Nhìn ra thế giới

Thể chế độc tài ở Trung Quốc(II)

Thể chế độc tài dù là độc tài tập thể hay độc tài cá nhân để tồn tại được bền vững lâu dài, thì vấn đề người kế nghiệp, vấn đề truyền ngôi cho thế hệ nối tiếp là hết sức quan trọng, đang trở thành vấn đề lớn của thể chế độc tài.

Theo nhà nghiên cứu Tullock,chế độ kế thừa của chính quyền độc tài TQ có thể chia ra 3 loại : Mở ra trình tự (Open succession), Chỉ định người kế nhiệm (Appointed succession) và Thế long (Hereditary succession). (Gordon Tullock, đã được chính phủ Mỹ phái sang Thiên Tân công tác vào thời kỳ đầu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới thành lập. Nhân lúc này, ông đã quan sát TQ dưới sự thống trị của Mao Trạch Đông, bắt đầu gợi cho ông nghiên cứu về chính quyền độc tài).

      - Dưới các triều đại Phong kiến là “Chế độ Thế long = Cha truyền Con nối”, tức là chế độ “Độc tài của Đế Vương, Hoàng triều” với đặc điểm : quyền lực và lợi ích của ngôi vị Đế Vương là không có nhiệm kỳ, mà chỉ truyền lại cho ngôi trực hệ của Đế Vương hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đây là vấn đề rất hệ trọng đến sự tồn vong của một Vương triều. Chính vì vậy không ít trường hợp xẩy ra sự tranh giành ngôi kế vị của các bà Hoàng hậu, Thứ phi cho con trai của mình trong Hoàng triều là hết sức gay gắt. Nhất là trong trường hợp Hoàng hậu không có con trai. Trong các Đế vương, cũng có Minh quân và Hôn quân. Các quan địa phương, chư hầu cũng dần trở thành các Tiểu vương quốc cát cứ, dẫn đến các Triều đại đều trải qua các giai đoạn “đi dần lên thịnh trị” rồi sa vào “loạn triều” với nhiều nguyên nhân mà “đi xuống suy vong”, chứ không có triều đại nào là “muôn năm, vạn tuế.”

      - Dưới thời Trung Hoa Dân Quốc, sau cuộc Cách mạng Tân Hợi năm(1911) , chấm dứt thể chế phong kiến mấy ngàn năm, Tôn Trung Sơn lên nắm quyền với Tên      gọi là Đại Tổng Thống, thực chất vẫn là một “Đế Vương”, mặc dầu đưa ra chủ nghĩa “Tam Dân”, nhưng chưa làm được gì thì đã qua đời. Người kế vị là Tưởng Giới Thạch nắm quyền chuyên chính Quốc dân đảng, với tên gọi là Ủy viên trưởng, có ý định lấy qui định Hiến pháp do Đại hội Quốc dân gián tiếp bầu ra Nguyên thủ quốc gia, được coi là dạng “Mở ra trình tự” hoặc  gọi  là “độc tài mở ra qui tắc”, có đặc điểm là rất không ổn định. Nếu không qui định nhiệm kỳ, càng tăng cơ hội chính biến, phái thực lực trong tập đoàn quyền lực, chỉ cần cảm thấy có cơ hội là có ý đồ muốn nổi dậy thay thế kẻ độc tài đương nhiệm. Lại tiếp tục như thế, phái thực lực mới trong tập đoàn quyền lực của kẻ độc tài mới, khi thấy cơ hội tốt lại sẽ đứng lên lật kẻ độc tài này để thế chân. Cứ như vậy tiếp tục, làm cho chính quyền tập đoàn quyền lực của kẻ độc tài không thể nào ổn định.

Do điều kiện chiến tranh, chính quyền của Tưởng lúc này chủ yếu là tập trung vào chiến tranh, không thực hiện được gì về nội dung của chủ nghĩa Tam Dân, sau đó bị đảng CS của Mao Trạch Đông thay thế nắm quyền.

