Xứ Nghệ ngày nay

Hệ thống Trung tâm VHTT Nghệ An với công tác xây dựng đời sống văn hoá.

Năm 1979, Nhà văn hoá trung tâm tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với Khu triển lãm tỉnh (đến 1989 đổi thành Trung tâm Thông tin - Triển lãm) chính thức ra đời. Sự ra đời của Nhà văn hoá trung tâm có nhiều nét “đặc biệt”:

Là một trong ba Nhà văn hoá cấp tỉnh đầu tiên trong toàn quốc (Nghệ Tĩnh, Thái Bình và Hải Phòng); nằm trong hệ thống thiết chế VHTT mới gồm 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã và các đơn vị). Với Nghệ An trước đó 2 năm đã thí điểm hình thành 2 Nhà văn hoá cấp huyện là TP Vinh và Quỳnh Lưu(1977) chỉ sau Nhà văn hoá Trung ương 1 năm (1976). Về sự kiện này, ông Nguyễn Hữu Thuông, người Giám đốc đầu tiên Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh năm nay đã bước vào tuổi 83 nhớ lại: Buổi đầu, Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh ra đời và hoạt động trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhưng với phương châm: vừa hoạt động vừa xây dựng, lấy hoạt động là chính rồi xây dựng dần từng bước, từ tay không đến ổn định. Nhà văn hoá thực sự là một thiết chế văn hoá mới, là cơ quan tác nghiệp của ngành nhằm chăm lo cho sự nghiệp văn hoá cơ sở với các chức năng, nhiệm vụ: xây dựng thiết chế VHTT huyện, xã; nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá cơ sở; đào tạo bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào văn hoá - văn nghệ cơ sở; tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật phục vụ sinh hoạt văn hoá tinh thần cho nhân dân; trong đó, vai trò, chức năng là cơ quan tác nghiệp và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở luôn đặt lên hàng đầu.

