Những góc nhìn Văn hoá

Phân tranh Phật giáo và Nho giáo đời Đường Trung Quốc

I. Dẫn nhập
Triều nhà Đường (618-907) là thời đại Phật giáo hưng thịnh nhất ở Trung Quốc, các tông phái Phật giáo như Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, Luật Tông, Tịnh Độ Tông, v.v… đều được hình thành trong thời gian này.

Nhưng khi đó, vị thế của Nho giáo vẫn còn rất cao, các cuộc thi khoa cử của triều đình vẫn toàn là những kinh điển của Nho gia. Cho nên những người làm quan trong triều đa phần là Nho sinh. Những người này hết sức tôn sùng tư tưởng của Nho giáo, bài trừ các thế lực của Phật giáo và Đạo giáo. Vì thế ở thời nhà Đường, những cuộc tranh luận giành ảnh hưởng của Nho giáo với Phật giáo diễn ra vô cùng gay gắt. Nhưng những cuộc tranh luận này không phải là tuyệt đối, hai bên đều học hỏi bổ sung cho nhau, các đệ tử Phật giáo không bài trừ kinh điển của Nho giáo, còn các sỹ phu cũng không hoàn toàn phủ nhận các giáo lý của nhà Phật. Để Phật giáo có thể tồn tại trên lãnh thổ Trung Quốc thì các đệ tử Phật giáo đã ghi nhận ý nghĩa của kinh điển Nho giáo. Về mặt giá trị mà nói, họ vẫn cho rằng kinh điển nhà Phật mới là chân lý. Còn các sỹ phu Nho giáo lại coi những kinh điển của Nho giáo mới là chân lý. Các sỹ phu cho rằng các pháp của nhà Phật có thể rèn luyện tâm tính con người, nếu biết tận dụng tốt, cũng có lợi cho sự thống trị quốc gia. Cho nên, Phật giáo chỉ được thừa nhận với tiền đề là có lợi cho quốc gia mà thôi. Và một khi sự tồn tại của Phật giáo gây hại cho đất nước, thì những sỹ phu kia sẽ cùng nhau công kích Phật giáo. Trong sự bài xích Phật giáo, có một bộ phận là công kích vào giáo lý của nhà Phật, điều này xảy ra khi Phật giáo mới được truyền bá phổ biến ở Trung Quốc. Còn ở thời Đường, đa số mọi người lại đưa ra phê bình những sai lầm, tệ hại của Phật giáo, mục đích của việc này không phải là phủ nhận Phật giáo, mà là để các vua quan thấy rằng, làm thế nào thì mới có thể vừa phù hợp với giáo lý nhà Phật, lại vừa có lợi cho sự thống trị quốc gia.

