyrgyzstan (5.286)

78. Libya (5.340)


78.Nigeria (5.268)

79. Bahrain (5.312)


79.Bhutan (5.253)

80. Montenegro (5.299)


80.Azerbaijan (5.212)

81. Pakistan (5.292)


81.Pakistan (5.194)

82. Nigeria (5.248)


82.Jordan (5.192)

83. Kosovo (5.222)


83.Montenegro (5.1922)

84. Honduras (5.142)


84.China (5.140)

85. Portugal (5.101)


85.Zambia (5.129)

86. Ghana (5.091)


86.Romania (5.124)

87. Ukraine (5.057)


87.Serbia (5.123)

88. Latvia (5.046)


88.Portugal (5.102)

89. Kyrgyzstan (5.042)


89.Latvia (5.098)

90. Romania (5.033)


90.Philippines (5.073)

91. Zambia (5.006)


91.Somaliland region (5.057)

92. Philippines (4.985)


92.Morocco (5.013)

93. China (4.978)


93.Macedonia (5.007)

94. Mozambique (4.971)


94.Mozambique (4.971)

95. Dominican Republic (4.963)

95.Albania (4.959)

96. South Africa (4.963)


96.Bosnia & Herzegovina (4.949)

97. Lebanon (4.931)


97.Lesotho (4.898)

98. Lesotho (4.898)


98.Dominican Republic (4.885)

99. Morocco (4.885)


99.Laos (4.876)

