Xứ Nghệ ngày nay
Thư viện Nghệ An: Nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa nghe nhìn, các phương tiện truyền thông và mạng internet dẫn đến thư viện tại chỗ gặp không ít khó khăn trong việc thu hút bạn đọc. Vì vậy, ngoài việc phục vụ bạn đọc tại chỗ, trong năm qua, Thư viện Nghệ An đã có nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng nhằm phát huy hiệu quả vốn sách, tài liệu thư viện, góp phần phát triển văn hóa đọc, nâng cao trình độ dân trí và đời sống tinh thần chonhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo ở cơ sở.
Năm qua, Thư viện tỉnh đã thường xuyên phốihợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách báodành cho nhiềuđối tượng bạn đọc, với các chủ đề phù hợp, có ý nghĩa thiết thực. Ví dụnhư phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trưng bày triễn lãm Đường phố sách phục vụ Ngày hội sách của tỉnh tại Quảng Trường Hồ Chí Minh từ ngày 20-22/4/2018; Tổ chức Ngày hội sách với chủ đề “Sách là người bạn thân thiết” tại các trường:Tiểu học Nghi Phương, Tiểu học Nghi Thịnh(Nghi Lộc); Phối hợp Chi hội Kiều học sinh hoạt chuyên đề “Trình bày các tiểu luận chung quanh truyện Kiều và giao lưu thơ về truyện Kiều và Nguyễn Du”;Tổ chức nói chuyện chuyên đề: “Hành trình đi sứ Trung Hoa - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình dương”;…Những hoạt động này làmtăng vòng quay vốn tài liệu trong bạn đọc, thu hút họ vào việc đọc làm cho giá trị của vốn tài liệu ngày càng được phát huy. Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng phục vụ mà Thư viện có những hình thức tổ chức với những nội dung phong phú khác nhau. Chẳng hạn với Ngày hội đọc sách tại các trường tiểu học ở Nghi Lộc, bên cạnh việc tổ chức cho các em học sinh đọc sách tại chỗcòn có các hoạt động: Thi vẽ tranh theo sách, thi xếp sách nghệ thuật, thi giới thiệu các tác giả, tác phẩm của cuốn sách em yêu, trình diễn các tiểu phẩm từ các câu chuyện trong sách,... Những hoạt động trong Ngày hội đọc sách đã góp phần giáo dục học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của sách cũng như những lợi ích mà việc đọc sách mang lại. Đồng thời, qua Ngày hội đọc sách,các em học sinh được giao lưu, trao đổi và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng bổ ích cho việc học như: kỹ năng trình bày, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng tư duy sáng tạo,... “Tham dự ngày hội đọc sách em rất thích. Ngày hội đọc sách giúp em có thể đọc và biết đến những quyển sách hay, không những thế mà em còn được cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống”, Nguyễn Thị Na, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Nghi Phương chia sẻ.
Thi giới thiệu sách tại Ngày Hội đọc sách ở Trường TH Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc. Ảnh: Ngọc Mai
Thi biểu diễn tiểu phẩm từ truyện "Tấm Cám" tại Ngày Hội đọc sách ở Trường TH Nghi Thịnh,
huyện Nghi Lộc Ảnh: Ngọc Mai
Luân chuyển sách và xây dựng nhiều thư viện/tủ sách cơ sở nhằm phát triển phong trào đọc sách. Năm 2018, Thư viện tỉnh xây dựng mới 14 tủ sách ở cơ sở. Đối tượng hướng đến chủ yếu làcácchiến sĩ ở các đồn biên phòng, các em học sinh và bà con nhân dânở vùng sâu, vùng xa.Các tủ sáchmới được xây dựng ởĐồn Biên phòng Tam Hợp và UBND xã Tam Đình (Tương Dương), Tiểu đoàn huấn luyện 19 Con Cuông, khối Sỹ Tân (P.Quỳnh Dị - TX.Hoàng Mai), tủ sách xóm Phú Yên (xã Văn Thành, huyệnYên Thành), … đều phát huy được hiệu quả. Chẳng hạn, tủ sách xóm Phú Yênđược xây dựng vào đầu năm 2018 với vốn sách ban đầu là 100 cuốn.Sau đó, Thư viện tỉnh đãvề đây tổ chức Ngày hội đọc sách, vàhiện nay, tủ sách Phú Yên đã phát triển thành thư viện xóm với vốn sách lên hơn 3.000 cuốn, có đầy đủ các thể loại: sách thiếu nhi, sách văn học, sách kỹ thuật - trồng trọt, chăn nuôi, sách khoa học,… Thư viện mở đều đặn vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần phục vụ nhu cầu đọc sách cho các em học sinh và bà con nhân dân địa phương. Bác Lê Văn Khoa, người dân xóm Phú Yên, phấn khởi nói: Từ ngày có thư viện xóm, các cháu siêng đến đây học và đọc sách hơn, bà con chúng tôi cũng biết được nhiều thông tin cần cho cuộc sống. Người dântrong xóm còn góp quỹ để xóm mua sách mới”. Còn anh Hồ Hữu Nghệ, Chính trị viên Phó, đồn Biên phòng Tam Hợp, cho biết: Những cuốn sách từ “tủ sách biên cương” doThư viện tỉnh hỗ trợ đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu, giúp cán bộ, chiến sĩ chúng tôi nâng cao kiến thức mọi mặt. Ðồng thời, từ vốn sách này, chúng tôi lại tổ chức nhiều đợt đọc sách cho các em học sinh và đồng bàoở đây, giúp đồng bào tìm hiểu kiến thức về pháp luật, đạo đức, khoa học kỹ thuật… ứng dụng vào đời sống, sản xuất,…”.
