Những góc nhìn Văn hoá

Từ học thuyết Nho gia nhìn nhận sự giao lưu văn hóa giữa Đông Á với Phương Tây và các vấn đề khác

Do sự khác biệt giữa hai nền văn hoá Đông Tây, rất nhiều nhân sĩ phương Tây thiếu sự hiểu biết và lý giải về nền văn hoá truyền thống Đông Á lấy học thuyết nho gia làm trung tâm. Đồng thời rất nhiều dân chúng Đông Á còn có sự hiểu lầm trong việc nhìn nhận văn hoá và giá trị phương Tây. Vì vậy, đi sâu vào nghiên cứu và thảo luận truyền thống văn hoá Đông Á và quan niệm giá trị được tạo nên do tác động của chúng, những vấn đề và sự mâu thuẫn nảy sinh trong sự giao lưu với văn hoá và quan niệm giá trị phương Tây đã trở thành một chủ đề rất thú vị.

1. Học thuyết Nho gia và văn hoá Đông Á

Ở phương Tây, khi nhắc tới văn hoá truyền thống Đông Á với cội nguồn là văn hoá Hán, người ta thường trước tiên nhớ tới Khổng Tử và học thuyết Nho gia do ông sáng lập ra. Quả thực trong hơn 2000 năm lịch sử đã qua, học thuyết nho gia không những giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển văn hoá truyền thống của Trung Quốc, mà còn có sự ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc tới các nước láng giềng. Nhưng do sự khác biệt giữa hai nền văn hoá Đông Tây, rất nhiều nhân sĩ phương Tây thiếu sự hiểu biết và lý giải về nền văn hoá truyền thống Đông Á lấy học thuyết nho gia làm trung tâm. Đồng thời rất nhiều dân chúng Đông Á còn có sự hiểu lầm trong việc nhìn nhận văn hoá và giá trị phương Tây. Vì vậy, đi sâu vào nghiên cứu và thảo luận truyền thống văn hoá Đông Á và quan niệm giá trị được tạo nên do tác động của chúng, những vấn đề và sự mâu thuẫn nảy sinh trong sự giao lưu với văn hoá và quan niệm giá trị phương Tây đã trở thành một chủ đề rất thú vị.

Nội dung của học thuyết nho gia do Khổng Tử - nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục nổi tiếng (năm 479-551 trước công nguyên) sống thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc (năm 476-770 trước công nguyên) viết lại để có thể quy nạp như sau:

Trọng tâm của hệ thống tư tưởng Khổng Tử là “công”, trong đó chủ yếu là “ái nhân” và “khắc kỷ phục lễ vi nhân”, ông cho rằng mục đích của việc tu dưỡng đạo lý là “an nhân”, “an bách tính”. Tư tưởng “ái nhân” của Khổng Tử ra đời là để giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thành viên gia đình, mối quan hệ quân thần trong sinh hoạt xã hội để đạt được mục đích mọi người sống hoà thuận với nhau, thiên hạ thái bình. Sau đó Mạnh Tử đã đưa ra chủ trương “nhân chính” có cội nguồn từ tư tưởng Khổng Tử. Trong “khắc kỷ phục lễ vi nhân”, cái mà Khổng Tử muốn nói tới là mối quan hệ giữa “lễ” và “nhân”. “Nhân” là trọng tâm của tư tưởng Khổng Tử, “lễ” cũng là khái niệm rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Khổng Tử. Nó bao gồm chế độ chính trị và quy phạm đạo lý. “Khắc kỷ lễ phục” là để thông qua sự sưỡng chế bên ngoài của chế độ và quy phạm cùng với sự tu dưỡng phẩm chất hoàn mỹ và tinh thần cao thượng khiến cho con người đạt tới đỉnh cao của “nhân”.

Về quan niêm đạo trời, Khổng Tử tin vào thần linh và mệnh trời, nhưng mặt khác ông lại có thái độ hoài nghi quỷ thần,và đặt lên hàng đầu việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của nhân gian, đã dựng nên truyền thống nhất quán tôn trọng nhân sự của Nho gia.

Về quan điểm chính trị, Khổng Tử chủ trương: “tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời”, phản đối vua ép dân nộp thuê, vơ vét tiền của dân đen, phản đối thống trị nhân dân bằng thủ đoạn chèn ép độc ác, đề cao “vi chính dĩ đức”.

