Nhìn ra thế giới
Bầu cử Nghị viện châu Âu (EP): Văn hóa chính trị đa nguyên giành chiến thắng
Tuần hành của người dân vì biến đổi khí hậu ở Đan Mạch, ngày 25/5/2019
Kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) cho thấy, các đảng đạidiện cho giới trẻ và phong trào bảo vệ môi trườngđã trỗi dậy, vị thế của các đảng truyền thống có chiều hướnggiảmsút.Tỷ lệ cử tri đi bầu tăng cao, phe công kích châu Âu bị chặn đứng.Tuy thành công nhưng các đảng cực hữu trên thực tế không thắng như nhiều người lầm tưởng.
Cuộc bầu cử EP từ ngày 23 đến 26/5/2019 là một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Một làn sóng xanh thực sự đã quét qua nhiều nước châu Âu với việc các đảng môi trường đạt được nhiều thành tựu hơn so với dự đoán. Kếtquả bầu cử EPvừa qua là bằng chứng cho thấy vị thế vượttrội của các đảng đạidiện cho giới trẻvà cho phong trào bảo vệ môi trườngđã trỗi dậy,cònvị thế của các đảng tả- hữu truyền thốngcó chiều hướng giảm sút. Từ Pháp, Đức, Ai len, Phần Lan cho đến Bồ Đào Nha, cử tri sinh thái, đa số là giới trẻ, kêu gọi nhau chống hiểm họa ô nhiễm bằng hành động chính trị cụ thể, không ủy nhiệm tương lai cho các chính trị gia chuyên nghiệp. Chiến thắng của giới trẻ và phong trào bảo vệ môi trường là một tin đáng mừng, là tín hiệu khích lệ cho tương lai hành tinh xanh. Đó cũng là nhận định của tờ“Le Monde” khi bình luận về chiến thắng bất ngờ của liên đảng Sinh Thái châu Âu - Đảng Xanh.
Làn sóng xanh bước vào nghị trường
Tại Pháp, khi tổ chức hội nghị đầu tiên của Hội Đồng Bảo Vệ Môi Trường ngay trước ngày bầu EP, Tổng thống Emmanuel Macron có lẽ nghĩ rằng có thể lấy lòng cử tri sinh thái. Trong liên danh của Đảng Cộng hòa Tiến bước, Pascal Canfin, một lãnh tụ sinh thái có tiếng tăm, đứng vị trí thứ hai. Ba tháng trước, cô bé Thụy Điển Greta Thunberg, “ngọn đuốc xanh” của thanh thiếu niên châu Âu, được Tổng thống Macron tiếp tại Điện Elysée. Tháng 3/2019, trong khuôn khổ phong trào thế giới tuần hành vì trái đất, hai bộ trưởng Pháp tham gia xuống đường. Tuy nhiên, các hành động mang màu sắc vận động tranh cử quá rõ nét này không mang lại hiệu quả mong muốn. Kết quả là giới cử tri bảo vệ môi trường đã tạo bất ngờ.Danh sách liên đảng châu Âu Sinh Thái - Đảng Xanh EELV của Yannick Jadot về hạng ba, với 13,47% phiếu. Liên đảng EELV trở thành lực lượng đối lập số hai tại Pháp, đứng sau tổ chức cực hữu đối lập và Đảng Cộng hòa Tiến bước của Tổng thống. Bất ngờ không dừng ở đây. Theo Viện thăm dò ý kiến Ipsos, gần 30% cử tri từ 18 đến 34 tuổi dồn phiếu cho tổ chức sinh thái này, từ nay được gọi là đảng của tuổi trẻ. Trong số này, 14% cho biết cách nay hai năm, họ bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Macron.
