Nhìn ra thế giới
Tổng quan về giáo dục Nepal
Với xu thế toàn cầu hóa, việc nghiên cứu, rút kinh nghiệm và học tập nước ngoài để đổi mới và phát triển Giáo dục là rất cần thiết. Tuy vậy để có một tầm nhìn chiến lược phù hợp với GD Việt Nam, trong việc xem xét kinh nghiệm GD quốc tế, không nên chỉ nhìn vào các nước phát triển mà cần nghiên cứu và so sánh với các nước đang phát triển, thậm chí kém phát triển nữa. Với tinh thần đó chúng tôi xin giới thiệu tổng quan về giáo dục của Nepal, một nước có thể coi là kém phát triển...nhưng xem ra việc đổi mới GD đã tiến một bước rất xa so với Việt Nam[1], ít nhất là trong lý luận phát triển chương trình GDPT.
1. Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal
Nepal, tên chính thức theo Hiến pháp là Cộng hòa Nepal ( trước kia gọi là Vương quốc Nepal) là một quốc gia nằm kín trong lục địa thuộc vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng (Trung Quốc) ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam, đông và tây. Trước ngày 28-5-2008, Nepal là một trong 45 nước trên thế giới còn là nước theo chế độ quân chủ. Ðất nước này còn kém phát triển và đầy bất công. Gần một nửa số dân nghèo khổ, nhiều vùng dân cư còn hoang sơ và lạc hậu. Một số thông tin chính:
- GDP: 400 USD/người (2008)[2]
- HID[3]: 0,553 ( Trung bình, hạng 144/ 182 nước)
- 101 dân tộc ít người, trong đó 10 nhóm chính chiếm 69% dân số
- 92 Ngôn ngữ khác nhau, có 48.61% nói tiếng Nepal
- Đất nước của những đỉnh núi. Trong 10 ngọn núi cao nhất thế giới, thì Nepal chiếm 8, trong đó có đỉnh Everest. Du kịch leo núi là điểm nổi bật.
- Từ 1975 GD tiểu học là miễn phí và bắt buộc. Bắt đầu từ 6 tuổi kéo dài 5 năm. Chương trình GD Nepal chịu ảnh hưởng rất lớn mô hình GD Hoa Kỳ và các tư vấn của chuyên gia UNESCO.
So sánh tổng quát với Việt Nam
Chỉ số
|
Nepal
|
Việt Nam
|
Diện tích
|
331.150 km²
|
|
Dân số ( 2008)
|
29,331,000 người
|
86,210,781 người
|
GDP (2008)
|
400 USD/người
|
890 USD/người
|
HID (2009)
|
0,553 ( TB, hạng 144/ 182)
|
0,725( TB, hạng 116/182)
|
Nhìn chung điều kiện kinh tế -xã hội Nepal thấp kém hơn so với Việt Nam.
2. Hệ thống Giáo dục Nepal
- Năm học kéo dài từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau.
- Cấu trúc hệ thống nhà trường phổ thông Nepal:
Tiểu học
5 năm ( từ 6 -11 tuổi)
|
Sơ cấp kĩ thuật (Technical Elementary)
4 năm ( từ 11-14 tuổi)
cấp Chứng chỉ đã qua đào tạo
|
1. Trung học bậc thấp(lớp 6-7)
2 năm (từ 11-13 tuổi)
|
|
2. Trung học bậc trung (lớp 8-10)
3 năm (từ 13-16 tuổi), kết thúc cấp Chứng chỉ rời nhà trường ( School Leaving Certificate- SLC)
|
Trung học kĩ thuật
4 năm (từ 14-18 tuổi)
cấp Chứng chỉ thợ lành nghề
|
3. Trung học bậc cao(lớp 11-12)
2 năm (từ 16-18 tuổi) cấp Chứng chỉ TH bậc cao để vào đại học theo bốn hướng: Nhân văn, Khoa học, Thương mại và Giáo dục)
|
Kĩ thuật bậc cao
2 năm (từ 16-18 tuổi)
Chứng chỉ tốt nghiệp kĩ thuật ở nhà trường- Chứng chỉ kĩ thuật .
|
3. Thi cử và bằng cấp
- Học xong lớp 10 HS thi để lấy Chứng chỉ rời nhà trường (School Leaving certificate - SLC) Từ đây có thể học tiếp lên cao hoặc đi làm. Đây là kì thi quan trọng và được nhắc đến nhiều nhất ở Nepal.
