Nhìn ra thế giới

Trung Quốc có 91% hộ trăm triệu là con em cán bộ cao cấp

     Hiện nay ở Trung Quốc đồng thời với việc tăng nhanh tốc độ tăng trưởng tài sản, đã xuất hiện khuynh hướng của cải tập trung vào trong tay một số ít người. Tại Hội nghị Ủy ban Thường vụ Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc khóa 11 vừa họp gần đây, “độ tập trung” của cải đã được Ban thường vụ và nhiều ủy viên rất quan tâm.

Ủy viên Thái Kế Minh nói: “ báo cáo của bộ môn có quyền uy cho thấy rõ, 0,4% số người nắm 70% của cải, độ tập trung của cải cao hơn nước Mỹ.”

“Người có tiền” là ai?

Kiểm tra một số số liệu quyền uy cho thấy, đúng là của cải ở Trung Quốc đang chảy với tốc độ nhanh nhất thế giới  vào túi tiền người giàu.

Tháng 5 năm 2007, Công ty Tư vấn Boston công bố “Báo cáo tài sản toàn cầu năm 2006” chỉ ra, tại Trung Quốc 0,4% số gia đình chiếm hữu 70% tài sản quốc dân; trong khi tại Nhật Bản, Ostralia v.v.. những thị trường đã thành thục, nói chung là 5% số gia đình khống chế 50-60% tài sản quốc gia.

Tháng 8 năm 2008 “Báo cáo tài sản Châu Á-Thái Bình Dương năm 2008” do Tập đoàn Mylin và Công Ty tư vấn lớn nhất châu Âu  Gartner liên hiệp công bố cho thấy, đến cuối năm 2007, tổng cộng Trung Quốc có 415.000 người giàu có tài sản riêng vượt quá 1 triệu USD. Xem xét số lượng tài sản bình quân đầu người thấy, các triệu phú Trung Quốc có tài sản bình quân là 5,1 triệu USD cao hơn 3,4 triệu USD là mức bình quân của châu Á-Thái Bình Dương.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia tập trung tài sản cao nhất trên toàn cầu. Độ tập trung tài sản vào tay người giàu Trung Quốc  hiện nay tăng trưởng với tốc độ trung bình 12,3% /năm, cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu 2 lần.

Theo số liệu trong báo cáo điều tra chung của Ban Nghiên cứu Quốc Vụ Viện, Ban Nghiên cứu thuộc Ban Tuyên Huấn TW và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc…, đến cuối tháng 3 năm 2006  số người trong nội địa Trung Quốc có tài sản riêng trên 50 triệu NDT*( không kể tài sản ở ngoài biên giới, ở nước ngoài) đã là 27.310 người, có trên 100 triệu NDT là 3.220 người.Trong số những người có tài sản vượt quá 100 triệu NDT có 2932 người là con em cán bộ cấp cao, họ chiếm 91% số hộ, và có tống tài sản  hơn 2045 tỷ NDT. Xem xét nguồn gốc tài sản thấy chủ yếu là họ dựa vào tư bản quyền lực của bối cảnh gia đình

Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng

380 triệu NDT một ngôi biệt thự, 140 triệu NDT một du thuyền, 43 triệu NDT một chiếc ô tô, 18 triệu NDT một chiếc đồng hồ đeo tay…những hàng xa xỉ giá thiên văn đó đang dồn dập tung ra thị trường.

Ngày 10 tháng 6 năm nay, tạp chí Forbes (bản in bằng tiếng Trung đầu tiên) công bố bản điều tra thị trường hàng xa xỉ tại Trung Quốc cho thấy, khi toàn thế giới đang lâm vào cảnh suy thoái kinh tế thì Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu dùng hàng xa xỉ phẩm được xem là tốt nhất quốc tế. Ngày 22 tháng 6 chỉ trong một ngày đã bán được 5 căn hộ thuộc loại “hào hoa nhất Trung Quốc” với giá 1m2 là 110.000NDT. Trước đó, cuối tháng 5 tại Khu phố Hoa kiều, Thâm Quyến đã bán được 7 biệt thự với giá 120.000 NDT/m2

“Giá nhà đất cao đã trở thành nguyên nhân chủ yếu  cản trở tầng lớp trung lưu Trung Quốc trưởng thành. Ở Trung Quốc khoảng cách chênh lệch mở rộng không chỉ làm tổn thương nhân dân tầng lớp dưới mà cũng bắt đầu làm tổn thương tầng lớp trung lưu.”Giáo sư Chu Hiểu Hồng, viện trưởng Viện Khoa học Xã hội trường Đại học Nam Kinh nhận xét.

Một cán bộ cấp phó giám đốc sở-có thể  coi là tầng lớp trung lưu, ở Quảng Đông cho biết : “với giá nhà đất ở Quảng Châu hiện nay, có tới 70-80% nhân dân Quảng Châu không thể mua nổi nhà. Phần lớn giá nhà ở Quảng Châu cao tới trên 20.000NDT/m2, lương tháng của tôi trên 8.000 NDT, dành cả hai tháng lương cũng không mua nổi 1m2 nhà.”

Trong 10 năm từ 1994 đến 2004, môi trường sinh tồn của các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cũng như hộ cá thể bị xấu đi, cả nước có 7,7 triệu hộ cá thể biến mất; ngược lại các ngành nghề lũng đoạn thì…

Khó giải được lời nguyền ma quỉ

 Công tước Lord Acton, một nhân vật rất có ảnh hưởng trong giới trí thức và đời sống chính trị nước Anh thế kỷ 19 có nói một câu được người đời sau dẫn dùng rất nhiều: “Quyền lực dẫn tới hủ bại, quyền lực tuyệt đối dẫn tới hủ bại tuyệt đối.”Trung Quốc bây giờ, tiêu điểm của cải cách  vẫn là phải làm thế nào  hạn chế quyền lực tập trung quá độ.

“Nếu không giải quyết từ căn bản vấn đề quyền lực tập trung quá độ thì không có cách nào ngăn cản được vòng tuần hoàn sau: xã hội không bình đẳng dẫn tới một loạt vấn đề xã hội, và tất sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển khoa học giáo dục và kinh tế, kinh tế phát triển chậm lại thì người chịu nỗi đau khổ cuối cùng tất nhiên là trăm họ ở tầng lớp thấp, nỗi thống khổ của trăm họ lại chuyển hóa thành sự hận thù với tập đoàn lợi ích, từ đó chôn một phục bút cho sự động loạn xã hội.” Đó là lời  một nhân sĩ giấu tên./.

 Dương Danh Dy(st & dịch)

 

  *Nguồn “Tuần báo thời đại” ngày 25 tháng 6 năm 2009

www.chinaaffairs.org đăng lại

Mạng Trung Hoa võng ngày 26/6/2009 với tiêu đề “Quyền lực siêu giàu đang trở thành chướng ngại vật lớn nhất của cải cách” cũng đăng lại các số liệu trên

*Khoảng 6,5 NDT bằng 1 USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441395

Hôm nay

2112

Hôm qua

2283

Tuần này

21299

Tháng này

216569

Tháng qua

112676

Tất cả

114441395