Xứ Nghệ ngày nay
Karatedo Nghệ An: MẠNH AI NẤY LÀM
Xuất hiện khá sớm vào năm 1990 tại thành phố Vinh, Karatedo Nghệ An được các võ sư gốc Huế (phái Suzucho) đặt nền tảng đầu tiên và được đông đảo giới trẻ thành Vinh ham mê tập luyện. Hồi đó, Karatedo và Nhất Nam (của võ sư Ngô Xuân Bính) là hai môn võ được đánh giá “ngang cơ” về tốc độ phát triển, chiêu sinh.
Trải qua 20 năm, đến nay phong trào Karatedo vẫn luôn phát triển không ngừng và không chỉ tập trung ở thành phố, các huyện đồng bằng mà còn đã đến tận các huyện miền núi như Quỳ Hợp, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ… Hiện tại, cả tỉnh có 80 câu lạc bộ Karatedo với số lượng võ sinh lúc cao nhất lên đến 7.000 người. Và cũng trong 10 năm qua, Sở VH-TT&DL luôn duy trì đều đặn giải đấu vô địch Karatedo toàn tỉnh hàng năm để phát triển phong trào.
Và chính từ phong trào này đã phát hiện nhiều VĐV triển vọng, đóng góp vào thành tích của thể thao tỉnh nhà như VĐV Lê Ngọc An, Vương Thanh Lê (HCB giải vô địch toàn quốc), Nguyễn Thị Hà Như (HCV giải trẻ)…
Tuy nhiên, ở Nghệ An, Karatedo tuy có bề dày phát triển hơn hẳn các môn võ khác nhưng xét về thành tích thi đấu thì đến nay chưa có nổi một VĐV nào đoạt được HCV giải Vô địch toàn quốc hay HCV Đại hội TDTT toàn quốc trong khi đó nhiều môn võ khác đã vươn xa tới tầm khu vực và châu lục với những cái tên như Nguyễn Thị Đường (Teakwondo), Trương Văn Mạo (Pencak Silat), Nguyễn Phi Long (boxing)…
Rõ ràng, từ phong trào đến thành tích cao, Karatedo Nghệ An vẫn đang còn một khoảng cách rất xa. Theo HLV Nguyễn Thanh Hùng (CLB Karatedo Nhà thiếu nhi Việt Đức), môn võ thuật này nhìn chung đang còn mang tính tự phát, thiếu chiều sâu cũng như sự ổn định. Nhiều HVL chưa được cấp chứng chỉ nhưng vẫn tham gia giảng dạy. Địa phương nào cứ có người học là có người dạy, nhiều lớp mở tràn lan hầu như không ai kiểm soát được chất lượng. Đó là chưa kể đến cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện chưa đáp ứng yêu cầu tập luyện, phong trào tập luyện và thi đấu đang còn thiếu sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương và ngành chức năng…
Và một trong những nhược điểm lớn nhất của Karatedo Nghệ An lâu nay hoạt động khép kín, thiếu sự giao lưu học hỏi, số lần tổ chức các giải đấu quá ít và gần như không có sự cọ xát giữa các CLB, các địa phương. Bởi vậy, sự chênh lệch về đẳng cấp giữa các võ sĩ ở các vùng miền trong tỉnh còn khá lớn. Qua giải Karatedo toàn tỉnh hằng năm cho thấy, hầu hết các võ sĩ thành phố Vinh luôn chiếm ưu thế vượt trội cả nội dung đối kháng (kumite) lẫn biểu diễn đi quyền (kata).
Một lực cản nữa đã “níu” Karatedo Nghệ An lại đó chính là sự “nhường giải” lẫn nhau giữa các địa phương trong mỗi lần tổ chức giải trong tỉnh đã khiến cho phong trào không phản ánh đúng thực chất và không thể phát triển được nhân tài. Ngay như ở giải Karatedo trong khuôn khổ ĐH TDTT toàn tỉnh được tổ chức tại TX Cửa Lò vừa rồi, “bỗng dưng” đội chủ nhà lại ung dung lần đầu tiên vượt qua TP. Vinh với 7 chiếc HCV. Nhiều HLV, trưởng đoàn ở các huyện đã tỏ ra bất bình, thậm chí có người còn tuyên bố rằng lần sau thà ở nhà còn hơn là đem “tiền thật đổi lấy vàng giả”.
Trăn trở với những vấn đề trên, ông Phạm Ngọc Bích - Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật tỉnh Nghệ An thì Đại hội nhiệm kỳ 2010-2015 sắp tới được coi là cột mốc rất quan trọng để Karatedo Nghệ An thay đổi. Nói cách khác, đây còn là bước đệm quan trọng để các địa phương, các nhà quản lý, nhà chuyên môn nâng tầm chất và lượng của Karatedo.
Theo ý kiến của nhiều võ sư, huấn luyện viên, trong thời gian sắp tới là cần chấn chỉnh và ổn định phong trào và nâng cao chất lượng. Trong đó, tập trung củng cố phong trào cơ sở, lấy CLB làm trung tâm, lực lượng võ sinh làm nòng cốt để phát triển phong trào, thu hút ngày càng nhiều người tham gia tập luyện. Hàng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các huấn luyện viên, hướng dẫn viên để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp huấn luyện, nâng cao chất lượng phong trào tập luyện. Cạnh đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể thao bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tổ chức giải đấu.
tin tức liên quan
Videos
Truyện Kiều từ góc nhìn văn học so sánh
Đền Hồng Sơn
Chuyển đổi số và liên thông Thư viện - xu hướng phát triển tất yếu
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Thống kê truy cập
114513061
Hôm nay
2162
Hôm qua
2436
Tuần này
2998
Tháng này
219934
Tháng qua
121356
Tất cả
114513061