- Sau khi có chứng chỉ SLC có thể lựa chọn vào học Trung học bậc cao 2 năm (lớp 11-12) để lấy Chứng chỉ cấp trung gian (Intermediate) hoặc Chứng chỉ TH bậc cao (Proficiency certificate) tùy vào chọn các môn học.
- Bằng cử nhân (Bachelor's Degree): từ 3 đến 5 năm tùy thuộc vào các khóa học khác nhau.
- Bằng Thạc sĩ (Master's Degree): từ 2 đến 3 năm tùy thuộc vào các chuyên ngành.
Một vài số liệu của GD Nepal năm học 2009-2010
Chỉ số
|
đơn vị
|
Giáo dục cơ bản
|
Giáo dục trung học
|
Tỉ lệ GV trên HS
|
tỉ lệ
|
41
|
37
|
Điểm bình quân của HS lớp 5 và 8 ở các môn cơ bản
|
%
|
56
|
48
|
Tỉ lệ thi đỗ chứng chỉ
|
%
|
SLC: 64
( grade 10)
|
HSE: 28
(grade 12)
|
Tỉ lệ biết đọc- viết
|
|
Nhóm tuổi 6 trở lên
|
Nhóm tuổi 15 trở lên
|
|
%
|
76
|
60
|
GV có qua đào tạo
|
%
|
70
|
80
|
GV có bằng cấp
|
%
|
92
|
92
|
4. Đào tạo giáo viên
Sau khi có chứng chỉ SLC, học thêm 2 năm theo CT sư phạm để trở thành GV tiểu học.
GV trung học sau khi có chứng chỉ SLC cần học ở Đại học 2 năm để có bằng cử nhân và 2 năm để có bằng thạc sĩ GD hoặc bằng sau đại học về GD.
5. Tầm nhìn và sứ mạng của giáo dục Nepal
Sứ mạng của Giáo dục nhà trường là nhằm phát triển các công dân thành những người có hiểu biết, tài giỏi, có khả năng, có trách nhiệm, đáng tin cậy, khỏe mạnh, biết hợp tác, lịch sự, có đạo lý, lạc quan, yêu nước và có lòng thương người. Đó là những người tin vào chế độ dân chủ, nhân quyền và sự đa dạng, những người có khả năng tư duy phê phán khi đối mặt với những thách thức đang đặt ra trong những năm đầu thế kỉ 21. Những công dân như thế sẽ có khả năng sống độc lập, góp phần phát triển đất nước, làm việc vì sự an ninh và hòa bình của dân tộc, nhân loại.
6. Mục tiêu giáo dục quốc gia (National Goals of Education)
- Tôn trọng sâu sắc đối với chế độ dân chủ, quyền con người và bảo vệ nền văn hóa đa bản sắc của dân tộc.
- Tạo ra những con người có năng lực sáng tạo và biết suy nghĩ có phê phán.
- Tạo ra những công dân biết tham gia và thúc đẩy tiến trình dân chủ.
- Khắc sâu những phẩm chất cá nhân như quý trọng mình, kỉ luật tự giác,
mộ đạo, khoan dung, nhân ái và có ý thức công dân.
- Phát triển khả năng con người nhằm góp phần phát triển dân tộc.
- Phát triển niềm tin vững chắc vào công bằng – bình đẳng xã hội, bình đẳng giới, đối xử với mọi người một cách công bằng không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, thiểu năng, giới tính, xuất thân, vùng miền và tuổi tác.
- Tôn trọng và tôn vinh đối với sự đa dạng về văn hóa xã hội của các dân tộc thiểu số, với thực tế đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc.
- Đề cao sự thống nhất xã hội bằng việc tôn trọng thực sự đối với những xu hướng văn hóa -xã hội khác nhau và cách nhìn quốc tế hiện nay .
- Giúp cho mỗi cá nhân phát triển cá tính của mình trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, đưa đến một đời sống hòa thuận trong xã hội hiện đại .
- Phát triển trách nhiệm xã hội và công dân nhằm bảo vệ và nâng cao những lợi ích chung.
- Nuôi dưỡng, phát triển nhân cách và những khả năng bẩm sinh của mỗi cá nhân vì sự thành công của cuộc sống.
- Giúp cho những người khuyết tật cũng như nhóm dân tộc ít người, Dalits[4] và những người tàn tật, ốm yếu hòa nhập với cuộc sống chung của dân tộc.
- Dạy cho HS sự bảo vệ và sử dụng một cách có suy nghĩ thiên nhiên và tài nguyên văn hóa Nepal.