100. Swaziland (4.867)


100.   Mongolia (4.874)

101. Somaliland region (4.847)

101.   Swaziland (4.867)

102. Mongolia (4.834)


102.   Greece (4.857)

103. Zimbabwe (4.827)


103.   Lebanon (4.839)

104. Tunisia (4.826)

104.   Hungary (4.800)

105. Iraq (4.817)


105.   Honduras (4.788)

106. Serbia (4.813)


106.   Tajikistan (4.786)

107. Bosnia Herzegovina (4.813)

107.   Tunisia (4.739)

108. Bangladesh (4.804)


108.   Palestinian Terr. (4.715)

109. Laos (4.787)


109.   Bangladesh (4.694)

110. Hungary (4.775)


110.   Iran (4.686)

111. India (4.772)


111.   Ukraine (4.681)

112. Mauritania (4.758)


112.   Iraq (4.677)

113. Palestinian Terr. (4.700)

113.   South Africa (4.642)

114. Djibouti (4.690)


114.   Ghana (4.633)

115. Iran (4.643)


115.   Zimbabwe (4.610)

116. Azerbaijan (4.604)


116.   Liberia (4.571)

117. Congo (Kinshasa) (4.578)

117.   India (4.565)

118. Macedonia (4.574)


118.   Sudan (4.550)

119. Ethiopia (4.561)


119.   Haiti (4.518)

120. Uganda (4.443)


120.   Congo (Kinshasa) (4.517)

121. Myanmar (4.439)


121.   Nepal (4.514)

122. Cameroon (4.420)


122.   Ethiopia (4.512)

123. Kenya (4.403)


123.   Sierra Leone (4.507)

124. Sudan (4.401)


124.   Mauritania (4.436)

125. Tajikistan (4.380)


125.   Kenya (4.419)

126. Haiti (4.341)


126.   Djibouti (4.369)

127. Sierra Leone (4.318)


127.   Armenia (4.350)

128. Armenia (4.316)


128.   Botswana (4.332)

129. Congo (Brazzaville) (4.297)

129.   Myanmar (4.307)

130. Egypt (4.273)


130.   Georgia (4.297)

131. Burkina Faso (4.259)


131.   Malawi (4.292)

132. Mali (4.247)


132.   Sri Lanka (4.271)

133. Liberia (4.196)


133.   Cameroon (4.252)

134. Georgia (4.187)


134.   Bulgaria (4.218)

135. Nepal (4.156)


135.   Egypt (4.194)

136. Niger (4.152)


136.   Yemen (4.077)

137. Sri Lanka (4.151)


137.   Angola (4.033)

138. Gabon (4.114)


138.   Mali (3.995)

139. Malawi (4.113)


139.   Congo (Brazzaville) (3.989)

140. Cambodia (4.067)


140.   Comoros (3.956)

141. Chad (4.056)


141.   Uganda (3.931)

142. Yemen (4.054)


142.   Senegal (3.904)

143. Afghanistan (4.040)


143.   Gabon (3.896)

144. Bulgaria (3.981)


144.   Niger (3.845)

145. Botswana (3.970)


145.   Cambodia (3.819)

146. Madagascar (3.966)


146.   Tanzania (3.781)

147. Senegal (3.959)


147.   Madagascar (3.681)

148. Syria (3.892)


148.   Central African Rep. (3.678)

149. Comoros (3.851)


149.   Chad (3.667)

150. Guinea (3.847)


150.   Guinea (3.656)

151. Tanzania (3.770)


151.   Ivory Coast (3.655)

152. Rwanda(3.715)


152.   Burkina Faso (3.587)

153. Burundi (3.706)


153.   Afghanistan (3.575)

154. Central African Rep. (3.623)

154.   Rwanda (3.465)

155. Benin (3.528)


155.   Benin (3.340)

156. Togo (2.936)

156.   Syria (3.006)

 

157.   Burundi (2.906)

 

158.   Togo (2.839)

 

WORLD HAPPINESS INDEX 2013-2016

World Happiness Report 2016

World Happiness Report 2017

(2013-2015 Index)

(2014-2016 Index)

1.  Denmark (7.526)

1.  Norway (7.537)

2.  Switzerland (7.509)

2.  Denmark (7.522)

3.  Iceland (7.501)

3.  Iceland (7.504)

4.  Norway (7.498)

4.  Switzerland (7.494)

5.  Finland (7.413)

5.  Finland (7.469)

6.  Canada (7.404)

6.  Netherlands (7.377)

7.  Netherlands (7.339)

7.  Canada (7.316)

8.  New Zealand (7.334)

8.  New Zealand (7.314)

9.  Australia (7.313)

9.  Australia (7.284)

10.   Sweden (7.291)

10.Sweden (7.284)

11.   Israel (7.267)

11.Israel (7.213)

12.   Austria (7.119)

12.Costa Rica (7.079)

13.   United States (7.104)

13.Austria (7.006)

14.   Costa Rica (7.087)

14.United States (6.993)

15.   Puerto Rico (7.039)

15.Ireland (6.977)

16.   Germany (6.994)

16.Germany (6.951)

17.   Brazil (6.952)

17.Belgium (6.891)

18.   Belgium (6.929)

18.Luxembourg (6.863)

19.   Ireland (6.907)

19.United Kingdom (6.714)

20.   Luxembourg(6.871)

20.Chile(6.652)

21.   Mexico (6.778)

21.United Arab Emirates (6.648)

22.   Singapore (6.739)

22.Brazil (6.635)

23.   United Kingdom (6.725)

23.Czech Republic (6.609)

24.   Chile (6.705)

24.Argentina (6.599)

25.   Panama (6.701)

25.Mexico (6.578)

26.   Argentina(6.650)

26.Singapore(6.572)

27.   Czech Republic (6.596)

27.Malta (6.527)

28.   United Arab Emirates (6.573)

28.Uruguay (6.454)

29.   Uruguay(6.545)

29.Guatemala(6.454)

30.   Malta (6.488)

30.Panama (6.452)

31.   Colombia (6.481)

31.France (6.442)

32.   France (6.478)

32.Thailand (6.424)

33.   Thailand (6.474)

33.Taiwan (6.422)

34.   Saudi Arabia (6.379)

34.Spain (6.403)

35.   Taiwan (6.379)

35.Qatar (6.375)

36.   Qatar (6.375)

36.Colombia (6.357)

37.   Spain (6.361)

37.Saudi Arabia (6.344)

38.   Algeria (6.355)

38.Trinidad & Tobago (6.168)

