Nhìn ra thế giới
‘‘Vận mệnh châu Á’’ đang được quyết định tại Hồng Kông?
Có gần 2 triệu người tham gia biểu tình tại Hồng Kồng.
Các cuộc biểu tình phản kháng khổng lồ tại Hồng Kông vừaqua cho thấy “một không khí căng thẳng baotrùm toàn khu vực” trong bối cảnh đặc biệt: 30 năm thảm sát Thiên An Môn và cũng là 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, kết liễu sự phân liệt của châu Âu thành hai khối, Đông và Tây.
Báo chí khu vực và thế giới mấy tuần nay tràn ngập bài viết về Hồng Kông sau ngày xuống đường phản kháng quy mô khổng lồ chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, bất chấp việc chính quyền đã đình hoãn dự luật.Nhiều trang nhất các tờ báo lớn đăng hình dòng người kín đặc con đường trung tâm thành phố, với tiêu đề: “Tại Hồng Kông, 2 triệu người xuống đường thách thức Bắc Kinh, bất chấp chính quyền đãchịu lùibước”. Tờ Les Echos (Pháp) bình luận “Khi vận mệnh châu Á được quyết định tại Hồng Kông…”. Theo bàibáo này, các cuộc biểu tình phản kháng khổng lồ tại Hồng Kông cho thấy “một không khí căng thẳng chung của toàn khu vực”, trong bối cảnh đặc biệt: 30 năm thảm sát Thiên An Môn và cũng là 30 năm bức tường Berlin sụp đổ, kết liễu sự phân liệt của châu Âu thành hai khối, Đông và Tây.
Tuyến đầu của dân chủ ở châu Á
Công dân nhiều quốc gia châu Á hiện tại đang đứng trước lựa chọn: Có chấp nhận theo đuổi tăng trưởng kinh tế và với tình trạng được gọi là “ổn định xã hội” hay không, nếu các quyền căn bản của họ bị xâm phạm. Mâu thuẫn chủ yếu hiện nay tập trung vào thế đối đầu giữa các chế độ, như Trung Quốc, lấy việc tập trung quyền lực tuyệt đối làm điều kiện căn bản cho thành công kinh tế, và bên kia là các xã hội “đã trưởng thành”, nơi người dân không chấp nhận vận mệnh của mình bị các chế độ độc tài quyết định. Đối với ông Tập Cận Bình, việc tập trung quyền lực tuyệt đối - với bàn tay sắt không cần bọc nhung - là điều kiện cho sự ổn định chính trị, và tăng trưởng kinh tế. Theoquan điểm của Bắc Kinh, thảm sát Thiên An Môn mở đầu cho một thời kỳ tăng trưởng kéo dài.Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với thựctế, vì tăng trưởng đã bắt đầu tại Trung Quốc trước Thiên An Môn.BắcKinh còn cho rằng, việc bức tường Berlin sụp đổ đã dẫn đến sự lộn xộn, nếu không phải là sự hỗn loạn.
Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, những cuộc phản kháng tại Hồng Kông vừa qua cũng cho thấy sự tập trung quyền lực ngày càng lớn của ông Tập Cận Bình đã không dẫn đến ổn định. Tại Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đã đi quá xa. Nhà chính trị học Dominique Moisi nhận xét,các chế độ độc tài tưởng rằng họ đi đúng hướng khi kích động tình cảm dân tộc của dân chúng, với quan điểm “Hãy tự hào về tổ quốc, về nền văn hóa của mình! Hãy phát triển kinh tế! Còn các quyền tự do không phải là điều quá quan trọng”. Nhân danh vinh quang Trung Hoa, Bắc Kinh thúc đẩy người Hoa ở khắp thế giới thần phụcđại lục. Tuy nhiên, trênthực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều. Nhiều công dân Hồng Kông - cho dù cảm thấy mình là người Trung Quốc, cũng như nhiều người Singapore gốc Hoa - vẫn hiểu rằng có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa họ và dân cư Hoa Lục. Đó là họ được sống trong một Nhà nước pháp quyền như Singapore, hoặc nếu không cũng là trong một nền dân chủ hiện thực, cho dù bị khống chế về nhiều mặt, như trường hợp Hồng Kông.