Khổng Tử suốt đời tham gia công tác giáo dục, ông đã đào tạo được rất nhiều học sinh tài giỏi, đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục cổ đại của Trung Quốc phát triển. Bản thân ông khiêm tốn học hỏi người khác, ngược lại ông kiên nhẫn giảng bài cho học sinh, ông động viên tinh thần học tập thực sự cầu thị “tri chi vi tri chi”, “bất tri vi bất tri”. Với tinh thần “hữu giáo vô loại”, ông đã giúp cho nhiều người bình thường cũng có được cơ hội học tập văn hoá.

Sau Khổng Tử, Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển toàn diện tư tưởng “nhân ái” của Khổng Tử và đã đưa ra phương pháp “tu thân dưỡng tính”, chứng tỏ Mạnh Tử đã khẳng định đầy đủ vai trò năng động chủ quan của con người. Mạnh Tử đã đưa ra học thuyết “nhân chính” nổi tiếng dựa trên nền tảng tính thiện của ông, nội dung chủ yếu của học thuyết này là “trọng dân”, ông cho rằng “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, thực tế đã hình thành được hệ tư tưởng dân chủ mộc mạc trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Mạnh Tử yêu cầu kẻ thống trị phải “giảm hình phạt, bớt thu thuế” khiến cho dân có được tài sản của họ. Mạnh Tử còn đưa ra quan niệm về nghĩa vụ và lợi ích, ông cho rằng nghĩa vụ có tầm quan trọng hàng đầu, ông đã đề cao tinh thần hy sinh thân mình vì đạo nghĩa.

Tóm lại, thời Tiên Tần (206-221 trước công nguyên) lấy Khổng Tử và Mạnh Tử làm đại diện, đặc điểm cơ bản của nho giáo là coi trọng các vấn đề chính trị xã hội, ra sức tìm tòi kinh nghiệm và biện pháp quản lý đất nước và trị vì nhân dân, coi trọng giá trị của con người, nhấn mạnh tầm quan trọng của “dân”, coi trọng vai trò xã hội của luân lý đạo đức, coi trọng việc phát huy vai trò năng động chủ quan của con người, bồi dưỡng tính tự giác tiềm tàng, đề cao tinh thần độc lập tự cường, lạc quan không ngừng phấn đấu vươn lên.

Nhưng tư tưởng Nho gia không phải là bất biến trong quá trình phát triển, mà là không ngừng cải tạo và biến đổi trên cơ sở duy trì nội dung trung tâm trong hệ thống tư tưởng cơ bản của Khổng Tử. Trong thời kỳ Tây Hán, vì Hán Vũ Đế mua sắm hàng hoá và nguyên liệu sản xuất và tiến hành các hoạt động thương mại về đất đai, đã khiến cho nội dung nghề nghiệp của nông dân biến đổi, đã sản sinh ra hàng loạt nhà buôn nông dân bỏ nghề hoặc nửa nông nửa thương, họ đã có quan hệ buôn bán với các nhà buôn lớn ở thành phố, vì vậy đã phá vỡ quan hệ sản xuất truyền thống giữa nông dân và lãnh chủ, đã khiến cho cơ chế kinh tế lãnh chủ phong kiến phải giải thể.