39.   Guatemala (6.324)

39.Kuwait (6.105)

40.   Suriname(6.269)

40.Slovakia(6.098)

41.   Kuwait (6.239)

41.Bahrain (6.087)

42.   Bahrain (6.218)

42.Malaysia (6.084)

43.   Trinidad & Tobago (6.168)

43.Nicaragua (6.071)

44.   Venezuela (6.084)

44.Ecuador (6.008)

45.   Slovakia (6.078)

45.El Salvador (6.003)

46.   ElSalvador(6.068)

46.Poland(5.973)

47.   Malaysia (6.005)

47.Uzbekistan (5.971)

48.   Nicaragua (5.992)

48.Italy (5.964)

49.   Uzbekistan(5.987)

49.Russia(5.963)

50.   Italy (5.977)

50.Belize (5.956)

51.   Ecuador (5.976)

51.Japan (5.920)

52.   Belize (5.956)

52.Lithuania (5.902)

53.   Japan (5.921)

53.Algeria (5.872)

54.   Kazakhstan (5.919)

54.Latvia (5.850)

55.   Moldova (5.897)

55.Moldova (5.838)

56.   Russia (5.856)

56.South Korea (5.838)

57.   Poland (5.835)

57.Romania (5.825)

58.   South Korea (5.835)

58.Bolivia (5.823)

59.   Bolivia (5.822)

59.Turkmenistan (5.822)

60.   Lithuania (5.813)

60.Kazakhstan (5.819)

61.   Belarus (5.802)

61.North Cyprus (5.810)

62.   North Cyprus (5.771)

62.Slovenia (5.758)

63.   Slovenia (5.768)

63.Peru (5.715)

64.   Peru (5.743)

64.Mauritius (5.629)

65.   Turkmenistan (5.658)

65.Cyprus (5.621)

66.   Mauritius (5.648)

66.Estonia (5.611)

67.   Libya (5.615)

67.Belarus (5.569)

68.   Latvia (5.560)

68.Libya (5.525)

69.   Cyprus (5.546)

69.Turkey (5.500)

70.   Paraguay (5.538)

70.Paraguay (5.493)

71.   Romania (5.528)

71.Hong Kong (5.472)

72.   Estonia (5.517)

72.Philippines (5.430)

73.   Jamaica (5.510)

73.Serbia (5.395)

74.   Croatia (5.488)

74.Jordan (5.336)

75.   Hong Kong (5.458)

75.Hungary (5.324)

76.   Somalia (5.440)

76.Jamaica (5.311)

77.   Kosovo (5.401)

77.Croatia (5.293)

78.   Turkey (5.389)

78.Kosovo (5.279)

79.   Indonesia (5.314)

79.China (5.273)

80.   Jordan (5.303)

80.Pakistan (5.269)

81.   Azerbaijan (5.291)

81.Indonesia (5.262)

82.   Philippines (5.279)

82.Venezuela (5.250)

83.   China (5.245)

83.Montenegro (5.237)

84.   Bhutan (5.196)

84.Morocco (5.235)

85.   Kyrgyzstan (5.185)

85.Azerbaijan (5.234)

86.   Serbia (5.177)

86.Dominican Rep. (5.230)

87.   Bosnia & Herzegovina (5.163)

87.Greece (5.227)

88.   Montenegro (5.161)

88.Lebanon (5.225)

89.   Dominican Rep. (5.155)

89.Portugal (5.195)

90.   Morocco (5.151)

90.Bosnia & Herzegovina (5.182)

91.   Hungary (5.145)

91.Honduras (5.181)

92.   Pakistan (5.132)

92.Macedonia (5.175)

93.   Lebanon (5.129)

93.Somalia (5.151)

94.   Portugal (5.123)

94.Vietnam (5.074)

95.   Macedonia (5.121)

95.Nigeria (5.074)

96.   Vietnam (5.061)

96.Tajikistan (5.041)

97.   Somaliland region (5.057)

97.Bhutan (5.011)

98.   Tunisia (5.045)

98.Kyrgyzstan (5.004)

