Nhìn ra thế giới

Thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba: Tổng thống Hàn Quốc dũng cảm hay cả tin?

Nếu nhìn vào các kết quả đạt được trong thượng đỉnh liên Triều lầnthứ ba vừa qua (từ 18—20/9), phầnlớn các nhà phân tích đều cho rằng có cả nhân tố để lạc quan lẫn hoài nghi.Giớiquan sát cũng không bỏ qua một chi tiết nổi bật, đó là giữa Tổngthống Moon và Nhàlãnh đạo Kimdường như cómột sự ăn ý cố tình được phô trươngtrước ống kính và truyền thông.

Thượng đỉnh Liên Triều lần thứ bakết thúc ngày 20/9/2018 trên đỉnh núi huyền thoại Paektu. Thông báo về kết quả đạt được trong thượng đỉnh lần này lại nhen nhóm nhiều hy vọng về tiến trình phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cũng dấy lên nghi ngờ về thực tâm của chính quyền miền Bắc.Câu hỏi đang gây tranh luận trong giới phân tích là phải chăng tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã táo bạo hay ngây thơ khi chấp nhận gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ba lần trong năm nay và còn mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên sangthămSeoul.

Tin tưởng và hoài nghi

Nếu nhìn vào các kết quả đạt được trong thượng đỉnh liên Triều lầnthứ ba, phầnlớn truyền thông quốc tế đềucho rằng,có nhiều yếu tố cho phép người dân hai nước Triều Tiên có thể lạc quan.Thứ nhất, cả Mỹ và lãnh đạo hai nước Triều Tiên đều mong muốn chấm dứt tình trạng chiến tranh. Vì tình trạng đình chiến, kéo dài từ năm 1953 đến nay, cản trở việc thực hiện nhiều ưu tiên khác.Thứ hai, khác với quá khứ, Bắc Triều Tiên lần này có vẻ thực tâm và đang có những cử chỉ được đánh giá là « thành thật » trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Ví dụ, một số địa điểm thử hạt nhân và bệ phóng tên lửa đạn đạo đã được phá dỡ, cho dù một số người nói rằng đó là những cơ sở không thể sử dụng được nữa. Về phần còn lại của chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên cam kết thực hiện hủy bỏ, với điều kiện Hoa Kỳ cũng phải có những đáp ứng, nhượng bộ tương xứng.Thứ ba, viễn cảnh tái lập hòa bình đã hé mở sau thượng đỉnh Moon—Kim lần ba. Lời đề nghị nhã nhặn của lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn gặp lại nguyên thủ Mỹ quả thật là một tín hiệu đáng khích lệ cho việc tìm kiếm một giải pháp cho bán đảo.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát lưu ý là có nên lạc quan quá hay không, liệu Kim Jong Un có thực tâm hay không, phải chăng tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã ngây thơ tin vào những lời hứa hẹn chưacó gì làm bảo chứngtừ Bình Nhưỡng.Theo phân tích của tờ Financial Times, nguyên thủ Hàn Quốc có nguy cơ rơi vào chiếc bẫy cổ điển của Bắc Triều Tiên. Theo đó, Bình Nhưỡng làmnhư đangnhượng bộ nhằm làm giảm bớt các áp lực của quốc tế đểđổi lấysự trợ giúp kinh tế. Bắc Triều Tiên không thể từ bỏ vũ khí hạt nhân, vốn dĩ là nguồn bảo đảm cho sự sống còn của chế độ. Bằng chứng là kể từ sau thượng đỉnh Mỹ—Bắc Triều Tiên ở Singapore hồi tháng 6/2018, chưa có một tiến bộ nào trong hồ sơ phi hạt nhân hóa.Về phần mình, chính quyền Moon Jae In không xem đấy như là một thất bại, hay ngây thơ và kêu gọi quốc tế nên có một cách tiếp cận khác trong hồ sơ này. Nguyên thủ Hàn Quốc cho rằng cả hai phía Mỹ và Bắc Triều Tiên phải có những nhượng bộ lẫn nhau. Hoa Kỳ không thể đơn phương buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi dỡ bỏ lệnh cấm vận, mà lại không có một bảo đảm nào về an ninh và kinh tế cho chế độ Bình Nhưỡng.

