Nhìn ra thế giới

Quan hệ đặc biệt Mỹ - Anh sẽ về đâu?

   

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ông Boris Johnson (đương kim Thủ tướng Anh từ 24/7/2019) trong cuộc gặp hồi tháng 7/2017. Nguồn intrent

 Tuần vừa qua ông John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đãđến thăm London. Theo các nguồn tin nước ngoài, Cố vấn Bolton tới thăm Anh quốc trong bối cảnh nước này vừa có Thủ tướng mới, đó là Sir Alexander Boris de Pfeffel Johnson. Cố vấn ANQG Bolton dự định sẽ thuyết phục nội các mới của Thủ tướng Boris Johnson về những chiến dịch gây áp lực tối đa của Mỹ chống lại Iran và từ bỏ kế hoạch sử dụng thiết bị Huawei trong việc phát triển hạ tầng mạng 5G của mình.

     Tin tức về chuyến đi được hé lộ bởi một nguồn tin trong Nhà Trắng nói với Reuters. Theo đó, ông John Bolton dự kiến sẽ chứng minh với các quan chức Anh rằng Huawei đang thực hiện theo mệnh lệnh của Chính phủ Trung Quốc nhằm theo dõi các khách hàng của mình và điều này sẽ rất nguy hại một khi Huawei được tham gia vào việc xây dựng các hạ tầng mạng 5G. Trong khi đó, CNN cho biết, Cố vấn John Bolton đã tới London trên chuyến bay ngày 18/8/2019 để bắt đầu chuyến công du kéo dài 2 ngày gặp gỡ những nhân vật quan trọng kể từ khi Sir Boris Johnson trở thành Thủ tướng Anh.Hồi đầu tháng 8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, đề cập tới mạng di động 5G thế hệ tiếp theo và an ninh toàn cầu.

     Sức ép từ đối thủ lẫn bạn bè

     Đầu tháng 7 trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters khi còn đang tranh cử chức Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson đã đề cập tới sức ép lớn từ Trung Quốc, bao gồm việc ngừng rót đầu tư vào Anh nếu London ngăn chặn Huawei được tham gia xây dựng hệ thống mạng 5G.Tuy nhiên, ông BorisJohnson cũng đề cập tới sức ép từ Mỹ khi rút Anh khỏi nhóm “Tình báo Ngũ Nhãn” (gồm Úc, Mỹ, Canada, New Zealand và Anh) và cho rằng, ở vị thế Thủ tướng Anh, ông sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng về những điều sẽ xảy đến với lực lượng tình báo của nước này. Quan điểm của ông Boris Johnson được cho là sẽ có khác biệt với nội các của cựu Thủ tướng Anh Theresa May. Bà May đã vẫn cho phép Huawei tham gia lắp đặt các cơ sở hạ tầng mạng di động thế hệ thứ 5 ở nước này nhưng ở những bộ phận "không cốt lõi". Chuyến thăm Anh của Cố vấn ANQG John Bolton được cho là cũng sẽ đề cập tới thỏa thuận hạt nhân Iran và sứ mệnh bảo vệ an ninh hàng hải tại Vịnh Ba Tư của Mỹ, Chiến dịch Sentinel. Vương quốc Anh đã cam kết tham gia Chiến dịch Sentinel, ủng hộ quan điểm cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran đã chết. Phía Mỹ cũng có thể sẽ đề cập tới một thỏa thuận thương mại song phương sau khi Brexit được đàm phán vào tháng 10 tới. Chuyến thăm cũng bao gồm một số thăm dò về các lựa chọn như đưa các lĩnh vực tài chính vào các thỏa thuận song phương nhanh hơn nữa.

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher (trái) và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Hội nghị Thượng đỉnh Ottawa (Canada), ngày 21/7/1981. Nguồn internet

     Những năm trước đây, một chuyến viếng thăm London của Cố vấn ANQG Hoa Kỳ xảy ra đã không được mấy ai để ý tới. Như một thường lệ (routine), vị sứ giả của Tòa Bạch Ốc đến thăm Bộ Ngoại giao rồi vào thăm Văn phòng của Thủ tướng để gửi lời chào của Tổng thống Hoa Kỳ trước khi về Washington, không kèn không trống. Nhưng lần vừa qua thì khác hẳn, khi Phó Thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson và các bộ phủ của ông tiếp đón ông John Bolton. Sự tiếp đón trọng thể trongtuần qua dành cho ông Cố vấn Bolton ở các bộ phủ của Chính phủ Anh đã cho thấy rõ sự phân chia quyền hành mới trong liên hệ Mỹ - Anh. Cả ông Boris Johnson lẫn ông Donald Trump có vẻ đang xây dựng điều mà có người cho đó là một mối liên hệ đặc biệt. Mặc dầu tiến thân theo hai con đường khác nhau, cả Thủ tướng Anh lẫn Tổng thống Hoa Kỳ đã đạt được vị thế quyền lực chóp bu qua việc mời chào các chủ thuyết dân tộc, dân túy vàbài di dân vốn hiện đang tạo bất ổn cho chínhcác nền dân chủ Tây phương. Cả hai lãnh tụ có thể nói là đang không có bao nhiêu bạn bè ở lục địa Âu châu.

