Xứ Nghệ ngày nay

Nơi gìn giữ và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ

Kể từ ngày thành lập đến nay (1972), Nhà hát Dân ca Nghệ An đã trải qua 37 năm xây dựng và phát triển. 37 năm chưa phải là một thời gian dài trong suốt tiến trình phát triển của dân ca xứ Nghệ, nhưng trong khoảng thời gian này, dân ca xứ Nghệ đã được bảo tồn, phát huy và ngày càng hoà nhập vào đời sống xã hội. Cũng chính vì thế  mà Nhà hát Dân ca Nghệ An hôm nay được mang tên gọi mới: "Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ", (theo quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 03/7/2009 của UBND tỉnh Nghệ An). 

Tên gọi mới nhưng chức năng, nhiệm vụ vẫn là: sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi, lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật dân ca xứ Nghệ vào việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh; Nghiên cứu, thể nghiệm sân khấu hoá dân ca xứ Nghệ thành một bộ môn kịch hát dân ca của địa phương, một trong những bộ môn sân khấu ca kịch của cả nước, sưu tầm, phục hồi, gìn giữ và phát huy các trò diễn xướng dân gian, dân vũ, các làn điệu dân ca xứ Nghệ để phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân và giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế; Nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, đào tạo, phổ cập và giới thiệu, quảng bá sâu rộng dân ca xứ Nghệ tới đông đảo công chúng; Phổ biến, giới thiệu kho tàng dân ca xứ Nghệ cho tầng lớp thanh thiếu niên bằng hình thức đưa dân ca vào trường học, sân khấu học đường; Phát triển phong trào sáng tác và biểu diễn dân ca trong lực lượng văn nghệ quần chúng, vào các trung tâm, câu lạc bộ hát dân ca ở cơ sở, để nhằm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ.

