Thế giới đó đây

Xây dựng sản phẩm du lịch:Cần tăng cường sự liên kết

 Nhu cầu du khách quyếtđịnh sản phẩm du lịch

Các doanh nghiệp (DN) du lịch đều nắm rõ nhu cầu của du khách là luôn tìm đến với những sản phẩm du lịch mới, du khách nào cũng muốn trong chuyến du lịch của mình được khám phá nhiều điểm du lịch của nhiều địa phương.

Nhưng không phải DN nào cũng chú trọng khâu quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch đến với du khách “mọi lúc mọi nơi”. Qua chuyến khảo sát tuyến, điểm du lịch ba tỉnh Bắc miền Trung vừa qua, các DN lữ hành của Thanh Hoá và Hà Tĩnh đều có nguyện vọng liên kết đưa khách đến các điểm du lịch của Nghệ An và các địa phương khác. Chắc chắn các DN lữ hành của Nghệ An cũng mong muốn như vậy. Nhưng các DN của ba tỉnh này lại hạn chế về khâu tiếp thị sản phẩm của mình. Trong khi đó, một số DN du lịch ở Hà Nội còn “xin phép” được tham gia quảng bá sản phẩm du lịch của các địa phương Bắc miền Trung tại thị trường phía Bắc, đồng thời giới thiệu sản phẩm du lịch Hà Nội và các địa phương phía Bắc vào thị trường du lịch Bắc miền Trung. Cụ thể như xuất bản các ấn phẩm giới thiệu các sản phẩm du lịch như các tập gấp, bản đồ du lịch…phát miễn phí cho du khách tại các khách sạn, sân bay, tại các điểm du lịch và trên trang Webside của các DN giúp du khách tiếp cận thông tin về các sản phẩm du lịch thường xuyên và cập nhật hơn. Cũng qua tiếp thị, quảng bá mà các DN nắm rõ hơn nhu cầu của du khách về từng loại hình sản phẩm du lịch, góp phần định hướng đầu tư vào sản phẩm du lịch hiệu quả hơn.

Xuất phát từ nhu cầu du khách, các DN cần năng động cả trong việc quảng bá sản phẩm, không ngừng nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới và đẩy mạnh liên kết trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong lĩnh vực du lịch cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện giúp các DN mở rộng thị trường, mời gọi đầu tư vào các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương. Do vậy, các DN du lịch đều có nguyện vọng được tổ chức các chuyến khảo sát tuyến, điểm du lịch mới trong thời gian tới nhiều hơn để mở ra triển vọng phát triển sản phẩm mới, cũng đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Xây dựng sản phẩm du lịch: Cần tăng cường sự liên kết
Để có sản phẩm du lịch cần có sự liên kết không chỉ trong ngành du lịch mà cả ngoài ngành du lịch, không chỉ trong một địa phương mà cả các địa phương trong và ngoài nước. Tháng 5/ 2010, lần đầu tiên một cuộc Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung do Tổng cục Du lịch chủ trì tổ chức tại TP Vinh nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch mới, cũng nhấn mạnh yếu tố liên kết trong và ngoài khu vực này. Nhằm triển khai theo hướng liên kết đã được thống nhất qua Hội thảo này, vào tháng 8/ 2010 vừa qua, Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch đã tổ chức chuyến khảo sát một số tuyến, điểm du lịch 3 tỉnh Bắc miền Trung là Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. Qua chuyến khảo sát này, nhiều vấn đề mới trong việc xây dựng sản phẩm du lịch mới đã được nêu lên, trong đó vấn đề quan trọng nhất là tăng cường liên kết mà trước hết là với các doanh nghiệp (DN) du lịch trong vùng. Tham gia chuyến khảo sát này có nhiều DN lữ hành ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là tín hiệu đáng mừng. Ông Hà Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch và Thương mại Hoàng Việt, tỉnh Lạng Sơn tâm sự: Chúng tôi không chỉ tìm cơ hội liên kết nhằm đón khách từ miền Trung ra Lạng Sơn và sang Trung Quốc mà còn xúc tiến đưa khách vào du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, tựu trung đều nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Có một vấn đề mà nhiều người đã thấy, đó là nhu cầu của thị trường thì lớn nhưng khâu đầu tư vào sản phẩm du lịch của các tuyến, điểm du lịch lại không theo kịp chỉ vì thiếu tính liên kết. Ngay ở Nghệ An, các tuyến, điểm như đường du lịch ven sông Lam; du thuyền trên sông Giăng và thác Kèm ở Vườn quốc gia Pù Mát là những dẫn chứng tiêu biểu. Tuyến du lịch ven sông Lam đến nay hầu như chưa có dịch vụ gì để khách có thể “dừng chân”, ngoài việc viếng đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết và ở điểm du lịch núi Quyết, các dịch vụ vui chơi giải trí như dự án đã được phê duyệt cũng chưa có. Tuyến du lịch trên sông Giăng và thác Kèm vốn được du khách thích khám phá, ưa mạo hiểm rất thích thú ở nét đẹp hoang sơ cũng đang cần được đầu tư đồng bộ, đảm bảo tuyệt đối an toàn từ phương tiện tàu thuyền, văn hoá ẩm thực, du lịch cộng đồng tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng dân tộc Thái, tộc người Đan Lai…Theo ông Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, hiện ở điểm du lịch thác Kèm đã đón khá nhiều du khách nhưng các dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí chưa có, Vườn quốc gia Pù Mát đã có tờ trình xin lập đề án thu phí để đảm bảo VS-MT và kêu gọi đầu tư nhưng chưa được phê duyệt. Hiện đã có vài nhà đầu tư vào tìm hiểu điểm du lịch thác Kèm nhưng vẫn rất cần sự hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước để nơi đây thực sự trở thành điểm du lịch kỳ thú với 3 khu vực dành cho nam, nữ và các cháu thiếu nhi, hai bờ thác là vành đai dịch vụ leo núi, ngắm cảnh, vui chơi giải trí…Vậy là ngay trong việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch chí ít cũng cần tới sự liên kết của ba nhà: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà tổ chức du lịch nhưng ở đây lại gặp lực cản là sự “nhiêu khê, phiền hà” của thủ tục hành chính. Đó là chưa nói tới ở Vườn quốc gia Pù Mát còn có thêm “lực cản” của bên kiểm lâm và biên phòng, gây phiền hà không ít trong việc phát triển du lịch nơi đây.  
Xây dựng sản phẩm du lịch mới còn lắm gian nan, nhưng nếu có sự liên kết chặt chẽ của các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý, sự nỗ lực không ngừng tháo gỡ khó khăn, chắc chắn sẽ gặt hái thành công.
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513016

Hôm nay

2117

Hôm qua

2436

Tuần này

2953

Tháng này

219889

Tháng qua

121356

Tất cả

114513016