Nhìn ra thế giới
Nhìn lại thế giới Hồi giáo trước kỷ nguyên Trump
Trong vòng một tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được đề cử Nobel hòa bình. Đó là do ông đã xúc tác để các nhà lãnh đạo Serbia và Kosovo ký kết thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại, và hai nước Hồi giáo này đã có động thái củng cố quan hệ hữu nghị với Israel. Và vào trung tuần tháng trước Tổng thống Hoa Kỳ cũng đóng vai trò môi giới chomột thỏa thuận lịch sử khác giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Một thoáng nhìn lại các tọa độ Hồi giáo trong cuộc sống của thế giới ở ngưỡng 2017 có thể đến từ các trích đoạn từ bài viết nổi tiếng Sự trở lại với Thế giới của Marco Polo và sự đáp trả của nền quân sự Mỹ (The Return of Marco Polo’s World and the U.S. Military Response[1]), của tác giả Robert Kaplan [Các chỗ tô đậm là nhấn mạnh của người dịch].
Robert Kaplan là nhà quan sát quốc tế, phóng viên chiến trường, và là tác giả sách Những người lính của Chúa: Với những chiến đấu viên Hồi giáo ở Afghanistan và Pakistan (Soldiers of God: With Islamic Warriors in Afghanistan and Pakistan) NXB Knopf Doubleday Publishing Group, 2001)
…Các thập kỷ trì trệ và hạnh phúc của châu Âu trong nửa sau của thế kỷ XX có phần do được tách riêng về nhân khẩu học với vùng Trung Đông theo Hồi giáo. Điều này, một lần nữa, là sản phẩm của giai đoạn chiến tranh Lạnh của cuộc Chiến tranh châu Âu dài ngày nói trên, khi các chế độ chuyên chế - nhà tù như Libya, Syria, và Iraq được hậu thuẫn nhiều thập kỷ liền bởi viện trợ và sự cố vấn từ Liên Xô. Nhiều năm ròng, châu Âu gặp may dưới góc nhìn đó: nó có thể loại bỏ các chính sách quyền bính, và rao giảng về quyền con người, chủ yếu vì hàng chục triệu người Hồi giáo bên cạnh châu lục này bị từ chối về quyền con người, cũng tức là quyền tự do di trú. Nhưng các chế độ nhà nước - nhà tù Hồi giáo này đã theo nhau sụp đổ, hoặc do tự đổ, hoặc do can thiệp ngoại bang, mở toang cửa cho một ngọn triều người nhập cư tràn vào các xã hội đang nợ nần chồng chất và trì trệ về kinh tế ở châu Âu. Châu Âu hiện đang rạn nứt từ bên trong vì chủ nghĩa dân túy phản động trở thành một động lực liên thông, và các biên giới lại đang dựng đứng khắp lục địa để ngăn chặn luồng người nhập cư dịch chuyển từ nước này sang nước kia. Cùng kỳ, châu Âu tan rã từ bên ngoài vào, bởi nó hợp nhất trở lại với định mệnh của cái toàn thể, là vùng Á - Âu - Phi của lịch sử.
…Phương Tây đang dần dần biến đi đã làm tăng quá trình phát triển này, thông qua ủy thác những hạt giống của sự thống nhất vào một văn hóa toàn cầu đang nổi lên, đang lan truyền khắp các lục địa. Yếu tố tiếp tục khích lệ quá trình này chính là sự co ngắn của khoảng cách do các tiện ích công nghệ: những con đường, cầu, cảng mới, các phi cơ, các tàu container lớn và tân kỳ, cùng cáp quang sợi. Tuy nhiên vẫn cần nhận thấy điều trên chỉ cấu thành một lớp của những gì đang xảy ra, bởi vì còn có không ít những thay đổi gây phiền toái. Đó chính xác là vì tôn giáo và văn hóa đang bị làm yếu đi bởi toàn cầu hóa, nên chúng đã phải được tái tạo trong một phiên bản kỹ hơn, thuần khiết hơn, và có ý tưởng hơn, bởi cuộc cách mạng truyền thông. Witness Boko Haram và nhà nước Hồi giáo, những thế lực về bản chất không đại diện cho Hồi giáo, nhưng là thứ kích động đạo Hồi bằng sự tuân thủ chuyên chế bạo ngược và sự cuồng loạn của cả đám đông, được đổ thêm dầu vào lửa bởi Internet và truyền thông xã hội. Như tôi đã từng viết trước đây, không phải là cái gọi là va đập của các nền văn minh đang xảy ra, mà là sự va đập của các nền văn minh được tái tạo một cách gượng ép. Và điều này chỉ làm nặng nề thêm mâu thuẫn về địa chính trị, và như sự sụp đổ của các quốc gia - nhà tù Trung Đông đã chỉ ra, là bằng chứng của việc mâu thuẫn về địa chính trị không chỉ xảy ra giữa các quốc gia, mà còn trong lòng các quốc gia nữa.
…Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nhờ vào di sản đế quốc dài lâu và long trọng, là hai quốc gia cố kết nhất ở Cận Đông, tiếp tục được củng cố bởi địa lý tự nhiên của mình, vây lấy cầu Anatoly và đồng bằng Iran. Tôi dùng chữ “cố kết” không ngụ ý các chế độ hiện nay của họ là ổn định, mà chỉ để nói các thể chế của họ có độ sâu đáng kể hơn so với thế giới Ả Rập, đến mức họ chắc đã có thể hồi phục sau những vật lộn với bất ổn, chẳng hạn cuộc đảo chính bất thành và kéo theo là cuộc đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa Hè 2016. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là đống hỗn độn, nhưng tôi không một giây phút nào không nghĩ rằng thế giới Ả Rập còn hỗn độn hơn. Chẳng hạn Ả Rập Saudi, một vương quốc tương đối trẻ và được tạo dựng phi tự nhiên, không có di sản gì của đế quốc để vẽ vời thêm, với sự khác biệt lớn về tôn giáo giữa hai vùng Najd và Hejaz nơi những dân cư đói rách có thể tăng gấp đôi về số dân chỉ trong vài thập kỷ, làm cho về mặt chính trị, nước này trở nên ngày một ít cố kết hơn. Hơn nữa, bởi vì cuộc cách mạng hơi đốt tự nhiên tại Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi không còn là nhà sản xuất gas đỏng đảnh tầm cỡ thế giới nữa. Chuyên gia về năng lượng Daniel Yergin viết: “Chiến lược mới của Saudi là sử dụng Thu nhập về dầu để đa dạng hóa nền kinh tế và xây dựng Quỹ thịnh vượng độc lập tự chủ lớn nhất thế giới - như một cỗ máy chủ cho đầu tư phát triển”. Mục tiêu, tác giả này viết tiếp, “là tăng các thu nhập không từ dầu lên tới 6 lần vào năm 2030,” . Hơn nữa, nếu Vương quốc này đạt được tất cả các thành tố của mục tiêu này, và điều này là đáng ngờ, sẽ là tin cậy hơn nếu nói rằng quyền lực địa chính trị của Ả Rập Saudi có thể nói, đã đạt đỉnh điểm.
Động lực của các chính sách khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ thời kỳ Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã đưa tới một chiến lược có gốc rễ nhiều hơn trong lịch sử Đế quốc Ottoman -đó là cái, đến lượt nó, được đề cập lần đầu bởi Thủ tướng Turgut Ozal vào những năm 1980 và đầu những năm 1990. Ozal, một tín đồ Hồi giáo nhiệt thành như Erdoğan (nhưng không có những xu hướng độc tài như ông này) đã nhận thấy cái được gọi là chủ nghĩa Ottoman mới như một tư tưởng đa nguyên và đa sắc tộc, cung cấp một cơ sở cho hòa bình giữa những người Thổ Nhĩ Kỳ và những người tín hữu đạo Hồi người Kurd của họ, và cũng cho phép những người Thổ Nhĩ Kỳ (Turk) được với tới người cùng dân tộc Turk với họ ở Trung Á, cũng như tới những tín hữu Hồi giáo ở thế giới Ả Rập và vùng vịnh Péc -xích. Nói cách khác đây không phải là một chiến lược hung hãn và chống dân chủ. Để chắc chắn, “thái độ hẹp hòi đối với phương Tây” của chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng ta ở phương Tây vừa khâm phục, vừa xem là bình thường ở giữa của các thập niên chiến tranh lạnh, khi phe quân sự thống trị Thổ Nhĩ Kỳ, thực chất lại là một lầm lạc, và là một sự can thiệp kỳ quặc của một nhân vật thế tục (không theo tôn giáo) hung tợn, Mustafa Kemal “Ataturk”. Ông này dù chối bỏ chủ nghĩa đế quốc Ottoman, không hề có quan điểm dân chủ. Chế độ độc tài của Kemal, có vị thế thuận tiện về địa chính trị đối với phương Tây, sẽ không bao giờ quay lại. Xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quá phức tạp để chế độ như thế tái hiện. Tuy thế cũng cần nói rằng Erdoğan, trong khuôn khổ của sự độc đoán quá mức của ông ta, cũng như trong nỗ lực của ông ta nhằm khuất phục người Kurds tại vùngAnatolia, có thể xem là một cấp độ của thiên hướng kiểu Kemal, tranh đấu một cách vô ích cho một nhà nước thuần Thổ Nhĩ Kỳ, đến mức cách ông nhìn nhận Thổ Nhĩ Kỳ như một tay lái buôn chính trị tại vùng Levant cũng rất mang đặc trưng (đế quốc) Ottoman. Đồng thời đây đâu phải là một mâu thuẫn. Vì các vùng có sắc tộc Kurd sinh sống chồng chéo lên các nước Thổ Nhĩ Kỳ,Syria, Iraq, và Iran là nhân tố che chở cho nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại với các biên giới theo tư duy kiểu Kemal trong suốt thời kỳ chiến tranh xảy ra ở Syria và Iraq, cần có một chiến lược “đi trước một bước” cho một bành trướng kiểu Ottoman. Cơn ác mộng tệ nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là mất quyền kiểm soát các vùng người Kurd ở miền Đông Anatolia. Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ phải luôn ở thế công một cách không quá trắng trợn.
…Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta nhận thấy Thổ Nhĩ Kỳ xây một đường ống dẫn dầu tại Bắc Iraq và cổ vũ Đảng Dân chủ của người Kurrd (Kurdish Democratic Party) chống lại Liên đoàn Ái Quốc Kurdistan (Patriotic Union of Kurdistan) thân Iran trong khi đối chọi với các đơn vị phòng vệ người Kurd ở Syria. Rõ ràng, hiện tượng (nhà nước) Kurdistan là yếu, và rời rạc, mặc dù hình tượng của nó trên truyền thông là câu chuyện thành đạt duy nhất nổi lên sau chiến tranh Iraq. Kurdistan sẽ cung cấp chiến trường địa chính trị duy nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ chống Iran -một tái hiện của các xung đột giữa các đế quốc Ottoman và Safavid (triều đại Safavid 1501-1736) trong giai đoạn sớm của lịch sử hiện đại.
…Trong khi các truyền thống đế quốc của Thổ Nhĩ Kỳ (Seljuk và Ottoman) chỉ nằm gọn trong khuôn khổ thời đại Islam, khiến các giátrị của sự cai trị kiều Erdoğan trở nên tự nhiên, các truyền thống đế quốc của Iran (Median, Achaemenid, Parthian, và Sassanid) còn xuất hiện trước Đạo Hồi. Chỉ có một ngoại lệ là Triều Safavid, đã chấp nhận Hồi giáo dòng Shia làm quốc giáo, dẫn tới một cuộc chiến tranh thảm khốc với Đế quốc Ottoman theo Sunni vào năm 1500, khiến Iran bị cắt rời khỏi châu Âu (chú thích 16). Chính sự kiện lịch sử này đã tạo ra một căng thẳng giữa hệ tư tưởng Hồi Giáo của Iran với tư tưởng quốc gia của Iran về một cường quốc (Iran) thành đạt ở vùng Cận Đông. Có nghĩa là, Hassan Rouhani, Tổng thống Iran khi phái các bộ trưởng đi thương lượng Hiệp ước vũ khí hạt nhân với phương Tây, mong rằng Iran sẽ tiến triển thành một cường quốc kinh tế mạnh ở khu vực, với một hệ thống tư bản chủ nghĩa hồi sinh cởi mở với thế giới, như vị thế mà Trung Quốc đã đạt được. Nhưng Tổng tư lệnh Iran, Ayatollah Ali Khamenei, lại nhìn nhận Iran tương tự như Liên Xô cũ, nơi nếu vô hiệu hóa hệ tư tưởng Hồi giáo sẽ dễ dẫn đến sự phân rã, một khi ta chứng kiến chủng tộc chính Persian thống trị các đế quốc mini của những chủng tộc thiểu số Iran. Karim Sadjadpour thuộc Viện Carnegie vì hòa bình thế giới đã gọi sự chia tách như thế là “Những kẻ thực dụng chống lại Những người nguyên tắc (những người nguyên tắc - những ai tin vào những Nguyên lý làm nền tảng)”. Ali Vaez thuộc Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế chia tách từng nhóm trong hai nhóm trên, thành những ai cấp tiến hơn hay ít cấp tiến hơn, vì thế đã hình thành ít nhất 4 nhóm riêng biệt, cạnh tranh lẫn nhau giành ảnh hưởng trong các trung tâm quyền lực nhiều mặt ở Iran. Điều này đã làm xáo trộn kinh khủng sơ đồ “hỗ trợ sự liên tục cố hữu”, theo Vaez . Vaez và Sadjadpour đề xuất Iran không nên, trong những năm tới, ngoại trừ thỏa thuận hạt nhân, theo đuổi ngay mô hình Trung Quốc. Chính mô hình của Liên Xô thời kỳ Gorbachev, lại xứng hơn (để Iran) đi theo). Điều này có nghĩa là thay vì trở thành một kiểu đế quốc hậu hiện đại (postmodern) và một lực lượng có sức hấp dẫn ở cả Trung Đông và Trung Á, có mối quan hệ đã bình thường hóa, Iran nên tiếp tục một số năm nữa với tư cách một quốc gia tham nhũng, giàu tài nguyên, bị sự phẫn uất dẫn đường.
