Nhìn ra thế giới
Liệu Donald Trump có bị luận tội?
Bà Nancy Pelosi giơ chiếc búa, vật dụng không thể thiếu của Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi điều hành các phiên
họp, trong buổi nhậm chức ngày 3/01/2019 . Nguồn : Internet
Luận tội và phế truất Tổng thống là hai công đoạn khác nhau. Bị luận tội chưahẳn đã dẫn đến phế truất. Trường hợp Tổng thống Clinton là một ví dụ. Sau khi Quốc hội luận tội, ông ấy đã được tha bổng (vì ở cương vị là nguyên thủ quốc gia). Ông Trump giờ đây đang lo sẽ bị vướng vào công đoạn thứ nhất. Tuy nhiên, mọi mũi tên nhằm vào Trump hiện nay dường như chỉ muốn cản trở ông ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2020. Nhưng 20 tháng nữa mới đến mùa bầu cử. Trước mắt, hàng loạt các cuộc điều tra liên bang, tiểu bang sẽ nhắm vào Tổng thống và các cáo buộc sai phạm của chính quyền Trump. Câu trả lời xem ra, vẫn còn ở phía trước!
Ngày20/3/2019, theo các hãng tin quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump đãlên tiếng đả kích các trangmạng xã hội.Ông Trumpcáo buộc Facebook, YouTube và Twitter đãưu ái các đối thủ Đảng Dân chủ hơn là bảnthân ông và những người đồng Đảng Cộng hòa của ông.“Nhưng đừng sợ, rồi chúng ta sẽ thắng, giống như chúng ta đã thắng trước đây. Hãy MAGA!”, ông nói trong một dòng tweet. MAGA là những chữ cái đầu tiên trong khẩu hiệu quenthuộc vận động tranh cử của ông vào năm 2016, “Make America Great Again” (Làm chonước Mỹ vĩ đại trở lại).Google và YouTube, thuộc sở hữu của công ty Alphabet, không bình luận ngay tức thì.Tổng thống và những người có quan điểm bảo thủ khác trongđảng của ông đã nhiều lần phàn nàn rằng các nền tảng công nghệ lớn này đối xử với họ không công bằng.
Tạisao ông Trump lo lắng?
HoaKỳ là quốc gia vốnđược cho là đáng tự hào về nền dân chủ bền vững và ổn định so với mộtsố nước khác trên thế giới. Thế nhưng thực tế, với quan sát của nhữngngười trongcuộc chứng kiến trọn vẹn những sóng gió chính trường từ thời Nixon, dưluận chưa bao giờ thấy nước Mỹ lại đang mắcphải những sai phạm chính trị và đạo đức nghiêm trọng như hiện nay.Từ thời Nixon đến Trump, Washington đang chìm đắmvàocác bê bốicótính hệ thống và sâu rộng nhất.Bê bối Watergate 1974 của Tổng thống Richard Nixon, tai tiếng tình ái năm 1998 của Tổng thống Bill Clinton. Tuy nhiên, tất cả những xì-căng-đanấy vẫn chưa thể so sánhvới khủng hoảng hiện nay dưới thời đươngkim Tổng thống Donald Trump.
Cònnhớ vụ bê bối Watergate năm 1974, liên quan đến Tổng thống Richard M. Nixon (Đảng Cộng hòa) và hơn 70 người khác, bao gồm cố vấn Nhà Trắng và quan chức trong nội các. Kết quả là ông Nixon trở thành Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Mỹ tuyên bố từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.Quyết định từ chức của ông Nixon là rất khôn ngoan vào thời điểm đó. Bởi lẽ, những tội hình sự mà vị Tổng thống này và thuộc cấp của mình phạm phải chắc chắn sẽ khiến ông phải đối diện với viễn cảnh bị luận tội và phế truất. Ông Nixon sau đó được ân xá khỏi các tội danh sau khi người cùng đảng là Phó Tổng thống Gerald Ford lên nắm quyền.
Tiếp đến là chuỗi bê bối tình ái của Tổng thống Bill Clinton (Đảng Dân chủ) vào cuối năm 1998, bao gồm vụ ngoại tình với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky và vụ kiện quấy rối tình dục của Paula Jones, kèm theo cáo buộc khai man trước tòa. Ông Clinton trở thành Tổng thống Mỹ thứ hai trong lịch sử bị Hạ viện luận tội khai man trước bồi thẩm đoàn và tội cản trở công lý. Tuy nhiên, ở Thượng viện, do không đủ số phiếu bắt buộc để luận tội và bãi nhiệm, ông Clinton được tha bổng.Và giờđây, cuộc khủng hoảng gần đây nhất chính là của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Nó đã bắt đầu từ khi ông Trump giành tấm vé của Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống giữa năm 2016.