     Kể từ cuộc bầu cử ở Mỹ cuối năm ngoái, Thủ tướng Anh Theresa May là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đến thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống Donald Trump hôm 27/1/2019. Trước đó một ngày, phát biểu tại cuộc họp với các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ ở Philadelphia, bà May nhấn mạnh: “Khi chúng ta cùng khám phá lại niềm tin giữa hai bên, chúng ta có cơ hội, mà thực chất là trách nhiệm, để làm mới ‘mối quan hệ đặc biệt’ này”. Cụm từ “mối quan hệ đặc biệt” được Thủ tướng Anh Winston Churchill đề cập lần đầu tiên trong bài diễn văn lịch sử “Nguồn tiếp sức cho hòa bình” (Sinews of Peace) tại Đại học Westminster ở Missouri năm 1946. Trong đó, ông Churchill nhấn mạnh hai nước Anh và Mỹ có một “mối liên kết anh em giữa các dân tộc nói tiếng Anh”.Theo nhà sử học Anthony Seldon, hai nước gắn bó với nhau trong nhiều thập kỷ qua bởi cùng chia sẻ lịch sử, cơ cấu chính phủ, lý tưởng và hợp tác quốc phòng. Ông Seldon cho rằng, “mối quan hệ đặc biệt” ấy được tạo ra do sự đan xen của ba yếu tố: kẻ thù chung, quan hệ cá nhân giữa các nhà lãnh đạo và quan điểm ý thức hệ cùngchia sẻ”.

     Trên thực tế, nước Anh kể từ khi bị Hoa Kỳ lên thay thế, đã luôn luôn là một đàn em, tuy thỉnh thoảng cũng tự cho là mình là một “đối tác yếu thế nhưng khôn ngoan hơn”, đóng vai Hy Lạp cho thành Rome của Hoa Kỳ như cố Thủ Tướng Harold Macmillan đã từng diễn tả.Tân Thủ tướng Johnson tuy vậy cần rất nhiều từ mốiliên hệ đặc biệt ấy hơn là những nhân vật tiền nhiệm. Sự ra đi không có cả một mảnh giấy ly dị mà ông đề nghị với Liên minh châu Âu (EU) sẽ phá hủy một cột trụ chính trong chính sách ngoại giao của Anh quốc. Ông đã bị phê phán nhiều ở Berlin và Paris. Nếu ông nhất quyết thực hiện đe dọa của ông là chia tay EU, kểcả có hay không có thỏa thuận, vào ngày 31/10 tới, thìcái cột trụ Hoa Kỳ trong chính sách của Anh quốc sẽ còn phải chịu thêm rất nhiều gánh nặng nữa.

     Chính phủ Hoa Kỳ hiểu rõ sự việc này hơn ai khác. Những ai nhạy bén sẽ thấy ngay là sự đạo diễn cho chuyến công du của ông Bolton đã tái định nghĩa những điều kiện mới mà Washingon dự định sẽ làm việc với nướcAnh. Cuộc gặp gỡ của ông với ông Johnson giống như là một cuộc gặp gỡ ngang hàng hơn là giữa một Thủ tướng và một Đặc sứ của một Tổng thống. Dân chúng Anh đã thấy trướcảnh hưởng từ sự lệ thuộc của Anh quốc trong giai đoạn hậu Brexit. Ông Bolton đã trình bày một sự cân nhắc là chính phủ Trump đã vứt bỏ chủ nghĩa xuyên Đại Tây Dương vốn đã có thời khiến Hoa Kỳ đóng vai là kẻ lãnh đạo và người bảo lãnh cho một sự kết hợp của Âu châu.

     Nhìn qua lăng kính khác nhau

     Bình thường khi Âu châu nói đến những nhà sáng lập ra EU, họ thường kể đến các ông Robert Schuman, Jean Monnet và Paul-Henri Spaak. Nhưng các cố Tổng thống Harry S. Truman, Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy cũng đã có mặt và tích cực hỗ trợ ngay từ khi kế hoạch liên hiệp còn trong trứng nước. Đối với các vị lãnh tụ này của Hoa Kỳ, một Âu châu ổn định, phồn thịnh, kết hợp với nhau trong một cộng đồng kinh tế cũng như trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), là những cột trụ cần thiết cho sự lãnh đạo quốc tế của Hoa Kỳ.     Cũng chính những vị tổng thống đó đã thúc đẩy Anh quốc tham gia những dự án này. Cựu Ngoại trưởng Dean Acheson của Hoa Kỳ, vẫn thường được nhớ đến ở Anh vì những lời lẽ gây thương tổn cho lòng tự ái người Anh về sự thất bại của Anh quốc trong việc tìm một vị thế hậu đế quốc. Nhưng không mấy ai nhớ là ngay câu sau, ông Acheson đã chào đón Chính phủ Macmillan cho quyết định nộp đơn xin tham gia vào tổ chức lúc đó còn mới chỉ là Cộng đồng chung Âu châu. Trong suy nghĩ của ông Acheson, từng là Ngoại trưởng cho Tổng thống Truman, Anh quốc, Âu châu và Hoa Kỳ đều là những kẻ hưởng lợi từ sự nới rộng của hệ thống hậu chiến đa phương dựa trên pháp luật.

