Xứ Nghệ ngày nay
Sôi động hoạt động Văn hóa cơ sở năm 2022
Hội thi Xe cổ động trong Lễ hội Làng Sen 2022
Năm 2022 là năm có nhiều sự kiện chính trị trong đại của đất nước, của tỉnh và triển khai chủ đề năm công tác của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch về “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”, cũng là thời điểm dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động văn hóa cơ sở ở Nghệ An sôi động trở lại và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, đem lại khởi sắc mới cho đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Bám vào chủ đề năm công tác 2022 của ngành VH,TT&DL mà Bộ VH,TT&DL đã triển khai và chỉ đạo của Sở Văn hóa & Thể thao Nghệ An, UBND các huyện, thành, thị, Trung tâm Văn hóa tỉnh cùng hệ thống Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (VH,TT&TT) các huyện, thành, thị đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn để hướng về cơ sở;chủ động, sáng tạo phối hợp với ban ngành, tổ chức đoàn thể, phát huy các nguồn lực xã hội, tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu vững chắc.
Học sinh xem Triển lãm tranh thơ “Hồ Xuân Hương - Tài năng và bí ẩn” tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Ảnh: Ngọc Mai
Các hoạt động nghiệp vụ như trang trí tuyên truyền cổ động trực quan, trưng bày triển lãm, xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn… được Trung tâm Văn hóa tỉnh cùng hệ thống Trung tâm VH,TT&TT các huyện, thành, thị tổ chức tốt, vừa đáp ứng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đất nước, như: mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần;Lễ hội Làng Sen nhân dịp Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 75 năm ngày TBLS; 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không và các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử kháccủa các danh nhân và các địa phương trong toàn tỉnh, vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho người dân ở cơ sở.Có thể điểm qua một số hoạt động nổi bật được tổ chức trong năm qua. Đó là Hội thi xe tuyên truyền cổ động trong Lễ hội Làng Sen, 3 cuộc trưng bày triển lãm lớn tại TP. Vinh về các nội dung kỷ niệm: 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ; 250 năm sinh, 200 năm mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương; Triển lãm Mĩ thuật thiếu nhi toàn tỉnh; tại Hưng Nguyên có trưng bày chuyên đề “Người cộng sản Lê Hồng Phong và những năm tháng nơi địa ngục trần gian Côn Đảo” kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong; huyện Yên Thành tổ chức giới thiệu thuyết minh về cuộc đời, hoạt động của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Phan Đăng Lưu…Đó là Liên hoan Tiếng hát Làng Sen được tổ chức từ huyện lên tỉnh tạo nên một phong trào văn nghệ quần chúng hát về Đảng, về Bác Hồ, về quê hương đất nước rộng khắp trong toàn tỉnh. Đó là hàng loạt câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc được các huyện thành lập nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc; là hơn 30 mô hình văn hóa tiêu biểu (trong đó có 9 mô hình cấp tỉnh) được xây dựng với các loại hình bảo tồn văn hóa dân tộc; Xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước; Phòng chống BLGĐ gắn với tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Đến nay, những mô hình này bước đầu đã phát huy hiệu quả và là điểm sáng về hoạt động văn hóa cơ sở.
Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng thành công 9 mô hình văn hóa tiêu biểu trong năm 2022. (Trong ảnh: Nghiệm thu mô hình Phòng chống bạo lực gia đình gắn với tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, thôn 2, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn). Ảnh: Ngọc Mai
Để đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền và làm phong phú thêm các chương trình VNQC, Trung tâm VH,TT&TT các huyện, thành, thị còn thường xuyên liên kết với các ban, ngành của địa phương tổ chức nhiều cuộc thi tại huyện và tham gia tại tỉnh như hội thi Nhà nông đua tài, Tìm hiểu di sản, Tuyên truyền giới thiệu sách,… Điển hình là các huyện Tân Kỳ, Yên Thành, Quỳnh Lưu, thị xã Thái Hòa, thị xã Cửa Lò… Các cuộc thi này đều thu hút đông đảo quần chúng tham gia; chất lượng nghệ thuật ngày càng được chú trọng, qua đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân.
Với phương châm hoạt động hướng về cơ sở, các đội tuyền truyền lưu động của các huyện, thành, thịtăng cường đi tuyên truyền lưu động, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh. Hình thức tuyên truyền cũng rất đa dạng: tuyên truyền miệng, văn nghệ cổ động, trưng bày ảnh,… Trung tâm Văn hóa tỉnh đã xây dựng chương trình “Những tấm lòng nhân ái” (kịch thông tin và một số tiết mục văn nghệ) và tổ chức lưu diễn phục vụ đồng bào ở các xã biên giới vùng cao, vùng sâu, vùng xa của các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và hiểu biết pháp luật của quần chúng nhân dân; xây dựng và tổ chức trưng bày lưu động chuyên đề ảnhvề “Phòng chống bạo lực gắn với tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình”tại 9 điểm trường THPT trong toàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh, qua đó, nâng cao ý thức xây dựng môi trường gia đình, môi trường học đường không bạo lực; xây dựng chương trình văn nghệ tổng hợp “Làng quê xôn xao” tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, sản xuất đĩa CD phát hành về cơ sở,…
Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở được quan tâm thông qua việc ban hành các văn bản, mẫu ma két tranh cổ động, đĩa CD, sách, tập huấn, mở các lớp truyền dạy kỹ năng hát và soạn lời các làn điệu dân ca Ví, Giặm; tập huấn nâng cao năng lực về dân ca, dân vũ dân tộc Thái cho nghệ nhân, người làm công tác biên đạo, dàn dựng của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành, thị; tập huấn nâng cao năng lực chủ thể văn hóa cho nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng,…
Hoạt động lễ hội, nhìn chung đã đã đi vào nề nếp, quy củ; đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của quần chúng nhân dânvà chấp hành tốt quy chế tổ chức lễ hội. Hệ thống truyền thanh, truyền hình ở cơ sở tiếp tục phát huy tốt tác dụng. Trong năm 2022, ngoài việc tổ chức tiếp và phát sóng các chương trình của Đài PT&TH tỉnh, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các huyện đã sản xuất xây dựng được hàng nghìn tin, bài truyền thanh, hàng trăm phóng sự, chuyên đề truyền hình phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tóm lại, hoạt động văn hóa cơ sở trong năm qua đã sôi động trở lại sau 2 năm chìm lắng vì Covid-19, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân tỉnh nhà. Các chỉ số về đời sống văn hóa tỉnh nhà đạt được trong năm qua minh chứng thêm điều đó: Toàn tỉnh có 2565 làng, bản, khối phố văn hóa (đạt 67,4%); 325 xã phường có thiết chế VHTT đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH,TT&DL (đạt tỷ lệ: 73,5 %.). Tỷ lệ GĐVH toàn tỉnh đạt 85%. Tổng kết hoạt động năm 2022, Trung tâm Văn hóa tỉnh được Bộ VH,TT&DL tặng Cờ Thi đua Xuất sắc; Trung tâm VH,TT&TT các huyện: Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, thành phố Vinh, thị xã Hoàng Mai được xếp loại Xuất sắc và nhiều cá nhân được các cấp khen thưởng.
tin tức liên quan
Videos
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Thống kê truy cập
114511618
2281
2336
21992
218491
121356
114511618