Nhìn ra thế giới

Chiếc ghế làm thay đổi văn hoá Trung Hoa

Trong lễ nghĩa truyền thống của người Trung Quốc, ngồi thế nào là một nội dung rất quan trọng. Xa xưa, không có ghế, khi gặp gỡ nhau, mọi người đều ngồi chiếu hoặc ngồi phản, trọng tâm cơ thể đè lên hai gót chân, kiểu ngồi đó được gọi là ngồi quỳ. Tuy không được thoải mái lắm nhưng trong những trường hợp chính thức, bắt buộc phải ngồi như vậy, nếu không sẽ bị coi là thất lễ.

Đến cuối thời Đông Hán, một loại ghế xếp dài, tương tự như chiếc ghế xếp hiện nay, được du nhập từ các dân tộc du mục phương Bắc vào Trung Nguyên, lần đầu tiên đã thay đổi tư thế ngồi của người Trung Quốc. Họ dần dần bỏ được tư thế ngồi quỳ rất khó chịu. Vào giữa đời Đường, loại ghế xếp dài đó được biến hoá dần thành loại ghế có tay vịn và lưng dựa quen thuộc với chúng ta, có thể giúp hai chân được thả lỏng một cách tự nhiên, đến đời Tống, loại ghế này được lưu hành rộng rãi. Đôi chân của người Trung Quốc cuối cùng cũng được “giải phóng”. Quan trọng hơn nữa là đã làm xuất hiện một cuộc “tấn công” vào nền văn hoá cổ đại Trung Quốc.
Loại công cụ có 4 chân này trước hết “tấn công” vào nghi thức ngồi của người Trung Quốc thời đó. Sự thay đổi của nghi thức ngồi trực tiếp dẫn đến sự thay đổi của lễ nghĩa xã giao. Mặt khác cũng ảnh hưởng đến bố cục của căn phòng, mà sự thay đổi rõ rệt nhất chính là việc nâng cao cửa sổ. Trước đây, người ta ngồi dưới thấp, vị trí cửa sổ cũng thấp tương ứng như vậy để người ngồi có thể nhìn thấy phong cảnh ở bên ngoài. Sự xuất hiện của chiếc ghế đã đẩy vị trí của cửa sổ lên cao rõ rệt. Chiếc ghế ra đời còn ảnh hưởng khá lớn đến sự sắp xếp, bố trí căn phòng. Nghi thức ngồi truyền thống đòi hỏi ở giữa phòng phải để một khoảng trống rộng rãi, dành trải chiếu cho mọi người ngồi, sau khi chiếc ghế xuất hiện, người ta không cần phải dành một không gian rộng để trải chiếu như trước nữa, số lượng đồ đạc trong nhà cũng nhiều lên trông thấy.
Trước khi có ghế, mọi người ngồi dưới thấp nên đồ đạc trong nhà cũng đều nhỏ nhắn. Sau khi chiếc ghế có mặt, thế ngồi của mọi người cao lên nhiều, kéo theo đó là một số vật dụng gia đình có đế cao cũng lần lượt xuất hiện và ngày càng phổ biến, chiếc bàn cũng ra đời từ đó và dần dần trở thành vật dụng chủ yếu nhất dùng cho các bữa cơm, hay lúc đọc sách. Khi các vật dụng gia đình có đế cao trở nên thịnh hành, thì các vật dụng sinh hoạt khác như bát, cốc cũng thay đổi hàng loạt.
Chiếc ghế có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người dân. Khi chưa có ghế, trong những trường hợp chính thức, mọi người đều phải ngồi quỳ. Tư thế ngồi này xem ra rất khó chịu, người hiện đại chúng ta e rằng khó mà đủ kiên nhẫn ngồi như thế quá nửa tiếng đồng hồ. Cho nên, người cổ đại từ nhỏ đã phải trải qua sự rèn luyện khắc khổ mới có thể thích ứng được với kiểu ngồi đó. Bài học lễ nghĩa đầu tiên của trẻ em thời xưa chính là học ngồi quỳ. Ý nghĩa của nó cũng giống như việc rèn luyện các tân binh mới nhập ngũ vậy.