Nhưng không phải chỉ ở Pháp, từ Phần Lan, Đức , Ai Len và kể cả Bồ Đào Nha, làn sóng xanh đưa 70 ứng cử viên vào Nghị trường, một con số kỷ lục. Theo nhận định của báo chí châu Âu như Financial Times hay El Pais, sự kiện này, cộng với xu thế đi xuống của các chính đảng tả hữu truyền thống, tại Đức và tại Pháp, cho phép rút ra hai nhận xét: Thứ nhất, giới trẻ châu Âu đã ý thức và hòa đồng với phong trào bảo vệ hành tinh xanh. Thứ hai là những người lo âu cho vận mệnh trái đất trước hiểm họa diệt chủng, từ nay đích thân đứng ra gánh vác cuộc tranh đấu chứ không thụ động ủy nhiệm cho các chính trị gia chuyên nghiệp. Chuyển biến tâm lý này đã tác động trựctiếp đến kết quả cuộc bầu cử.Lần đầu tiên từ 40 năm nay, cán cân lực lượng không còn nằm trong tay các đảng bảo thủ và dân chủ xã hội. Nghị trường bị phân ra nhiều mảnh nhưng ở thế thuận lợi cho phong trào sinh thái và cho hành tinh. Bởi lẽ, phe bài xích châu Âu tuy lên điểm trong kỳ bầu cử vừa qua, nhưng không đủ đông và khả năng thao túng nghị trường. Tuy cùng bài xích châu Âu nhưng phe dân tộc chủ nghĩa Ba Lan chống Nga, còn cực hữu của Pháp thân Putin.
Trong khi đó, tất cả các đảng xanh ở châu Âu đều một lòng xây dựng châu Âu, lấy sức mạnh chung để chống biến đổi khí hậu, để thay thế nhiên liệu hóa thạch và hạt nhân bằng năng lượng sạch. Với vai trò trọng tài, nhóm đại biểu xanh có thể đặt điều kiện với các nhóm đối tác, thúc đẩy các dự án sinh thái.Do đây là một thách thức vượt tầm khả năng của một quốc gia, một mình nước Pháp hay Đức hay Thụy Điển tôn trọng hiệp định COP 21, 22, 23 đều vô nghĩa. Những siêu cường gây ô nhiễm như Hoa Kỳ và Trung Quốc là những thách thức tương lai của Liên minhchâu Âu: Phải sáng tạo đường lối phát triển bền vững vừa tôn trọng môi trường theo một phương châm của nhà văn phi công Saint - Exupéry, tác giả “Hoàng tử nhỏ”: Trái đất này chúng ta vay mượn của con cháu chúng ta.Nghị viện châu Âu chưa khai mở khóa mới nhưng Nathalie Loiseau, đứng đầu liên danh cánh trung tiết lộ một chương trình phát triển bền vững với đề nghị đầu tiên là thành lập “Ngân hàng sinh thái”.
Phái hữu thắng nhưng không lớn
Kết quả bầu cử cũng đánh dấu sự thành công của phái cực hữu. Theo các giới phân tích, trái với những dự báo bi quan châu Âu sẽ hấp hối, cuối cùng châu lục này vẫn chiến thắng: tỷ lệ cử tri đi bầu tăng cao, phe công kích châu Âu bị chặn đứng. Liên minh châu Âu trước đây bị xem là thoái trào, đứng trước nguy cơ tan rã thì nay đã bật dậy. Chínhnhờ trào lưu bảo vệ môi trường, nương theo cuộc vận động toàn cầu, khởi đi từ giới trẻ và vùng Bắc Âu đã giúp cho các đảng Xanh ở châu Âu đặc biệt là Pháp và Đức tăng gấp đôi số ghế nghị sĩ tại Quốc hội. Tuy thành công nhưng các đảng cực hữu trên thực tế không thắng như nhiều người lầm tưởng. Đúng là phe này có thêm đại biểu, từ 151 lên 171, nhưng đó là nhờ 20 ghế của đảng cực hữu Italy. Họ chinh phục một phần cử tri, sau khi chỉnh đổi cương lĩnh bỏ lập luận bài xích EU. Trong khi đó toàn thể 75% số nghị sĩ còn lại, dù tả hay hữu, dù bảo thủ (PPE) hay tự do đều thuộc lực lượng nòng cốt thân châu Âu. Nhóm tự do mà tên gọi chính thức là Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu (ALDE), từ 69 ghế lên hơn 100, là nhờ có thêm 20 đại biểu của đảng Cộng hòa Tiến bước.