Phương pháp này của tổng thống Hàn Quốc đương nhiên không làm hài lòng những cố vấn « hiếu chiến », « diều hâu » của tổng thống Trump, nhất là cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Có thể nói, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đặt cược nhiều vào bản tính khó lường của cả Donald Trump và Kim Jong Un và nhất là tính kiêu hãnh về khả năng đàm phán của nguyên thủ Hoa Kỳ để có những quyết định « phiêu lưu » ủng hộ hòa bình.Ngay tại Hàn Quốc, phe bảo thủ cũng không hài lòng. Họ lo ngại cách tiếp cận « táo bạo » của tổng thống Moon Jae In cũng như sựkiêu hùngcủa tổng thống Donald Trump sẽ đẩy Hoa Kỳ và Hàn Quốc đưa ra quá nhiều nhượng bộ cho nhà « lãnh đạo trẻ » Bắc Triều Tiên, để rồi chấp nhận một hiệp ước hòa bình cho phép Bình Nhưỡng không những bảo tồn được kho vũ khí hạt nhân mà còn được dỡ bỏ lệnh cấm vận.Nhưng có lẽ thế giới cũng còn nhớ rằng, cách nay một năm, các vụ thử tên lửa đạn đạo và bom nguyên tử, bom nhiệt hạch của Bắc Triều Tiên đã dẫn đến lời đe dọa « lửa và cuồng nộ » của tổng thống Donald Trump. Vào lúc đó, thế giới gần như tin chắc sắp có một cuộc chiến tranh.Trong bối cảnh ấy, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chỉ có thể làm được những gì có thể nhằm tái lập hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Đó có thể là một cuộc đánh cược dài hạn, cho dù bị coi là ngây thơ. Thế nhưng, điều này vẫn tốt hơn là để xẩy ra chiến tranh.

 

Thành công nhờ cặp đôi”ăn ý

Sáng 20/9, tổng thống Hàn Quốc đã lên đỉnh Paektu, cùng với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Ngọn núi lửa đã tắt, nằm ở độ cao khoảng 2.750 mét, tại vùng biên giới với Trung Quốc, được coi là một huyền thoại trong văn hóa Triều Tiên.Một số nhà quan sát cho rằng chuyến đi cùng lãnh đạo miền Nam nói trên là một sáng kiến ngoại giao gây ấn tượng mạnh của ông Kim Jong Un. Về phần mình, tổng thống Hàn Quốc cũng đã thực hiện được ước mơ mà ông ấp ủ từ lâu.Hoạt động cuối cùng trong chuyến công du của tổng thống Hàn Quốc không hề kém ý nghĩa biểu tượng. Ông Moon Jae In đã viếng thăm đỉnh núi Paektu, một địa điểm quan trọng trong thế giới huyền thoại của người Triều Tiên. Paektu cũng có một vai trò trung tâm trong hoạt động tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng, điều khiến cho phe bảo thủ ở miền Nam bất bình.

Báo chí Hàn Quốc tỏ ra lạc quan nhiều hơn. Tựa của tờ Korea Times chorằng, hai miền Triều Tiên đang mở ra một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng mới,. Ông Moon Jae In đã có bài phát biểu trước 150.000 người dân Bắc Triều Tiên, đây là điều chưa từng xảy ra đối với một tổng thống Hàn Quốc. Trước đám đông, ông Moon Jae In tuyên bố : Lãnh đạo Kim Jong Un và tôi đang cùng nhau tiến đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.Một nhà sử học, được nhật báo Hankyoreh dẫn lời, đã hoan nghênh sự kiện này, ông cho rằng hành động nói trên sẽ giúp cho việc thay đổi nhận thức của người dân Bắc Triều Tiên, hơn nhiều so với hàngvạntỉ tờ truyền đơn.Thỏa thuận quân sự giữa hai miền được ký kết cũng được đánh giá là tích cực, cho phép giảm nguy cơ đụng độ quân sự. Cho dù khen ngợi các tiến bộ đã đạt được, dưluận cũng nhắc lại là tất cả giờ đây phụ thuộc vào sự chân thành của ông Kim Jong Un.

Báochí quốc tế cũng ghi nhận, giữa Moon và Kim, dườngnhư một sự ăn ý cố tình được phô trương, đặcbiệtlà thái độ gần gũi, thân tình bất ngờ giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, được cho là đã giúp cho người dân miền Nam có một cái nhìn khác về miền Bắc.Thời gian sẽ trả lời,liệu hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra vừaquaở Bình Nhưỡng có đánh dấu một thay đổi thực sự trong lịch sử bán đảo Triều Tiên hay không, nhưng điều chắc chắn là ván cờ ngoại giao của hai lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã thành công trên nhiều phương diện: từ ngôn từ, cử chỉ cho đến hình ảnh.Seoul đã thuyết phục được Bình Nhưỡng tăng phần truyền hình trực tiếp. Dư luậnghi nhận là Seoul đã thành công trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng cho truyền thông nhà nước Hàn Quốc tự do hơn trong việc đi lại, thu hình, đưa tin, khiến cho hình ảnh về hội nghị được tự nhiên hơn. Một ví dụ là phía Hàn Quốc đã thuyết phục được Bắc Triều Tiên để có tối đa những buổi phát hình trực tiếp, điều chưa từng thấytrước đây.