Từ đó đến nay, đời sống chính trị ở Mỹ đã trở nên thật kỳ lạ. Từ ngày Donald Trump- tỷ phú kiêm ngôi sao truyền hình thực tế, cũng là một người chân ướt chân ráo vào chính trường- tuyên bố tranh cử cho đến lúc đã ở cương vị Tổng thống được hơn 2 năm, ông bịcho là đã nói dối liên tục và không ngần ngại, theo cách chưa hề xẩyra trong lịch sử Mỹ đương đại.“PolitiFact”, mộttrang web kiểm chứng thông tin uy tín từng được trao giải Pulitzer nhờvào hạng mục đưa tin trên phạm vi toàn quốc, cho biết trong đợt bầu cử năm 2016, các tuyên bố của ông Trump bị xếp vào mức “trắng trợn” gấp 10 lần so với bà HillaryClinton, tứclà tỷ lệ cao nhất trong các ứng viên tổng thống kể từ năm 2008.
Liệu ông ấy có bị luận tội?
Theo Washington Post, trong hai năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump đã đưa ra tổng cộng 8.158 tuyên bố sai sự thật hoặc khiến người ta hiểu sai. Đáng báo động hơn, nếu như năm đầu nhiệm kỳ ông Trump đã nói sai sự thật hoặc khiến hiểu lầm 5,9 lần/ ngày thì đến năm thứ hai, con số ấylà 16,5 lần/ngày, tứcgấp 3 lần. Chỉ riêng năm 2018, ông Trump đã nói tới 6.000 lời sai sự thật hoặc gây hiểu lầm.Tổng thống nóidối đến mức này thìquả thật chưa từng có trong lịch sử Mỹ hiện đại, kể từ khi cơ chế kiểm chứng thông tin có hệ thống được đưa vào vận hành.Ngoài những phát ngôn sai sự thật, ông Trump còntừ chối hàng loạt những điều mà mộttổng thống đắc cử cần làm: công bố tờ khai thuế; đưa những tài sản như khách sạn, sân golf và lợi ích kinh doanh vào các quỹ ủy thác và cũng từ chối đi theo các nguyên tắc “chính phủ minh bạch” sau thời Watergate một cách kiêu ngạo và thách thức. Việc từ chối này đi ngược lại những lời hứa của ông Trump khi tranh cử.
Hiệnnay đang có ít nhất hai vụ kiện dân sự chống lại Tổng thống Trump vì cáo buộc vi phạm điều khoản cấm tư lợi trong Hiến pháp Mỹ, do ông chưa tách biệt mình khỏi các lợi ích tài chính ở khắp nơi trên thế giới. Con gái ông, Ivanka và chồng là Jared Kushner- những cố vấn cao cấp trong chính quyền- cũng không có sự tách biệt. Trong khi đó, giá trị các tài sản của gia đình ông Trump vẫn đang tăng lên từng ngày.Tính đến nay, theo trang tin Vox, đã có hơn 34 cáo trạng (trong đó có những người đã nhận tội) được đưa ra từ Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, từ văn phòng công tố liên bang Nam New York, văn phòng công tố tiểu bang New York và của nhiều nơi khác. Tổng cộng có 17 cuộc điều tra liên quan đến Trump hoặc về ảnh hưởng và can thiệp của Nga, theo tạp chí Wired, chưa tính các cuộc điều tra mới đây của Hạ viện.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gần đây nói với Washington Post một cách mỉa mai: “Ông Trump là người tụ họp tuyệt vời cho những người Dân chủ,những ai gây quỹ cho Đảng Dân chủ… Và tôi nghĩ điều này sẽtốt cho nước Mỹ. Tôi không ủng hộ luận tội. Luận tội gây chia rẽ, nên trừ khi có gì đó thực sự thuyết phục và quá đáng mà cả hai đảng đều cần hành động, tôi không nghĩ chúng ta nên theo hướng đó, vì sẽ gây chia rẽ cho đất nước. Và với ông Trump, không đáng để như vậy”.Chúng ta đang ở cao trào của vũ điệu có lịch sử lâu đời ở Washington, được biểu diễn bởi một bên là các điều tra viên và công tố viên liên bang, bên kia là các luật sư bào chữa bóng bẩy được trả lương hậu hĩnh.Tất cả đã vào vị trí. Các phóng viên và nhà quan sát nín thở dõi theo. Lại thêm một bê bối đầy kịch tính nữa.
Bà Pelosicòn dấu đòn?