7. Nguyên tắc xây dựng Chương trình giáo dục
Khung Chương trình quốc gia bao gồm từ mẫu giáo đến lớp 12giới thiệu các yếu tố là nền tảng cho sự phát triển chương trình của nhà trường Nepal. Đó là khung quy định chính sách cơ bản về việc giảng dạy, học tập và đánh giá của nhà trường Nepal. Nó nêu lên các lĩnh vực học tập và các kĩ năng chính nhằm phát triển tri thức và kĩ năng cho tất cả các học sinh (HS). Khung Chương trình quốc gia cũng nhấn mạnh sự phát triển các giá trị và thái độ của HS trong suốt CT. Ngoài ra còn nhiều ND khác cũng được nhấn mạnh như: giới, sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, đẳng cấp, đạo đức, năng lực và thiểu năng, điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện địa lí. Những nguyên tắc cơ bản của Khung Chương trình quốc gia được xác định như sau:
- Phân tích một cách sâu sắc
- Rộng khắp và cân đối
- Xây dựng đầy đủ các lĩnh vực học tập chính
- Sử dụng nguồn đa dạng liên quan đến việc tích hợp
- Lấy trọng tâm là kết quả đầu ra ( outcome focused)
- Tiếp cận theo định hướng lấy HS làm trung tâm
- Thừa nhận sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy và học
- Theo hướng tổng hợp
- Cung cấp các cơ hội phù hợp với sự đòi hỏi của địa phương.
- Thừa nhận giáo dục Sankrit như là cơ sở của những tri thức về khu vực và triết học.
- Cung cấp cơ hội cho GD công nghệ thông tin truyền thông ( ICT)
- Hướng tới trọng tâm kĩ năng sống
- Hướng HS tới cuộc sống lao động
- Thực hiện đánh giá trực tiếp HS
- Phát triển theo định hướng hợp tác
- Thừa nhận sự học tập tự chọn
8. Giáo dục cơ bản ( Basic education)
a) Lớp 1- 3 ( giai đoạn 1)
Mục đích của giai đoạn 1 là giới thiệu cho HS thông qua dạy học chính quy và tạo cơ hội cho các em phát triển đọc viết cơ bản, tính toán và kĩ năng sống, bao gồm các thói quen về sức khỏe và vệ sinh. Ở giai đoạn này, HS học 2 ngôn ngữ, thông thường là tiếng mẹ đẻ, tiếng Nepal và tiếng Anh). Đối với các lĩnh vực học tập khác, trẻ em sẽ được học về khoa học cơ bản, sức khỏe, môi trường và Tìm hiểu xã hội thông qua tích hợp. Thêm vào đó học sáng tạo và nghệ thuật thể hiện (Creative and Expressive Arts)là một phần quan trọng đối với CT của giai đoạn này.
b) Lớp 4- 5 ( giai đoạn 2)
Mục đích của giai đoạn 2 là tạo cơ hội cho HS phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ và các giá trị thông qua sự trải nghiệm từ nhiều lĩnh vực học tập và kĩ năng sống khác nhau .
Các lĩnh vực học của giai đoạn này gồm Toán; Sáng tạo và nghệ thuật thể hiện; Khoa học, Sức khỏe và thể dục; Ngôn ngữ và Tìm hiểu xã hội. Việc trang bị tri thức khoa học, sức khỏe và tìm hiểu xã hội là trọng tâm trên cơ sở cung cấp kinh nghiệm học thông qua nội dung chương trình địa phương phù hợp. Tương tự, những hiểu biết về ICT được tích hợp với các môn học. Kĩ năng sống được nhấn mạnh thông qua việc tích hợp với nội dung và phương pháp trong tất cả các môn học một cách thích đáng.
c) Lớp 6- 8 ( giai đoạn 3)
Giai đoạn 3, HS được học như nội dung đã nêu ở giai đoạn 2.
Các môn học cho GD cơ bản
Ngôn ngữ ( Tiếng mẹ đẻ, tiếng Nepal, tiếng Anh); Toán; Nghệ thuật ( Sáng tạo và nghệ thuật thể hiện); Khoa học( khoa học chung, GD môi trường, Sức khỏe và thể dục); Tìm hiểu xã hội; Tìm hiểu nhu cầu địa phương.