Việc có thêm nhiều tiếng nói trong EP, phe dân túy và dân tộc chủ nghĩa được cho là sẽ theo đuổi mạnh mẽ hơn các vấn đề như kiểm soát nhập cư và ngân sách. Xu hướng này có thể phá hỏng kế hoạch của những người ủng hộ, thúc giục trao thêm quyền cho các quốc gia, thay vì một bộ máy quan liêu ngồi ở Brussels. Tuy nhiên, các lực lượng phản đối EU vẫn có những khác biệt và mâu thuẫn với nhau và các lực lượng này có thể gặp khó khăn khi sử dụng các ảnh hưởng của mình. Sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, có thể thấy rõ rằng, hơn 60% cử tri tham gia bỏ phiếu đã lựa chọn các đảng “thân châu Âu”. Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu cao đã truyền đi một thông điệp cử tri đang lớn tiếng yêu cầu có sự thay đổi. Nỗi lo sợ một đảng cực hữu tiếp quản EP đã khiến cho các lực lượng ủng hộ châu Âu tập hợp lại với nhau, tạo nên làn sóng ủng hộ đảng Xanh và đảng Tự do trên khắp châu Âu.
Ngược lại với một số tiên báo “ngày tận thế” của châu Âu đang đến, châu Âu tiếp tục xoay trở tương đối tốt để trỗi dậy vượt qua các hố ngăn cách và khủng hoảng. Những thành tích trước đó của các đảng Dân túy ở cấp độ quốc gia, cũng như các thách thức mà Brexit, Trump, Trung Quốc và Nga đặt ra, đã khơi dậy sự phản kháng tích cực trong phe chính thống ủng hộ châu Âu. Chính trường châu Âu ngày càng giống với một bức tranh treo tường. Hôm qua vẫn còn là tấm ảnh hai khối màu tả hữu đối lập ngự trị, nhưng hôm nay một bức họa mới với nhiều mảng màu và gam màu sắp đặt cạnh nhau. Những xu hướng trước đây (các liên minh tả - hữu) lãnh đạo nghị trường châu Âu trong nhiều năm qua tuy vẫn chiếm số đông nhưng không còn đa số tuyệt đối cần thiết để có thể áp đặt thông qua các dự luật.
Tương quan lực lượng mới
Kết quả bỏ phiếu nhanh chóng truyền khắp chính trường từ Rome đến Parisngay trong ngày 27/5/2019. Tại Pháp kết quả bỏ phiếu cho thấy một giai đoạn khó khăn trước mắt sẽ đến với Tổng thống Emmanuel Macron. Những người được Macron đề cử tham gia vào cuộc chạy đua EP đã thất bại trước đảng Mặt trận Quốc gia của bà Marine Le Pen, người luôn luôn thẳng thắn chỉ trích EU. Tuy nhiên, phe hữu và phe tả truyền thống gần như vỡ trận, cho phép Tổng thống Macron có thể dựa vào liên minh bảo vệ môi trường, đối thủ ở vòng một, nhưng lại là đồng minh ở vòng hai để củng cố đa số ở Quốc hội hay ở các chính quyền địa phương. Thủ tướng Edouard Philippe, có thể tự hào, thu hút ít nhất 20% số cử tri của phe hữu truyền thống dồn phiếu cho liên danh Cộng hòa Tiến bước trong tuần vừa qua. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở Pháp vượt 50%, cao hơn đáng kể so với 42% cách đây 5 năm. Điều tương tự cũng xẩy ra với toàn khối EU nói chung, khi lần đầu tiên tỷ lệ cử tri bỏ phiếu gia tăng trong vòng 40 năm. Ở Đức, nơi tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao không kém, đảng Xanh đã giành thắng lợi áp đảo, trở thành đảng chính trong phe cánh tả, trong khi đảng Dân chủ Xã hội có thành tích kém cỏi, đã buộc phải rời khỏi liên minh hiện tại.
