Theo tờ “Le Figaro”, việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao sẽ mang lại những rủi ro không nhỏ. Một vấn đề khác khiến công luận thắc mắc, vì sao sau cơn bão kinh tế 2014-2016, Vladimir Putin vẫn dễ dàng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư?
Theo tờ “Le Figaro”, việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao sẽ mang lại những rủi ro không nhỏ. Một vấn đề khác khiến công luận thắc mắc, vì sao sau cơn bão kinh tế 2014-2016, Vladimir Putin vẫn dễ dàng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư?
Hôm 5/03/2018, Quốc Hội Trung Quốc họp nhằm hợp thức hóa việc ông Tập Cận Bình làm chủ tịch suốt đời, hầu hết các báo Paris đều bàn luận về vấn đề này. Trong bài « Cuộc đại nhảy vọt của Tập Cận Bình », tác giả Nicolas Baverez trên Le Figaro (Pháp) nhận xét, cánh cửa đã mở ra cho nhân vật mà tư tưởng được ghi vào Điều lệ Đảng, ngang hàng với Mao Trạch Đông. Năm 2023, ở tuổi 69, ông Tập không chỉ ở lại thêm một nhiệm kỳ, mà còn có thể tại vị vĩnh viễn. Việc định chế hóa tính chất độc tài của quyền lực Tập Cận Bình song hành với sự quay lại của hiện tượng tôn sùng cá nhân lãnh tụ, và việc bổ nhiệm một loạt chức trách Nhà nước, sau khi ông Tập đã đưa hàng loạt người của mình vào những chức vụ cao trong Đảng, dập tắt mọi lực lượng đối lập.
Xóa bỏ nguyên tắc của Đặng
Sự ngả sang chế độ kiểu này đánh dấu một bước ngoặt to lớn đối với các nguyên tắc mà Đặng Tiểu Bình đã vạch ra để tránh một cuộc Cách mạng Văn hóa thứ hai. Đảng Cộng Sản từng tái khẳng định độc quyền lãnh đạo, sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Nhuwg đổi lại là sự lãnh đạo tập thể và người giữ chức vụ cao nhất không được giữ ghế quá 10 năm; đồng thời giảm bớt sự kiểm soát ý thức hệ trong kinh tế xã hội, giáo dục và truyền thông. Tất cả nay ngày nay đã trở nên lỗi thời. Tập Cận Bình cũng chôn vùi ảo tưởng của phương Tây, là việc chuyển sang chủ nghĩa tư bản sẽ khiến Trung Quốc tiến đến một nền kinh tế thị trường, thiết lập Nhà nước pháp quyền và chấp nhận một số dạng thức dân chủ. Nhưng nay đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản và công nghệ không củng cố được dân chủ tại Trung Quốc.
Sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống trao đổi và thanh toán tiền tệ thế giới, không phải là hội nhập, mà là đối đầu trực diện với các giá trị phương Tây. Quyền lực đang gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc không nhằm ổn định thế giới mà nhằm tranh giành vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình biện minh việc nắm quyền vô thời hạn của mình bằng sự cần thiết phải cải cách mô hình kinh tế Trung Quốc, với thuận lợi là Donald Trump đã tự làm suy giảm các công cụ tạo thành sức mạnh Mỹ. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ sang tăng trưởng chất lượng hơn, hướng về tiêu dùng nội địa và dịch vụ, là điều bắt buộc.
Nhưng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ưu tiên của ông Tập lại là củng cố quyền lực. Nay ông phải cố gắng đấu tranh chống tình trạng nợ nần, tín dụng đen, ô nhiễm, nghèo đói; quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và thực hiện tham vọng vượt qua Hoa Kỳ, đặc biệt trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo. Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc để trở thành đại cường số một thế giới vào năm 2030 đang được tăng tốc. Chiến lược này dựa trên bốn trụ cột: tái khẳng định sự độc tôn của đảng và ý thức hệ; ưu đãi doanh nghiệp Trung Quốc bất chấp sự thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài; bành trướng trên Biển Đông, nhất là quân sự hóa các đảo chiến lược; tăng áp lực lên Đài Loan, mua chuộc các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Philippines, Malaysia. Cuối cùng là xuất khẩu mô hình Trung Quốc thông qua “Con Đường Tơ Lụa Mới”, huy động 1.000 tỉ đô la liên quan đến khoảng 100 nước.
