Dẫu không cùng thế hệ nhưng vài chục năm lại đây, có dịp làm việc và gần gũi với ông hơn, tôi lại hiểu thêm ở một góc nhìn khác. Một góc nhìn về người độc hành lặng lẽ. ễng là Thái Kim Đỉnh. Cũng có thể gọi ông là Người tự biết mình.
Ngẫm cho cùng, tự biết mình là khó. Biết mình có khi còn khó hơn biết người. Cọc đèn tối chân là vậy. Bởi thế, việc một người viết, dù là thơ, văn, lý luận, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật.. thì vượt lên mặc định văn mình vợ người là không dễ. Người tập tọng viết lách khó đã đành, với người đang sở hữu một gia sản bút mực thì sự nhìn đúng, tự biết mình càng khó lắm thay. Có người cao ngạo, có người khiêm nhường, có người lại bình thản tự xếp lấy thứ bậc. Biết mình là ai, đang ngồi ở đâu và đã làm được việc gì. Thái Kim Đỉnh thuộc típ người kể sau.
Biết được mình như vậy, với Thái Kim Đỉnh là bởi có cơ may của đời.
Những năm niên thíêu, Thái Kim Đỉnh được bác ruột là Thái Đình Kiên, một nho sinh giỏi chữ Hán từng theo đến Nhất trường lại giỏi cả chữ Tây nuôi ăn học. Người bác hiếm hoi bỏ sức nuôi con chú với hy vọng cháu sẽ thành danh làm rạng rỡ tổ tông. Ông dạy cháu học đến các bộ Trung dung Đại học Mạnh tử ( trừ Luận ngữ và Kinh dịch trong bộ Ngũ kinh vì không có điều kiện) và đọc các sách Nam Bắc sử cùng các loại cổ văn khác. Cách viết của người xưa đã làm say mê cậu bé Thái Kim Đỉnh. Những câu chuyện, những sự tích kèm các giai thoại văn học trong cổ sử đã như chất men gây hứng thú đọc sách ở Thái Kim Đỉnh ngày ấy, rồi ra sẽ theo suốt cuộc đời ông.
Sau những năm theo học tại gia với bác, tại trường Tổng Thịnh quả, học trường Phủ Đức thọ, tới năm 14 tuổi ông theo học tại trường tư thục Nghĩa yên ( Institution San Josep de Nghĩa Yên ), trường duy nhất tại Nghệ Tĩnh có trình độ tương đương Cao đẳng Tiểu học thời đó. Trường do một cố đạo người Pháp tên là Lantrade, học trò người Nam hay gọi là Cố Lãng, làm hiệu trưởng. Theo học được đến năm thứ 3 thì Thái Kim Đỉnh bỏ học. Ông tự thấy mình học chắc gì thi đã đỗ, mà đỗ rồi thì lấy đâu ra tiền để theo. Cả nhà, cả họ rồi đến cả làng đang chống chọi với đói kém. Ông quyết định thôi học. Đó cũng là quyết định tự mình biết mình đầu tiên.
Qủa nhiên năm sau nạn đói tràn vào Tùng châu như cơn lốc. Nhiều người đã chết đói. Riêng trong bản chi của Thái Kim Đỉnh thì bác Kiên gái, người từng nuôi ông ăn học và chú ruột ông, người từng đỗ Tuyển sinh, đã chết đói thảm thương. Bản thân Thái Kim Đỉnh phải theo cha ngược ngàn nấu cơm thuê cho một Bang tá. Nhìn sức vóc học trò yếu đuối cộng thêm ghẻ lở đầy mình, mẹ ông xót con, gọi về không cho đi nữa. Bà gửi ông Đỉnh cho người em họ của mình.ông cậu Nguyễn Xuân Đích.
Ở với cậu, ông Đỉnh không chỉ được nuôi ăn mà còn được tiếp xúc với các loại sách vở báo chí Đông Tây. Giữa thời buổi đói kém loạn li nhưng sở thích tìm tòi trong sách vở của Thái Kim Đỉnh vẫn không gián đoạn. Tủ sách của ông cậu thông dịch thừa đủ cho một người ham đọc như ông Đỉnh khám phá. Số phận đã không làm gián đoạn con đường tiếp cận văn hoá của chàng trai nghèo. Ông vẫn có sách để đọc, tự làm no thêm tri thức trong hồi đói cơm.
Nhớ đến giai đoạn này, về sau ông có câu đối tự vịnh:
Thư phạn bất yếm đa thư vi tinh phạn vi huyết.