Trong bài tham luận này, người viết chỉ có tham vọng nêu lên sự phân tranh giữa Nho - Phật đời Đường Trung Quốc giúp độc giả có cái nhìn tổng quan để nhìn nhận lại lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ đó đưa nhận định đúng đắn và khách quan hơn trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của mình.
II. Sự bài trừ Phật giáo của các sĩ đại phu (quan viên Nho giáo)
Sự bài trừ Phật giáo của các sĩ phu thời Đường không phải là muốn tiêu diệt Phật giáo, mà là để ngăn chặn việc các vua chúa tiêu tốn lãng phí tài sản quốc gia vào việc xây chùa dựng tượng. Họ cho rằng, tài sản của quốc gia cần dùng vào việc củng cố quốc phòng và nông nghiệp. Trong đó, tể tướng Địch Nhân Kiệt thời Võ Tắc Thiên là một đại diện tiêu biểu.
Địch Nhân Kiệt (630-700) tự là Hoài Anh, người Thái Nguyên Tỉnh Châu thời nhà Đường (nay là Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Ban đầu, qua việc khảo thí Minh Kinh (một môn thi tiến sỹ),đỗ đạt làm quan, nhậm chức Phán quan (quan địa phương phụ trách việc điều tra phá án) ở phủ Khai Phong, sau đó giữ các chức quan như pháp tào phủ Đô Đốc Tỉnh Châu, Đại lý thừa, Thị ngự sử, làm thứ sử Ninh Châu, Dự Châu, Thị lang địa quan, v.v… Là quan tể tướng trong triều Võ Tắc Thiên, rất được Võ Tắc Thiên tín nhiệm.
Địch Nhân Kiệt là một Nho sinh chân chính, cả một đời sống theo nguyên tắc nhân nghĩa lễ giáo của nhà Nho, một lòng trung thành với hoàng đế. Đối với Phật giáo, không phải là ông không yêu mến tôn trọng. Năm cửu thị nguyên (năm 700), Địch Nhân Kiệt được thăng chức Nội chức (chức vụ tương đương với tể tướng). Mùa hè năm đó, Võ Tắc Thiên đến Cung Tam Dương tránh cái nóng mùa hè, có vị sư thỉnh Võ Tắc Thiên đi xem việc an trí xá lợi Phật, nhưng Địch Nhân Kiệt quỳ trước Võ Hậu mà rằng: “Phật là vị thần của ngoại tộc, bệ hạ là người đứng đầu thiên hạ, không nên quỳ bái trước Phật” (佛是外族的神,皇帝作为天下之主,不值得让为他下跪). Vì thế mà Võ Tắc Thiên không tham gia vào nghi thức đó. Từ đó có thể thấy được vị trí của Địch Nhân Kiệt trong triều đình.
Mùa thu năm đó, Võ Tắc Thiên tu sửa Đại Phật, chi phí dự tính lên đến hàng trăm vạn lạng, hoàng cung chẳng thể nào gom đủ số tiền lớn như vậy, Võ Hậu bèn hạ chiếu cho toàn bộ các tăng ni toàn Trung Quốc phải góp tiền để cùng giúp sức xây dựng tượng Phật. Nhưng bản thân các tăng ni thì đâu có tiền tài gì, cho nên, trên thực tế, chính sách đó vẫn là để toàn dân trăm họ phải góp tiền dựng tượng. Địch Nhân Kiệt bèn trình một bản tấu riêng về việc này lên Võ Tắc Thiên, là bản “Sớ can gián dựng tượng”. Địch Nhân Kiệt cho rằng: “Kim chi già lam, chế thủ cung khuyết, cùng xa xã tắc, họa hội tận công. Bảo Châu đan vu xuyết mi, khôi tài kiệt ư luân hoàn. Công bất sử quỷ, tất tại dịch nhân; vật bất thiên lai, chung nhu địa xuất. Bất tổn bách tính, tương hà dĩ cầu?”[1] (今之伽蓝,制守宫阙,穷奢极壮,画缋尽工。宝珠殚於缀猸,瑰材竭於轮奂。工不使鬼,必在役人;物不天来,终须地出。不损百姓,将何以求).