Tuy nhiên theo “Le Figaro”, việc quay lại với quyền lực tuyệt đối thời Mao mang lại những rủi ro không nhỏ. Hiện đại hóa nền kinh tế, hướng về dịch vụ có giá trị tăng thêm cao – đòi hỏi kiến thức và sáng tạo, khó thể song hành với việc tăng cường kiểm soát ý thức hệ và đàn áp. Chủ tịch muôn đời theo kiểu phong kiến và tôn sùng lãnh tụ gây phản ứng mạnh mẽ trong giới tinh hoa, giới trẻ và xã hội dân sự. Quyền lực vô hạn định có nguy cơ gây ra những cuộc phiêu lưu với bên ngoài một khi gặp khó khăn trong nước. Khi bỏ qua một bên sự thận trọng của họ Đặng và lao vào cạnh tranh công khai với Mỹ về công nghệ, quân sự và chiến lược, Trung Quốc của Tập Cận Bình gây lo sợ, làm bất ổn quá trình toàn cầu hóa vốn đã giúp cho Bắc Kinh cất cánh. Le Figaro nhấn mạnh, trong lịch sử, chưa có ví dụ nào cho thấy một cá nhân nắm quyền vô hạn định mà dẫn đến một kết cục có hậu.
Bước “đại nhảy hụt” của Trung Quốc
Nếu nhật báo cánh hữu mỉa mai gọi đây là bước “đại nhảy vọt” của ông Tập, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan trong bài “Tập Cận Bình, tân độc tài lạc hậu” trên tờ Le Monde lại nhận định, đây là một bước “đại nhảy hụt” của đời sống chính trị nước này. Chuyên gia Cabestan gọi đây là «quá trình Putin hóa» của ông Tập. Tuy nhiên khác với tổng thống Nga, Tập Cận Bình nay gom một lúc đến ba chức vụ, vì không có hạn chế nào đối với chiếc ghế tổng bí thư và chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa của sự đi thụt lùi lại 100 năm, vào thời kỳ mà Viên Thế Khải (Yuan Shikai, 1859-1916) tìm cách xưng đế. Quyền lực ông Tập được củng cố, nhưng đến đâu, và ông có thể cải cách như đã hứa? Đã đành vừa loan báo, việc sửa đổi Hiến Pháp đã gây phản ứng rộng rãi trên mạng xã hội. Trong nội bộ đảng cũng bất đình, vì biện pháp này được loan báo lúc Trung ương Đảng chưa thông qua. Nhưng từ sau Đại hội 19, Tập Cận Bình đã mạnh lên, khống chế được đa số trong 25 ủy viên Bộ Chính trị. Và nếu có một vài tiếng nói phản kháng trong Quốc Hội kỳ này, ông Tập có thể trông cậy vào Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), dự kiến sẽ là chủ tịch Quốc Hội.
Theo tác giả, Tập Cận Bình có thể thành công, vì hiện không có lực lượng nào đủ mạnh để thách thức ông. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục tuy chậm hơn, tiêu thụ và dịch vụ tăng tiến, quá trình hiện đại hóa Nhà nước tiếp diễn, xã hội ngày càng phó mặc cho Tập gia gia độc tài chính trị. Tuy ổn định trước mắt, nhưng chế độ Trung Quốc có thể duy trì tình trạng này lâu dài ? Chuyên gia Cabestan cho rằng việc sửa đổi Hiến Pháp đi ngược lại các quy định xưa nay, làm tăng thêm sự mập mờ, độc đoán thậm chí mafia trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cũng như tất cả các hội kín, đảng có thể kéo dài nhiệm kỳ của « bố già » hiện nay, nhưng không thể bảo đảm sự chuyển giao quyền lực một cách minh bạch và êm ái.