9. Giáo dục trung học ( Secondary education )
a) Lớp 9-10 ( giai đoạn 1)
Các môn học: Ngôn ngữ; Khoa học; Toán; khoa học xã hội; Công việc, kinh doanh và nghề;
Trong suốt giai đoạn 1 (lớp 9-10), HS có cơ hội học các môn Tiếng Anh; tiếng Nepal, Khoa học chung, Tìm hiểu xã hội và Toán như là các môn học bắt buộc. Tự chọn 1 môn trong các lĩnh vực công việc, kinh doanh và nghề. Thêm vào đó HS có thể chọn 1 trong các lĩnh vực học tập sau: Ngôn ngữ; Khoa học, Tìm hiểu xã hội. Nhà trường cung cấp cho HS càng nhiều sự lựa chọn càng tốt.
b) Lớp 11-12 ( giai đoạn 2)
Lên giai đoạn này, HS có cơ hội tìm hiểu 2 lĩnh vực rộng:
a) GD Hàn lâm (Academic), trong lĩnh vực này lại chia ra các hướng như: Tìm hiểu xã hội, Quản lí và Khoa học.
b) GD nghề và kĩ thuật (Technical and vocational education). Trong lĩnh vực này chia là các hướng sau: Nông nghiệp; Rừng, Kĩ sư và Y khoa;
Trong mỗi lĩnh vực trên có 3 nhóm môn học: bắt buộc, chuyên sâu và tự chọn (compulsory, specialization and elective). Sự phân bố khối lượng cho ba nhóm theo định hướng sau:
• 40 % cho các môn học bắt buộc và tự chọn + 60 % cho các môn học chuyên sâu.
• Tiếng Nepal, tiếng Anh và Tìm hiểu xã hội là các môn học bắt buộc cho tất cả HS lớp 11-12. Môn Tìm hiểu xã hội bao hàm cả tìm hiểu Nepal và những hiểu biết toàn cầu.
• HS sẽ có cơ hội lựa chọn bất cứ 1 môn học nào như là môn tự chọn trong lĩnh vực chuyên sâu.
10. Mười chín vấn đề tồn tại của hệ thống giáo dục nhà trường Nepal: từ cách nhìn của những người trong cuộc.
Từ 2005, để chuẩn bị thay đổi chương trình GDPT ( 2009-2015) qua các hội thảo, người ta đã tổng kết và nêu lên 19 vấn đề tồn tại của GD Nepal sau:
1) Chất lượng GD giảm
2) Công bằng, cơ hội và hiệu quả giáo dục có khoảng cách lớn so với thực tế
3) Tốt nghiệp nhà trường không đủ đối mặt với các thách thức của thế kỉ 21
4) Học sinh thiếu hụt các giá trị, lòng nhân ái, đạo đức, trách nhiệm công dân và tính kỉ luật.
5) Học sinh thiếu tri thức thực hành và kĩ năng sống
6) Học sinh không có khả năng tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động.
7) Cơ hội học tập rất hạn chế, lớp học ồn
8) Chương trình thiếu thực hành và không phù hợp với nhu cầu, năng lực HS
9) Chương trình cứng nhắc, thiếu linh hoạt
10) Chương trình hiện hành không đáp ứng được nhu cầu của các nhóm người đặc biệt như: phụ nữ, người Dalits, dân tộc thiểu số, và HS khuyết tật
11) Mối liên kết giữa CT với các trình độ khác nhau rất lỏng lẻo, yếu
12) Chương trình TH quá tải
13) Chương trình cấp chứng chỉ hết phổ thông ( SLC) dường như quá cứng
14) Phương pháp dạy học không tương tác được với người tham gia
15) Học sinh không có cơ hội học tiếng mẹ đẻ
16) Phòng học dành cho HS chậm hiểu rất hạn chế hoặc không có
17) Đánh gía HS chủ yếu theo hướng thi cử
18) Đánh giá còn cứng nhắc đối với các trường hợp HS khuyết tật, nhóm HS thiệt thòi, dân tộc ít người, phụ nữ và người Dalit
19) Đánh giá chưa linh hoạt nhằm khuyến khích nhưng HS giỏi.
11. Những đề xuất chung
a) Triết lí giáo dục
Nguyên tắc nền tảng của GD là mọi HS đều có quyền được GD và hệ thống GD phải mềm dẻo nhằm đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi HS. Đó là một triết lý GD nhằm đề cao vị trí trung tâm của HS và đòi hỏi không phải HS cần thay đổi cho phù hợp với hệ thống GD hiện tại mà đúng hơn là hệ thống GD phải thay đổi hướng đến HS là trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS. Do đó cần nhấn mạnh yêu cầu về nhà trường thân thiện, HS có năng lực và HS khuyết tật học cùng một mái trường; cần tạo ra một hệ thống GD không phân biệt đối xử, ở đó mọi HS đều có cơ hội học tập bình đẳng.
b) Chương trình
· Chương trình nhà trường phải được xây dựng từ mẫu giáo đến lớp 12 tránh làm cắt khúc.
