Nhìn ra thế giới

"Sóng thần Lào" - Thảm họa từ những giấc mơ

Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Lào Khammany Inthirath cho rằng, đập SePian—SeNamnoy đã gặp sự cố sau đợt mưa lớn khiến nước trong đập dâng nhanh.Ông Inthirath cũng cho biết thêm, chính phủ Lào đã lập một tổ công tác đặc biệt để điều tra làm rõ nguyên nhân gây vỡ đập.Tuy nhiên, theo tờ báo mạng của Lào Vientianemai, nguyên nhân khiến đập Se Pian—Se Namnoy bị vỡ là do Trung Quốc đã xả lũ mà không báo trước.

Một tuần lễ sau sự cố vỡ đập thủy điện, Lào đã họp báo, chính thức công bố số nạn nhân chết và mất tích tính đến thời điểm hiện tại là 1.254 người.Đó là thông tin chính thức về số người chết và mất tích sau thảm họa vỡ đập thủy điện ở Se Pian—Se Namnoy tính đến thời điểm hiện tại được đưa ra trong buổi họp báo do tỉnh Attapeu (Lào), tổ chức tại UBND huyện Sanamxay, vào chiều tối 29/7.Tại buổi họp báo, bà Minaphon, Phó Bí thư, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh Attapeu cho biết, tính đến 18h35 ngày 29/7, thông tin từ cơ sở báo lên, đã có 131 người chết (trong đó có 9 thi thể đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy), 1.122 người hiện vẫn đang mất tích.Lực lượng cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian giải cứu các nạn nhân mắc kẹt. Tính đến nay, hơn 4.000 người đã được giải cứu đang tá túc tại các điểm lưu trú.Cũng theo bà Minaphon, tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Attapeu đã tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm... trị giá 33,996 tỷ kíp (tương đương gần 90 tỷ đồng tiền Việt Nam), trong đó tiền mặt là 12,457 tỷ kíp (hơn 33 tỷ đồng tiền Việt Nam) từ các đoàn viện trợ, cứu trợ từ các nước trên thế giới.

 

Thiệt hại vẫn chưa tính hết

Sau hơn 7 ngày xảy ra vỡ đập thủy điện Se Pian—Se Namnoy, hiện vẫn còn có hơn 1.400 người đang mắc kẹt do nước lũ, bùn nhão ngập sâu, lực lượng cứu hộ rất khó để tiếp cận. Riêng hai bản Tamozot và Pindon, huyện Sanamxay (với hơn 1.000 người) vẫn còn bị cô lập do nước lũ ngập sâu.Ông Viengxay Xaysombath, lãnh đạo Hội Chữ Thập đỏ Lào, lo ngại về vấn đề vệ sinh tại các trại sơ tán. Nhiều gia đình sống chen chúc trong các phòng học chật chội tại trường trung học Sanamxai. Họ dùng chung vài nhà vệ sinh ít ỏi và ăn uống chung.“Phải cần thêm sự giúp đỡ nữa. Hiện chưa có đủ chỗ ở cho những người dân bị mất nhà cửa. Chúng tôi chỉ có vài máy lọc nước, lọc được khoảng 600-700 lít nước sạch mỗi giờ. Chừng đó không đủ”, ông Viengxay cho biết.Đối với những gia đình buộc phải sơ tán khẩn cấp như Pattumma, hàng cứu trợ không phải là nỗi lo duy nhất của họ lúc này. Cuộc sống tại trại sơ tán khiến họ không ngừng suy nghĩ về những gì họ mất đi chỉ trong một đêm, từ nhà cửa, bố mẹ, con cái, gia súc và hàng nghìn hecta hoa màu vốn là nguồn sống duy nhất của cả gia đình.“Tôi cảm thấy khủng khiếp. Tôi không còn lại gì cả, nhà cửa, trâu bò. Tôi không kịp mang theo bất kỳ thứ gì. Các cháu của tôi đã chết. Hai anh chị của tôi cũng mất. Họ bị mắc kẹt trong nhà”, Saew, 39 tuổi, cho biết.

