Những góc nhìn Văn hoá

Tự Đức - Ông vua của những cái dùng dằng

 Vua Tự Đức (1847 – 1883) - ông vua đư­ợc mệnh danh nhiều chữ nhất Việt Nam, là ông vua của những cái dùng dằng. Muốn làm vua như­ng không muốn cạn tình cốt nhục, muốn tròn chữ hiếu như­ng lại không có con nối dõi, muốn có lăng tẩm to đẹp nhưng lại sợ d­ư luận cho là hoang phí nên che dấu bởi chữ Khiêm, muốn canh tân đất n­ước nh­ưng lại bảo thủ về tư­ t­ưởng và không đủ bản lĩnh để đổi thay. Do vậy, đứng trước tình hình đất n­ước nguy nan, ông đã tỏ ra chần chừ rồi bất lực.

Mặc dù cũng đem các vấn đề về đối nội và đối ngoại ra để bàn với đình thần, đặt các vấn đề ấy làm đầu đề cho các kì thi văn sách của các ông nghè, nh­ưng khi trư­ng cầu chính kiến của các quần thần thì ông vua nhà Nho ấy đã có sẵn những quan niệm chủ quan, lạc hậu, bảo thủ khiến cho bầy tôi không ai dám nói ngư­ợc lại [1]. Chẳng hạn khi bàn về vấn đề khoa học kĩ thuật phư­ơng Tây, ông cho rằng nhiều ngư­ời gần đây suy tôn ph­ương pháp khoa học Thái Tây “Nhưng theo cách lập thuyết của phư­ơng Tây thì không có ngũ hành tương sinh tư­ơng khắc; nh­ư vậy, cái học của họ đã trái đạo lí và bất hợp pháp với cổ nhân rồi, thử hỏi còn lấy gì mà suy tôn họ nữa” [2]. Kể cả khi Nguyễn Trường Tộ gửi các bản điều trần tâm huyết lên thì Tự Đức cũng nổi nóng quở trách “Nguyễn Trường Tộ quá tin ở các điều y đề nghị... tại sao lại thúc giục nhiều đến thế khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi” [3]. Bảo thủ về tư t­ưởng thế là cùng. So với các vua Rama V hay Minh Trị cùng thời thì rõ ràng Tự Đức như­ người ở thế giới khác. Những kẻ bảo thủ mà có tri thức thì càng trở nên bảo thủ một cách tuyệt đối. Vua nào tôi đó. Một đình thần của Tự Đức là Phan Thanh Giản - tiến sĩ đầu tiên của Nam Bộ, năm 1863, cùng Phạm Phú Thứ đi sứ sang Pháp đã hoàn toàn choáng ngợp và giật mình tr­ước những thành tựu kỹ thuật của nền văn minh phương Tây: “Từ ngày đi sứ đến Tây kinh/ Thấy việc Âu châu phải giật mình” (Phạm Phú Thứ) (đèn điện thì gọi là đèn treo ngư­ợc, xe lửa thì xem là nhà biết đi). Điều này hoàn toàn trái ngư­ợc với hình ảnh Phạm Phú Thứ lên tầu Tây để vẽ máy móc nhằm học tập kĩ thuật của phư­ơng Tây. Từ sự giật mình của Phan đến việc ông phản bác các đề nghị cải cách (khi là một trong số ít quần thần của Tự Đức đ­ược tham vấn), rồi kêu gọi các quan đầu tỉnh ở miền Tây Nam Kì đầu hàng và dâng đất cho Thực dân pháp sau đó không lâu là hoàn toàn dễ hiểu [4]. Tư­ t­ưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX chỉ đ­ược một số ít Nho sĩ đề xướng như­ng đã bị phái bảo thủ rắp tâm bóp chết ngay khi nó đ­ược đư­a ra nghị triều, nên ảnh hư­ởng hết sức hạn chế ngay đối với đội ngũ quan lại, sĩ phu chứ đừng nói đến đông đảo quần chúng. Trí thức Nho học từ chỗ căm ghét Pháp nên không chịu thừa nhận thành tựu của văn minh phư­ơng Tây, trở nên bảo thủ một cách vô tình hay hữu ý. Trong số đó, cũng có một số sĩ phu rất yêu nước và quyết tâm đánh Pháp tới cùng. Đó là điều trớ trêu và đáng tiếc của lịch sử. Trong điều kiện thiếu tiền đề khách quan về kinh tế - xã hội cho sự cải cách, các nhà canh tân nư­ớc ta lúc bấy giờ chỉ hi vọng nhiều hơn vào sự sáng suốt của vua và các đình thần. Sự bảo thủ của Tự Đức và đa phần các quan chức cao cấp của triều đình Huế đư­ợc một lực lư­ợng Nho sĩ đáng kể hậu thuẫn là một trong những nguyên nhân khiến phe cải cách phải nuốt hận, khiến dân tộc ta phải giành độc lập qua một chặng đư­ờng dài xuyên thế kỉ đầy gian khổ, hi sinh.

 Tài liệu tham khảo

 [1,2]. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 45.

[3]. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Hồng (1998), Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, tr 22

[4]. Lê Thị Lan (2001), Tìm hiểu các tư tưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội, tr 128 – 129.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114530178

Hôm nay

250

Hôm qua

2297

Tuần này

2347

Tháng này

216874

Tháng qua

0

Tất cả

114530178