Có nghĩa là, quy mô xây dựng tự viện hiện nay tương đương với hoàng cung, mà chi phí xây dựng trên thực tế đều là bắt ép nhân dân đóng góp. Điều này hoàn toàn trái ngược với tư tưởng “yêu quý nhân dân” của Nho giáo, và cũng không phù hợp với đạo trị quốc. Đồng thời, Địch Nhân Kiệt còn lấy những hiện tượng phủ bại của bản thân các vị sư để làm lý do phản đối việc xây chùa dựng tượng. Ông cho rằng một số tăng nhân thời bấy giờ mượn danh nghĩa Phật giáo, lường gạt tiền tài của mọi người, có tăng nhân thậm chí còn không tuân thủ giới luật, tự mình lấy vợ. Cũng có trường hợp sau khi phạm tội, nhằm trốn tránh sự truy bắt của triều đình mà giả mạo làm hòa thượng, có trường hợp lại làm hòa thượng nhằm trốn tránh sưu thuế. Những vị sư như thế không có điểm lợi nào cho quốc gia. Hơn nữa, khi đó biên cương chưa có chiến tranh loạn lạc, cần đem tiền bạc ra nhằm củng cố quốc phòng, không nên tiêu phí hết vòa việc xây chùa dựng tượng.
Địch Nhân Kiệt chỉ muốn phản đối việc triều đình tập trung lượng lớn tiền bạc vào việc xây chùa dựng tượng, chứ bản chất không hề bài xích Phật giáo, ông cho rằng: “Như Lai thuyết pháp, dĩ từ bi vi chủ, hạ tế quần phẩm, ứng thị bản tâm, há dục lao nhân, dĩ tồn hư sức.” (如来说法,以慈悲为主,下济群品,应是本心,岂欲劳人,以存虚饰). Có nghĩa là, Phật giáo coi trọng sự từ bi, cần phải lấy tu tâm làm chính. Vì thế ý nghĩa chính của Phật Đà cũng là không tán thành việc gây tổn hao tiền tài nhân lực để xây chùa dựng tượng.
[2]法王慈敏,菩萨护持,唯拟饶益众生,非要营修土木). Ý là giáo lý của Phật giáo là ở lợi ích chúng sinh, chứ không phải là lao dịch chúng sinh, xây dựng công trình. (Người có cùng quan điểm với Địch Nhân Kiệt còn có Tô Khôi (639-710), ông cho rằng xây dựng chùa tháp sẽ khiến bách tính nhân dân cơm không đủ no áo không đủ mặc. Cũng có một vị quan khác tên là Lý Kiều (644-713) đã từng dâng sớ phản đối việc xây chùa dựng tượng này. Ông từng nhậm chức giám sát ngự sử, địa vị trong triều rất cao. Trong “Sớ can gián xây dựng đại tượng Bạc Mã Bản”, ông cho rằng: “Pháp vương từ mẫn, Bồ tát hộ trì, duy nghĩ nhiêu ích chúng sinh, phi yếu doanh tu thổ mộc.”