      - Dưới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với danh nghĩa đảng Cộng sản là người đánh nam dẹp bắc để giành lấy giang sơn này, nên giang sơn này đương nhiên (?) là thuộc về đảng Cộng Sản nắm quyền lãnh đạo, hay là nói quyền lực lãnh đạo giang sơn này là tập trung vào trong toàn bộ hệ thống tổ chức của đảng Cộng sản từ trung ương đến tận cơ sở, thôn bản, xóm làng hết thế hệ này đến thế hệ khác của tổ chức đảng Cộng sản. Nhưng quyền lực của đảng Cộng sản lại tập trung cao độ vào một số ít người hoặc một người lại diễn biến theo tình hình chính trường cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể và sự từng trải tích lũy năng lượng và nền tảng cụ thể về tập trung quyền lực của một nhóm ít người hoặc cá nhân một người.

Theo các nhà nghiên cứu, thực hiện chế độ “chỉ định người kế nhiệm” so với thực hiện chế độ “mở ra trình tự, qui tắc” có lợi cho ổn định chính quyền độc tài dài hơn. (Elizabeth Stein nghiên cứu 280 chính quyền độc tài, bình quân thời gian cầm quyền của chính quyền không chỉ định người kế nhiệm là 8 năm, chính quyền thực hiện chế độ chỉ định người kế nhiệm là 16 năm.) Tuy vậy bản thân chế độ chỉ định người kế nhiệm cũng gặp lưỡng nan. Việc cân bằng quyền lực của kẻ độc tài với người kế nhiệm là rất khó khăn. Quyền lực người kế nhiệm quá mạnh hay quá yếu đều hình thành tình thế khó kế thừa của kẻ độc tài. Thông thường người kế nhiệm không có được nền tảng quyền lực của lãnh tụ kiểu ma lực như kẻ độc tài, hễ khi được chỉ định là người kế nhiệm, cũng thận trọng tránh tiếng xì xào của liên minh đồng sự, cũng phải phát triển nền tảng quyền lực của mình, để khi kẻ độc tài bất ngờ gặp sự cố hoặc rút lui, là có thể thoát khỏi mọi con mắt của đồng sự, nhảy ra trở thành kẻ kế nhiệm độc tài mới có đủ quyền uy. Nhưng vấn đề là ở người kế nhiệm mở rộng nền tảng quyền lực, thường dễ bị kẻ độc tài đương nhiệm cho là quyền lực của mình đang bị thách thức, từ đó làm cho đôi bên khó tin tưởng nhau. Nhất là kẻ độc tài không bị hạn chế nhiệm kỳ, thường là nhân tố có sức cảm dỗ mãnh liệt đối với người kế nhiệm phát động chính biến, gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa kẻ độc tài với người kế nhiệm. Khi đã xác định rõ người độc tài kế nhiệm, cho dù người độc tài đương nhiệm bị hạ bệ hoặc qua đời, không gây ra khoảng trống quyền lực, rất ít có cơ hội xẩy ra chính biến, hoặc đấu tranh quyền lực nội bộ tập đoàn cầm quyền.

1) Thời đại Mao Trạch Đông, Sau khi đảng CSTQ nắm quyền lãnh đạo TQ, Mao Trạch Đông được coi là “cường nhân lãnh đạo”, có nền tảng quyền lực kiểu truyền thống với sức qui tụ, do có được sự từng trải và nguồn vốn quyền lực đa dạng trong quá trình đấu tranh quyền lực trên mọi chặng đường đấu tranh chính trị của đảng CSTQ mà có. Mao là người nắm quyền lực rất lớn không chỉ trong đảng CSTQ, mà cả xã hội TQ, nhưng ông vẫn chỉ định đến mấy lần người kế nhiệm, tuy chẳng lần nào đúng theo ý nguyện của ông. Đây là dạng “Độc tài cường nhân lãnh đạo có chỉ định người kế nhiệm”. Là kẻ độc tài có quyền thế nhất TQ như Mao Trạch Đông, vẫn gặp tình thế khốn đốn về chỉ định người kế nhiệm này. Trong những người Mao đã chỉ định là người kế nhiệm, Lưu Thiểu Kỳ, Lâm Bưu là “thế quá mạnh”, còn Vương Hồng Văn, Hoa Quốc Phong lại là  “thế quá yếu”, cho nên Mao tuy có được quyền bính và sự tôn sùng cá nhân không có ai sánh nổi ở TQ, nhưng vẫn vấp phải một thất bại trong chỉ định người kế nhiệm. Hai người kế nhiệm mạnh trở thành thách thức với Mao, và bị Mao hạ bệ một cách thảm hại. Hai kẻ kế nhiệm yếu, lại từ bài học thực tế hai người đi trước, nên rất thận trọng, không dám làm gì, Mao vừa qua đời, là không địch nổi với mạnh thế của Đặng Tiểu Bình, nên đành phải tự rút lui.

