Xứ Nghệ ngày nay

Diễn Châu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa

Nhằm thực hiện mục tiêu: "Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc qua đó tạo được sự chuyển biến tốt trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của cán bộ và nhân dân góp phần xây dựng quê hương Diễn Châu văn minh, giàu đẹp" mà Đề án xây dựng và phát triển đời sống văn hóa huyện Diễn Châu giai đoạn 2006-2010 đã đề ra, thời gian qua, Diễn Châu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, như:

Tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền; Đẩy mạnh phong trào văn nghệ - thể thao quần chúng; Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, đơn vị văn hóa, thiết chế VHTT - TT; Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với du lịch; Xây dựng các câu lạc bộ văn hóa thể thao; Đưa nghệ thuật chuyên nghiệp về cơ sở...

 
Ở Diễn Châu, công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa luôn được quan tâm cả về nội dung, phương pháp, hình thức nhằm đạt hiệu quả cao. Ngoài việc tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, các ngày lễ và sự kiện chính trị lớn trong năm, nội dung tuyên truyền còn được gắn với các chủ đề, chủ điểm của ngành, như: tuyên truyền cho việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, tang, lễ hội, tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hóa, tuyên truyền cho Luật phòng chống bạo lực gia đình và những chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến các nội dung của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như: Pháp lệnh dân số, Luật phòng chống ma túy, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông ... Hình thức tuyên truyền cũng rất đa dạng, phong phú nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền như: cổ động trực quan, truyền thanh truyền hình, sân khấu hóa, văn nghệ quần chúng... Đội văn nghệ thông tin của Trung tâm VHTT - TT huyện mỗi năm xây dựng mới được từ 4-5 chủ đề tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền từ 70-80 buổi. Hoạt động tuyên truyền còn được thực hiện qua các buổi họp khối, xóm và các tổ chức, đoàn thể: CCB, phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên ... nhằm quán triệt các nội dung của phong trào xây dựng đời sống văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân.
Là địa phương có phong trào mạnh về hoạt động văn nghệ - thể thao quần chúng với mỗi xã, thị trấn đều có 1 đội văn nghệ; mỗi thôn, xóm, cơ quan, đơn vị, trường học đều có 1 đội hoặc 1 tổ văn nghệ, số người dân tham gia luyện tập thể thao chiếm 31%, toàn huyện có 75 CLB thể thao... Diễn Châu đã phát huy thế mạnh này trong xây dựng đời sống văn hóa. Hằng năm, mỗi xã tổ chức hội diễn VNQC ít nhất 1 lần, 4-6 giải thể thao;  huyện tổ chức 2-3 lần hội diễn văn nghệ và 9-11 giải thể thao, một lần liên hoan truyền thanh cơ sở và giọng hát hay trên sóng truyền hình. Huyện còn phối hợp với Trường Cao đẳng VHNT tỉnh mở các lớp tập huấn ngắn hạn về về âm nhạc, thanh nhạc, hát dân ca... cho cán bộ ngành và hạt nhân văn nghệ cơ sở. Đồng thời có biện pháp duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương như: Hát ca trù, tuồng, chèo, cải lương..., phát triển dân ca Nghệ Tĩnh. Ca trù Diễn Châu thường xuyên được tham gia giao lưu với các CLB ca trù trong cả nước và đã dành giải Nhì Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2009. Phối hợp với các đoàn nghệ thuật trong tỉnh đưa nghệ thuật chuyên nghiệp về với nhân dân ở cơ sở, phối hợp với các ngành tổ chức hội diễn chuyên ngành và tham gia hội diễn ở tỉnh, ở trung ương, tiếp tục cùng ngành giáo dục đẩy mạnh phong trào hát dân ca trong trường học, tổ chức tốt hội khỏe Phù Đổng ... Những việc làm đó đã tạo điều kiện cho nhân dân huyện nhà được tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Trong xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng, đơn