[3]佛者以觉知为义,因心而成,不可以诸相见也), hơn nữa trong bài biểu cũng dẫn dụ rất nhiều câu trong “Kim Cương Kinh”, cho rằng thực sự không nên là vô tướng, mà không cần giữ ngoại tướng. (Trương Đình Khuê cũng từng nhậm chức giám sát ngự sử, đã viết “Biểu can gián Bạch tư mã bản doanh đại tượng”, cho rằng: “Phật giả dĩ giác tri vi nghĩa, nhân tâm nhi thành, bất khả dĩ gia tướng kiến dã.”
[4]元旨秘妙,归於空寂。苟非修心定慧,诸法皆涉有为。至如土木雕刻等功,唯是殚竭人力,但学相夸壮丽,岂关降伏身心?). (Vi Tự Lập (654-719), có “Sớ xin giảm lạm thực phong ấp”, cho rằng quốc gia cần tiết kiệm, tích lũy tài sản, nhằm đối phó với thiên tai. Vì thế, không nên dùng lượng lớn tiền tài để xây chùa dựng tượng. Hơn nữa, ông còn cho rằng: “nguyên chỉ mật diệu, quy vu không tịch. Cấu phi tu tâm định tuệ, gia phả hài thiệp hữu vi. Chí như thổ mộc điêu khắc đẳng công, duy thị đan kiệt nhân lực, đãn học tướng khoa tráng lệ, há quan giáng phục thân tâm?”
Có nghĩa là, chủ trương của Phật giáo các pháp đều là không, nếu không thông qua thiền định để tu tâm, đạt được trí tuệ, thì sẽ không thể nắm bắt được tông chỉ của Phật giáo. Còn những thứ như tượng Phật đều là ngoại tại, không thể nào khiến cho tâm thế con người ta được giải thoát. Đồng thời, Phật giáo chủ trương từ bi, mà đâu đâu cũng xây chùa xây viện sẽ làm tổn hại đến sinh mệnh của các động vật nhỏ như loài kiến chẳng hạn, như vậy cũng không phù hợp với tinh thần từ bi của đạo Phật.
[5]有道之长,无道之短,岂因其穷金玉,修塔庙,方建长久之祚乎). Có nghĩa là nếu đấng quân vương hành sự theo đạo trời, thì thời gian trị vì sẽ được lâu dài, nếu không theo đạo trời, thì sẽ không được lâu dài. Và không phải vì xây nhiều chùa nhiều viện mà vận mệnh quốc gia được vững mạnh bền lâu.. ( Tân Thế Phủ, nguyên lão tam triều qua các thời Trung Tông, Duệ Tông và Huyền Tông nhà Đường, đã từng làm Tả Thập Di (chủ yếu phụ trách giám sát), thị ngự sử, trưởng sử, v.v… Ông cho rằng, một quốc gia có được hưng thịnh hay suy vong, đều được quyết định bởi việc người quân vương có đạo hay không. Ông lấy căn cứ là học thuyết của Nho giáo, cho rằng: “hữu đạo chi trường, vô đạo chi đoản, há nhân kì cùng kim ngọc, tu tháp miếu, phương kiến trường cửu chi tác hồ?”
Ngoài căn cứ là giáp lỹ nhà Nho ra, ông cũng liên hệ tình hình lúc đó, cho rằng vùng biên cương vẫn chưa ổn định, cần đem tiền của dùng vào việc bảo vệ biên cương. Hơn nữa, khi đó người xuất gia không thật sự toàn tâm hướng đạo, mà chỉ là trốn tránh sưu thuế, quân dịch, hoặc tránh người có quyền có thế. Ông cho rằng: “xuất gia giả, xá trần tục, li bằng đảng, vô tư ái. Kim thực hóa doanh sinh, phi xá trần tục; viện thân thụ tri, phi li bằng đảng; tích thê dưỡng nô, phi vô tư ái: thị chí nhân dĩ hủy đạo, phi quảng đạo dĩ cứu nhân” (出家者,舍尘俗,离朋党,无私爱。今殖货营生,非舍尘俗;援亲树知,非离朋党;畜妻养孥,非无私爱:是致人以毁道,非广道以救人) (《Đường văn toàn tập》quyển 715). Nghĩa là người xuất gia vốn nên rời xa sự việc nơi trần thế, rời xa bè bạn thân thích, không tham chuyện trần thế. Nhưng nay có người xuất gia kinh doanh buôn bán, thậm chí lấy vợ sinh con. Người như vậy không những không thể tu đạo cứu người, mà còn làm ô danh Phật pháp.