Việc rèn luyện cách ngồi quỳ, ngoài tác dụng có thể rèn luyện ý chí cho trẻ em, thì quan trọng hơn nữa là giúp tu thân dưỡng tính. Bởi vì ngồi quỳ lâu rất khó chịu, tâm lý căng thẳng mệt mỏi. Cho nên rèn luyện cách ngồi quỳ chính là rèn luyện tâm tính, từ đó giúp cho giữa tư thế ngồi và nội tâm được hài hoà, thống nhất, như vậy mới có thể đạt tới tư thế ngồi quỳ hoàn thiện. Do vậy, những người đã trải qua quá trình rèn luyện tư thế ngồi quỳ, khí chất đều mạnh mẽ, cứng cỏi, tính cách đều nghiêm túc, kiên nhẫn.
Trước khi chiếc ghế ra đời, ngồi quỳ là cách ngồi chính thức trong các trường hợp ngoại giao, bất luận là thiên tử hay là thảo dân đều phải ngồi quỳ. Người hiện đại chúng ta khó mà tưởng tượng nổi. Vào thời đó, khi Hoàng đế và quần thần bàn nghị sự, các đại thần quỳ lạy Hoàng đế, tư thế ngồi của Hoàng đế kì thực không khác quỳ là mấy. Kiểu ngồi bình đẳng này, đã kéo gần quan hệ giữa thần dân và Hoàng đế, quan hệ giữa quân thần khi đó cũng giống như các đối tác hợp tác làm ăn với nhau, quỳ hoàn toàn không mang hàm nghĩa đặc thù là hạ thấp như cách hiểu hiện nay, mà là một biểu hiện của thái độ cung kính chân thành. Kể từ sau khi chiếc ghế có mặt trong đời sống, ý nghĩa của hành động quỳ và nội hàm nghĩa phát sinh của nó đã thay đổi rất lớn. Hoàng đế ngồi trên ghế cao nhìn xuống, còn các thần dân lại phải quỳ lạy dưới đất, sự bất bình đẳng về mặt lễ tiết này đã khiến cho thần dân ngày càng trở nên khúm núm, e sợ, từ đó càng củng cố thêm quyền lực tối cao của Hoàng đế, dần dần nô lệ hóa tâm lý người dân.
Có thể nhiều người cảm thấy kỳ lạ, tại sao ở người châu Âu không xuất hiện hiện tượng nô lệ hóa như trên? Kì thực, lí do hết sức đơn giản, trong lễ nghĩa của người châu Âu, họ ít khi biết đến quỳ, ngoài việc quỳ để nguyện cầu Thượng đế, đối với bất cứ ai khác, họ đều không phải quỳ. Còn với Trung Quốc, quỳ là một lễ nghi phổ biến nhất, bất kể là giữa vua - tôi, hay giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp hạ lưu, giữa dân thường với quan lại. Ở trên đã nói, trước khi chiếc ghế ra đời, tính bất bình đẳng của hành động quỳ thể hiện rất rõ rệt, từ đó dần dần dẫn đến nô lệ hóa tâm lý nhân dân, có lợi cho tầng lớp thống trị.
Trung Quốc kể từ sau thời Bắc Tống bắt đầu xuống dốc, đây cũng là thời kỳ gần tương ứng với thời gian mà chiếc ghế được phổ biến rộng rãi, lẽ nào đây chỉ là sự trùng hợp mà thôi? Vai trò của chiếc ghế, cũng giống như việc phát minh ra mạng và điện thoại di động đã làm thay đổi phương thức sống của xã hội. Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều phát minh mà cho đến nay vẫn không được đánh giá đúng với tầm vóc của chúng, giống như một vật dụng nhỏ nhoi là chiếc ghế, kì thực chúng lại có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với nền văn hóa của chúng ta.
 