Cùng với việc xây dựng tủ sách ở cơ sở, Thư viện đã thực hiện14 đợtluân chuyển sách đến 5 điểm (Trại Tạm giam Công an tỉnh; Trại giam số 3; Trại giam số 6; Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Tp.Vinh và Trung tâm Văn hóa & Thể thao huyện Yên Thành), mỗi đợthơn 300 cuốn sách. Các đầu sách cơ bản là sách pháp luật, sách kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sách văn học, sách về kỹ năng sống… Thư viện tỉnh còn kết hợpvớiBan Giám thị trại giam số 3 (Tân Kỳ) tổ chức cuộc thi “Tuyên truyền, giới thiệu, kể chuyện theo sách” cho phạm nhân, thu hút rất đông phạm nhân tham gia. Anh Nguyễn Thái Thanh, Quản lý Trại giam số 3, cho biết, tủ sách ở trại rất thiết thực,thông qua việc đọc sách, các phạm nhân vừa có thêm tri thức, kiến thức để sau này tái hòa nhập với cộng đồng, vừa thu nhận được những giá trị sống tốt đẹp, nhân văn để suy ngẫm, điều chỉnh hành vi, phấn đấu cải tạo tốt hơn.
Tiếp tụcphát huy vai trò xe“thư viện lưu động”.
Với tên gọi “ánh sáng tri thức”, xe “thư viện lưu động” trong năm quađã tổ chức phục vụ ở50 điểm, hơn 50.000 lượt bạn đọc trên địa bàn toàn tỉnh. Đối tượng phục vụ là học sinh, đồng bào vùng sâu vùng xa và các đối tượng chuyên biệt như: người mù, trẻ mồ côi, phạm nhân,… Ông Lê Xuân Hai, Phó Chủ tịch Hội người mù tỉnh cho biết: “Thư viện lưu động giúpngười mù dễ dàng tiếp cận tri thức thông qua hệ thống sách nói, chữ nổi,…giảm bớt thiệt thòi cho họ”. Còn cô giáo Đậu Thị Trường, Trường Tiểu học Nghi Phương, Nghi Lộc chia sẻ: “Trong khi nguồn sách của nhà trường còn hạn hẹpthì xe “thư viện lưu động”với nguồn tài liệu phong phú, đã tạo nên sự mới mẻ, hứng thú với việc đọc của các em, từ đó phát triển văn hóa đọc trong nhà trường”.
Xe Thư viện lưu động phục vụ tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP. Vinh Ảnh: NM
Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn phối hợp với nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức các hoạt động thiện nguyện tặng sách, quần áo cho một số trường học ở miền núi trong tỉnh nhằm phát triển phong trào đọc sách trong nhà trường; Phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF xây dựng vốn tài liệu Pháp ngữ tại Thư viện tỉnh; Phốihợp với Tổ chức Cầu vồng hài hòa (RAWG), tỉnh Namjangzu - Hàn Quốc xây dựng phòng đọc sách và dạy tiếng Hàn tại Thư viện tỉnh.
Một năm năng động với nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng, Thư viện tỉnh đã góp phần đưa tri thức đến với mọi người, đặc biệt là những đối tượng chuyên biệt, những người nông dân, các em học sinh không có điều kiện về kinh tế cũng như thời gian tiếp cận tri thức, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
tin tức liên quan
Videos
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Ngày 12.5.2014 sẽ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Nghệ An lần thứ VII
Thống kê truy cập
114511749
275
2337
22123
218622
121356
114511749