Dư luận quốc tế trong những tuần qua nhấn mạnh là toàn bộ lục địa châu Á hiện nay đang trong tình trạng đối đầu gia tăng, giữa các chế độ tập quyền và các quốc gia gắn bó với nền dân chủ. Ấn Độ và Nhật Bản xích lại gần nhau để đối trọng lại với Trung Quốc và các quốc gia châu Á nói trên làm điều này trong khuôn khổ một Liên minh các nền dân chủ đang hình thành tại “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Sự độc đoán và tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh càng gia tăng, thì liên minh các nền dân chủ châu Á ngày càng mởrộng hàng ngũ. Chính theo nghĩa đó, có thể nói tương lai châu Á hiện đang được quyết định tại Hồng Kông, vùng đất nằm trên tuyến đầu của các nền dân chủ châu Á. Theo một phân tích khác, chiến lược của ông Tập Cận Bình rõràng đã bị ngăn chặn. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nắm quyền năm 2012, “hoàng đế đỏ” đã phải lùi bước trước áp lực đường phố. Tình hình diễnra khác hẳn so với hồi năm 2014, khi “Cuộc cách mạng dù vàng” làm tê liệt trung tâm Hồng Kông trong hơn 2 tháng cũng không buộc Bắc Kinh phải đổi ý.
Theo nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan, Đại học Báp-tít Hồng Kông, Bắc Kinh buộcphải yêu cầu lãnh đạo đặc khu “từ bỏ” dự luật này, cho dù bà Lâm đã tuyên bố đình hoãn. Điểm lại nhữngdiễn tiến từ tuần trước, sau ngày đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát, lãnh đạo Hồng Kông đã phải bí mật gặp đại diện của Bắc Kinh tại Thâm Quyến. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh xem việc lãnh đạo Hồng Kông cho phép cảnh sát sử dụng bạo lực quá đà đã phản tác dụng.Theo nhà bình luận chính trị Hồng Kông Lâm Lập Hòa (Willy Lam), phong trào phản kháng dữ dội tại Hồng Kông đã khiến ông Tập phảilùibước. Tình hình Hồng Kông trở nên bốc lửa đúng vào lúc ông Tập đang đứng trước áp lực rất lớn từ Mỹ, trong chiến tranh thương mại song phương, mà hai bên đều tuyên bố muốn sớm ký thỏa thuận hưu chiến. Có một số dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang bắt đầu bỏ rơi Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), đó là tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Anh. Dự luật dẫn độ sang Hoa Lục “chỉ là sáng kiến riêng” của lãnh đạo Hồng Kông, chứ không phải làlệnh từ chính quyền Trung Quốc. Thậtra thì Bắc Kinh đang tìm cách biến bà Lâm thành “hình nhân thế mạng”, để tránh nỗi uấthận của dân Hồng Kông trực tiếp hướng vào Đảng Cộng sản và chính quyền trung ương.
Người dân vượt qua nỗi tuyệt vọng
Le Figaro cũng có một bài viết khác về Hồng Kông mang tựa đề “Thế hệ Dù vàng không còn ngây thơ”. Phong trào phản kháng chống dự luật dẫn độ gắn liền với sự trưởng thành của giới trẻ Hồng Kông, từng đứng lên chống lại các quyết định độc đoán của chính quyền, với phong trào 2014. Chính lớp trẻ với tâm lý,mộtmặt thì lo sợ (do nền dân chủ đặc khu ngày càng bị bóp nghẹt), nhưng mặtkhác, chính những khát khao lý tưởng đã làm nên chiến thắng đầu tiên cho lực lượng dân chủ Hồng Kông. Poly, một thiếu nữ, thành viên trụ cột của phong trào, cho biết ngườidân đã rút ra được nhiều bài học từ các sai lầm trong quá khứ và kiên định hơn. Cựu nghị sĩ ủng hộ dân chủ, bà Margaret Ng, nhận xét rằng, sự quả cảm của giới trẻ khiến tôi nhớ đến các sinh viên tranh đấu năm xưa trên quảng trường Thiên An Môn. Họ sẵn sàng hy sinh vì thành phố của mình.
Người biểu tình phản đối dẫn độ
Chủ nhật 16/6/2019, đường phố Hồng Kông tràn ngập người trang phục đen và tuần hành với hai yêu sách: hủy bỏ vĩnh viễn dự luật dẫn độ và Trưởng đặc khu thân Bắc Kinh phải từ chức. Theo ban tổ chức, gần 2 triệu người tham gia biểu tình, đông gần gấp đôi số người xuống đường cuối tuần trước. Cảnh sát Hồng Kông thẩm định có 338.000 người, gián tiếp nhìn nhận người dân tham gia đông đảo hơn. Trước áp lực, tuần qua, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đãphải lên tiếng xin lỗi ngườidân và nhìn nhận “có thiếu sót khi thực hiện bổn phận, dẫn đến nhiều xung khắc và bất hòa trong xã hội”. Vì sao tình hình diễn biến thuận lợi cho phong trào tranh đấu? Quyết định đình chỉ dự luật dẫn độ được thông báo hôm Chủ nhật rơi đúng vào ngày sinh nhật của ông Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc có lẽ thích một món quà khác vừa ý hơn, nhưng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga buộc phải nhượng bộ áp lực của đường phố, một phong trào phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông. Lên án Trưởng đặc khu hành chính chậm trễ xin lỗi dân chúng, cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ biến thành một cuộc tuần hành đòi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức.