Lê Dương dịch từ nguyên văn tiếng Trung Quốc
Theo duzhe.com
 
Trong lễ nghĩa truyền thống của người Trung Quốc, ngồi thế nào là một nội dung rất quan trọng. Xa xưa, không có ghế, khi gặp gỡ nhau, mọi người đều ngồi chiếu hoặc ngồi phản, trọng tâm cơ thể đè lên hai gót chân, kiểu ngồi đó được gọi là ngồi quỳ. Tuy không được thoải mái lắm nhưng trong những trường hợp chính thức, bắt buộc phải ngồi như vậy, nếu không sẽ bị coi là thất lễ.
Đến cuối thời Đông Hán, một loại ghế xếp dài, tương tự như chiếc ghế xếp hiện nay, được du nhập từ các dân tộc du mục phương Bắc vào Trung Nguyên, lần đầu tiên đã thay đổi tư thế ngồi của người Trung Quốc. Họ dần dần bỏ được tư thế ngồi quỳ rất khó chịu. Vào giữa đời Đường, loại ghế xếp dài đó được biến hoá dần thành loại ghế có tay vịn và lưng dựa quen thuộc với chúng ta, có thể giúp hai chân được thả lỏng một cách tự nhiên, đến đời Tống, loại ghế này được lưu hành rộng rãi. Đôi chân của người Trung Quốc cuối cùng cũng được “giải phóng”. Quan trọng hơn nữa là đã làm xuất hiện một cuộc “tấn công” vào nền văn hoá cổ đại Trung Quốc.
Loại công cụ có 4 chân này trước hết “tấn công” vào nghi thức ngồi của người Trung Quốc thời đó. Sự thay đổi của nghi thức ngồi trực tiếp dẫn đến sự thay đổi của lễ nghĩa xã giao. Mặt khác cũng ảnh hưởng đến bố cục của căn phòng, mà sự thay đổi rõ rệt nhất chính là việc nâng cao cửa sổ. Trước đây, người ta ngồi dưới thấp, vị trí cửa sổ cũng thấp tương ứng như vậy để người ngồi có thể nhìn thấy phong cảnh ở bên ngoài. Sự xuất hiện của chiếc ghế đã đẩy vị trí của cửa sổ lên cao rõ rệt. Chiếc ghế ra đời còn ảnh hưởng khá lớn đến sự sắp xếp, bố trí căn phòng. Nghi thức ngồi truyền thống đòi hỏi ở giữa phòng phải để một khoảng trống rộng rãi, dành trải chiếu cho mọi người ngồi, sau khi chiếc ghế xuất hiện, người ta không cần phải dành một không gian rộng để trải chiếu như trước nữa, số lượng đồ đạc trong nhà cũng nhiều lên trông thấy.
Trước khi có ghế, mọi người ngồi dưới thấp nên đồ đạc trong nhà cũng đều nhỏ nhắn. Sau khi chiếc ghế có mặt, thế ngồi của mọi người cao lên nhiều, kéo theo đó là một số vật dụng gia đình có đế cao cũng lần lượt xuất hiện và ngày càng phổ biến, chiếc bàn cũng ra đời từ đó và dần dần trở thành vật dụng chủ yếu nhất dùng cho các bữa cơm, hay lúc đọc sách. Khi các vật dụng gia đình có đế cao trở nên thịnh hành, thì các vật dụng sinh hoạt khác như bát, cốc cũng thay đổi hàng loạt.
Chiếc ghế có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người dân. Khi chưa có ghế, trong những trường hợp chính thức, mọi người đều phải ngồi quỳ. Tư thế ngồi này xem ra rất khó chịu, người hiện đại chúng ta e rằng khó mà đủ kiên nhẫn ngồi như thế quá nửa tiếng đồng hồ. Cho nên, người cổ đại từ nhỏ đã phải trải qua sự rèn luyện khắc khổ mới có thể thích ứng được với kiểu ngồi đó. Bài học lễ nghĩa đầu tiên của trẻ em thời xưa chính là học ngồi quỳ. Ý nghĩa của nó cũng giống như việc rèn luyện các tân binh mới nhập ngũ vậy.