Chỉ định người kế nhiệm cũng không cách gì ngăn cản được thách thức của tinh anh quyền lực khác đối với người kế nhiệm. Quay ngược về sự kiện Cao - Nhiêu năm 1953, là bắt nguồn từ sự liên minh giữa tinh anh quyền lực để đưa ra người kế nhiệm của mình, liên hợp lại để đấu tranh chống lại người kế nhiệm của Mao chỉ định. Lúc đó Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch muốn thay thế vị trí kế nhiệm của Lưu Thiểu Kỳ và Chu Ân Lai, còn muốn liên minh với Lâm Bưu, về sau Lâm Bưu rút lui, còn lại Cao, Nhiêu, không được Mao ủng hộ, dưới sự phê phán công khai của Trần Vân và Chu Ân Lai, Cao Cương tự vẫn, Nhiêu Thấu Thạch ốm chết trong tù. Cuối năm đó (1953) Mao lần đầu tiên chỉ định Lưu Thiểu Kỳ là người kế nhiệm, Lưu chủ trì công việc tuyến một, Mao rút về tuyến hai.

Di sản người kế nhiệm của Mao Trạch Đông chẳng còn để lại, đã nói rõ nhất tình thế khốn khó của việc  chỉ định người kế nhiệm.

2) Thời đại Đặng Tiểu Bình, cũng vẫn là dạng “cường nhân lãnh đạo kết hợp với chỉ định người kế nhiệm”. Mao chỉ định Đặng Tiểu Bình là Phó Chủ tịch đảng và Chủ tịch quân ủy TW. Kinh nghiệm độc tài của Mao Trạch Đông trở thành suối nguồn gợi ý cho Đặng. Đặng nêu lại tư tưởng Mao Trạch Đông, nhưng lấy bài học phản diện Mao Trạch Đông về mặt phương thức vận hành quyền lực tầng cao Trung cộng, trở thành động lực cải cách của Đặng. Đối mặt với hệ thống quan liêu thối nát và khoảng trống ý thức hệ cuồng nhiệt tàn lụi, Đặng đã thay đổi toàn diện chế độ kế thừa người lãnh đạo và mô thức vận hành quyền lực của Mao, nhấn mạnh “chú trọng thực chất và phân quyền”. Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định là người kế thừa, nhưng nền tảng quyền lực không đủ mạnh, bị Đặng thay thế, và thoát khỏi sự ràng buộc Mao Trạch Đông của hai cái “Phàm là…” của Hoa Quốc Phong, lấy cải cách mở cửa thay thế chính sách kinh tế giáo điều tả khuynh của Mao, về cải cách chế độ  nhấn mạnh “phân quyền và đối trọng”. Đảng vẫn là cơ cấu lãnh đạo và giám sát đứng trên Quốc Vụ Viện, nhưng không còn do một người lãnh đạo nói là xong, mà là do tập thể Thường vụ Cục chính trị cùng quyết định. Hệ thống quyết sách từ một người độc tài chuyển sang lãnh đạo tập thể. Lúc đầu Đặng muốn cải tiến hơn nữa, đưa sự ràng buộc lẫn nhau giữa ba cơ cấu Ban chấp hành TW, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TW, Ủy ban Cố vấn TW, nhưng cuối cùng bị phản đối nên phải bỏ. Về lựa chọn người lãnh đạo, Đặng cũng xóa bỏ thể chế lấy ý thức hệ thống soái, ý thức hệ có vị trí chủ đạo trong lựa chọn cán bộ của Mao (Như mâu thuẫn giữa Mao với người kế nhiệm ngày càng sâu sắc, Mao cho rằng đây không chỉ là xung đột quyền lực, mà còn là đi ngược với ý thức hệ và phản bội lại cá nhân Mao).

