Nhìn ra thế giới

“Vành đai con đường” (BR): Tương lai của bẫy nợ và phụ thuộc

Mùa hè năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lăng-xêsáng kiến đại quy mô, nhằm xây dựng một loạt những hải cảng, xa lộ và đường xe lửa chạy xuyên qua châu Á, châu Phi và châu Âu, với vốn đầu tư khởi độngvài chục tỉ đô la. Năm năm sau, Con đường tơ lụa mớitrở thành trung tâm bị chỉ trích, nghi ngờ. Dùgọi tắt bằng BRI (Sáng kiến vành đai con đường), hay dùng tên khai sinh là OBOR (Nhất đới, nhất lộ), hoặc cũng có thể gọi nó là NSR (Con đường tơ lụa mới)… Dưới danh xưng gì thì Bắc Kinh đềubị nhiềunước cáo buộc sử dụng sức mạnh tài chính để mở rộng ảnh hưởng.

Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch “Con đường tơ lụa mới” (NSR)của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mớiđây đã phải lêntiếng báo động.Một số quốcgia có dính líu đến “Vành đai con đường” (BR) đãnghĩ đến việc rút lui. Theo giớiquan sát quốc tế, việc làm của Trung Quốc ở những nước như Pakistan, Sri Lanka và Malaysia, rõ ràng là những mưu tính địa-chính trị dưới vỏ phát triển kinh tế, giúp Bắc Kinh có thêm thế thống trị kinh tế, dẫn đến thống trị chính trị. Khôngphải ngẫu nhiên,tại những quốc giaấycũng như ở một số nơi khác, những làn gió ngược bắt đầu nổi lên.

Gánh nặng tài chính

Mùa hè năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lăng-xê sáng kiến đại quy mô, nhằm xây dựng một loạt những hải cảng, xa lộ và đường xe lửa chạy xuyên qua châu Á, châu Phi và châu Âu, với vốn đầu tư vài chục tỉ đô la. Năm năm sau, “Con đường tơ lụa mới”(NSR) trở thành trung tâm bị chỉ trích, nghi ngờ. Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng sức mạnh tài chính để mở rộng ảnh hưởng.Trong quá trình triển khai “Sáng kiếnvành đai con đường” (BRI),trên lý thuyết sẽ được khoảng 70 nước cùng đầu tư, nhưng trên thực tế nhiều dự án là do các định chế Trung Quốc tài trợ. Trong năm năm qua, các khoản đầu tư trực tiếp của người khổng lồ châu Á tại các nước liên quan đã vượt quá 60 tỉ đô la, và giá trị các dự án được các công ty Trung Quốc ký kết đã đạt 500 tỉ đô la, theo cáctiết lộ từ Bắc Kinh.

Những quốc gia dễ thương tổn về tài chính có nguy cơ mất khả năng chi trả. Malaysia vừa hủy bỏ ba dự án, trong đó có một tuyến đường xe lửa 20 tỉ đô la ; với lý do với số nợ công hiện nay lên đến 250 tỉ đô la, không thể nào cõng thêm nợ nần. Thủ tướng Mahathir Mohamad tuyên bốthẳng thừng: “Chúng tôi không thể trả nổi nợ”. Đó cũnglà số phận của Sri Lanka,sau khi vay 1,4 tỉ đô la từ Bắc Kinh để cải tạo một cảng nước sâu, đảo quốc này đến cuối năm 2017 đã phải nhượng lại toàn bộ quyền kiểm soát hải cảng quan trọng cho Trung Quốc trong99 năm.

Ngược lại với tính toán của Trung Quốc, một số nước khác bắt đầu xem xét lại các dự án do Bắc Kinh chào mời. Nepal mới đây loan báo khả năng đình chỉ một đề án thủy điện trị giá 2,5 tỷ đô la, nêu ra lý do một số yếu tố không đúng luật trong hợp đồng.Miến Điện cũng xác nhận lại quyết định đưa ra năm 2011 đình hoãn công trình xây đập Myitsone trong đó các tập đoàn Trung Quốc đã bỏ vào 3,5 tỷ đô la. Công trình này một khi hoàn tất sẽ chuyển 90% điện sản xuất về Trung Quốc.Thái Lan thoạt đầu định để cho Trung Quốc xây dựng đường xe lửa cao tốc dài 700 cây số nối liền Bangkok với Chiang Mai, thành phố ở miền bắc, nhưng sau đó đã quay sang nhờ Nhật Bản, cả về tín dụng lẫn công nghệ, do tâm lý bất bình và thiếu thiện cảm ngày càng tăng của dân chúng Thái trước tình trạng đất nước lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Vừaqua, IMF đãgióng lên tiếng chuông cảnh báo: “Các hoạt động đối tác kiểunày hoàn toàncó thể dẫn đến nợ nần tăng lên một cách đáng lo ngại, khiến phải hạn chế các món chi tiêu khác do các chi phí liên quan đến món nợ tăng lên. Đấy không phải là những bữa ăn miễn phí”—Theo tuyênbố của tổng giám đốc Christine Lagarde. “Nhưng các nước này đã vay mượn nhiều trước đó từ các quốc gia khác”,Ninh Trữ Triết (Ning Jizhe), phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Trung Quốc đầy quyền lực đáp trả, ca ngợi các tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt của các dự ándo Trung Quốc khởi xướng. Tuy nhiên, hiện tượng “bỏ của chạy lấy người”đanglan rộnglan rộng như mộtbệnh dịch.Theo đánhgiá của Cơ quan tư vấn Center for Global Development, NSR làm tăng đáng kế nguy cơ phá sản của tám nước đang mắc nợ rất nhiều. Cácnước ấy bao gồmMông Cổ, Lào, Maldives, Montenegro, Pakistan, Djibouti, Tadjikistan và Kyrzghystan.