Mặt khác, ông còn dẫn kinh Phật: “Nhược Bồ tát trú vu pháp, nhi hành bố thí, như nhân nhập ám? Tắc vô sở kiến” (若菩萨心住於法,而行布施,如人入暗?则无所见). và dẫn câu nổi tiếng trong “Kinh Kim Cương”: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện.” (一切有为法,如梦幻泡影,如露亦如电), cho rằng việc bố thí không chỉ ở ngoại tướng. Do đó, không cần phải xây nhiều chùa miếu.
[6]西方之圣,道贵融心,使下人不宁,匹夫窃叹,岂菩萨无相布施,如来慈悲本旨哉). Có nghĩa là, đạo Phật là ở rèn tu tâm tính người tu luyện, khiến tâm yên tĩnh. Mà nay triều đình thu tiền của bách tính để xây dựng chùa miếu, khiến nhân dân chịu khổ cực, vậy là không hợp với đạo bố thí vô tướng, cũng không phù hợp với tinh thần từ bi của Phật giáo. (Tống Vụ Quang tự Tử Ngang, người Tây Hà, tỉnh Sơn Đông. là tiến sỹ, đã từng nhậm chức Tả Vệ Kị Tào tham quân, giám sát ngự sử điện trung thi ngự sử, v.v… Ông từng viết “Biểu can gián xây Thánh Thiện Tự”, cho rằng, theo như quan điểm trị quốc của Nho giáo, cần phải lấy dân mình làm trọng, cần bảo vệ tài sản của nhân dân, như vậy mới có thể khiến quốc gia trường tồn. Còn nay việc xây chùa đã đủ rồi, không nên xây thêm nữa. Ông còn lấy căn cứ là giáp lý của nhà Phật, cho rằng: “Tây Phương chi Thánh, đạo quý dung tâm, sử hạ nhân bất ninh, thất phu thiết than, há bồ tát vô tướng bố thí, Như Lai từ bi bổn chỉ tai?”
[7]伏惟陛下以平施之德,成育养之恩,迥营造之资,充疆场之费,则如来布施之法也;赐之帛,惠及饥冻,则如来慈悲之化也;丝纶既行,中外胥悦,则如来平等之教也。), nghĩa là, đem tiền bạc xây dựng chùa miếu cung cấp cho các chiến sỹ nơi biên cương, thì là sự bố thí trong Phật pháp; dùng để ban cho người không có cơm ăn áo mặc, tức là từ bi trong Phật pháp; như vậy, nhân dân đều có thể an cư lạc nghiệp, đó chính là tinh thần bình đẳng của đạo Phật. (Lã Nguyên Thái, nhiệm chức điện trung thi ngự sử nội cống phong (chủ yếu phụ trách lễ nghi của quan viên). Ông từng viết “Sớ can gián việc xây nhiều chùa”, và lấy căn cứ là sự khổ cực của các tướng sỹ vùng biên cương mà mình đã tận mắt chứng kiến, khuyên can hoàng đế không nên tiêu phí hết tiền bạc vào việc xây chùa ở khắp nơi, mà cần cho nhiều người dân và binh sỹ ở biên cương. Đồng thời lấy căn cứ là tư tưởng bình đẳng của đạo Phật, cho rằng các binh sỹ ở biên cương “quân phục lâu ngày đã cũ nát, trông rất khổ sở.”, còn chùa miếu ở kinh thành lại qua ư tráng lệ, nên ông nói: “phục duy bệ hạ dĩ bình thí chi đức, thành dục dưỡng chi ân, quýnh doanh tạo chi tư, sung cương trường chi phí, tắc Như Lai bố thí chi pháp dã; tứ chi bạch, huệ cập cơ đông, tắc Như Lai từ bi chi hóa dã; tư luân kế hành, trung ngoại tư duyệt, tắc Như Lai bình đẳng chi giáo dã.”