Cần chân duy sở hữu cần thị tính chân thị tình.
(Đại ý: sách, cơm không sợ nhiều (bởi) sách cho tinh thần, cơm cho máu thịt. Nếp cần cù chân thực giữ lấy bởi cần cù là tính nết, chân thực là tình đời )
Dĩ nhiên cái sự đọc không sợ nhiều của ông sau này sẽ phải điều chỉnh. Ây là việc đọc rộng mà không sâu của một người tự học.
Nhưng đó cũng là những chuyện mãi về sau, khi ông đã tự biết những lỗ hổng trong kiến thức của mình. Trước mắt chàng trai Thái Kim Đỉnh đang là những ngày hoạt động sôi nổi.
Cách mạng tháng Tám thành công. Làng Tường Xá quê hương như đã hồi sinh. Thái Kim Đỉnh hăng hái tham gia công tác Thanh niên, Chấp uỷ Việt minh rồi Uỷ viên UBKC Tường xá Đức Châu. Năm 1946 ông được kết nạp Đảng.
Năm 1948 ông lại được điều lên Ban liên lạc khu vực Bắc Trung bộ trong Ban 412. Một ban có quân số như tên gọi. Từ Tướng Nguyễn Sơn đến Giáo sư Đặng Thai Mai, từ nhà thơ Lưu Trọng Lư đến nhiều nhân vật nổi tiếng trong cả nước Những công việc hồi đó đã giúp ông có dịp gần gũi với các nhà văn nhà thơ đàn anh đi kháng chiến ở khu Tư như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, các ông Hồ Tôn Trinh, Nguyễn Hưu, Hoàng Nguyên Kỳ hay lớp cùng trang lứa như Hoàng Minh Châu, Xuân Tửu, Trần Hữu Thung...
Về sau, ông Đỉnh rất biết ơn giai đoạn này. Bởi tiếp xúc với các bậc đàn anh cũng là một cách học. Nghe Xuân Diệu Chế Lan Viên nói chuyện ông vô cùng thích thú. Đêm về ghi chép, sàng lọc. Cứ nghe, cứ ngẫm lâu dần thành nếp làm việc mà cũng là cách học của người sau này đi sưu tầm khảo cứu văn hoá dân gian.
Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, Thái Kim Đỉnh có nhiều cái may, nhiều cơ may. May nhất là việc gặp thầy gặp bạn. Thầy, ngay từ buổi đầu đời ông được học tại gia với người bác vừa giỏi chữ Nho lại vừa tinh thông tiếng Pháp. Lên bậc Cao đẳng Tiểu học, lại được thụ giáo từ các thầy Nguyễn Huỳnh, Nguyễn Hoè, mà sau này ông mới biết thầy Huỳnh dạy Toán lại là nhà Cách mạng Lý Chính Thắng. Hoặc ông thầy người Pháp Lantrade-
Bạn ông, những người được coi là thầy cũng không ít. Đó cũng là cơ may. Giàu vì bạn sang vì vợ, với ông Đỉnh nghĩa nào cũng lọn. Giàu tri thức là rõ nhất. Ông Nguyễn Hưu, ông Hồ Tôn Trinh, Hoàng Nguyên Kỳ.vv.. là anh là thầy là bạn. Ơ ông Nguyễn Hưu ( Thanh Minh) Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà tĩnh thì sự trao đổi qua lại hàng ngày với nhau là những bài học thiết thân của người thầy thật sự.
Ông Trần Hữu Thung, một bạn văn thân thiết nhiều năm, người cùng hội cùng thuyền của một thời tách nhập, người soạn chung Từ điển tiếng Nghệ với ông Đỉnh, là bạn cũng là anh. Học nhau, tôn trọng nhau, xa nhau là nhớ:
...Ra vào chẳng mấy xa xôi
Nhưng anh cũng túng và tôi cũng nghèo
Lương cả tháng có mang theo
Cơm rau cũng chẳng đủ tiêu mấy ngày...
( bài vè Trần Hữu Thung gửi Thái kim Đỉnh ..)
Thương nhau, nhớ nhau, cùng tâm tư chí nguyện. Ông Võ Hồng Huy tuổi Sửu, hơn ông Đỉnh tuổi Dần, mới có câu đối tặng bạn:
Nhất Sưủ nhất Dần ý chí tâm tư chỉ nhất
Thiên hàn thiên thử sưu tầm khảo cứu vô thiên.