… Dù nhỏ hơn về số lượng so với những ai muốn nhìn thấy một nước Iran hồi sinh, giới tinh hoa gồm tăng lữ Hồi giáo và Vệ binh cách mạng sẽ đấu tranh và quyết tử để giữ bính quyền bởi vì họ có, theo nghĩa đen, chỗ khác để ẩn -trong khi nhiều trong số những ai ủng hộ Rouhani lại luôn có thể chạy dạt sang phương Tây (nơi họ đã học hành trong thời gian những người kiên định đang chiến đấu trên chiến tuyến của cuộc chiến tranh Iraq-Iran). Như một nhà phân tích đã khuyên, căn cứ trên vũ lực ồ ạt mà những người kiên định (với chủ nghĩa dân tộc) Iran sẵn lòng lạm dụng tại Syria để giữ Bashir al-Assad trên ghế Tổng thống, có thể hình dung họ sẵn lòng làm gì để giữ chính họ trên ngai quyền lực tại chính Iran. Ta còn nhớ, rằng nền độc tài thường sụp đổ khi nhà độc tài, vì già yếu, nhụt chí, không còn muốn giữ ghế bằng mọi giá. Ví dụ cho điều này là vua Iran năm 1979, Nicolae Ceausescu ở Romania năm 1989, và Hosni Mubarak ở Ai Cập năm2011. Điều này chắc sẽ không sớm xảy ra với tầng lớp thượng lưu đằng đằng sát khí đang trị vì Iran…
…Iran chắc sẽ tiếp tục dấn lên như một cường quốc chuệnh choạng, với một chính sách đối ngoại hiếu chiến tại vùng Levant (phía Đông Địa Trung hải). Có thể sẽ có những cuộc nổi dậy nhỏ trong những năm tới tại các địa bàn như Baluchistan tại vùng đông nam của đất nước này, và tại Khuzestan ở vùng tây nam, nhưng rồi chúng sẽ bị dập. Iran, với cảm nhận mình là nền văn minh ở mức không hề kém hơn Trung Quốc, Ấn Độ (hay thậm chíThổ Nhĩ Kỳ), sẽ không bị phân rã như các quốc gia được tạo dựng phi tự nhiên như các nước ở vùng Levant, hay tại các phần khác của thế giới Ả Rập, nhưng một Iran tân tiến cũng sẽ là điều khó (hình dung). Trong khuôn khổ của bầu không khí (chính trị) này, nếu không tính đến những gì đặc biệt, cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm tới đều sẽ làm nhớ đến Thổ Nhĩ Kỳ của thập kỷ đằng đẵng 1970, khi Thổ Nhĩ Kỳ trên danh nghĩa là nước dân chủ, nhưng ngập vào đống hỗn độn về chính trị và về thể chế, gây bởi sự tôn sùng phe quân sự, với một thủ tướng thuộc phe trung tả khá mờ nhạt,là Bulent Ecevit, người kết thúc sự nghiệp bằng việc xâm lược đảo Síp (1974).
… Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, xuất phát từ sự ngấm sâu của giáo quyền vào các chế độ ở Ankara và Tehran, là vô cùng hạn chế tại vùng Kavkaz thuộc Liên Xô cũ và tại Trung Á. Trung tâm năng lượng ở Azerbaijan là minh họa cho nhận định này của tôi. Quan hệ gần gũi về chủng tộc và ngôn ngữ của Azerbaijan với Thổ Nhĩ Kỳ là đặc biệt thắt chặt vào những năm 1990, khi ThổNhĩ Kỳ, cũng như Azerbaijan, là thế tục. Nhưng với một Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên Hồi giáo hơn, nó càng bị xa lánh bởi một Azerbaijan vẫn còn đang sùng tín những thành tâm thế tục của Ataturk, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn theo đuổi. Sau đó là quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ cộng tác với Nga triển khai một tuyến đường ống dẫn hơi đốt từ Siberia sang châu Âu chạy dưới đáy biển Đen, một dự án sẽ cạnh tranh với các kế hoạch xuất khẩu dầu của Azerbaijan (chú thích 18). Với Iran, về lý thuyết, nước này sẽ tạo được một ảnh hưởng đáng kể lên vùng Kavkaz và vùng Trung Á, nhờ vào sức mạnh dân số, văn hóa, và ngôn ngữ của nước này, bởi vì Ba Tư trong thuật ngữ lịch sử, là biểu tượng cho nguyên tắc tổ chức của toàn khu vực này. Hơn nữa, Iran về truyền thống luôn là một cường quốc Trung Á như chính vùng Trung Đông. Nhưng hệ tư tưởng Hồi giáo cằn cỗi của Tehran đã đẩy xa khỏi nó các nước về truyền thống vẫn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần kiểu xô viết, cũng như bởi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu quá nhiều giáo lý, kể cả Saman giáo (điều này, cùng với sự đàn áp dữ dội những người chống đối, là những nguyên do vì sao những người nổi loạn theo Hồi giáo chưa thể thống trị vùng này). Đây chính là nơi hệ tư tưởng Hồi giáo Iran nhiễu loạn với truyền thống đế quốc Hồi giáo trong lịch sử. Vì thế đang dịch chuyển về phía đông, dọc theo con đường mòn của Marco Polo và để lại sau mình những ảnh hưởng đế quốc đã phai nhạt của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, chúng ta nhanh chóng vấp phải ảnh hưởng của Trung Quốc, có tầm ảnh hưởng còn lớn hơn của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Nga hay Mỹ, về mặt thế lực đế quốc.
