Nhìn ra thế giới

Quan sát quốc tế: Giải quyết vấn đề Biển Đông, then chốt là hành động

(VHNA): Đây là bình luận đăng trên  trang web Nhân DânHoàn cầu thời báo củaTrung Quốc ngày 29/4/2010 do Dương Danh Dy dịch sang tiếng Việt. Chúng tôi đăng tải để bạn đọc có thể tham khảo về tình hình phức tạp và căng thẳng ở Biển Đông hiện nay. Qua bình luận này có thể nói là ý đồ thâu chiếm của Trung Quốc đối với biển Đông là đã rõ ràng và cực kỳ vô lý, ngang ngược.

Hiện nay tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp nghiêm trọng. Về kinh tế một số quốc gia không ngừng tăng nhanh tiến hành khai thác kiểu ăn cướp tài nguyên Biển Đông của chúng ta (Trung Quốc - ND): về quân sự hải quân một số quốc gia xung quanh Biển Đông không ngừng mua sắm hạm tầu và máy bay tác chiến có tính năng tiên tiến; về chính trị, có quốc gia ý đồ đẩy tranh chấp Biển Đông thành quốc tế hoá và liên minh hoá. Ngoài ra nước Mỹ dưới sự giúp đỡ của các nước đồng minh như Singapore và Philippine đã tăng cường sự tồn tại quân sự tại Biển Đông, đồng thời có kế hoạch trở lại vịnh Cam Ranh, nhằm tiến tới sát đường ráp ranh cận hải của ta. Vì thế vấn đề tranh chấp chủ quyền của các đảo và lãnh hải của Trung Quốc kéo dài đã lâu không giải quyết đang trở thành sự thách thức song trùng đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta. Giải quyết hoàn cảnh khó khăn của Biển Đông phải có suy nghĩ mới và biện pháp mới, càng cần phải quán triệt vào hành động cụ thể.

Một là chế định chiến lược khai thác tài nguyên Biển Đông, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành lợi dụng và khai thác tài  nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá tại Biển Đông. Phải từ độ cao chiến lược an ninh kinh tế và phát triển lâu dài của quốc gia để nhìn nhận tỉ mỉ vai trò quan trọng của tài nguyên Biển Đông đối với việc xây dựng kinh tế nước ta, qui hoạch thống nhất chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển và các buớc đi phát triển đối với tài nguyên dầu khí và tài nguyên nghề cá Biển Đông, chế định cưong yếu thực thi tỉ mỉ, thiết thực, cung cấp sự ủng hộ vững chắc về tài chính và thu thuế cho các doanh nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông. Đồng thời quốc gia phải vì các xí nghiệp tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông  hình thành cơ chế liên động đối với các cơ cấu chức năng như an ninh môi trường sản xuất, biên phòng, hải tặc, ngư chính, quân đội v.v., có thể xử trí kịp thời có hiệu quả các loại sự kiện xung đột, bảo vệ nhân viên, thiết bị và tài sản tham gia khai thác tài nguyên Biển Đông không bị xâm hại phi pháp.

Hai là, nâng cao sức mạnh chấp pháp hải dương vùng Biển Đông, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền lợi hải dương của ta. Lâu nay sự khoan dung và nhân nhưọng một cách lịch sự của chúng ta trên vấn đề Biển Đông không đổi lại sự tôn trọng cần phải có, ngược lại một số nước đã coi nhân từ là mềm yếu điên cuồng cướp đoạt ngày càng nghiêm trọng hơn tài nguyên dầu khí và nghề cá của ta, nhiều lần tiến hành bắt giữ và giam cầm ngư dân ta đang tác nghiệp hợp pháp, thậm chí làm tổn hại về người. Vì thế, phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nuớc ta. Ngày 1 tháng 4 năm nay, Ngư Chính Trung Quốc tổ chức hai chiếc tầu bảo vệ cá lớn đến Trường Sa bảo vệ cá, mở ra một chương mới trong chấp pháp hải dưong Biển Đông. Phải hình thành chế độ các hành vi bảo vệ cá và duy trì chủ quyền đó để tiếp tục kiên trì, nhằm thực hiện được chấp pháp không gián đoạn trong toàn lãnh hải trong mọi ngày đêm. đồng thời thực hiện đột phá trong việc tổ thành lực lượng, đối tượng chấp pháp và hình thức chấp pháp.  

Ba là, tăng cường sự tồn tại quân sự tại các đảo, bãi ở Biển Đông, để chuẩn bị tốt đấu tranh quân sự cho việc giải quyết về căn bản, cảnh khó ở Biển Đông. Biển Đông vừa là con đưòng vận chuyển quan trọng năng lượng và mậu dịch trên biển của nước ta, vừa là chiếc cửa để hải quân nước ta đi ra Ấn Độ dưong, liên quan tới lợi ích hạt nhân của nước ta, vì thế việc thu hồi các đảo bãi và lãnh hải bị các nước khác xâm chiếm không thể không có thời gian biểu. Trước việc đảo bãi nuớc ta bị một số nước xung quanh xâm chiếm phi pháp và không ngừng củng cố  hạ tầng quân sự, tăng cưòng thực lực hải quân, chúng ta cũng cần phải tăng cường một cách tương ứng xây dựng các công trình quân sự tại vùng đảo bãi Biển Đông, phải đổi mới trang bị vũ khí cho bộ đội giữ đảo giữ bãi, gia tăng dự trữ vật tư chiến lược. Chúng ta không từ bỏ sử dụng phương thức hiệp thương và đàm phán để giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng không thể ảo tưởng rằng những đảo bãi đã bị xâm chiếm có thể trở về  với vòng tay tổ quốc một cách hoà bình.

Tóm lại không hề có chứng cớ nào biểu thị rõ, giao vấn đề Biển Đông cho con cháu đời sau giải quyết sẽ có lợi hơn, ngược lại việc một số nước lớn đứng sau lưng thọc tay vào sẽ làm cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng ngày càng khó. Điều then chốt chỉ có ở chỗ dám có đột phá trên hành động cụ thể, chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn biển nam Trung Quốc biến thành biển “khó”Trung Quốc (một cách chơi chữ, không dịch được vì chữ nam và chứ khó trong tiếng Trung phát âm gần như nhau).

                                                                                                                                                                                                                                         Dương Danh Dy (dịch) 

                                                                                                                                                                                                                                                    8-5-10 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114521142

Hôm nay

2219

Hôm qua

2291

Tuần này

22183

Tháng này

219081

Tháng qua

121009

Tất cả

114521142