· Những người góp ý cần tập trung tâm huyết vào việc phát triển CT và xem xét quy trình
· Chương trình và đánh giá cần mềm dẻo hướng tới nhu cầu của HS
· Chương trình môn Toán và khoa học bậc trung học cần đơn giản hơn
· Tiếng Nepal, tiếng Anh, khoa học và toán phải là môn học bắt buộc đối với tất cả các trình độ
· Những lĩnh vực mới như kĩ năng sống, ICT, giáo dục nghề và kĩ thuật cần đưa vào CT nhà trường
c) Đánh giá, thi cử
- Đánh giá cần đầy đủ hơn
- Không kiểm tra với trình độ tiểu học
- Đánh giá cần hướng tới nhu cầu của những nhóm đối tượng như phụ nữ, dân tộc ít người, Dalit, khiếm thị, khuyết tật và thiểu năng trí tuệ...
- Kiểm tra trong và ngoài cần thực hiện ở tất cả các lớp và các trình độ.
- Trọng tâm là đánh giá lớp học
- Kiểm tra không chính thức (Informal testing) từ tiểu học đến trung học bậc cao
- Nhấn mạnh về thực hành và không kiểm tra
- Thi cuối lớp 5 do trung tâm tài nguyên ( Resource center)
- Thi cuối lớp 8 do cấp huyện thị
- Thi cuối lớp 10 do cấp huyện thị
- Thi cấp chứng chỉ SLC do cấp vùng miền
- Trọng tâm của kì thi lấy chứng chỉ SLC tập trung chỉ ở CT lớp 10
- Kì thi hết cấp THPT bậc cao chỉ tập trung vào CT lớp 12
- Cần có một ban khảo thí
- Có những ngày chuẩn bị thi
d) Sáu môn học chính ( six core subjects)
- Tiếng Anh ( English)
- Tiếng Nepal ( Nepali )
- Tìm hiểu xã hội ( Social-studies)
- Toán ( Mathematics)
- Khoa học và sức khỏe ( science and health)
- GD dân số và môi trường ( Population and eviroment education)
e) Sách giáo khoa
Đã thí điểm chủ trương nhiều bộ SGK (Multiple textbook). Trung tâm phát triển CT hàng năm nêu lên một danh mục SGK cho mỗi lớp/ cấp học. Uỷ ban GD quận huyện kết hợp với phòng GD quận huyện dựa vào hướng dẫn của Trung tâm phát triển CT để quyết định SGK cho mỗi lớp/cấp/ nhà trường trong địa phương mình. Danh mục SGK phải được Trung tâm phát triển CT lựa chọn và phê duyệt. Phòng GD quận huyện bàn bạc với Trung tâm phát triển CT khuyến khích các địa phương tự xuất bản các SGK địa phương. SGK có thể mua được trong tất cả các trường học, cơ quan GD quận huyện cùng với Trung tâm phát triển CT chịu trách nhiệm chung.
Sự thật là thiếu các tư liệu học tập bằng tiếng Nepal, HS thích sử dụng sách bằng tiếng Anh và các tư liệu như đĩa CD-ROM và đa phương tiện. Vì thế các kì thi có thể thực hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nepal.
Hà Nội, 7/2010
Nguồn dẫn:
1. National Curriculum Framework for School Eduaction (Pre-primary-12) in NEPAL - Ministry of Education and Sports Curriculum Development Centre Sanothimi, Bhaktapur-2005
2. School Sector reform 2009-2015 - Government of Nepal -Ministry of Education - Kesharmahal, Kathmandu - August 2009
[1] Phát biểu trước Quốc Hội, GS Nguyễn Lân Dũng đã nhiều lần khuyến cáo cần học tập GD Nepal.
[2] http://data.worldbank.org
[3] Chỉ số phát triển con người
[4] Dalit tên tự gọi của một nhóm người, trong cái nhìn truyền thống họ như là những kẻ tiện dân ( hạ đẳng). Dalits là nhóm dân cư hỗ hợp đủ loại ( Wikipedia.org).
tin tức liên quan
Videos
Tỉnh Nghệ An tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội
Xoài Tương Dương và hành trình xây dựng thương hiệu
Chúng ta đang cần tới một cuộc đại chấn hưng văn hóa của quốc gia - dân tộc!
Về với Nga ba Đồng Lộc
Nghệ An sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Thống kê truy cập
114524650
Hôm nay
2124
Hôm qua
2304
Tuần này
21352
Tháng này
211346
Tháng qua
0
Tất cả
114524650