…Cuộc xâm lược của Nga vào Georgia năm 2008 là một điểm mấu chốt trong quá trình này. Trước thời điểm đó, Armenia liên minh với Nga, còn Georgia liên minh với Hoa Kỳ và với châu Âu. Georgia cũng liên minh với phương Tây và với một Azerbaijan giàu năng lượng, nhờ vào các đường ống dẫn năng lượng của nước này, chạy vòng tránh nước Nga từ Bacu, qua Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ tới Địa Trung Hải. Nhưng những người Azerbaijan, vốn theo Hồi giáo, nhìn nhận việc Mỹ bỏ rơi Georgia, vốn theo Công giáo, năm 2008, trong những thời khắc khó khăn, và nhận thấy Washington đã không còn có thể tin được trong một cuộc khủng hoảng, mặc dù những người Azerbaijan vẫn tiếp tục căm ghét Nga. Tuy thế, Nga vẫn bán cho Azerbaijan vũ khí, dù họ cho Armeniamới là đối tượng cần được nâng đỡ. Vào cuối những năm 1970, Moscow đã bỏ rơi đồng minh của mình là Somalia cho kẻ thù không đội trời chung của nước này là Ethiopia, bởi vì Ethiopia vừa giàu hơn, vừa đông dân hơn. Moscow nay chắc vẫn còn thích thể hiệnở vùng Kavkaz, trải từ Armenia đến Azerbaijan. Nhưng Nga hiện vẫn chưa diễn được tích này vì tình hình ở vùng đó phức tạp hơn nhiều.
… Ngữ cảnh ở đó là: ban lãnh đạo Azerbaijan, cũng như ban lãnh đạo Uzbekistan, Kazakhstan, và của các nước cộng hòa Xô viết cũ ở Nội Á (Trung Á) đều là thế tục và độc tài -tất cả họ đều hoảng sợ bởi Mùa Xuân Ả Rập và các cuộc nổi dậy Hồi giáo và đều rút ra những bài học có ích cho họ từ đó. Họ đều hoảng sợ bởi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, cũng như bởi sự căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, bởi sự rơi của giá năng lượng. Họ không có bạn trên một thế giới nơi các nghĩa vụ quốc tế bị tháo gỡ, và Hoa Kỳ tỏ ra ngày càng ít có ý nghĩa đối với họ, đặc biệt là sự triệt thoái bất ngờ quân Mỹ, có vẻ như trong chiến bại, khỏi Afghanistan -điều sẽ tạo ra một khoảng trống ở đó. Vì thế, dần dà, với viện trợ kinh tế và hậu thuẫn về chính trị, các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô sẽ tăng cường thể chế của họ, yên lặng rút những phần tử thân Nga khỏi bộ máy của họ, và bóc gỡ những nền kinh tế của Trung Á khỏi quan hệ kinh tế với Nga. Nói chung, họ cự lại người Nga, đến mức đòn bẩy (lợi ích) của Nga chỉ đọng lại mức độ mấu chốt tại Kazakhstan và Kyrgyzstan (Kazakhstan có đường biên dài với Nga, còn Kyrgyzstan ở tình trạng yếu về thể chế). Một bức tranh lớn hơn ở đây là tính chính danh của nhà nước ở Trung Á, bất chấp sự tạo tác phi tự nhiên ra nhiều nước cộng hòa như thế của Stalin, trong một tầm nhìn gần, vẫn đang tỏ ra vững mạnh hơn người ta chờ đợi. (Các nước nhỏ như Kyrgyzstan và Tajikistan, với địa thế tách biệt bởi núi non, là những ngoại lệ rõ rệt. Uzbekistan, sau khi nhà lãnh đạo Islam Karimov băng hà, sẽ là trường hợp bị thử thách). Nói tóm lại, Nga, với nền kinh tế tụt hậu của mình, đang chuệnh choạng tại khu vực này, còn người Tàu, với đường bộ, đường xe lửa, cầu, đường ngầm, và các ống dẫn năng lượng đang xây, đang làm nhớ lại đời nhà Đường, khoảng giữa thế kỷ 6 và 9, khi ảnh hưởng đế quốc của Trung Quốc vượt qua Trung Á, chạm đến vùng đông bắc Iran. Năm 2013, Trung Quốc đã vượt lên trên Nga về thương mại tại vùng này, với 50 tỷ USD kim ngạch buôn bán với 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tại Trung Á, trong khi con số này với Nga là 30 tỷ USD. Các hãng của Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng ¼ tổng lượng dầu của Kazakhstan và khoảng nửa sản lượng gas của Turkmenistan.