37 năm qua, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã ghi những dấu ấn quan trọng trong chặng đường phát triển của mình. Kh?i d?u làgiai đoạn tạo dựng nền tảng và định hướng cho việc hình thành, phát triển một loại hình sân khấu mới mẻ. éon v?đã tập trung tìm tòi, thể nghiệm hướng đi mới chủ yếu qua các vở kịch ngắn như "Không phải tôi" (1970), "Khi ban đội đi vắng" (1971), "Cô gái sông Lam" (1974) của tác giả Nguyễn Trung Phong. Sau đó đến giai đoạn thể nghiệm các vở kịch dài có quy mô lớn, với nhiều đề tài khác nhau, từ dân gian đến hiện đại, đề tài lịch sử đến đề tài cách mạng. Giai đoạn này phải kể đến các vở: "Mai Thúc Loan" (1984), "Cô gái sông Lam" (5 màn 1981), "Ông Vua hoá hổ" (1987), "Hai ngàn ngày oan trái" (1988), "Giá đời phải trả" (1993), "Danh nhân lớn lên từ câu hò ví dặm" (1997), "Sáng mãi niềm tin" (1999), "Lời Người lời của nước non", "Góc khuất đời người", 'Một cây làm chẳng lên non",
Sự tìm tòi, thể nghiệm từ những vở kịch hát ngắn tới những vở kịch hát dài với quy mô hoành tráng cho thấy làn điệu dân ca ví dặm, với hình thức mềm mại uyển chuyển của nó vẫn có khả năng thích ứng và đáp ứng với yêu cầu của công chúng, vẫn thích ứng với điều kiện mới của cuộc sống hiện đại, vẫn chuyển tải được nội dung tư tưởng của những vấn đề xã hội hiện đại. Đặc biệt kịch hát sân khấu ví dặm đã thể hiện được tình cảm, nội tâm của con người. Rất nhiều vở kịch hát dân ca được trình diễn trong suốt hơn 30 năm qua là minh chứng cho nhận đình này, trong đó phải kể đến các vở diễn: "Hai ngàn ngày oan trái", "Giá đời phải trả", "Vượt lên số phận", "Góc khuất đời người", "Một cây làm chẳng nên non". Đặc biệt vở diễn "Lời Người lời của nước non" đã được đánh giá rất cao, đã được lưu diễn nhiều nơi trong nước, phát trên đài truyền hình Trung ương, tác phẩm đã phục vụ tốt cho cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Điều này cũng chứng tỏ loại hình kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh đã tìm được chỗ đứng trong đời sống văn nghệ, đã chiếm được tình cảm yêu mến của công chúng.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của loại hình sân khấu dân ca, ngày 01/01/2001 UBND tỉnh ra quyết định thành lập nhà hát dân ca Nghệ An với hai đoàn: Đoàn Kịch hát dân ca và éoàn Dân ca truyền thống. Đoàn Kịch hát dân ca có nhiệm vụ xây dựng thể nghiệm những vở diễn có quy mô lớn để phục vụ công chúng. Đoàn dân ca truyền thống có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo lưu, phát triển các làn điệu dân ca, thể nghiệm các vai diễn mẫu trong các trích đoạn, xây dựng các chương trình dân ca lời cổ, những trò diễn xướng dân gian. Như vậy, chức năng, nhiệm vụ mới của Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã được cụ thể hoá trên cơ sở nâng cấp, phát triển nhiệm vụ của nhà hát dân ca.
Dân ca xứ Nghệ dẫu rất độc đáo vẫn ít có tác động trên phạm vi rộng nếu không đẩy mạnh công tác quảng bá, giao lưu với công chúng và các đoàn nghệ thuật trong nước. Trong những năm qua, trước áp lực mạnh mẽ của cơ chế thị trường, trước sự đòi hỏi của công chúng, nghệ thuật muốn tồn tại phải được quan niệm là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt, vì thế công tác quảng bá, giao lưu phải được quan tâm. Trung tõm đã tổ chức nhiều đợt công diễn dài ngày ở nhiều tỉnh phía bắc, phía nam, phục vụ bà con các huyện miền núi và dân tộc. Nhiều tác phẩm được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần đưa dân ca xứ Nghệ đến với khán giả cả nước, giúp khán giả cả nước biết thêm, biết sâu hơn một loại hình sân khấu khá mới mẻ. Đó là kịch hát dân ca, biết thêm một vùng văn hoá đặc sắc - văn hoá xứ Nghệ.
Dân ca chỉ có sức sống lâu bền khi nó đi vào trong đời sống của nhân dân để các thế hệ được hấp thụ tinh hoa của văn hoá truyền thống, biết thưởng thức những "đặc sản" văn hoá của quê hương. Chủ trương đưa dân ca vào trường học đã và đang thực hiện là một hoạt động quan trọng góp phần gìn giữ, bảo lưu và phát huy nghệ thuật kịch hát ví dặm. Những năm gần đây, những chuyến lưu diễn phục vụ miền núi, những đợt công diễn ở các tỉnh thành trong cả nước, các cơ quan, ban ngành, các đơn vị phường xã trong tỉnh đã góp phần truyền bá dân ca đến với mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là với kịch hát dân ca, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ đã tìm mọi hình thức cuốn hút lớp trẻ, làm cho lớp trẻ yêu mến dân ca quê hương, đưa được nhiều vở diễn sân khấu dân ca đến với lớp trẻ để hình thành thị hiếu thưởng thức nghệ thuật lành mạnh cho lớp trẻ.
Với những nỗ lực trong 37 năm sân khấu hoá dân ca, tập thể cán bộ, diễn viên, nghệ sỹ của Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, qua quá trình hoạt động đã khẳng định bộ môn nghệ thuật mới - kịch hát dân ca, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi của công tác chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh nhà, đáp ứng được yêu cầu của công chúng, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy một bộ môn nghệ thuật đặc sắc của quê hương xứ Nghệ./.


tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434721

Hôm nay

2341

Hôm qua

2310

Tuần này

21371

Tháng này

211769

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434721