Đặng vẫn là dạng “Cường nhân lãnh đạo”, có “nền tảng quyền lực mạnh mẽ vững chắc”, nhưng có mấy điểm nổi bật khác với Mao Trạch Đông :

      - Thể chế nhà nước : tập quyền trung ương về chính trị + phân quyền địa phương về kinh tế;  

      - Thực hiện chế độ tập thể quyết sách trong vận hành quyền lực. Nhưng vẫn sai lầm nghiêm trọng trong tự quyết vụ đánh Việt Nam tháng 02/1979 và vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

      - Đường lối cán bộ, lấy các mục tiêu quốc gia khách quan (như tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội…) để đánh giá hiệu quả, thành tích cán bộ, về tiêu chuẩn trung thành vẫn coi trọng, nhưng ý thức hệ không còn là vai trò chủ đạo trong đánh giá xem xét cán bộ. (Như sự xung đột giữa người lãnh đạo với nhau, được coi là ý kiến khác nhau về đường lối, chủ trương, chính sách, chứ không còn là cuộc đấu tranh sống chết về ý thức hệ trong nội bộ, hoặc bị qui cho là chống đảng, chống lại cá nhân người độc tài);

      - Xóa bỏ chế độ cán bộ suốt đời, đề ra chế độ nhiệm kỳ và niên hạn nghỉ hưu; Lúc mới đưa ra chế độ này, cũng bị các nguyên lão như Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm phản đối, phải lùi đến Hội nghị TW6/XI mới được thông qua.

      - Thực hiện chế độ chỉ định người kế nhiệm cách thế hệ. Mặc dầu đã có bài học sai lầm của Mao Trạch Đông, nhưng Đặng vẫn bị thất bại về chủ trương này như Mao Trạch Đông trong việc chỉ định Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là dạng “thế quấ mạnh” và phần nào đối với Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào là dạng “thế quá yếu”.

3) Thời Giang Trạch Dân, Giang Trạch Dân là do Đặng Tiểu Bình chỉ định, sau khi Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương bị hạ, không phải vì Giang tài giỏi hơn Hồ, Triệu, mà chỉ vì trong cái thế Đặng gây ra vụ thảm sát Thiên An Môn, có bàn tay hỗ trợ của Giang ở phía sau để xử lý hậu quả. Ngoài ra Giang đã hỗ trợ Đặng trong thúc đẩy việc hiểu rõ qui tắc và hạn chế của chế độ kế nhiệm Trung Công. Mặc dầu vậy, Giang không có được bề dày từng trải về đấu tranh cách mạng, quân sự, chính trị, xã hội và uy tín chính trị trong đảng, trong quân đội, trong xã hội, nên không thuộc dạng “cường nhân lãnh đạo”, chỉ trội hơn phần nào trong thế hệ lãnh đạo mới, nên các nhà phân tích cho rằng, từ Mao, Đặng chuyển sang Giang là mở đầu cho chuyển từ dạng độc tài “cường nhân lãnh đạo” sang dạng độc tài mới, dạng độc  tài “người lãnh đạo      hạt nhân”.