Kinh tế từng là điểm sáng của Putin
Vladimir Putin dễ dàng vượt qua khủng hoảng kinh tế 2014/2016. Sau 18 năm cầm quyền, ông chuẩn bị bước vào một nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau cuộc bầu cử ngày 18/03/2018. Những thành tích về quân sự và ngoại giao của Matxcơva che khuất những yếu kém kinh tế. Thực trạng kinh tế tại nước Nga hiện nay ra sao? Thách thức nào đặt ra trong nhiệm kỳ tổng thống 6 năm sắp tới của Vladimir Putin? Trong báo cáo của Ngân Hàng Trung Ương Nga, được công bố vào tháng Giêng 2018, hơn 70% những người được hỏi cho biết đời sống không được cải thiện trong năm 2017 mặc dù thống kê chính thức nói tới một tỷ lệ tăng trưởng 1,6%, và chỉ có hơn 5% dân số thất nghiệp. Nhìn về tương lai, chưa đầy 50% hy vọng sẽ có được một cuộc sống "sáng sủa hơn trong một vài năm sắp tới". Viện thống kê Rosstat dự báo GDP năm nay tăng 2%.
Vladimir Putin, 66 tuổi, liên tục điều hành đất nước từ năm 2000. Sau hai nhiệm kỳ tổng thống, năm 2008 ông nhờ thủ tướng Medvedev giữ hộ chìa khóa điện Kremlin trong một nhiệm kỳ 4 năm, để rồi ra tranh cử tổng thống trở lại vào năm 2012 và ông đã dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba. Trong 2 nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, Putin đã vực dậy nền kinh tế bị kiệt quệ của một nước Nga sau nhiều năm đình đốn và sự sụp đổ của Liên Xô. 2000-2008 là giai đoạn Vladimir Putin đem lại nhiều hy vọng cho người dân Nga. Bình ổn kinh tế. Một tầng lớp trung lưu hình thành. Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới, GDP của nước Nga tính bằng đồng đô la, đã được nhân lên gấp ba trong giai đoạn 2000-2006. Trên sàn chứng khoán, chỉ số của Moscou tăng như diều, đặc biệt là trong hai năm 2005 và 2006. Những thành tích đó làm sống lại niềm tự hào của người dân Nga. Năm 2008, khi mà giá dầu hỏa tăng cao đến mức chóng mặt, 100 rồi 120 đô la một thùng, là thời điểm nhiều người đã nghĩ rằng nước Nga thực sự hồi sinh. Tổng thống Putin mãn nhiệm, lui về làm thủ tướng. Mùa thu năm đó nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ Mỹ. May mắn thay cho Matxcơva là dầu hỏa và khí đốt vấn có giá, bảo đảm cho nước Nga một nguồn ngoại tệ quan trọng.
Nhưng rồi thành tựu bị lu mờ
Từ giữa 2014 cho tới cuối 2016 nguyên và nhiên liệu mất giá. Dầu hỏa không là một ngoại lệ, mất giá 25% rồi có lúc rơi xuống còn 32 đô la một thùng vào tháng Giêng 2016 thay vì 115 đô la như hồi tháng 6/2014. Nước Nga của ông Putin thực sư lao đao. Đang từ nền kinh tế thứ 10 của thế giới, bị đẩy lui xuống hạng thứ 16 theo như nghiên cứu của trung tâm Center of Economics & Business Research tại Luân Đôn. Dân số Nga lớn gấp 3 lần so với Tây Ban Nha nhưng GDP của hai quốc gia kể trên lại ngang nhau. 2014 cũng là thời điểm Nga xâm chiếm bán đảo Crimée của Ukraina, can thiệp tại miền đông nước này. Matxcơva bắt đầu bị Âu - Mỹ trừng phạt. Thêm vào đó là đồng rúp mất giá. Trong hai tuần lễ từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11/2014 đồng tiền của Nga mất giá 19% so với đô la Mỹ. Hậu quả kèm theo là số người nghèo tăng mạnh, mãi lực của tầng lớp trung lưu giảm sụt. 2016 làm năm có tới hơn 20 triệu trên tổng số 150 triệu dân Nga sống dưới ngưỡng nghèo khó theo định nghĩa của Ngân hàng Thế Giới. Kinh tế sát bên bờ vực thẳm nhưng điều đó không ngăn cản điện Kremlin lao vào các cuộc can thiệp quân sự tốn kém, điển hình nhất là tại Syria từ tháng 9/2015.