Việc rèn luyện cách ngồi quỳ, ngoài tác dụng có thể rèn luyện ý chí cho trẻ em, thì quan trọng hơn nữa là giúp tu thân dưỡng tính. Bởi vì ngồi quỳ lâu rất khó chịu, tâm lý căng thẳng mệt mỏi. Cho nên rèn luyện cách ngồi quỳ chính là rèn luyện tâm tính, từ đó giúp cho giữa tư thế ngồi và nội tâm được hài hoà, thống nhất, như vậy mới có thể đạt tới tư thế ngồi quỳ hoàn thiện. Do vậy, những người đã trải qua quá trình rèn luyện tư thế ngồi quỳ, khí chất đều mạnh mẽ, cứng cỏi, tính cách đều nghiêm túc, kiên nhẫn.
Trước khi chiếc ghế ra đời, ngồi quỳ là cách ngồi chính thức trong các trường hợp ngoại giao, bất luận là thiên tử hay là thảo dân đều phải ngồi quỳ. Người hiện đại chúng ta khó mà tưởng tượng nổi. Vào thời đó, khi Hoàng đế và quần thần bàn nghị sự, các đại thần quỳ lạy Hoàng đế, tư thế ngồi của Hoàng đế kì thực không khác quỳ là mấy. Kiểu ngồi bình đẳng này, đã kéo gần quan hệ giữa thần dân và Hoàng đế, quan hệ giữa quân thần khi đó cũng giống như các đối tác hợp tác làm ăn với nhau, quỳ hoàn toàn không mang hàm nghĩa đặc thù là hạ thấp như cách hiểu hiện nay, mà là một biểu hiện của thái độ cung kính chân thành. Kể từ sau khi chiếc ghế có mặt trong đời sống, ý nghĩa của hành động quỳ và nội hàm nghĩa phát sinh của nó đã thay đổi rất lớn. Hoàng đế ngồi trên ghế cao nhìn xuống, còn các thần dân lại phải quỳ lạy dưới đất, sự bất bình đẳng về mặt lễ tiết này đã khiến cho thần dân ngày càng trở nên khúm núm, e sợ, từ đó càng củng cố thêm quyền lực tối cao của Hoàng đế, dần dần nô lệ hóa tâm lý người dân.
Có thể nhiều người cảm thấy kỳ lạ, tại sao ở người châu Âu không xuất hiện hiện tượng nô lệ hóa như trên? Kì thực, lí do hết sức đơn giản, trong lễ nghĩa của người châu Âu, họ ít khi biết đến quỳ, ngoài việc quỳ để nguyện cầu Thượng đế, đối với bất cứ ai khác, họ đều không phải quỳ. Còn với Trung Quốc, quỳ là một lễ nghi phổ biến nhất, bất kể là giữa vua - tôi, hay giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp hạ lưu, giữa dân thường với quan lại. Ở trên đã nói, trước khi chiếc ghế ra đời, tính bất bình đẳng của hành động quỳ thể hiện rất rõ rệt, từ đó dần dần dẫn đến nô lệ hóa tâm lý nhân dân, có lợi cho tầng lớp thống trị.
Trung Quốc kể từ sau thời Bắc Tống bắt đầu xuống dốc, đây cũng là thời kỳ gần tương ứng với thời gian mà chiếc ghế được phổ biến rộng rãi, lẽ nào đây chỉ là sự trùng hợp mà thôi? Vai trò của chiếc ghế, cũng giống như việc phát minh ra mạng và điện thoại di động đã làm thay đổi phương thức sống của xã hội. Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều phát minh mà cho đến nay vẫn không được đánh giá đúng với tầm vóc của chúng, giống như một vật dụng nhỏ nhoi là chiếc ghế, kì thực chúng lại có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với nền văn hóa của chúng ta.
 
Lê Dương dịch từ nguyên văn tiếng Trung Quốc
Theo duzhe.com
 
 
 
 
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434695

Hôm nay

2315

Hôm qua

2310

Tuần này

21345

Tháng này

211743

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434695