2. Tác dụng của việc lay động và phá vỡ chế độ đẳng cấp bốn thành phần trong xã hội
Việc khai triển rầm rộ các hoạt động kinh tế hàng hoá của thương nhân thành phố và sự mở rộng không ngừng tư bản thương mại của họ đã khiến cho “tiền bạc của cải trong thiên hạ đều rơi vào tay thương nhân thành thị”. Vì vậy thế lực kinh tế của thương nhân của thành thị đã áp đảo tầng lớp võ sĩ nghèo khó, nền tài chính bấp bênh khiến cho tầng lớp võ sĩ phân hoá nhanh chóng. Biểu hiện ở ba mặt sau: - Một là thế lực kinh tế của thương nhân thành thị phát triển mạnh khiến cho tầng lớp võ sĩ nghèo khó trở thành con nợ của họ; - Hai là thương nhân thành thị có thế mạnh về tiền bạc và quyền thế, nhiều thương nhân giàu có trong xã hội đã mua được “danh hiệu võ sĩ” bằng tiền, hơn nữa, quan niệm tư bản thương mại và giá trị của họ đã ảnh hưởng tới tầng lớp võ sĩ và nông dân, khiến cho không ít võ sĩ cấp thấp rời bỏ làng võ sĩ của mình gia nhập vào tầng lớp thương nhân thành thị, nhiều nông dân cũng đã bỏ nghề và thương nhân hoá; - Ba là các nhà văn tư tưởng thuộc tầng lớp thương nhân thành thị đã phê phán chế độ đẳng cấp và đấu tranh đòi bình đẳng, đã phủ nhận quan niệm phân biệt đẳng cấp phong kiến và địa vị ưu việt của võ sĩ.
3. Tác dụng phản kháng và phá vỡ sự thống trị về tư tưởng học thuyết Chu Tử của nền chính trị Mạc phủ
Quá trình hình thành, phát triển và mở rộng của nền văn hoá thương nhân thành thị và quan niệm giá trị của họ mấy thời đại gần đây có thể nói là một quá trình thoát ly, ngăn chặn, chống đối và phá vỡ sự ràng buộc và thống trị của tư tưởng Chu Tử học Mạc phủ. Tác dụng phá vỡ và làm tan rã nền chính trị tư tưởng Chu Tử học biểu hiện ở ba mặt sau: - Một là các thương nhân thành thị không có bổng lộc đã dựa vào thực lực kinh tế của mình dấy lên trào lưu ăn chơi hưởng lạc xa xỉ, tinh thần chống cấm đoán dục vọng và chủ nghĩa tình cảm của họ đã chứng tỏ tầng lớp thương nhân thành thị mới khẳng định nhân dục tư tình, theo đuổi xu hướng tinh thần và tính cách cởi mở, họ đã đả phá quan niệm cấm đoán dục vọng “tồn thiên lý, diệt nhân dục” của học thuyết Chu Tử; - Hai là quan niệm giá trị coi trọng lợi nhuận, tiền là trên hết của tầng lớp nhân dân thành thị mở rộng và thịnh hành không những đã phá vỡ được vai trò thống trị của quan niệm võ sĩ đạo lấy nghĩa làm trọng, hơn nữa còn khiến cho các võ sĩ từ khoan dung độ lượng, coi trọng danh dự, coi thường lợi ích chuyển hướng sang bỏ vinh cầu thực, họ đã làm tan rã sự thống trị của tư tưởng học thuyết Chu Tử trong nội bộ giai cấp thống trị; - Ba là các học giả trong tầng lớp thương nhân thành thị đã trực tiếp phê bình và đả kích sâu sắc học thuyết nho gia và tư tưởng quan niệm của họ, chứng tỏ tầng lớp thương nhân thành thị đã phủ nhận quyền uy tinh thần, theo đuổi đạo lý chống phong kiến, giải phóng cá tính. Tinh thần đạo lý này đã phủ định tính thực dụng của nho học và tính thần thánh của thánh hiền cổ xưa, phủ định hoàn toàn quyền uy thống trị tư tưởng bằng học thuyết Chu Tử của nền chính trị Mạc phủ.
 4. Tác dụng thúc đẩy cận đại hoá Nhật Bản của luân lý thương nhân thành thị
Sự phân tích về giai cấp thương nhân thành thị và tinh thần luân lý của họ trên đây của chúng tôi chứng tỏ ở thời kỳ tiền cận đại của Nhật Bản, thứ có thể đại diện hoặc tương đương với tinh thần chủ nghĩa tư bản” mà Các- Mác đã nói tới không phải là “đề cao luân lý võ sĩ đạo cấm đoán dục tính và tiết kiệm trong sinh hoạt”, mà là luân lý giá trị và tinh thần của giai cấp thương nhân thành thị coi trọng tiền của, theo đuổi lợi nhuận, chính trực, tiết kiệm, giỏi tính toán để làm giàu. Bởi vì thời cận đại quyền bính kinh tế trong thiên hạ nằm trong tay các thương gia. Những người nắm quyền thời Mạc phủ và các Nho gia sở dĩ hết sức đề cao chủ nghĩa cấm đoán dục vọng và tinh thần tiết kiệm là để thực hiện mục đích xâm lược, vì vậy không thể trở thành động lực thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển. Tầng lớp thương nhân thành thị mạnh dạn theo đuổi tiền của, vật chất và lợi nhuận, tuy chỉ là đơn lẻ cá nhân hoặc là một gia tộc, nhưng nó ngược lại là động lực tinh thần chủ yếu nhất không thể thay thế thúc đẩy chủ nghĩa tư bản cận đại phát triển của thời đại này.