…“Trung Á là vô song trong nghĩa đây là địa bàn nơi các cường quốc quy tập”, Zhao Huasheng, một giáo sư tại đại học Phúc Đán, Thượng Hải viết. Thật vậy, Trung Á được biết đến trong lịch sử không chỉ với những nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ, mà còn cả Mông Cổ, vùng Tân Cương của Trung Quốc (Đông Turkestan) và Afghanistan. Và thêm vào các ảnh hưởng từ Trung Quốc và Nga lên các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ (được hình thành, đến lượt họ, bởi các di sản đế quốc của riêng họ), Hoa Kỳ hiện vẫn còn liên đới về quân sự ở Afganistan, trong khi Iran trong hầu hết lịch sử đế quốc của mình, có ưu thế ở miền tây Afganistan, cũng như ưu thế Ấn Độ có tại miền đông Afganistan. Trong khi chúng ta quen với cách nhìn dựa trên khái niệm, rằng các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ là một thực thể tách biệt, số phận của các nước này ngày càng nhiều hơn đan xen với những gì sẽ xảy ra ở vùng Tân Cương luôn náo động, cũng như với một Afganistan bị chiến tranh tàn phá.Điều đó sẽ không ngụ ý rằng Trung Á là nơi sẽ khẳng định vai siêu cường tầm cỡ thếgiới, mà chỉ có nghĩa Trung Á là nơi ghi nhận các quan hệ của các siêu cường. Điều này sẽ chỉ cho chúng ta thấy ai ưu thế hơn, còn ai không.
…22 đầu mối đô thị của Trung Quốc, mà mỗi đầu mối trong đó chứa ít nhất một siêu đô thị, tất cả đều nằm trong cái nôi canh tác của người Hán, cái tạo nên lãnh thổ của các triều đình phong kiến Trung Quốc trong suốt lịch sử và không bao gồm các bán nguyệt là các thảo nguyên. Mãi tới giữa thế kỷ 18, khi triều đại phong kiến cuối cùng, được gọi là nhà Thanh, hay Mãn Thanh (chính là những người ngoại tộc Hán), đã mở rộng đến các sa mạc và các vùng đồng cỏ bình nguyên, bằng cách đó màchuẩn bị cho bối cảnh của nước Trung Hoa hôm nay -một nhà nước nằm gối lên vùng Trung Á theo Đạo Hồi. Đồng thời những vùng ngoại biên nguy hiểm hiện vẫn đang đe dọa cái nôi của người Hán, và không chỉ từ bên trong nước Trung Hoa, mà còn từ bên ngoài biên giới hiện thời của nước này. Trung Quốc hy vọng Chiến lược Đường Tơ lụa của nước này sẽ đóng yên cương về chính trị cho các vùng thiểu số bất kham, và sẽ bình định về kinh tế các dân thiểu số này, dù nhân tố này cũng đưa các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ ở tây Trung Quốc tới một tiếp xúc lớn hơn với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Nam Á, Trung Á, và Trung Đông. Phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ đã được huấn luyện tại vùng biên giới Pakistan-Afghanistan. Nói cách khác, sự kết nối không nhất thiết dẫn tới một thế giới hòa bình, bởi vì các thay đổi hiện trạng, kể cả nhằm mục đích tốt hơn, vẫn có thể dẫn đến sự bất ổn về sắc tộc.
… Ví dụ, tại Tân Cương (Đông Turkestan), chính quá trình hiện đại hóa về kinh tế, trong đó những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ hoàn toàn có thể được lợi, đã đóng một vai trò trong việc làm sâu sắc thêm bản sắc cực đoan của sắc tộc này, khi người Duy Ngô Nhĩ tranh đua kinh tế với người Hán (chú thích 34). Trong khi người Hán nhìn nhận người Tây Tạng tương tự như người Mỹ nhìn nhận người thổ dân Bắc Mỹ như những di sản kỳ lạ sót lại sau cuộc chinh phục châu lục này- người Hán nhìn nhận người Duy Ngô Nhĩ với sự kinh hãi ghê gớm. Người Duy Ngô Nhĩ, như một nhà quan sát thâm trầm người Trung Quốc nói với tôi, là quả bom dưới thảm của nhà nước Trung Quốc. Còn nhớ luận chứng cơ bản của luận thuyết của cố giáo sư Havard, Samuel Huntington, về sự va đập giữa các nền văn minh, thuyết mà những ai phê phán Huntington, hoặc đã bỏ sót, hoặc đã hoàn toàn không có khả năng nắm bắt. Luận thuyết này cho rằng sự căng thẳng về sắc tộc và văn hóa là trọng tâm trong quá trình hiện đại hóa và quá trình phát triển. Quá trình hiện đại hóa ồ ạt của Trung Quốc hiện đang chứng tỏ luận điểm của Huntington.