Pakistan, nước tiếp nhận một dự án khổng lồ 54 tỉ đô la của Trung Quốc đầu tư vào cảng Gwadar, đang có nguy cơ mất khả năng chi trả, nên rất có thể phải cầu viện đến sự hỗ trợ khẩn cấp của Quỹ IMF. Tân thủ tướng Pakistan là ông Imran Khan, đòi hỏi “sựminh bạc”trên các hợp đồng tù mù đã ký kết trước đó. Những hợp đồng này thường buộc phải sử dụng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc, với các điều kiện trả nợ hết sức bất lợi cho Pakistan. Hệ quả tệ hại hơn nữa là Trung Quốc quy số nợ ra đô la, buộc Pakistan phải tìm kiếm thặng dư thương mại cao hơn để có thể trả nợ, trong khi dự trữ ngoại hối cạn dần. Nhà nghiên cứu Anne Stevenson-Yang, thuộc J Research Capital giải thích vớitruyền thông quốc tế” “Thường thì Trung Quốc cho vay bằng hiện vật như xe máy cày, than đá, dịch vụ cơ khí…nhưng đòi phải trả nợ bằng đô la”.

Công cụ gây ảnh hưởng

Nợ vay của Trung Quốc là gánh nặng đôi khi không thể chịu đựng nổi. Tại Lào, giá của một tuyến đường sắt 6,7 tỉ đô la tương đương với phân nửa tổng sản phẩm nội địa (GDP) của đất nước Đông Nam Á nhỏ bé. Ở Djibouti, nợ công tăng vọt từ 50 lên 85% GDP trong vòng hai năm – theo consố từIMF, do số nợ đối với Exim Bank. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng sở hữu phân nửa số nợ công của Tadjikistan và Kyrzgystan. Đã hẳn làcác nước kém phát triển cần rất nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ mừng rỡ tìm được nguồn vay. Nhưng đối với Bắc Kinh thì rất đáng giá, nhân các cơ hội ấy,  người khổng lồ châu Á tìm cách tống khứđi các sản phẩm sản xuất thừa, đồng thời cần đầutư cho đường sá, cảng biển, ống dẫn dầu khí để đưa nguyên liệu về Hoa lục.

Lãnh tụ đối lập Maldives, ông Mohamed Nasheed coi đây là “chủ nghĩa thực dân”, làm phương hại đến chủ quyền đảo quốc. Theo ông, có đến 80% nợ nước ngoài của đất nước là do Bắc Kinh kiểm soát. Theo nhậnxét của Standard & Poor,áp lực của “đế quốc Trung Hoa”còn mạnh cho đến nỗi thường giành được quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng vừa được xây dựng, thông qua hợp đồng nhượng quyền khai thác 20 hay 30 năm. Các dự án khó có khả năng sinh lợiấy cùng vớinhững dự án tốn kém sau đó trở thành gánh nặng, ngay trong cơ cấu đã bất ổn…có thể thấy được ở nhiều nơi. Điển hình là một khu nghỉ mát ven biển bị bỏ hoang ở Campuchia.

Nhưngtất cả những điều nói trên không mấyvướngbận đốivới Bắc Kinh. Các tập đoàn nhà nước Trung Quốc chẳng hề quan tâm đến các tiêu chí về môi trường, xã hội thậm chí cả về tài chính. Theoghi nhận của bà Anne Stevenson-Yang, đồng sáng lập kiêm giám đốc nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu J Capital Research, NSR là một công cụ gây ảnh hưởng chính trị, từ năm 2017 đã được ghi rõ như thế ngay trong Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.Để thực hiện ý đồ không chế nước khác, trực tiếp hay gián tiếp, Trung Quốc không chỉ dùng tiền bạc, bẫy nợ, mà còn viện đến những phương thức kín đáo hơn. Đây là trường hợp Pakistan.Như kế hoạch Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc Pakistan(CEPEC) đãcho thấy, Trung Quốc sắp chi những khoản tiền lớn để nâng cao năng lực giám sát lãnh thổ của đất nước này.Đầu tư chủ yếu về hạ tầng cơ sở ở Pakistan trong trường hợp CEPEC là công trình thiết lập mạng lưới cáp quang, vừa cải thiện mạng lưới thông tin của Pakistan, nhưng vừa cho Trung Quốc khả năng kiểm soát rộng rãi những luồng thông tin. Việc kiểm soát này nhằm biến Trung Quốc và những đề án Trung Quốc thành những lãnh vực bất khả xâm pham. Chưa gìCEPECđã biến thành một vùng cấm kỵ.