Ngày 11/3/2019 bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, 79 tuổi, một phụ nữ nắm giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Tổng thống và Phó Tổng thống (Bà từng nắm giữ chức vụ này suốt 32 năm), đã tuyên bố: “Tôi không muốn luận tội Tổng thống. Tôi chưa từng trả lời bất cứ nhà báo nào, nhưng vì được hỏi và tôi đã suy nghĩ kỹ, luận tội gây chia rẽ quốc gia, trừ khi phải thật chính đáng, thật nghiêm trọng và không thiên vị đảng phái.” Và bà kết luận: “Tôi không nghĩ chúng ta nên đi theo hướng luận tội vì đất nước sẽ bị chia rẽ. Và ông ấy không đáng cho chúng ta làm vậy”.Đã có bình luận cho rằng, Pelosi thật là một chính trị gia lão luyện, đầy kinh nghiệm, uy tín, đạo đức, trung dung và chủ trương hợp tác lưỡng đảng. Bà đã trải qua lần luận tội Tổng thống Clinton (1998-99) nên hiểu rất rõ tình trạng chia rẽ đất nước hồi bấy giờ.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, bà Pelosi đang chơi trò chính trị. Giáo sư David Smith, một giảng viên cấp cao về Chính Trị và Chính Sách Đối ngoại của Trung Tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ phân tích: “Đây có thể là một chiến thuật của Pelosi để bảo đảm việc công bố tường trình của Mueller”. Ông Smith giải thích thêm: “Bộ Trưởng Tư pháp có thể không công bố toàn bộ kết quả điều tra nếu thấy đảng Dân chủ có ý đồ sử dụng nó cho mục tiêu chính trị, tức là để luận tội Tổng thống. Bởi thế bà Pelosi mới gửi tín hiệu mập mờ rằng, Đảng Dân chủ sẽ không luận tội, và như vậy sẽ có nhiều khả năng bản tường trình được công bố”. Công bố toàn văn bản hay chỉ công bố một phần nhỏ bản tường trình của Mueller thuộc toàn quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nên có thể bà Pelosi thực sự đang chơi trò chính trị. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, bà Pelosi cho biết ông Trump không xứng đáng làm Tổng thống, cả về đạo đức, trí tuệ, lại không khôn ngoan... Từ đầu, bà không tin ông thắng cử, nhưng rồi ông đã thắng cử và việc giờ đây bà làm không phải là luận tội ông. Việc bà cần làm là đưa ra những chính sách về y tế, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, đường xá cầu cống… để thuyết phục dân Mỹ bầu cho một Tổng thống khác thuộc Đảng Dân chủ.
Đáp trả lại bà Pelosi, trên Twitter, ông Trump cho biết: “Tôi đánh giá cao các bình luận của bà Nancy Pelosi chống lại chuyện luận tội, nhưng mọi người nên nhớ lại chi tiết nhỏ là tôi chưa bao giờ làm điều gì sai trái”. Xây tường biên giới Mỹ - Mễ là việc ông Trump cố thực hiện bấy lâu nay, nhưng không được lưỡng đảng đồng ý nên ông phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 14/3/2019, có tới 13 Dân biểu và 12 Nghị sỹ Đảng Cộng hòa không đồng tình với ông Trump, do đó Lưỡng viện đã thông qua Nghị quyết đòi ông Trump phải chấm dứt tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết việc các thành viên Cộng hòa thông qua Nghị quyết là “bỏ phiếu cho bà Nancy Pelosi, cho tội phạm và cho mở cửa biên giới”. Và ông đã “cám ơn tất cả các thành viên Cộng hòa đã bầu cho An Ninh Biên Giới và nước Mỹ đang tuyệt vọng cần thiết một Bức Tường”.Ông loan báo sẽ dùng quyền phủ quyết (veto) để ngăn chặn Nghị quyết này.
Và “gậy bà có đập lưng bà”?
Nhưng cứ tấn công cấp tập vào Tổng thống Trump như thế, liệu phe Dân chủ có lâm vào nước cờ rủi ro? Chính trường Mỹ những tuần qua lại nóng lên với cuộc đọ sức giữa đảng Dân chủ và Tổng thống Donald Trump. Phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện mở cuộc điều tra quy mô chưa từng có nhằm vào mọi khía cạnh chính trị, đời sống cá nhân của Tổng thống Trump. Cuộc chiến dường như bước vào giai đoạn tổng lực nhưng có thể sẽ kéo dài hết nhiệm kỳ của Tổng thống mà vẫn không ngã ngũ, thậm chí có thể gây rủi ro chính trị cho phe Dân chủ. Khởi đầu “cuộc tổng tấn công” này, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ, hiện do Đảng Dân Chủ kiểm soát, ngày 4/3/2019, đã gửi thư cho 81 cá nhân, cơ quan và thực thể trong đó có cả những người con trai và con rể của ông Donald Trump, đề nghị được cung cấp một loạt tài liệu về nhiều vấn đề liên quan đến Tổng thống.