Ông còn dẫn Trong “Kinh Kim Cương”: “nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.” (若以色见我,以音声求我,是人行邪道,不能见如来), cho rằng: “đài thừa chi tông, thanh sắc bất kiến, há Thích Ca chi ý, điêu trác vi công?” (大乘之宗,声色不见,岂释迦之意,雕琢为功?), ý là tông chỉ của Phật giáo đại thừa là không theo đuổi thanh, sắc bên ngoài, bản nghĩa của Phật đà cũng không phải là việc người dân đến đâu cũng xây chùa miếu dựng tượng. Cho nên, xây dựng chùa không hẳn đã có thể bảo đảm cho sự hưng thịnh của vận mệnh quốc gia. Ông còn lấy căn cứ là đạo lý của Nho giáo, cho rằng, sự hưng thịnh của quốc gia nằm ở hành vi của đấng quân vương có phù hợp với ý trời hay không, thuận theo lòng dân không. Chứ không phải ở việc xây có nhiều chùa hay không.
[8](佛不在外,求之在心。图澄最贤,无益於全赵;罗什多艺,不救於亡秦。何充、苻融,皆遭败灭;齐襄、梁武,未免灾殃。但发心慈悲,行事利益,使苍生安乐,即是佛身,何用妄度奸人,令坏正法), ý là, tu Phật là ở tu tâm, chứ không phải ở tượng Phật bên ngoài. Các cao tăng như Phật Đồ Trừng, Cưu Ma La Thập cũng không cứu vãn được người đương thời khi đó, như Hà Thông, Phù Dung, v.v… tuy đều tin ở Phật, cũng có nhiều công lao đóng góp cho Phật giáo, nhưng rốt cuộc vẫn về mặt chính trị vẫn là bị thất bại mà chết. Bắc Tề Nang đế, Nam triều Lương Vũ đế, v.v… càng sùng bái Phật giáo hơn, nhưng cuối cùng cũng đều thất bại. Cho nên, chỉ đơn thuần là xây chùa dựng tượng thì đâu có thể khiến quốc gia được bình an vô sự. Chỉ cần người người có lòng từ bi, làm việc tốt, có thể khiến bách tính an cư lạc nghiệp, thì người đó mới là Phật. Đã là như vậy, quốc gia không cần quá chú tâm vào việc cạo đầu xuất gia, khiến một số người có đạo đức không tốt gia nhập Phật môn, huy hoại chính pháp.Đào Sùng (650-721), thời Đường Duệ Tông, nhậm chức Binh bộ thượng thư, sau nhậm chức Trung thư lệnh. Ông viết “Tấu can gián xây chùa độ tăng”, cho rằng: “Phật bất tại ngoại, cầu chi tại tâm. Đồ Trưng tối hiền, vô ích vu toàn Triệu; La Thập đa nghệ, bất cứu vu vong thái. Hà Sung, Phù Dung, hài tao bại diệt; Tề Nang, Lương Vũ, vị hoãn diệt ương. Đãn phát tâm từ bi, hành sự lợi ích, sử thương sinh an lạc, kế thị Phật thân, hà dụng vong độ gian nhân, lệnh hoại chính pháp.”