Truyền thông địa phương đưa tin khoảng 6.600 người đã bị mất nhà cửa sau thảm họa vỡ đập trong tuần này. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết số người bị ảnh hưởng lên tới 11.777 người.Tính riêng tại huyện Sanamxai, 3.843 người dân và 1.578 gia đình đã bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập và 2.030 hecta đất nông nghiệp bị phá hủy. Trong khi đó, số người thiệt mạng, mất tích và bị ảnh hưởng vẫn chưa rõ ràng do chính phủ Lào bị thiếu thông tin.Theo Hội Chữ thập đỏ Lào, khu vực bị tàn phá rất rộng và quá trình phục hồi có thể sẽ mất một thời gian dài. Nhiều người mắc kẹt tại các khu vực ngập lụt vẫn đang chờ được giúp đỡ, song việc tiếp cận vị trí của họ gặp nhiều khó khăn do bùn quá dày.Ông Viengxay cho biết:“Nhiều thi thể vẫn đang bị chôn vùi trong bùn hoặc mắc kẹt trên các ngọn cây. Cuộc tìm kiếm rất phức tạp, nhiều khu vực không thể tiếp cận bằng ô tô hoặc thuyền. Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ có số lượng trang thiết bị hiện đại hạn chế để đưa tới hiện trường”.

 

Cảnh tượng nhưgiữa biển

Vào khoảng 20 giờ ngày 23/7/2018, cô Pattumma Buamala đã nghe thấytiếngnước cuốn ầm ầm, khiến cô quyết định rằng đã đến lúc phải bỏ chạy.“Tôi nghe thấy tiếng nước chảy và bắt đầu chạy. Cảnh tượng giống như ngoài biển vậy. Nước dâng lên quá nhanh và làm ngập nhà tôi. Nước dâng từ bụng lên đầu tôi và cứ một giờ tăng lên một mét. Một số người không thể chạy nhanh được. Họ đã chết”, Pattumma Buamala kể lại với hãng tin CNA tại trường trung học Sanamxai,nơi cô đang ở cùng 1.300 người khác tại một trại sơ tán đặt trong khuôn viên trường.Theo côPattumma, cảnh báo của chính quyền Lào trước khi xảy ra sự cố “không rõ ràng”. Điều này dẫn đến việc người dân sống trong làng chỉ bắt đầu sơ tán sau khi đập đã vỡ vào tối 23/7.Cả gia đình Pattumma bị mắc kẹt trên mái nhà tới 9h sáng mới được giải cứu tới nơi an toàn.“Đến lúc đó, nhiều người đã chết rồi,dòng nước đục đã cuốn họ đi”, Pattumma nhớ lại.

Trước khi đến được nơi trú ẩn, cả gia đình Pattumma gồm 4 người đã phải bất chấp mạng sống để đương đầu với những đợt sóng nước khổng lồ. Suốt nhiều giờ trong bóng tối, họ phải chạy, bơi và bám vào cành cây khi những luồng nước và bùn rất mạnh phá hủy nhà cửa và cuốn trôi những người hàng xóm, trong đó có nhiều đứa trẻ không biết bơi và những người dân bị mắc kẹt trong nhà hoặc không kịp sơ tán.Cũng như những người dân khác sống ở khu vực gần đập thủy điện, côPattumma Buamala không có nhiều thời gian để chuẩn bị đối phó với thảm họa vỡ đập. Mộtngày trước khi đập vỡ, chính quyền địa phương chỉ phát đi cảnh báo tới người dân sống tại làng Tha Hin Tai của Pattumma. Đó là lời nhắn được ghi trên một mảnh giấy có hình bản đồ, nhắc nhở 200 gia đình phải cẩn thận song không yêu cầu họ sơ tán.Ngày hôm sau, làng Tha Hin Tai và một số ngôi làng lân cận đã bị nhấn chìm trong biển nước khi công trình đập đang thi công gặp sự cố.