Sự bành trướng về hạ tầng cơ sở dọc theo Trung Á có quan hệ trực tiếp với sự bành trướng hàng hải trên tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Xét cho cùng. Trung Quốc chỉ còn cách cư xử hung hãn trên các biển gần kề, bởi hiện tại, an ninh trên đất liền của Trung Quốc đã đạt mức chưa từng có trong lịch sử. Bị đe dọa thường xuyên bởi các sắc tộc trên các bình nguyên phía tây, và trừ các cuộc viễn du của Đô đốc Trịnh Hòa đời Minh vào đầu thế kỷ 15, Trung Quốc chưa từng có một truyền thống hàng hải ở phía đông. Nhưng toàn cầu hóa, với những nhấn mạnh thái quá về đường giao thông trên biển, đã đẩy quỹ đạo quyền lực của Trung quốc theo hướng khuếch đại từ những tài sản đất liền ra “biển nước xanh” (đại dương). Bởi vì quỹ đạo này vẫn buộc Trung Quốc phải giữ an ninh trên đất liền, nó cũng có nghĩa là phải đảm bảo thuần phục thường xuyên của những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo, những người Tây Tạng, và những người Nội Mông. Vì thế mà chúng ta thấy có chiến lược Một Vành đai, một Con đường. Tóm lại, những quái nhân người thiểu số trong nội địa Trung Quốc đã dẫn nước này tới việc nhô ra ngoài biên giới nước này về quân sự và về kinh tế.
Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc là rất phù hợp với tiền lệ Trung cổ của nó, là sự kiện quân nhà Đường lách qua không gian giữa Mông Cổ và Tây Tạng để thiết lập các thuộc địa như Khorasan thuộc lãnh thổ Iran hiện nay. Thực vậy, gần như chạm vào vùng ngoại vi nguy hiểm là các thảo nguyên lớn của Trung Quốc, xuyên suốt thời thượng cổ, Trung Cổ, và thời cận hiện đại là Ba Tư, nước cóngôn ngữ và lãnh địa đế quốc kéo dài từ Địa Trung Hải đến Trung Á. Cả Trung Quốc và Ba Tư đều giàu có, đều có nền văn minh nông nghiệp định cư, bị bao vây bởi những người ở vùng đất hoang mạc hiếu chiến, dù họ đã tiếp xúc được với nhau bởi con Đường Tơ lụa. Và cả Trung Quốc lẫn Ba Tư đều là những đế quốc lớn bị hạ nhục bởi các cường quốc châu Âu vào thời lịch sử hiện đại. Đó là những rường cột cảm xúc và lịch sử cho quan hệ Trung Quốc -Iran hôm nay. Phó trưởng ngành đường sắt Iran, Hossein Ashoori nói: “Mục tiêu của chúng ta trong kế hoạch Đường Tơ lụa trước hết là nối thị trường Iran với thị trường Trung Quốc (hơn là với Trung Á về thực chất) (chú thích 34). Như vậy, dù đề tài chủ yếu của nội bộ liên lục địa Á - Âu là các nước ngày càng yếu đi, với các cựu đế quốc lớn yếu đi với một nhịp độ chậm hơn các nước còn lại, sẽ đạt được một liên hệ và tương tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa tất cả các nước này với nhau.
… Trong số các nước, Pakistan sẽ là van điều tiết chính cho khả năng của Trung Quốc trong kết nối đường Tơ lụa, chạy dọc theo liên lục địa Á -Âu, với đường Tơ lụa nữachạy dọc theo Ấn Độ Dương. Nhánh này của Đường Tơ lụa sẽ đòi hỏi sử dụng hoàn toàn khoản đầu tư 46 tỷ USD mà Trung Quốc đang đề xuất, để xây một xa lộ 1800 dặm và một tuyến đường sắt cao tốc, chạy từ cảng trên biển Ả Rập của Pakistan, Gwadar (một cảng mà Trung Quốc đã xây), lên phía bắc, qua sa mạc Baluchistan và các dãy núi Karakoram, chạy về tỉnh Tân Cương ở phía Tây Trung Quốc. Chưa từng có thế năng nào, kể từ khi Pakistan giành độc lập năm 1947, hỗ trợ đảm bảo được ổn định cho Pakistan, để làm dịu những phiến quân ở biên giới, hơn là việc hoàn thành dự án này, cũng như không thể có cách gì tốt hơn để làm vững chắc sự đô hộ của Trung Quốc tại vùng thảo nguyên xa xôi. Trên thực tế, sức ép của Trung Quốc, lớn hơn nhiều so với sức ép của Mỹ, (giá như Mỹ có được sức ép như thế) có thể đã khiến người Pakistan bẻ gẫy được mạng lưới khủng bố ở Bắc Waziristan vài năm về trước, bởi vì Dự án Con đường Tơ lụa cấp cho Bắc Kinh một đòn bẩy ở Islamabad, cái mà Washington chỉ có thể nằm mơ.