Trong “Di lệnh giới tử tôn văn” (Bài văn để lại răn dạy con cháu), đã răn dạy con cháu của mình: “Phật giả giác dã, tại hồ phương thốn. Giả hữu vạn tượng chi quảng, bất xuất ngũ uẩn chi trung. Đãn bình đẳng, từ bi, hành thiện bất hành ác, tắc phúc đạo bị hĩ.” 1 (佛者觉也,在乎方寸。假有万像之广,不出五蕴之中。但平等、慈悲,行善不行恶,则福道备矣). Có nghĩa là, Phật là người giác ngộ, tuy nhiên trong kinh phật nói thân Phật rộng lớn, nhưng vẫn không thoát khỏi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), chỉ cần làm người đối xử bình đẳng với tất cả mọi sinh mệnh, từ bi quan tâm tới chúng sinh, làm việc thiện không làm việc ác, thì tự nhiên sẽ được báo đáp.
Trương Hạo, người Bác Châu. Cuối năm Thiên Bảo Đường Huyền Tông, giữ chức Tả thập di. Túc Tông lên ngôi vua, giữ chức Gián nghị đại phu, sau giữ các chức quan như Trung thư thị lang và Trung thư môn hạ bình chương sự... Ông từng viết “Gián nội trí đạo trường tấu”, cho rằng: “Thiên tử tu phúc, đương tại an dưỡng thương sinh, tĩnh nhất phong hóa. Vị văn khu khu tăng giáo, dĩ trí thái bình. Phục nguyện bệ hạ dĩ vô vi vi tâm, bất dĩ tiểu thừa nạo thánh lự dã.” 2 (天子修福,当在安养苍生,靖一风化。未闻区区僧教,以致太平。伏愿陛下以无为为心,不以小乘挠圣虑也). Có nghĩa là, hoàng đế cần tích phúc, nên để trăm họ có cuộc sống tốt. Chứ không phải là mời một vài tăng ni vào trong cung là có thể làm cho đất nước thái bình. Hy vọng hoàng đế lĩnh hội được ý nghĩa của vô trú, vô vi trong Phật giáo đại thừa, không được để Phật giáo tiểu thừa làm cho mê muội.
III. Đặc điểm các đại sỹ phu đời Đường bài trừ đạo Phật
Các vị quan nêu trên đều bước vào quan trường bằng con đường khoa cử, đều được học sách vở của Nho gia, hơn nữa họ cũng đều đưa tư tưởng Nho gia vào chính cuộc đời của mình, có thể nói, họ là những Nho sinh thực sự. Xét về chức quan mà họ giữ, đa số là các chức quan ngự sử, chủ yếu là phụ trách can gián hoàng đế. Cho dù biết rõ tấu chương của mình sẽ khiến hoàng đế không hài lòng, nhưng là một cận thần trung với nước, cũng nên trực tiếp nói rõ suy nghĩ của mình với minh chủ.
Nhưng mặt khác, những người này lại không phản đối giáo lý của Phật giáo, đặc biệt là không phải đối giáo lý của Phật giáo đại thừa. Trong các bản tấu chương của mình, cũng đều trích dẫn kinh Phật làm căn cứ. Điều mà họ phản đối là đất nước không nên tiêu tốn quá nhiều tiền bạc để xây dựng chùa chiền. Điều này chủ yếu có ba lý do. 
Thứ nhất, nói về giáo lý của Nho gia, trách nhiệm của minh chủ là bảo vệ trăm họ, để cho trăm họ có thể an cư lạc nghiệp, giúp đất nước đời đời bền vững. Còn những chi phí dùng để xây dựng chùa chiền, cuối cùng chắc chắn sẽ đổ lên đầu trăm họ, như vậy, sẽ tăng thêm gánh nặng cho trăm họ. Không phù hợp với tinh thần của Nho gia.