          (1) - Tầng lớp thương nhân thành thị với nguyên tắc luân lý giá trị coi trọng tiền của, coi trọng lợi nhuận đã coi tiền là mục đích tự thân ai ai cũng cần phải theo đuổi, coi là một ngành nghề.
          (2) – Thương nhân thành thị coi trọng doanh lợi, coi trọng giá trị thương mại, theo đà thâm nhập của tư bản thương mại vào nông thôn, thâm nhập vào tầng lớp nông dân, đã khiến họ yên tâm làm nông nghiệp lâu dài.
          (3) – Tinh thần và quan niệm giá trị của thương nhân thành thị tấn công, thâm nhập và cải tạo quan niệm võ sĩ đạo, khiến các võ sĩ đạo phá vỡ được quan niệm trọng nghĩa, trọng danh, coi thường lợi nhuận của họ, khiến họ biến đổi theo hướng coi trọng giá trị hiện thực.
          (4) – Thương nhân thành thị quý trọng tiền của, nhấn mạnh tư tưởng luân lý kinh tế coi trọng kinh doanh thương mại, lưu thông hợp lý.
          (5) – Quan niệm giá trị hiệu quả và lợi ích và tinh thần theo đuổi lợi nhuận của thương nhân thành thị khiến cho họ dù ở thời gian nào vẫn có tư tưởng mở cửa với bên ngoài, tích cực thúc đẩy buôn bán với nước ngoài, giao lưu với nước ngoài.
          (6) – Thương nhân thành thị luôn chủ trương đạo đức và doanh lợi đo đôi với nhau. công tư như nhau, chính trực trong làm ăn buôn bán.
          (7) - Điều được thể hiện trong tư tưởng quan niệm của thương nhân thành thị là nhân sinh quan hiện thực lấy giàu có, mạnh khoẻ hướng lạc làm trọng.
5. Tính chất tiên tiến và những hạn chế lịch sử của quan niệm giá trị thương nhân thành thị
Trên đây đã trình bày tác dụng huỷ diệt chế độ thống trị phong kiến của tầng lớp thương nhân thành thị, quan niệm giá trị của họ, và tác dụng thúc đẩy tiến trình cận đại hoá chủ nghĩa tư bản của Nhật Bản đã thể hiện tính tiên tiến trong quan niệm giá trị của họ. Tính tiên tiến của quan niệm giá trị và tinh thần của tầng lớp thương nhân thành thị thể hiện ở chỗ nó được sinh ra theo đà phát triển của nền kinh tế hàng hoá mấy thế kỷ qua, về bản chất phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ có quy luật đã thúc đẩy tư bản thương mại phát triển.
Nhưng do thời đại mà thương nhân thành thị sinh sống là thời đại phong kiến do tầng lớp võ sĩ nắm quyền, giai cấp thương nhân thành thị tuy nắm quyền chủ đạo trong lĩnh vực kinh tế văn hoá, nhưng về chính trị vẫn bị ràng buộc bởi giai cấp thống trị. Hơn nữa họ tích cực phát triển kinh tế hàng hoá và kiếm tiền tìm lợi nhuận. Tích luỹ tiền của nhưng do sự tiêu pha quá lớn của giai cấp lãnh chủ, vì vậy đã khiến cho quan niệm giá trị của họ còn có nhiều hạn chế về lịch sử.
Mặc dù như vậy, chính như chúng tôi đã trình bày trên đây, giai cấp thương nhân thành thị cùng với quan niệm giá trị và xu hướng tinh thần của họ, đã có tác dụng to lớn trong việc thâm nhập, tấn công, làm tan rã và huỷ diệt nền thống trị phong kiến Mạc phan, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản cận đại ở Nhật Bản phát triển, không có giai cấp nào và hệ tư tưởng quan niệm nào khác có thể so sánh và thay thế nổi.
Rõ ràng quan niệm giá trị của giai cấp thương nhân thành thị tuy có sự khác biệt với quan niệm giá trị của giai cấp thống trị Mạc phan, nhưng nó là quan niệm giá trị được thai nghén trong xã hội truyền thống Nhật Bản, sự tồn tại và tác dụng lịch sử của nó đã chứng minh sự cận đại hoá Nhật Bản Đông Á không phải là hoàn toàn tiếp nhận quan niệm giá trị của phương Tây hoặc là sản vật của Tây hoá.
(*):Ban Á Phi, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh
Nguồn: http://www.vnu.edu.vn

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114530596

Hôm nay

2156

Hôm qua

2312

Tuần này

2765

Tháng này

217292

Tháng qua

0

Tất cả

114530596