Tại huyện Sanamxai (phía nam tỉnh Attapeu), nơi chính phủ Lào tuyên bố là vùng thảm họa, công tác cứu trợ diễn ra chậm chạp. Các nhóm cứu trợ địa phương và quốc tế gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa gió và cơ sở hạ tầng không thuận lợi.Con đường chính từ trung tâm tỉnh Attapeu tới các trại sơ tán ngập trong bùn lầy, trơn trượt với nhiều ổ gà, trong khi các cây cầu gỗ bắc qua một số tuyến đường quá nhỏ để xe tải có thể chuyển hàng cứu trợ chạy qua. Hầu hết hàng cứu trợ được chuyển từ trung tâm thủ đô Vientiane tới Attapeu. Một số hàng được chuyển bằng trực thăng, trong khi một số khác được chuyển bằng đường bộ nhưng phải mất tới 2 ngày mới tới được tay người dân.5 ngày sau thảm họa vỡ đập, nhiều hàng viện trợ đã được gửi đến các trại sơ tán chính ở Attapeu và Pakxong, từ quần áo, đồ đóng hộp, thiết bị lọc nước và thuốc men.

 

Thảm hoạ đến từ đâu?

Theo hãng thông tấn Lào, phát biểu với các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 26/7, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Lào Khammany Inthirath cho rằng, đập SePian—SeNamnoy đã gặp sự cố sau đợt mưa lớn khiến nước trong đập dâng nhanh. Bộ trưởng Inthirah nhấn mạnh, các nhà thầu "không thể chối bỏ trách nhiệm trong sự việc này".Ông Inthirath cũng cho biết thêm, chính phủ Lào đã lập một tổ công tác đặc biệt để điều tra làm rõ nguyên nhân gây vỡ đập.Liên quan đếnvấn đề này, trả lời phỏng vấn CNN, SK Engineering & Construction, một nhà thầu Hàn Quốc, cho biết hiện còn quá sớm để kết luận nguyên nhân vụ việc."Chúng tôi đang tập trung vào nỗ lực cứu trợ. Nguyên nhân sự cố vẫn đang được điều tra làm rõ và sẽ được công bố. Do vậy, hiện tại, chúng tôi chưa thể đưa ra phản hồi nào", thông cáo của SK Engineering & Construction cho biết.Theo New York Times, một nhà thầu khác tham gia dự án, Korea Western Power, cáo buộc công ty SK Engineering & Construction phát hiện con đập bị sụt lún đến 11cm vào hôm 20/7 song không có biện pháp khắc phục kịp thời mà chỉ theo dõi. Tuy nhiên, SK Engineering & Construction đã bác bỏ cáo buộc trên.

Càng ngày càng có nhiều ý kiến quan ngại về chiến lược của chính phủ Lào đang hiệnthực hoá “giấc mơ” biến nước này thành “cường quốc thủy điện”hay “cục pin của châu Á”với chừng 100 đập đang hoặc sẽ hoàn tất, gây nhiều ảnh hưởng môi trường, và an toàn cho cộng đồng dân cư.Vụ vỡ đập Se Pian—Se Namnoy tại tỉnh Altapeu (Hạ Lào) cần được hiểu như một lời cảnh báo nghiêm túc nhất về sự bất thường của thiên nhiên. Thảm trạng ấy cũng nên được xem là bài học để phải tính toán lại từ khâu quy hoạch thuỷ điện cho đến các kịch bản về sự cố. Vì ngoài thiên tai, còn do “nhân tai”. Theo báo mạng của Lào Vientianemai[1], nguyên nhân khiến đập Se Pian—Se Namnoy bị vỡ là do Trung Quốc đã xả lũ mà không báo trước.

 