Một quan chức Hàn Quốc khiđề cập đếnyếu tố truyềnthông, đã so sánh cái bắt tay của hội nghị thượng đỉnh Liên Triều đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2000, giữa Kim Dae Jung và Kim Jong Il không hề được phát sóng trực tiếp.Phía Hàn Quốc xác định rằng mục tiêu của họ là làm sao để quảng bá cho các mục tiêu tái lập hòa bình, đồng thời thay đổi hình ảnh của Kim Jong Un, vốn bị các chính quyền bảo thủ tại Hàn Quốc phô bày như là một “kẻ thủ ác”.Ngày 18/9, báo chí đều đưa tin công khai về việcông Kim chào đón ông Moon ngay tại nhà khách chính phủ ở Bình Nhưỡng với một câu nói vừa lịch sự vừa dídỏm: «Nơi đây có lẽ không sang trọng như tại các nước phát triển khác, nhưng tất cả đã được thực hiện một cách khiêm tốn để quý vị có được một thời gian thoải mái».

 

So với các thượng đỉnh trước đây

Ngược hẳn với hìnhảnhlạnh lùng hai năm 2000 và 2007. Cách nhấn mạnh côngkhai như trên, cùng nhiều yếu tố thântình khác, đã khiến người Hàn Quốc thấy rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên là một con người rất tế nhị và có giáo dục, hai đức tính mà người Triều Tiên rất coi trọng. Hơn nữa, cả hai bên đều cố gắng vận dụng đến những biểu tượng mà người Triều Tiên luôn giữ trong lòng.Thái độ ăn ý được thấy giữa hai ông Moon và Kim không nhất thiết là giả tạo. Cả hai người đều nổi tiếng là thẳng thắn và trực tiếp và dễ hòa đồng. Dẫu sao thì phong thái của hai tác nhân hội nghị thượng đỉnh 2018 hoàn toàn khác thời hội nghị những năm 2000 và 2007 giữa các tổng thống Hàn Quốc với cha của Kim Jong Un, là Kim Jong Il (1941-2011), một người cómáu lạnh bẩmsinh.

Bây giờ, giữa vị tổng thống 65 tuổi, thân thiện, thanh lịch và vị lãnh đạo 34 tuổi lúc nào cũng tươi cười và nhiệt tình, sự ăn ý gần như trùngkhớp. Một người thân cận với phủ tổng thống Hàn Quốc còn khẳng định rằng thậm chí ông Moon còn chinh phục được cả Kim Jo Yong, cô em gái của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.Chiến dịch truyền thông vừaqua thành công đến mức mà nhiều người Hàn Quốc có xu hướng quên rằng Kim Jong Un đã tàn nhẫn loại bỏ người chú dượng của mình và một số chức sắc trong bộ máy Bắc Triều Tiên… Thậm chí, ngày nay, người Hàn Quốc còn tin tưởng Kim Jong Un hơn là tintưởng vào tổng thống Donald Trump.

Nhận thức trênđâycủa người Hàn Quốc phục vụ cho các mục tiêu của ông Moon, hiện đóng vai trò vừa thúc đẩy hòa bình trên bán đảo vừa hòa giải giữa Kim và ông Trump.Một quan sát viên nhận xéttừ Seoul: Một trong những phẩm chất của ông Moon Jae In là biết lui về phía sau để cho người khác tỏa sáng. Điều đó đã góp phần vào sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc TriềuTiêntại Singapore vào ngày 12/6/2018 hồi hè vừa quavà có thể giúp tổ chức thêmmột cuộc họp Kim—Trump lầnthứ hai, như ông Moon dự định sẽ đề nghị vào tuần tới, trong chuyến đi thăm New Yorkđã được lên kế hoạch. Nhật báo Công Giáo La Croix cũng có nhận xét tương tự như Le Monde về sự ăn ý giữa hai lãnh đạo Nam-Bắc Triều Tiên trong bài mang tựa đề « Kim Jong Un và Moon Jae In vẫn gần gũi với nhau hơn ». Riêng tờLe Figaro (Pháp) thì cho rằng « Kim và Moon muốn áp đặt nhịp độ của họ lên Trump », thẩm định rằng với những cam kết có điều kiện của hainhà lãnhđạoKim—Moon trong lãnh vực phi hạt nhân hóa, Bắc Triều Tiên đã đẩy trái bóng trở lại phần sân của Mỹ.Tờ Les Echos nhấn mạnh tính chất mơ hồ trong các lời cam kết của Kim Jong Un qua bài: «Tổng thống Hàn Quốc thành công giờ chót trong việc phục hồi đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington»./.

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114445009

Hôm nay

242

Hôm qua

2306

Tuần này

2618

Tháng này

211268

Tháng qua

120141

Tất cả

114445009