(Đặng Tiểu Bình và các Nguyên lão lo ngại khi người kế nhiệm quá yếu, sẽ khó bảo đảm sự liên tục đường lối, nhất là khó ứng phó sự thách thức của các thế lực khác. Vì vậy, năm 1989, sau khi nghỉ hưu, Đặng trao lại cho Giang chức Chủ tịch quân ủy TW, đồng thời Đặng bố trí Dương Thượng Côn là Phó Chủ tịch Quân ủy TW và kiêm Chủ tịch nước. Hơn nữa, Dương Bạch Băng, em ruột Dương Thượng Côn là Bí thư Ban Bí thư TW kiêm Chánh Văn phòng Quân ủy TW. Dương Thượng Côn là đồng minh trung thực với đường lối Đặng, nhằm bảo đảm đường lối Đặng được liên tục. Như vậy sau khi Đặng nghỉ hưu, anh em nhà họ Dương trở thành người nắm quân quyền thực chất, đã gây ra xung đột quyền lực với Tổng Bí thư Giang. Anh em nhà Dương đồng tình vụ 4/6/89 do Đặng quyết sách. Giang đã lợi dụng vụ 4/6/89 Thiên An Môn để khiêu khích quan hệ Đặng-Dương, và tại Đại Hội XIV đã rộ lên vụ anh em nhà Dương. Sau đó quyền lực anh em nhà họ Dương giảm sút, Giang cuối cùng đã được nắm quân quyền thực sự, liền bố trí thân tín của mình là Từ Tài Hậu trực tiếp nắm quân quyền. Các hệ thống khác, Giang chưa kịp hình thành và bố trí người của mình để tạo quyền uy cho mình, nên rất thận trọng cân bằng giữa hai phái bảo thủ và tự do đối với sự ủng hộ Giang, giữ vững vai trò là mẫu số chung lớn nhất giữa hai phái. Giang và Lý Bằng nghi ngờ phái tự do, nên thực hiện chính sách bảo thủ về kinh tế. Năm 1992, trong khi đi thị sát phía nam, Đặng triệu tập cuộc họp quân sự tại Chu Hải, có hai anh em nhà họ Dương dự, không có Giang dự. Tại cuộc họp, Đặng cảnh cáo : “Ai không cải cách, kẻ đó xuống …”với tư thái sẽ thay người lãnh đạo. Cuối cùng buộc Giang phải công khai bày tỏ ủng hộ cải cách của Đặng. Như vậy 1ừ 1978 Đặng đề ra cải cách, nhưng mãi sau 14 năm mới bắt đầu chuyển động được. Còn Giang cuối cùng nắm gọn quyền đảng, chính, quân, bắt đầu từ Thượng Hải, không ngừng mở rộng cơ sở quyền lực của mình và từng bước loại trừ thế lực cản trở quyền lực của mình, từ xử lý Trần Hy Đồng, Bí thư Bắc Kinh, đến buộc Kiều Thạch nghỉ hưu với sự đánh đổi đáp ứng yêu cầu của Kiều Thạch cùng Lý Thụy Hoàn, Vạn Lý công khai yêu cầu Đặng Tiểu Bình chỉ định người kế nhiệm cách thế hệ Hồ Cẩm Đào là Hạt nhân thế hệ 4, và buộc Giang bảo đảm 70 tuổi phải trao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào tại Đại Hội XVI, đồng thời đưa ngay Hồ Cẩm Đào vào Thường vụ Cục chính trị. Trong suốt thời gian dài Giang lên vị trí đỉnh cao quyền lực đã khôn khéo giữ kín thân phận bản thân và gia đình là man khai hai điều, bản thân không phải là đảng viên tham gia cách mạng trước năm 1949, mà là đã tham gia khóa huấn luyện đặc vụ do Uông Tinh Vệ tuyển chọn tổ chức, và Bố là quan chức thuộc tổ chức của Nhật thời Nhật chiếm đóng, mãi những năm gần đây mới được khui ra. )

Dưới thời Giang Trạch Dân, quan niệm về chỉ định người kế nhiệm không chỉ là một người , mà là một thê đội, ít nhất là hai người, một sẽ là Tổng Bí thư, một sẽ là Thủ tướng. Nguồn cán bộ để chỉ định phù hợp nhất là con em cán bộ lãnh đạo (Thái tử đảng), cán bộ Đoàn Thanh niên. Nhưng phần lớn “Thái tử đảng” không được học hành đầy đủ, vì phải về nông thôn hoặc vào quân đội để lánh nạn “Văn cách”. Như Lưu Nguyên, con Lưu Thiếu Ký, Bạc Hy Lai con Bạc Nhất Ba, Tập Cận Bình con Tập Trọng Huân, và Lý Khắc Cường thuộc phái hệ Đoàn Thanh niên, v.v… đều nằm trong danh sách thê đội kế nhiệm. Trong quá trình phát triển, một số bỏ cuộc giữa chừng, còn lại Bạc Hy Lai, Lý Khắc Cường. Bạc Hy Lai tự bộc lộ quá sớm, nên bị thất bại. Đến giờ chót Tập Cận Bình thế chỗ Bạc Hy Lai và Lý Khắc Cường. Đồng thời, Giang nêu lại chủ trưởng “Trẻ hóa”, “Tri thức hóa” đội ngũ cán bộ lãnh đạo, mà Hồ Diệu Bang nêu ra trước đây, bắt đầu hình thành cơ cấu 3 độ tuổi đội ngũ cán bộ. Ngoài ra, còn chỉ định thê đội cách thế hệ là Tôn Chính Tài và Hồ Xuân Hoa sẽ thay thế Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường vào Đại hội 20.