Nguy cơ vẫntiềm ẩn

Một báo cáo mới được tiết lộ trên trang web của Viện Bảo Vệ Môi Trường HoaKỳmớiđâycho biết dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất sông Mekong—đập Samborcủa Campuchia—có nguy cơ huỷdiệtdòng sông chảy qua 6 quốc gia châu Á này.Được biết, chủ thầu dự án xây đập thủy điện Sambor là Công ty Lưới điện Hoa Nam (CSPG) của Trung Quốc. Với chiều rộng lên tới 18km,riêng hồ tích nước đã có diện tích lên tới 620 km2,đập thủy điện này được cho là sẽ tạo thành một rào chắn khổng lồ ảnh hưởng đến lưu lượng nước và hệ sinh thái trên sông Mekong.Tuy hiện nay Bộ Năng lượng và Khoáng sản Campuchia vẫn chưa thông qua dự án đập Sambor, nhưng đây vẫn là ưu tiên hàng đầu về lĩnh vực năng lượng đối với chính phủ nước này.Báo cáo của Viện Bảo Vệ Môi Trường Mỹ kết luận,dự án đập thủy điện Sambor đã lựa chọn "vị trí tệ nhất" trên sông Mekong để đặt một công trình có quy mô và tầm cỡ lớn như vậy.

Theo tổ chức nóitrên, đập Sambor sẽ có những tác động hủy hoại đối với nghề đánh bắt cá và những người dân địa phương phụ thuộc vào nguồn cung thủy sản của sông Mekong. Các loài cá là nguồn thực phẩm quan trọng đối với khoảng 80% dân số Campuchia.Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và an ninh lương thực trong khu vực, đập Sambor còn có nguy cơ khiến hàng ngàn gia đình mất nhà cửa. Theo các nghiên cứu sơ bộ, gần 20.000 người dân trong khu vực sẽ phải di dời nhà ở và tái định cư để dự án xây dựng đập Sambor được tiến hành.Hơn nữa, với quy mô được cho là lớn nhất sông Mekong nếu được xây dựng, sức chứa của đập Sambor lớn hơn nhiều so với đập Se Pian—Se Namnoy vừa xảy ra sự cố nứt vỡ và gâyra một cơn “sóng thần” tại Lào.Như vậy, nếumột sự cố tương tự xảy ra với con đập Sambor, thì con số thiệt hại về người và của sẽ còn lớn đến đâuđối với Campuchia? Đây cũng là vấn đề mà các nhà chức trách địa phương cần cân nhắc trước khi quyết định thông qua dự án xây dựng công trình thủy điện này.

Ủy hội sông Mê Kông (MRC), một tổ chức liên chính phủ gồm các quốc gia ven sông Mê Kông nhưng Trung Quốc không tham gia, trong đó chỉ có 4 quốc gia thành viên là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã thất bại trong việc thương thuyết tính hiệu quả của việc sử dụng nước sông Mê Kông với gã hàng xóm mạnh nhất. Mặt khác, các nước này vẫn phải coi Trung Quốc là nhà đầu tư chính. Vùng hạ sông Mê Kông được đặt trọng tâm trong sáng kiến “Nhất Đới, Nhất Lộ” được khởi xướng bởi Chủ tịch Trung Quốc-Tập Cận Bình. Năm 2014, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là Khung hợp tác Lan Thương – sông Mê Kông (LMC), trong đó cung cấp các chương trình tài trợ cho 5 quốc gia ven sông Mê Kông. Trong hội nghị thượng đỉnh LMC tổ chức vào tháng Giêng năm 2018, Thủ tướng Lý Khắc Cường hứa hẹn Trung Quốc sẽ cung cấp 7 tỷ NDT (hay 1,08 tỷ USD) cho vay, thêm vào số tiền 10 tỷ NDT như đã hứa. Nhưng các tác động tiêu cực rõ ràng vẫn đến từ các đập thủy điện. Môt bài báo đăng vào năm 2017 của Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) nói rằng nếu như 40 đập thủy diện lên kế hoạch ở sông Mê Kông và các nhánh sông của nó được xây dựng vào năm 2030, thì nền kinh tế của 4 quốc gia vùng lòng chảo hạ nguồn sẽ bị thiệt hại 7,3 tỷ USD. “Việc xây dựng các đập thủy điện ở hạ nguồn Mê Kông đã không được đánh giá đúng đắn về các tác động đối với dòng sông và những cộng đồng dân cư địa phương”, dẫn lời cảnh báo của bà Maureen Harris, giám đốc chương trình Đông Nam Á của tổ chức International Rivers./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441232

Hôm nay

2232

Hôm qua

2287

Tuần này

21136

Tháng này

216406

Tháng qua

112676

Tất cả

114441232