1 “Toàn Đường văn” quyển 270
2 “Toàn Đường văn” quyển 232
 

Thứ hai, thời đó đất nước vẫn chưa kết thúc chiến tranh, đặc biệt là ở vùng biên giới, còn có rất nhiều binh sỹ đang chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Cuộc sống của họ vô cùng gian khổ, thường xuyên không có đủ quần áo, lương thực… Do đó, tiền bạc của đất nước trước hết nên dùng vào những chỗ đó, giúp cho binh sỹ có đủ lương thực, như vậy mới có thể giữ cho vùng biên cương ổn định, bảo vệ sự dài lâu cho đất nước. Điều này cũng phù hợp với truyền thống coi trọng nhà nông, coi trọng nhà binh trong văn hóa Trung Quốc.
Thứ ba, những đại thần này tuy phản đối minh chủ xây dựng chùa chiền, nhưng họ lại không hề phản đối Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo đại thừa, ngược lại, họ còn dùng giáo lý của Phật giáo đại thừa làm căn cứ, cho rằng hành thiện thực sự là vô hình, cũng có nghĩa là không nên chỉ coi trọng vẻ bên ngoài. Vì vậy, không phải là cứ xây tượng Phật càng to càng nhiều thì sẽ được hưởng phúc càng nhiều. Họ thường trích dẫn kinh văn trong “Kinh Kim Cương” để chứng minh làm việc thiện được hưởng phúc nhất là vô hình.
Thứ tư, cách lý giải Phật giáo của những đại thần Nho gia này giống nhau, đều cho rằng giáo lý của Phật giáo là dạy con người tu tâm, Phật ở trong tâm. Do đó, tất cả mọi vật bên ngoài đều là hư vô, đều là giấc mơ không có thực. Phủ định việc xây chùa, miếu đi tu là có thể được hưởng phúc, cũng không cho rằng làm như vậy là có thể giúp đất nước hưng vượng. Do đó, đối với tất cả những thuyết tuyên truyền giáo lý này, họ đều cho đó là Phật giáo tiểu thừa, là hoàn hảo. Trung Quốc coi trọng Phật giáo đại thừa, do đó chỉ cần trong tim có lòng từ bi, có tinh thần bình đẳng, thì đó chính là Phật.
IV. Lời kết
 Trong bối cảnh chính trị đó, phái Thiền Tông với cốt lõi là giáo lý cái tâm thuần khiết đã được các bậc đại sỹ phu tán thành. Bởi vì giáo lý này cho rằng việc xây chùa đi tu không hề có được công đức. Đặc biệt là đức tổ đầu tiên của Thiền Tông Trung Quốc Bồ Đề Đạt Ma, ông đã từng gặp Lương Vũ Đế của Nam triều (464-549), Lương Vũ Đế hỏi ông: “Cả đời ta đã xây rất nhiều đền chùa, cũng đã cho phép rất nhiều người xuất gia, như vậy có công đức không?”. Đạt Ma lại nói như vậy không hề có công đức, vì ông cho rằng công đức thực sự phải tìm trong cái tâm thuần khiết của chính mình. Sau đó, Lục Tổ Huệ Năng bèn nói: “Công đức tại pháp thân trung, bất tại tu phúc.” Mà pháp thân chính là cái tâm thuần khiết vốn có của chúng sinh. Do đó, giáo lý của Thiền Tông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cái tâm, chứ không quan tâm đến hình thức bên ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến những bậc đại sỹ phu đời Đường thích Thiền Tông.
            Nhưng cũng cần chú ý, Lục Tổ Huệ Năng không hề phủ nhận việc xây miếu đi tu sẽ được hưởng phúc, ông chỉ cho rằng hưởng phúc không phải là trí tuệ, trí tuệ thực sự phải tìm trong tâm, do đó, nói về tu đạo thành Phật, tượng Phật trong tâm còn quan trọng hơn bên ngoài. Nhưng các đại sỹ phu đời Đường lại chỉ nhấn mạnh điểm sau, không thừa nhận việc xây chùa đi tu là sẽ được hưởng phúc, đây là cách lý giải phiến diện về Thiền Tông. Cách lý giải này cũng xuất phát từ lợi ích cá nhân. Vì họ không phải là tín đồ Phật giáo, đối với họ, Phật giáo chỉ là một công cụ để cho kẻ thống trị lợi dụng, cũng là một trong những biện pháp để tu dưỡng tinh thần cá nhân, không hề có vị trí tuyệt đối cao về mặt giá trị.
            Như vậy, các đại sỹ phu vận dụng tư tưởng tâm tính của Thiền Tông để khuyên can minh chủ không nên tiêu phí tiền của của đất nước vào việc xây dựng chùa chiền, từ đó về mặt khách quan đã thúc đẩy sự phát triển của Thiền Tông vào thời Đường, khiến cho nó trở thành giáo phái có ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc. Nhưng đồng thời, do họ chỉ nhấn mạnh vài trò của cái tâm, không quan tâm đến hành vi bên ngoài, nên sẽ dễ dẫn đến hoàn toàn coi nhẹ Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) bên ngoài, dẫn đến thuyết tâm tính của một số người, không để ý đến hình thức bên ngoài, cũng không tôn trọng Tam Bảo, như vậy sẽ trở thành Cuồng Thiền, gây ảnh hưởng không tốt nhất định đối với sự phát triển của bản thân phái Thiền Tông.




[1] 《Đường văn toàn tập》 quyển 169
[2] 《Đường văn toàn tập》 quyển 247
[3] 《Đường văn toàn tập》 quyển 269
[4] 《Đường văn toàn tập》 quyển 236
[5] 《Đường văn toàn tập》 quyển 175
[6] 《Đường văn toàn tập》 quyển 270
[7] 《Đường văn toàn tập》 quyển 270
[8] 《Đường văn toàn tập》 quyển 270

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114530521

Hôm nay

281

Hôm qua

2312

Tuần này

2690

Tháng này

217217

Tháng qua

0

Tất cả

114530521