Nhìn ra thế giới
Chuyện lớn, chuyện nhỏ ở Tokyo
Không phải riêng người viết những dòng này, mà quan sát tất cả những nơi công cộng, thấy du khách bốn biển năm châu đều ngưỡng mộ xã hội Nhật Bản qua ánh mắt và cử chỉ của họ. Có thể “chấm phá” đôi điều như thế này:
Thứ nhất, đó là về chuyện lớn:
Được biết, tấm Hộ chiếu của họ là một trong số không nhiều nước mà công dân của họ đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng được tôn trọng.
Hàng hóa, máy móc, thiết bị của họ làm ra không những được người dân của họ tự hào, Việt Nam ngưỡng mộ mà bất kỳ nước nào trên thế giới cũng tin dùng và mong muốn được đáp ứng.
Giáo dục, y tế, an sinh và phúc lợi xã hội thuộc tốp đầu thế giới. Trật tự và an ninh cũng hàng đầu thế giới. Không có nạn trộm cắp và cướp giật bất kỳ ở nơi nào trên lãnh thổ Nhật Bản.
Hệ thống giao thông công cộng cũng tiện lợi vào loại hàng đầu thế giới.
Là thành viên trong nhóm các nước công nghiệp phát triển G7- và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Đương nhiên phải có một hệ thống giao thông văn minh và hiện đại. Ngược lại, hệ thống giao thông văn minh hiện đại đã làm nên một Nhật Bản hùng mạnh về kinh tế!
Còn chuyện nhỏ thì sao?
Có thể nói: quan sát trên đường phố và những nơi công cộng, người Nhật ăn mặc rất lịch sự và nghiêm túc. Cũng giống như câu thành ngữ ngàn đời nay của Việt Nam “quen thì nể dạ mà lạ thì nể áo quần”(?) Giữa ngã sáu Tokyo giờ tan tầm hàng vạn người đi bộ hối hả. Gặp ngày trời nóng - ai cũng khẩn trương, tự nhiên xuất hiện một đôi chân trần lạc lõng của một cô gái - hóa ra là châu Âu (Chắc cũng chẳng ai quan tâm làm gì) - một nước Nhật văn minh và hiện đại có mức sống cao - nhưng có thể nói tỷ lệ hở “trên đầu gối” một tý ở Nhật không đến 0,5 phần trăm(?!)
Chẳng bù cho Việt Nam những năm gần đây, “chị em” chúng ta thoải mái quá.
Nhất là buổi chiều - cứ phải “trưng đùi trưng giò” ra mới là... sành điệu(!)
Những con hẻm ở Tokyo thì sạch vô cùng. An ninh đảm bảo tuyệt đối. Không có những kẻ vô công rồi nghề và những cái mặt “gớm chết” như ở những con hẻm ở các thành phố của chúng ta.
Cứ đi dăm chục mét, lại có một máy bán nước giải khát tự động (Chủ yếu là nước dinh dưỡng đóng chai, đóng hộp các loại - còn nước suối đóng chai - như ở ta rất ít - vì nước máy ở Nhật Bản cũng uống được bình thường vì đã đảm bảo rất vệ sinh).
Hôm vào Hoàng cung Nhật Bản, khi ra gặp mấy “đồng chí” cảnh vệ, đồng chí nào cũng rất vui vẻ, lịch sự và lễ độ.
Định chụp chung với “các đồng chí ấy” nhưng họ cảm ơn và xin lỗi vì đang bận làm nhiệm vụ.
Một chuyện nho nhỏ nữa là trang phục “có yếu tố quyền lực” như Hải quan,Công an, Cảnh sát giao thông... ở Nhật Bản có vẻ không được “oai” và sặc sỡ như ở Việt Nam chúng ta (?)
Phải chăng với dân số 26 % theo Phật giáo (Việt Nam 16%) - do vậy người Nhật Bản đã thấm đẫm triết lý nhà Phật. Để rồi họ chỉ biết làm hết sức mình để cống hiến cho “cõi tạm” với một niềm tin nhân quả: sẽ được thanh thản, an lạc khi về thế giới vĩnh hằng(?!)
tin tức liên quan
Videos
Thơ tượng trưng và thơ siêu thực (Qua cảm nhận của Chế Lan Viên về thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê)
Liệt sĩ Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện - cánh én báo hiệu mùa Xuân
Bế giảng Lớp truyền dạy năng khiếu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong cộng đồng tại thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên năm 2024
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - 20 năm xây dựng và phát triển
Giao lưu nghệ thuật Fashion show “Nhịp sống trẻ”
Thống kê truy cập
114517291
2241
2397
2638
215230
121009
114517291