4) Thời Hồ Cẩm Đào, quá trình đi lên của Hồ Cẩm Đào không phải là hoàn toàn tự thân vận động, mà là được sự dẫn dắt của các bậc thế hệ đi trước như Tống Bình và một số vị khác ngay từ khi còn học trong nhà trường Đại Học và các chặng đường tiếp theo từ cơ sở, địa phương và lên dần Trung ương một cách tuần tự thuận lợi. Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo là lứa sản phẩm đầu tiên của thực hiện “chế độ chỉ định người kế nhiệm cách thế hệ” của Đặng Tiểu Bình là sẽ thay thế Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ khi hết nhiệm kỳ. Nhưng khi Giang hết nhiệm kỳ, bề ngoài tuy không còn giữ chức vụ gì nữa (Nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy TW, sau 2 năm mới giao lại cho Hồ Cẩm Đào), nhưng thực chất là đã cài cắm thân tín của mình vào các vị trí then chốt trong Thường vụ để thực hiện can thiệp chính sự sau rèm, coi như đã khổng chế, vô hiệu hóa toàn diện vai trò Hồ Cẩm Đào trong cả hai nhiệm kỳ. Sở dĩ Giang làm được vậy, cũng chủ yếu là do năng lực, bản lĩnh, vốn từng trải về đấu tranh chính trị, nền tảng quyền lực của Hồ Cẩm Đào quá yếu là điều kiện, cơ hội tốt cho thế lực của Giang lấn lướt và đường lối tham nhũng trị đảng trị quốc của Giang coi như vẫn tiếp tục phát huy. Đến thời Hồ Cẩm Đào coi như thể chế độc tài tập thể và độc tài cá nhân đi vào mạt lộ, đồng thời là thời kỳ chuẩn bị cho quả lắc thể chế quay về phía độc tài cá nhân cao độ. Trong thời kỳ này, Lý Khắc Cường, thuộc phái Đoàn Thanh niên cũng được chỉ định vào diện người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

5) Thời Tập Cận Bình, là thời kỳ quả lắc thể chế đã quay hẳn về lại thời kỳ độc tài cá nhân cao độ trên mọi phương diện. Bằng thủ đoạn chống tham nhũng để loại trừ chính địch trong đảng, chính, quân, kinh tế, thông tin, v.v… và các địa phương trọng yếu, đến trước Đại hội 19, coi như đã nắm toàn bộ quyền lực vào tay mình.

Trong thời gian trước và sau Đại Hội 19, Tập Cận Bình đã bằng nhiều thủ thuật quyền biến để loại trừ người kế nhiệm do thế hệ trước chỉ định là Tôn Chính Tài, Hồ Xuân Hoa, loại trừ những người mà dư luận cho là Tập sẽ chọn là người kế nhiệm như Trần Mẫn Nhĩ, loại trừ qui định nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước. Tư tưởng Tập Cận Bình được Điều lệ Đảng, Hiến pháp nhà nước bảo vệ. Tất cả là dọn đường cho  thể chế độc tài cá nhân của Tập tiếp tục ổn định lâu dài.

Các nhà phân tích cho rằng vấn đề chuyển giao thế hệ cầm quyền dưới thể chế độc tài là vấn đề sinh tử đối với thể chế độc tài, nhất là đối với cá nhân kẻ độc tài. Nhưng chưa hề có tiền lệ thành công nào trong giải quyết vấn đề người kế nhiệm, vấn đề chuyển giao thế hệ êm thuận trong thể chế độc tài. Phải chăng đây là vấn đề không thể giải quyết được, càng không phải là lối ra của thể chế độc tài. Nếu cứ tiếp tục, sớm muộn gì cũng bị sụp đổ như bao trường hợp lịch sử cũng như đương đại nhãn tiền ở Trung Quốc và thế gíới đã chứng minh.