99.   Greece (5.033)

99.Nepal (4.962)

100.Tajikistan (4.996)

100.Mongolia (4.955)

101.Mongolia (4.907)

101.South Africa (4.829)

102.Laos (4.876)

102.Tunisia (4.805)

103.Nigeria (4.875)

103.Palestinian Terr. (4.775)

104.Honduras (4.871)

104.Egypt (4.735)

105.Iran (4.813)

105.Bulgaria (4.714)

106.Zambia (4.795)

106.Sierra Leone (4.709)

107.Nepal (4.793)

107.Cameroon (4.695)

108.Palestinian Terr. (4.754)

108.Iran (4.692)

109.Albania (4.655)

109.Albania (4.644)

110.Bangladesh (4.643)

110.Bangladesh (4.608)

111.Sierra Leone (4.635)

111.Namibia (4.574)

112.Iraq (4.575)

112.Kenya (4.553)

113.Namibia (4.574)

113.Mozambique (4.550)

114.Cameroon (4.513)

114.Myanmar (4.545)

115.Ethiopia (4.508)

115.Senegal (4.535)

116.South Africa (4.459)

116.Zambia (4.514)

117.Sri Lanka (4.415)

117.Iraq (4.497)

118.India (4.404)

118.Gabon (4.465)

119.Myanmar (4.395)

119.Ethiopia (4.460)

120.Egypt (4.362)

120.Sri Lanka (4.440)

121.Armenia (4.360)

121.Armenia (4.376)

122.Kenya (4.356)

122.India (4.315)

123.Ukraine (4.324)

123.Mauritania (4.292)

124.Ghana (4.276)

124.Congo (Brazzaville) (4.291)

125.Congo (Kinshasa) (4.272)

125.Georgia (4.286)

126.Georgia (4.252)

126.Congo (Kinshasa) (4.280)

127.Congo (Brazzaville) (4.236)

127.Mali (4.190)

128.Senegal (4.219)

128.Ivory Coast (4.180)

129.Bulgaria (4.217)

129.Cambodia (4.168)

130.Mauritania (4.201)

130.Sudan (4.139)

131.Zimbabwe (4.193)

131.Ghana (4.120)

132.Malawi (4.156)

132.Ukraine (4.096)

133.Sudan (4.139)

133.Uganda (4.081)

134.Gabon (4.121)

134.Burkina Faso (4.032)

135.Mali (4.073)

135.Niger (4.028)

136.Haiti (4.028)

136.Malawi (3.970)

137.Botswana (3.974)

137.Chad (3.936)

138.Comoros (3.956)

138.Zimbabwe (3.875)

139.Ivory Coast (3.916)

139.Lesotho (3.808)

140.Cambodia (3.907)

140.Angola (3.795)

141.Angola (3.866)

141.Afghanistan (3.794)

142.Niger (3.856)

142.Botswana (3.766)

143.South Sudan (3.832)

143.Benin (3.657)

144.Chad (3.763)

144.Madagascar (3.644)

145.Burkina Faso (3.739)

145.Haiti (3.603)

146.Uganda (3.739)

146.Yemen (3.593)

147.Yemen (3.724)

147.South Sudan (3.591)

148.Madagascar (3.695)

148.Liberia (3.533)

149.Tanzania (3.666)

149.Guinea (3.507)

150.Liberia (3.622)

150.Togo (3.495)

151.Guinea (3.607)

151.Rwanda (3.471)

152.Rwanda (3.515)

152.Syria (3.462)

153.Benin (3.484)

153.Tanzania (3.349)

154.Afghanistan (3.360)

154.Burundi (2.905)

155.Togo (3.303)

155.Central African Rep.(2.693)

156.Syria (3.069)

 

157.Burundi (2.905)

 


 

.........................

Bản tác giả gửi VHNA. Bài đã in trên Nghiên cứu con người

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528674

Hôm nay

255

Hôm qua

2275

Tuần này

2947

Tháng này

215370

Tháng qua

0

Tất cả

114528674