…Cần dành một đoạn cho Afghanistan. Có thể xem là giới quân sự Mỹ vớt vát được thể diện ở Afghanistan, nhưng không thể ổn định được nước này. Nếu còn ai nữa có được chìa khóa về kinh tế, và có thể cả về chính trị để ổn định Afghanistan, thì đó là Trung Quốc, thông qua việc khai thác tài nguyên, hoặc nữa là các nước vùng biển Caspia, nhờ vào công cuộc xây dựng một mạng lưới vận tải hơi đốt tự nhiên chạy về phía nam, qua Afganistan đến Ấn Độ Dương. Cùng kỳ, Ấn Độ và Iran sẽ hợp tác để đối phó với các ảnh hưởng của Pakistan và Ả Rập Saudi ở Afghanistan. Nếu người Ấn Độ và người Iran có thể xây được cảng Char Bahar và thực hiện được dự án vận tải, nối được cảng này của Iran trên Ấn Độ Dương với Trung Á, tạo một mũi đột phá qua Afganistan, thì dự án này của Ấn Độ và Iran có thể cạnh tranh với dự án con đường Tơ lụa Trung Quốc -Pakistan, đang mở rộng về hướng bắc, từ Gwadar. Còn với người Nga, là vìđang có một lợi ích trong chiến đấu chống các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Afganistan, vì Afganistan liền kề với Liên Xô cũ, người Nga sẽ tiếp tục phát triển các tiếp xúc tình báo cả với Pakistan và Iran. Afganistan cung cấp một bài học có tính báo hiệu về giới hạn của quyền lực Mỹ, kết hợp với sự tiếp tục bảo tồn tính thời sự của địa lý vùng (Trung Á) này, điều mà giới tinh hoa Mỹ không nhận thấy được, dù đang lâm nguy.
… Bởi vì các quốc gia vùng Vịnh vàSingapore phụ thuộc vào một trật tự quốc tế sôi động, trật tự mà đến lượt nó lại phụ thuộc vào một cân bằng động về quyền lực, các nước đó cung cấp không nhiều khái niệm an ninh cơ bản từ trường hợp của mình, và vì thế, về mặt địa chính trị tạo ra một ảo tưởng. Chủ nghĩa ly khai cường bạo của dòng Shia tại miền đông Ả Rập Saudi, một cuộc chiến giữa Ả Rập Saudi và Iran, cách làm chiến tranh ở Biển Đông có thể làm sụp những nền kinh tế của các nhà nước -đô thị. Sự tích tụ của cải liên tục của các Tập đoàn, mà các nhà nước -đô thị này là biểu tượng, là mỏng manh và chứa nhiều ngẫu nhiên hơn chúng ta tưởng.
… Lợi ích của chúng ta trong ngăn ngừa can thiệp quân sự chủ yếu là tiêu cực: (Hoa Kỳ) cần ngăn ngừa một tay chơi không thuộc nhà nước, hoặc một nhân vật thuộc nhà nước làm việc đồng bộ với một tay chơi không thuộc nhà nước, tiến hành lập kế hoạch hoặc tung ra một cuộc tiến công vào chúng ta hoặc đồng minh của chúng ta; và ngăn chặn lưới thương mại Con đường Tơ lụa dựng nên một siêu cường hoặc liên minh nhiều loại tại Á -Âu thù địch ra mặt, có được ảnh hưởng tại Đông Bán Cầu ở cùng mức với ảnh hưởng tại Tây Bán Cầu mà Hoa Kỳ đang có được. Nỗ lực lịch sử của Anh để ngăn chặn bất kỳ cường quốc nào giành được quyền thống trị tại đất liền ở châu Âu là tương tự với những nỗ lực của chúng ta ở Á - Âu. Nhưng quyền lực của chúng ta tại Tây Thái Bình Dương và tại Ấn Độ Dương có thể sẽ có tác động ngăn ngừa một phát triển như vậy, mà không cần thiết phải phát động một can thiệp quy mô lớn bằng quân bộ. Rõ ràng là những cải tạo các đảo trên Biển Đông và triển khai các dự án cảng trên Ấn Độ Dương đều nhằm hướng đẩy Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi lục địa Á -Âu. Đây chính là nơi liên minh Iran - Ấn Độ đang xây dựng cảng Char Bahar tại vùng sa mạc Baluchistan của Iran, nhằm làm suy yếu cảng của liên minh Trung Quốc -Pakistan tại vùng sa mạc Baluchistan của Pakistan, điều đang tạo lợi thế cho Hoa Kỳ…
Lê Thành (trích dịch)
tin tức liên quan
Videos
Bế giảng Lớp truyền dạy năng khiếu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong cộng đồng tại thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên năm 2024
Thơ tượng trưng và thơ siêu thực (Qua cảm nhận của Chế Lan Viên về thơ Hàn Mặc Tử và Bích Khê)
Liệt sĩ Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện - cánh én báo hiệu mùa Xuân
Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - 20 năm xây dựng và phát triển
Giao lưu nghệ thuật Fashion show “Nhịp sống trẻ”
Thống kê truy cập
114517292
2242
2397
2639
215231
121009
114517292