Điều này cũng dễ hiểu,

     - Kịch bản 1) thế hệ độc tài A chỉ định người kế nhiệm cho thế hệ độc tài B là C, có nghĩa là A gửi gắm vào C về quan điểm chủ trương, thậm chí đường lối, lợi ích của A để thay thế B, rõ ràng là B không thể chấp nhận, mà phải bằng mọi giá để triệt C. Như trường hợp Tập diệt Tôn Chính Tài và loại trừ Hồ Xuân Hoa. Và ngược lại B cũng vậy, B chỉ định người kế nhiệm cho C là D. C sẽ loại trừ D.

     - Kịch bản 2) C được thế hệ A chỉ định kế nhiệm được công bố sớm, nhất là người thuộc dạng thế mạnh, chủ quan tự bộc lộ sớm là dễ bị A, và cả B cho là đacó ng bị thách thức mình, nên sẽ bị đánh hạ như Lưu Thiểu Kỳ, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, hoặc bị  đối thủ  cùng thế hệ với C khôn khéo hơn sẽ đánh đổ C, như trường hợp Bạc Hy Lai.

     - Kịch bản 3) B không chấp nhận C do A chỉ định, tự mình tìm người kế nhiệm cho mình là C’, đòi hỏi C’ phải phục tùng ý đồ cốt lõi, lâu dài của B, nếu có dấu hiệu không đồng thuận với B, thì dù đã chọn cử rồi, cũng bị hạ, như Lưu Thiểu Kỳ, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, hoặc không tiềp tục đưa vào diện người kế nhiệm, như Trần Mẫn Nhĩ bị Tập nghi ngờ là không đồng tình để Tập cầm quyền lâu dài, nên bị loại bỏ, mặc dầu là thân tín ruột của Tập.

      - Kịch bản 4) C là dạng thế mạnh được chỉ định là người kế nhiệm B, nhưng đến thời điểm phải xuống, không chịu xuống, hoặc B quá yếu, cũng dề gây chính biến để lật đổ B.

Và có thể nhiều kịch bản khác. Tất cả đều cho thấy, chế độ “chỉ định người kế nhiệm cách thế hệ” (một dạng qui hoạch cán bộ cấp chiến lược) của thể chế độc tài là không thực tế, phi khoa học, mà chỉ là tạo ra các phe phái, nhóm lợi ích, gây ra đấu đá tranh giành quyền lực nội bộ, thậm chí diệt nhau không thương tiếc triền miên, không thể chấm dứt. Vì một vấn đề cơ bản là Ai chỉ định (hoặc qui hoạch) người thay thế là của Ai và thay thế cho Ai ở trong cái thể chế độc tài. Vì trong thể chế độc tài, 3 cái Ai đó không phải là một, vì đó là sản phẩm tất yếu của thể chế độc tài, sản phẩm của các phe nhóm “quan chọn quan”, không phải “dân chọn quan”, vì dân đã bị gạt ra ngoài vòng cấm địa.

Nhìn chung lại, đối với thể chế chính quyền Trung Cộng hiện nay tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn thống nhất ở một điểm, vẫn là một thể chế độc tài, lắc lư qua lại như quả lắc đồng hồ từ dạng “độc tài cá nhân” chuyển qua dạng “độc tài tập thể” và ngược lại, cứ như thế tiếp tục, chứ không thể thoát ra ngoài vòng luẩn quẩn này được. Chỉ có khi xóa bỏ thể chế độc tài, thực hiện việc chuyển giao thế hệ do nhân dân quyết định mối thông thuận./.

 

(Bài có tham khảo ý kiến các nhà phân tích về chính trị TQ : Thạch Đào, Trần Phá Không,Lâm Kỵ,Hà Thanh Liễn,Hàn Mai,Dương Quang, Đặng Vi Văn,Hoàng Hạc Thăng,Hồ Bình,Giang Kỳ Sinh,Hồ Tích Vĩ, Thẩm Vinh Khâm,Ngô Tộ Lai,  Đỗ Quang, Trần Khuê Đức,Trình Hiểu Nông, v.v…)

                                                                                                                                                                

 

 

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443048

Hôm nay

2244

Hôm qua

2318

Tuần này

2861

Tháng này

218222

Tháng qua

112676

Tất cả

114443048