Một tuổi Sửu một tuổi Dần ( mà ) ý chí tâm tư như một. Ngày nóng nực ngày giá rét ( vẫn) sưu tầm khảo cứu xiết bao ngày.
Tặng bạn cũng được mà viết cho mình cũng cũng được. Ông Đỉnh coi ông Huy là thầy mình về chữ Hán, ông Huy nhất mực tôn ông Đỉnh là thầy mình món tiếng Tây. Ngày ông Huy còn làm Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, ông Đỉnh làm bài thơ đọc ông Huy nghe và nói : thơ này để Đảng cảnh báo việc đời:
Giữa mùa nước sóc tháng 3
Bọt bèo thì nổi phù sa thì chìm
Quê mình sông nước chẳng êm
Lại thêm chớp lạch, lại thêm mưa nguồn...
Ông Huy nghe thích quá. Bài thơ in ra, thành cái vạ văn. Có trách cứ, căn vặn lên xuống. Ông Thung, ông Huy lại trằn ra đỡ. Mới hay, thêm bạn là thêm sức chống đỡ ở đời.
Ngày nhỏ, bố mẹ sợ khó nuôi nên đã bán Thái Kim Đỉnh cho ông Bếp. Vua bếp họ Trương nên tên đầy đủ của anh con nuôi là Trương Hữu Chí. Ông Đỉnh đội bát hương với cái tên Hữu Chí cho đến ngày hết khoán thì bố mẹ chuộc về. Cõi Tiên vua cha sum vầy với hai bà vợ, chốn trần thế anh con cũng hai bà nhưng không trọn được như cha nuôi. Bà Tuệ, người vợ đầu xinh đẹp nết na đã sớm thiệt phận khi ông Đỉnh mới tuổi 50, thì nay đã có bà Miên tần tảo sớm hôm, chăm bẵm để ông ra sách. Mỗi trang in đều có bóng dáng các bà.
Gần 90 đầu sách với hàng vạn trang in, trong đó 28 cuốn của riêng mình, 60 cuốn in chung với các tác giả. Đó là tất cả công sức, phải Hữu Chí mới làm nên.
Hồi còn sống, nhà thơ Viện sỹ Huy Cận, trong một lá thư gửi ông Đỉnh đã viết: Mỗi khi có người Hà tĩnh ra, tôi vẫn hỏi thăm anh; tôi đã đọc những bài của anh trích đăng trên tạp chí Hồng lĩnh: sâu, tinh tế và đặm hồn quê hương.
Mấy bữa cuối năm con Trâu ông phải nhập viện vì thiên đầu thống. Lại phải mổ mắt lần thứ 3. Đọc sách bây giờ quá là tra tấn . Bình sinh, Thái Kim Đỉnh là người yêu sách, bớt ăn mua sách. Gửi bạn xa bạn gần mua hộ. Ai mượn cuốn nào, ai trả ai chưa. Tủ sách ông Đỉnh giờ ước hơn 3000 cuốn có chọn lọc. Nhiều cuốn là độc bản. Ấy là chưa kể hàng đống báo chí các loại và không biết bao nhiêu những bó giấy chép tay chưa xử lý, trích dùng. Sách nhiều, có lẽ không khó lắm. Có tiền sẽ mua được. Nhưng với đống giấy tờ tài liệu nhặt nhạnh bao năm này, chắc khó ai có, nếu không nói là kho báu của riêng ông.
Cứ nghĩ đến một ngày có ông mà không có tủ sách hoặc còn tủ sách mà không có ông đã thấy lành lạnh trong người.
Xuân Ất Mùi này Thái Kim Đỉnh lên lão 90. Từ Bính Dần 1926 đến Ất Mựi 2015 ông đã có mặt trên cõi đời nhiều hơn vài người thân thiết. Mừng ông Đỉnh thượng thọ, ông Hồ Hữu Phước viết :
-Khôn mới sống đến giờ, lên lóo chớn mươi, mưa nắng từng hồi, thế thái nhân tỡnh nếm đủ.
- Dại đó chết từ nhỏ, biết đời muôn mặt, bể dâu mấy cuộc, thiên kinh địa nghĩa hóy cũn.
Riêng tôi, nhìn vào các công trình của ông mà nể sợ; cũng mừng ông:
-
Nghiệp học một đời, học bạn học thầy, học thật mới thành học giả.
-
Đường văn chín chục, văn kim văn cổ, văn bỡ sao được văn nhân
Tưởng ông cười cái anh đánh trống qua cửa nhà sấm. Hoá ra ông khen : Được !
Nghèn, 3/2015