ÔngTập trấn anvề OBOR

Tuynhiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 27/8/2018,tại Hội nghị sơ kết 5 năm “Một vành đai, một con đường” (OBOR)ởBắc Kinh thìlạikhẳng định sáng kiến BRI không nhằm tạo ra một “Câu lạc bộ củaTrung Quốc”, nhưngđồng thời ôngcũng thừa nhận sự cần thiết củacân bằng về cáncân thương mại với các quốc gia đối tác.Ông Tập Cận Bình cho rằng, OBORlà sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minhđịa-chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một “Câu lạc bộ củaTrung Quốc”.

Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư trên 60 tỉ đô la vào các nước dọc theo “Con đường tơ lụa mới” (NSR)này. Ông Tập nhấn mạnh trao đổi thương mại với các nước liên quan đã đạt 734 tỉ đô la, tạo ra hơn 200.000 việc làm. Chủ tịch Trung Quốc cho rằng khái niệm tổng thể đã hoàn tất, nay cần đi vào cụ thể và tập trung cho các dự án chất lượng cao.Tuy nhiên, mớiđây khônglâu, tân Thủ tướng Malaysia Dr. Mahathir Mohamad trong chuyến công du Bắc Kinh đã hủy bỏ ba dự án cơ sở hạ tầng trị giá 22 tỉ đô la do Trung Quốc đầu tư, gồm một tuyến đường sắt, hai đường ống dẫn khí đốt, với lý do sẽ không trả nổi nợ. Ông Mahathir cũng lêntiếng tố cáo “chủ nghĩa thực dân mới”, tuy nhiênông đã không gọi thẳng tên Trung Quốc.

Chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), trường đại học Hải Dương Trung Quốc cho rằng: “Bắc Kinh đang phải đối phó với những thách thức to lớn, trước các phản ứng của cộng đồng quốc tế”. Theo ông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang và sự do dự của các nước quan trọng như Malaysia và Pakistan về sáng kiến này, khiến Trung Quốc phải chỉnh đốn lại kế hoạch.Giáo sư Moon Heung Ho, giáo sư trường đại học Hanyang ở Seoul nhận định: “Bắc Kinh đã thất bại trong chính sách ngoại giao với lân bang, do các nước láng giềng đang lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc”.

*

Tất nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn tới đây đối với các khu vực cũng như thế giới là sự đối đầu giữa hai “hệ hình”, tức là giữa hai pe-rơ-đam “Sáng kiến vành đai con đường”(BRI) do Bắc Kinh khởi xướng, với Tuyên bố về một khu vực “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP — Free and Open Indio—Pacific), do “Bộ tứ Kim cương” Nhật—Mỹ—Ấn—Úc công khai từ năm ngoái (2017, tại Đà Nẵng). Cuộc đối đầu lịch sử giữa BRI với FOIP chắc chắn là quyết liệt, thậm chí, Ngoại trưởng Đức coi đó như “một cuộc chiến giữa chế độ độc tài và dân chủ” (Tuyên bố tạiHội nghị An ninh quốc tế đầu năm 2018).Còn Tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris thì đã không còn giữ ý tứ về ngoại giao khi ông khẳng định: “Khuvực OFIP đang đứng trước bước ngoặt lớn khi chứng kiến cuộc cạnh tranhđịa-chính trị giữa tự do và áp bức”. Quả thật, Trung Quốc đang ở giữa cái họ cho là “thời kỳ cơ hội chiến lược” bắt nguồn từ sự nổi lên nhanh chóng của chínhmìnhvà tăng trưởng chậm chạp của phương Tây. Đối với Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt 30 năm Trung Quốc xếp sau Mỹ về kinh tế và chứng minh những tuyên bố phổ quát về các giá trị Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo là sai. Tập Cận Bình tin cơ hội chiến lược của TrungQuốcđược mở rộng nhờ uy tín của Mỹ đi xuống kể từ cuộc bầu cử năm 2016 và do Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. TrungQuốccoi trung tâm quyền lực toàn cầu đang chuyển sang phía Đôngvà quyết tâm nắm lấy “cơ hội chiến lược” ấy./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114444987

Hôm nay

220

Hôm qua

2306

Tuần này

2596

Tháng này

211246

Tháng qua

120141

Tất cả

114444987