     Nhưng Tổng thống Trump đang tính chuyện lật đổ cái trật tự này đến tận gốc rễ. Như ông Bolton giải thích: “Chúng tôi coi một Brexit thành công là nằm trong quyền lợi của chúng tôi.” Rồi ông còn nói thêm cho rõ “sự thành công của Anhquốc trong việc rút ra khỏi Âu châu là một tuyên bố khẳng định chế độ dân chủ… Chiều hướng ở Âu châu là khi người dân bỏ phiếu không đúng đường lối giới cầm quyền muốn, người ta sẽ bắt cửtri bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại cho đến khi kết quả đạt yêu cầu”. Có gần một nửa dân Anh không đồng ý với ông Cố vấn nhưng điều đó đâu làm ông cố vấn coi là chuyện quan trọng. “Chia để trị” là một chính sách thích hợp với Hoa Kỳ vốn đã từ bỏ sự lãnh đạo quốc tế để đổi lấy chủ nghĩa đơn phương “nước Mỹ trên hết”. Điều làm Tổng thống Trump bực mình nhất về Âu châu là nó có đủ sức mạnh kinh tế để đối chọi với Hoa Kỳ. Nếu không thì làm sao họ bất chấp ông về thỏa thuận hạt nhân Iran và từ chối cấm Tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham dự vào các dự án cho thế hệ thứ năm về điện thoại di động.

     Cũng với lập luận nói trên thì một Anh quốc yếu đi sẽ là một đồng minh dễ bảo hơn. Ông Bolton vì vậy rất muốn tỏ ra rộng rãi.Ông nói, ông Trump nóng lòng chờ đợi để ký vào một thỏa thuận mậu dịch với ông Johnson. Và để cho mọi sự dễ dàng hơn, ông sẵn sàng giải quyết những khó khăn trong việc mở cửa thị trường Anh, cũng như bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Hoa Kỳ trong hệ thống Dịch vụ y tế quốc gia - National Health Service - cho đến một thời gian sau khi Anh quốc đã rời khỏi EU. Cũng trong luận điệu mềm mỏng đó, ông Bolton nói, Chính phủ Mỹ đã hoãn bất cứ một cố gắng nào nhằm gây áp lực lên ông Johnson hãy từ bỏ chính sách của Âu châu về thỏa thuận hạt nhân với Iran và lập trường mềm mỏng của Anh với Huawei. Ông nói là Tổng thống Mỹ có thể chờ đến khi Thủ tướng Anh cắt đứt hết mọi liên hệvới hai đối tượng này. Một số người có thể nghĩ lập trường này là quá rộng rãi. Nhưng các nhà làm chính sách ở Anh thừa biết là Tổng thống Donald Trump sẽ không chờ lâu.

     Anh quốc và Hoa Kỳ có những cái nhìn về thế giới qua những lăng kính khác nhau. Hoa Kỳ là một quốc gia lục địa và do đó luôn có một truyền thống biệt lập và nghĩ rằng Hoa Kỳ không cần tham gia vào thế giới bên ngoài. Anh quốc, một đảo quốc nhỏ bé, bao giờ cũng thấy quyền lợi của mình đòi hỏi một sự tiếp cận đa phương mà nay đang bị coi nhẹ ở Washington. Nhưng những viên chức cao cấp của Anh cũng hiểu khó đến chừng nào cho ông Johson để từ chối và nói “không” với ông bạn mới trong Tòa Bạch Ốc. Khi Thủ tướng Macmillian nộp đơn đầu tiên xin gia nhập EU, đó là vì ông hiểu là dầu ông có mặn mà đến đâu chăng nữa với liên hệ đặc biệt với Hoa Kỳ, Anh quốc vẫn cần một lực đối trọng vốn có được qua việc cắm neo vào Âu châu. Trước sau ông Johnson sẽ phải học bài học đó. Hay là ông đã bắt đầu rồi qua việc để cho Gibraltar (Vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland) trả con tàu dầu về cho Iran./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434596

Hôm nay

2216

Hôm qua

2310

Tuần này

21246

Tháng này

211644

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434596