Nhìn rộng ra các nước châu Âu khác, cuộc bầu cử cũng dẫn đến một số ngạc nhiênthú vị: Tỷ lệ đi bầu lên cao là điểm bất ngờ thứ nhất trong bối cảnh toàn châu lục bị các cuộc khủng hoảng là bản sắc, xã hội và môi trường. Trong bối cảnh ấy, xảy ra một bất ngờ thứ hai là xu hướng “thân châu Âu” tiến mạnh cùng với hiện tượng thứ ba không ai dự báo được là phong trào bảo vệ môi trường tăng gấp đôi tỷ lệ phiếu tín nhiệm. Trongcơ cấu mới của EP, khi các đảng chính thống đang suy yếu và sự chia rẽ chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thì lần đầu tiên trong lịch sử, phe trung hữu và trung tả sẽ không còn kiểm soát đa số ghế. Cả hai đều để mất ghế, trong khi đảng Tự do chủ trương ôn hòa, đảng Xanh chủ trương bảo vệ môi trường và phe Dân túy đều thắng thế. Trong bối cảnh các đảng chính thống ủng hộ châu Âu giành được 2/3 số ghế, phe trung hữu và trung tả sẽ phải liên minh với đảng Tự do, để thành lập đa số bền vững.
Nhìn mộtcách toàn cục, đã không có một sự chuyển dịch rõ rệt nào trên phạm vi toàn châu lục sang các đảng cực hữu hay các đảng “bài châu Âu”. Đây là điểm son của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, sự giảm sút số phiếu cho các đảng muốn giữ nguyên trạng tình hình như trước nay là một lời cảnh báo. Cơ cấu và tương quan lực lượng trong EP mới sẽ có lợi cho phe ủng hộ châu Âu, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ được ủy quyền “mọi việc cứ như cũ mà làm”. Dẫu sao, cuộc bầu cử EP năm 2019 đã thu hút được nhiều sự quan tâm hơn bất cứ cuộc bầu cử nào của khối này trong thập kỷ qua. Giới quan sát thời cuộc nhìn vào đó để đánh giá mức độ được lòng dân của các đảng “chống nhập cư”, “phản đối giới tinh hoa” và “hoài nghi châu Âu”. Đối với từng thành viên riêng rẽ, kết quả vừa qua được xem là sự phán quyết sátsao đối với các đảng cầm quyền, nhất là tại các nước trụ cột của EU như Pháp, Đức, Italy và Ba Lan.
Hệ quả tất yếu của cuộc bầu cử EP 2019 là hệ thống các nền kinh tế theo thị trường tự do lâu nay vốn được hậu thuẫn bởi các biện pháp bảo vệ xã hội mạnh mẽ, phần lớn được xây dựng bởi Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Dân chủ Xã hội. Các chính đảng này đã cùng nhau kiểm soát EP, kết hợp với thế đa số trong cơ quan lập pháp kể từ cuộc bầu cử đầu tiên hồi năm 1979. Hiện nay, do cục diện chính trị - kinh tế ngày càng phân mảnh và phân cực trong EU, những ngày “êm đẹp” trước đây đã trôi qua. Đấy sẽ là sự thay đổi mang tính then chốt và sẽ biến quá trình ra quyết định vốn không đơn giản trong EU ngày càng
tin tức liên quan
Videos
Kiểm kê cổ vật – hành trình gian nan của các cán bộ di sản văn hóa
Thể loại phim
Phùng Khắc Khoan với miền núi Nghệ An
Giải Nobel năm 2021
Phòng chống thiên tai từ tri thức cộng đồng
Thống kê truy cập
114528524
2180
2291
2797
215220
0
114528524