            Đến năm 2000, UBND tỉnh ra Quyết định hợp nhất Nhà Văn hoá Trung tâm và Trung tâm Thông tin - Triển lãm tỉnh thành Trung tâm VHTT tỉnh như hiện nay. Nhưng trước đó 8 năm, năm 1992, theo Quyết định Số 1154/QĐ- UB của UBND tỉnh đã cho ra đời hệ thống Trung tâm VHTT các huyện, thành, thị trên cơ sở sáp nhập nhà văn hoá, công ty chiếu bóng, thư viện, hiệu sách…cấp huyện vốn có. Trong khoảng thời gian hơn 20 năm (từ 1979- 2000), nhiều công tích to lớn, toả rộng mang đậm dấu ấn văn hoá cho ngành đến nay vẫn còn hiển hiện. Với Nhà Văn hoá trung tâm, đó là đã dấy lên phong trào “Tiếng hát từ Làng Sen” qua 20 năm kiên trì, bền bỉ hoạt động đã nâng lên thành Lễ hội Làng Sen quy mô toàn tỉnh và toàn quốc; đã khép kín Nhà văn hoá cấp huyện, hàng chục NVH, CLB của các cơ quan, đơn vị các ngành và một hệ thống NVH cấp phường xã lần lượt ra đời hoạt động có hiệu quả. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 764 đội văn nghệ quần chúng, hơn 1000 thư viện và tủ sách kết hợp nhà truyền thống làng, xã, đơn vị, trường học; đã xét công nhận cho 2.619 làng, bản, khối VH, 1.228 ĐVVH, 77,44% GĐVH, 30 xã đạt chuẩn VH, 5 huyện thị đang thực hiện đề án xây dựng huyện điểm VH; tham gia tổ chức được 20 lễ hội truyền thống và lễ hội mới. Với Trung tâm Thông tin - Triển lãm, dấu ấn sâu đậm nhất còn “vang bóng” là hoạt động rất hiệu quả của các đội thông tin lưu động luôn bám sát vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh; là hình thức “sân khấu hoá thông tin” sinh động, thiết thực, gần gũi dễ đi vào quần chúng mà đến nay vẫn được coi là kênh thông tin “đa dụng” nhất. Hơn 30 năm qua, hệ thống thiết chế VHTT tỉnh nhà đã thực hiện khoảng 6,5 triệu m2 panô, tranh cổ động chính trị các loại; hàng chục triệu băng rôn, khẩu hiệu; hàng triệu đợt tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng và thông tin lưu động; 75 đợt tham gia hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu nghệ thuật quần chúng toàn quốc, gặt hái hàng trăm huy chương vàng , bạc, bằng khen của Bộ và các tỉnh thành; tổ chức hơn 80 cuộc triển lãm quy mô cấp tỉnh và quốc gia; 1.500 đợt tập huấn về VHTT cho hơn 75.000 lượt cán bộ VH cơ sở, mở được 25 trại sáng tác ca nhạc, hội hoạ, sân khấu…phục vụ các dịp lễ hội, hội diễn và các kỷ niệm lớn.
             Bước vào giai đoạn đổi mới đất nước khi vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhiều vấn đề gay gắt nảy sinh đặt ra cho hệ thống thiết chế VHTT cơ sở phải giải quyết …Năm 2002, ngành VHTT Nghệ An đã tham mưu đề xuất tỉnh lần đầu tiên ban hành đề án xây dựng thiết chế VHTT-TT đồng bộ và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở. như cơ chế chính sách để vận hành có hiệu quả, công tác đào tạo cán bộ chuyên trách văn hoá cơ sở, dành quỹ đất và huy động nguồn kinh phí xây dựng thiết chế VHTT cơ sở . Sau đó, tỉnh cũng ban hành các quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện đề án có hiệu quả. Đến năm 2008, đề án trên có sự điều chỉnh cho phù hợp chủ trương chung của Bộ đổi thành đề án Xây dựng thiết chế VHTT- TT đạt chuẩn quốc gia. Đề án trên là cơ sở pháp lý tạo điều kiện để các địa phương thực hiện việc quy hoạch quỹ đất, huy động nguồn kinh phí xây dựng thiết chế VHTT nhằm tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hoá cộng đồng, tạo nên phong trào khởi sắc, sôi nổi. Đã có thời gian, nhiều địa phương dù đã có NVH, SVĐ và các thiết chế VHTT khác nhưng vẫn lúng túng trong chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động VHTT cơ sở do đội ngũ cán bộ chuyên trách luôn trong tình trạng vừa thiếu lại vừa yếu. Thực hiện đề án, đến nay toàn tỉnh đã có 519 cán bộ VH xã được chuẩn hoá trình độ từ trung cấp trở lên; 433/479 phường, xã kiện toàn được ban VH-XH. Nhiều địa phương cấp huyện và xã đã chủ động ban hành cơ chế chính sách huy động nguồn lực XHH trong xây dựng thiết chế VHTT, khơi dậy nội lực và khả năng sáng tạo của nhân dân.
            Tuy nhiên, khó khăn vướng mắc đặt ra cho cả hệ thống thiết chế VHTT còn nhiều. Trước hết là từ khâu chỉ đạo của các ngành liên quan và các địa phương chưa thật sự quyết liệt và năng động như trong việc tổ chức giao đất và cấp QSD đất xây dựng thiết chế VHTT còn khá chậm, việc vận dụng cơ chế chính sách đầu tư ở cơ sở còn lúng túng, ngập ngừng, nhiều nơi còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước… Chính sách hỗ trợ xây dựng thiết chế VHTT giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị vẫn còn khoảng cách chênh lệch khá xa; Mức phụ cấp cho cán bộ chuyên trách VH xã vừa quá thấp và bất hợp lý, trong khi cán bộ VH còn kiêm nhiệm nhiều công việc, cán bộ VH vùng sâu vùng xa mức phụ cấp cũng không hơn các vùng khác. Việc xét công nhận danh hiệu văn hoá (GĐVH, làng bản, ĐVVH) có lúc, có nơi vẫn còn chạy theo thành tích nên chất lượng chưa cao…
Tin chắc rằng, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự tâm huyết và đam mê của đội ngũ làm công tác VHTT cơ sở, hệ thống thiết chế VHTT cơ sở sẽ vượt qua mọi khó khăn, tạo nên những thành tựu mới trong xây dựng đời sống văn hoá.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513061

Hôm nay

2162

Hôm qua

2436

Tuần này

2998

Tháng này

219934

Tháng qua

121356

Tất cả

114513061