vị văn hóa, Diễn Châu chú trong xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, tôn vinh nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam: gia đình hiếu học thành đạt, gia đình nhiều thế hệ ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, gia đình làm kinh tế giỏi..., làng văn hóa vừa mang nét văn minh, hiện đại của nông thôn mới, vừa giữ được nét đẹp truyền thống của làng quê Việt Nam xưa. Việc bình xét, suy tôn các danh hiệu GĐVH, LVH, ĐVVH, dòng họ văn hóa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đảm bảo chất lượng. Từ mô hình cưới theo nếp sống mới được tổ chức tại nhà văn hóa ở Diễn Hùng, Diễn Châu đã nhân rộng ra nhiều xã khác như: Diễn Xuân, Diễn Kim, Diễn Lộc... được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng và được nhân rộng ở nhiều địa phương khác trong tỉnh. Mô hình làng văn hóa tiêu biểu: làng Đại Thành (Diễn Kim), làng Tây Hồ (Diễn Phong), xóm 8 (Diễn Hùng), làng Tân Châu (Diễn Nguyên), xóm 3 (Diễn Mỹ)..., dòng họ văn hóa tiêu biểu: họ Ngô (Diễn Kỷ), họ Cao (Diễn Thọ)... đang tiếp tục tỏa sáng trong đời sống văn hóa huyện nhà. Ngoài 4 xã có thành tích xuất sắc trong phong trào TD ĐKXD ĐSVH là Diễn Hùng, Diễn Phong, Diễn Liên, Diễn Đồng, nhiều đơn vị, địa phương luôn giữ vững và phát huy tốt danh hiệu văn hóa, như: Diễn Mỹ, Diễn Thịnh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Bích, cơ quan Huyện ủy, Công an huyện, Ngân hàng NN&PTNT, Trường tiểu học Diễn Xuân, Trạm y tế Diễn Vạn... Các CLB văn hóa - thể thao: CLB thơ, CLB gia đình trẻ, CLB bà nội bà ngoại, CLB không sinh con thứ 3, CLB bóng chuyền, cầu lông được thành lập ở tất cả các xã, ở huyện và hoạt động có hiệu quả làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được đầu tư tu bổ, tôn tạo gắn với việc tổ chức các lễ hội: Đền Cuông, đền thờ họ Cao, đền thờ tướng công Tạ Công Luyện (Diễn Cát), đề Thiện (Diễn Nguyên), đền thờ họ Ngô (Diễn Kỷ), đình Long Ân (Diễn Trường)... có tác dụng giáo dục truyền thống cho các thế hệ người Diễn Châu. Các thiết chế VHTT - TT được cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống xã quan tâm từ việc tạo cơ chế, chính sách cụ thể về đào tạo cán bộ, quy hoạch đất đai, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động VHTT - TT.  Để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, huyện đã phối hợp với Trường CĐ Văn hoá nghệ thuật tỉnh mở lớp trung cấp quản lý văn hoá tại huyện. Đến nay, cán bộ văn hoá ở 39/39 xã, thị được đào tạo đúng chuyên ngành và có trình độ trung cấp văn hoá trở lên, đáp ứng yêu cầu tổ chức và quản lý các hoạt động VHTT - TT trên dịa bàn. Từ sự nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, đến nay, hệ thống sân thể thao, đài truyền thanh được phủ kín từ xã đến xóm. Hàng loạt công trình văn hoá thể thao cấp huyện: NVH, thư viện, phòng truyền thống, khu liên hợp thể thao được đầu tư xây dựng mới làm diện mạo đời sống văn hóa huyện nhà ngày thêm khởi sắc.
Mặc dù đến thời điểm này, còn một số chỉ tiêu chưa đạt so với đề án đã đề ra, như: tỷ lệ GĐVH 76,8%/chỉ tiêu 85-90%; 5 xã đạt chuẩn văn hóa/chỉ tiêu 10-15 xã, thị trấn; làng văn hóa 47,8%/chỉ tiêu 60%; số xã có NVH, thư viện 36/39, đạt 92,3%/chỉ tiêu 100%; tỷ lệ số xóm có NVH 98,8%/chỉ tiêu 100%; tỷ lệ số xã hoàn thành xây dựng thiết chế VHTT - TT đạt chuẩn quốc gia 41%/chỉ tiêu 50-55%... Nhưng đây là những con số phản ánh đúng chất lượng đời sống văn hóa cơ sở ở Diễn Châu, đúng như mục tiêu của đề án: nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa quê hương và dân tộc qua đó tạo được sự chuyển biến tốt trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của cán bộ và nhân dân góp phần xây dựng quê hương Diễn Châu văn minh, giàu đẹp.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511648

Hôm nay

2311

Hôm qua

2336

Tuần này

22022

Tháng này

218521

Tháng qua

121356

Tất cả

114511648