Dù vậy trong cuộc bầu cử lần này, vẫn có tới 63% cử tri tuyên bố ý định bỏ phiếu cho Vladimir Putin ; ¾ những người được hỏi "biết rõ là sẽ bỏ phiếu cho ai". Trả lời ban Việt Ngữ, nhà báo Anna Tikhomirova thuộc ban tiếng Nga RFI cho biết về đời sống của người dân Nga trong giai đoạn khó khăn vừa qua và điều đáng ghi nhận là những người từng sống trong chế độ Liên Xô, có khả năng rất cao khi cần phải thích nghi với tình huống: "Điều đáng chú ý trong thời gian gần đây là liên hệ trực tiếp giữa quan hệ quốc tế với kinh tế của nước Nga. Chủ yếu là các biện pháp trừng phạt này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của rất nhiều người dân, nhất là khi họ mua lương thực, thực phẩm. Lúc trước thì họ dùng hàng 'ngoại', khi mà bị cấm nhập hàng của Âu, Mỹ thì người Nga chuyển qua dùng hàng 'nội'. Có điều, chất lượng kém và cũng không dễ để có được các sản phẩm thay thế trong một sớm một chiều”. Điều khiến người dân Nga trong một thời gian khốn khổ hơn cả là khi đồng rúp mất giá quá mạnh so với đô la và euro. Như vậy có nghĩa là vật giá leo thang đến chóng mặt. Căng nhất là hồi 2016. Trong cả năm qua, đồng rúp khá ổn định so với các đơn vị tiền tệ nước ngoài, mọi người "dễ thở" hơn.
Trước thềm bầu cử tổng thống cho phép ông Putin tiếp tục thêm một nhiệm kỳ thứ tư, điều khiến công luận thắc mắc vì sao sau cơn bão kinh tế 2014-2016, Vladimir Putin vẫn dễ dàng giữ được chiếc ghế tổng thống. Trong bài tham luận trên báo mạng Atlantico.com giám đốc điều hành Trung Tâm nghiên Cứu Chiến Lược Châu Âu CEAS Philippe Migault đưa ra khái niệm Putinomics, mà ở đó nhờ ngành năng lượng và hàng triệu người lao động trong các nhà máy dầu mà kinh tế Nga đã đứng vững được trong giai đoạn 2014-2016. Thêm vào đó ngay cả trong thời kỳ khó khăn nhất, Putin vẫn dành ưu tiên cho ngành công nghiệp chế tạo vũ khí. Cùng với ngành dầu khí, đây sẽ là đầu tàu kéo kinh tế Nga đi lên. Sau cùng, trong cái rủi Putin đã gặp may: do bị Âu Mỹ trừng phạt, khu vực sản xuất của Nga phải chuyển đổi để cung cấp những mặt hàng gần giống như hàng nhập hầu đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Có thể nói là nhờ đó mà nhiều sản phẩm của Nga được nâng cấp, được người tiêu dùng Nga chiếu cố hơn. Chuyên gia này còn đi xa hơn khi cho rằng, rồi đây sẽ đến lúc Nga không còn cần phải nhập thịt heo hay gà vịt, bơ sữa của châu Âu mà sẽ sản xuất mạnh những mặt hàng này để bán cho Liên hiệp châu Âu./.
2216
2336
21927
218426
121356
114511553