Từ những nghi vấn ê kíp tranh cử Tổng thống năm 2016 của ông Trump thông đồng với Nga đến chuyện trả tiền mua sự im lặng của những cô gái mà ông Trump đã có quan hệ trong quá khứ, cho đến các chứng từ hồ sơ liên quan đến hoạt động làm ăn của công ty gia đình Trump Organization. Đồng thời, ba ủy ban của Hạ viện cũng yêu cầu Nhà Trắng cung cấp các báo cáo chi tiết liên quan đến các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa ông Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi đó hồ sơ liên hệ với Nga được cho là nhạy cảm nhất đối với Tổng thống Trump vẫn đang được thẩm phán đặc biệt Robert Mueller tổ chức điều tra từ hai năm nay mà vẫn chưa có kết luận.
Cuộc tấn công toàn diện vào Tổng thống Trump của Hạ viện khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi: Mục đích của đối lập là gì và cuộc điều tra mở rộng này rồi sẽ đi đến đâu? Người khởi xướng “cuộc tấn công” này là dân biểu Dân chủ của New York, ông Jerry Nadler, hiện là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Hạ viện. Ông Nadler được cho là người có mối thâm thù với ông Trump từ hơn ba chục năm nay, từ khi còn là dân biểu địa phương của Manhattan những năm 1980 và ông Trump khi đó là nhà tài phiệt bất động sản với những dự án kinh doanh gây nhiều tranh cãi ở New York. Giới phân tích cho rằng, mục tiêu của ông Nadler cùng các thành viên Dân chủ là muốn có bằng chứng tạo tiền đề pháp lý chống ông Donald Trump để dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống 2020. Những cử tri sẽ được vận động quay lưng lại với vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Xem ra mục tiêu có vẻ dài hơi này của Đảng Dân chủ không mấy thuyết phục. Theo phân tích của thông tín viên RFI tại Mỹ Anne Corpet thì trên lý thuyết, Hạ viện có đủ thẩm quyền để mở thủ tục luận tội, phế truất Tổng thống, nhưng phe Dân chủ hiểu rằng kết quả sẽ không có, thậm chí còn mang lại rủi ro về chính trị cho đảng này. Ý đồ tấn công để phế truất Tổng thống có thể khiến ông Trump được nhìn nhận như là nạn nhân của một âm mưu lật đổ. Phe Cộng hòa, không bao giờ bỏ rơi tổng thống của đảng, càng đoàn kết hơn. Đó là điều đã xảy ra tương tự với cựu Tổng thống Bill Clinton ở cuối những năm 1990. Khi đó phe Cộng hòa đã khởi sự thủ tục phế truất Tổng thống nhưng không thành và hệ quả là trong cuộc bầu cử sau đó phe Cộng hòa đã mất nhiều ghế ở Quốc hội.
*
Tóm lai, nếu cứ dốc sức chỉ để “bới lông tìm vết” trong cuộc sống riêng của Tổng thống mà không thu được kết quả nào thì cử tri Mỹ sẽ nhìn nhận tư cách của Đảng Dân chủ ra sao? Khi đó phe Dân chủ vô hình chung sẽ trao cho ông Trump một thắng lợi chính trị quan trọng và ông sẽ không bỏ lỡ cơ hội tận dụng nó để có thể ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong cuộc tấn công cấp tập này, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đã cố gắng giải thích cuộc điều tra này không có nghĩa là sự khởi phát thủ tục phế truất nhắm vào Tổng thống Trump. Mục đích của phe Dân chủ, theo sự biện hộ của họ cho đến nay, chỉ đơn giản là để công bố thông tin một cách rộng rãi nhất có thể được về những nghi vấn xung quanh Tổng thống Donald Trump bằng những nguồn tài liệu điều tra riêng của mình. Nhưng để cuộc điều tra này của Ủy ban Hạ viện thu được kết quả cụ thể, có lẽ cũng phải mất cả năm hoặc nhiều năm nữa. Đấylà chưa kể, cộng với cuộc điều tra dai dẳng của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller, ông Trump sẽ luôn cảm thấy bất an, phải phân tâm vào những rắc rối cứ đeo đẳng bủa vây lấy ông. Trong khi đó chiến dịch tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống mới đang bắt đầu rục rịch khởi động ở Mỹ./.
tin tức liên quan
Videos
Kiểm kê cổ vật – hành trình gian nan của các cán bộ di sản văn hóa
Thể loại phim
Phùng Khắc Khoan với miền núi Nghệ An
Giải Nobel năm 2021
Phòng chống thiên tai từ tri thức cộng đồng
Thống kê truy cập
114528526
2182
2291
2799
215222
0
114528526