Về mặt chính thức, Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ nhà lãnh đạo Hồng Kông thân Hoa lục, nhưng bên trong hậu trường thì khác. Chiếc ghế lãnh đạo đặc khu có vẻ bị lung lay hơn bao giờ hết, vì cũng vào cuối tuần qua, tại đặc khu Thâm Quyến ở bên kia biên giới và đối diện với Hồng Kông, có một cuộc họp kín của cấp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là cuộc họp kín nhưng thông tin rò rỉ ra ngoài như một tiếng chuông cảnh báo đối với lãnh đạo Hồng Kông. Lập trường chính thức của Bắc Kinh là tôn trọng quyết định đình chỉ dự luật của Trưởng đặc khu Hồng Kông, nhưng trên thực tế, quyết định lùi bước là một đòn sỉ nhục bất thường đối với chínhquyền Trung Quốc. Nhưng do bị sa lầy vào cuộc chiến tranh thương mại với Washington, nên Bắc Kinh không thể chấp nhận để xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị trước cửa nhà, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình dự trù sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tokyo, vào cuối tháng 6 này bên lề Thượng đỉnh G20. Phong trào tranh đấu chống Trung Quốc nuốt lời cam kết “một quốc gia, hai chế độ”đã có thêm nhiều tiếng nói dấn thân. Bước lùi của chính quyền Hồng Kông trùng hợp với ngày sinh viên Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), một trong những lãnh đạo “Phong trào Dù vàng 2014”, ra khỏi nhà giam sau vài tuần lễ thọ án. Năm 2014, khi mới 17 tuổi, Hoàng Chí Phong và phong trào dân chủ đã chiếm đóng trung tâm thành phố suốt hai tháng. Ngay khi được thả, Hoàng Chí Phong tuyên bố tiếptục tham gia tranh đấu và kêu gọi Trưởng đặc khu Hồng Kông từ chức.
Theo Hoi Yi, một người biểu tình 24 tuổi, thì cuộc chiến chống lại dự luật dẫn độ là vấn đề sống còn của ngườidân Hồng Kông. Chính nỗi tuyệt vọng đã làm dấy lên một năng lượng mới trong giới trẻ, cho dù nhiều lãnh đạo năm 2014 đều đang ngồi sau song sắt. Một trong những đặc điểm mới của phong trào hiện nay là giới trẻ không còn đối lập phe chủ trương cứng rắn với phe chủ trương ôn hòa. Vẫn theo cô Poly, giờ đây tất cả đã đoàn kết lại, mọi người quyết định không chỉ trích lẫn nhau. Mỗi khi phải đối đầu với cảnh sát, ngay lập tức, những người thuộc nhóm cứng rắn tựnguyện xông lên tuyến đầu, trong lúc nhóm ôn hòa tiến hành các hoạt động tranh thủ dư luận. Tuy nhiên, ông Jimmy Lai, người sáng lập nhật báo Apple Daily, nhật báo số một của thành phố, cảnh báo là tương lai dân chủ tại Hồng Kông vẫncòn bất định, cuộc chiến sẽ còn kéo dài cho đếntận năm 2047, làthời điểm khi đặc khu này hoàn toàn mất quy chế bán tự trị.
Trả lời phỏng vấn báo Les Echos, nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan cũng lưu ý là phong trào phản kháng mới chỉ chiến thắng một trận đầu, Bắc Kinh sớm hay muộn cũng sẽ trở lại. Và yêu sách của người biểu tình hiện nay chỉ là giữ chế độ chính trị tại Hồng Kông ở nguyên trạng, so với thời điểm 1997, chứ không phải đòi hỏi thêm quyền dân chủ như hồi 2014. Theo báo chí Pháp, việc Bắc Kinh phải lùi bước một phần chủ yếu là do lo ngại thị trường phản ứng tiêu cực. Tờ“Libération” nhấn mạnh đến việc tập đoàn bất động sản Goldin từ bỏ một dự án lớn tại Hồng Kông trong bối cảnh khủng hoảng là một dấu hiệu cho thấy dự thảo luật dẫn độ đe dọa ổn định kinh tế của đặc khu và sự an toàn pháp lý mà Hồng Kông được hưởng cho đến nay. “Les Echos” cũng nhấn mạnh, đối với Bắc Kinh, với tư cách thị trường tài chính hàng đầu châu Á, nơi các doanh nhân được luật pháp bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với Hoa lục, Hồng Kông còn là nguồn tài chính quan trọng đốivới các hoạt động doanh nghiệp tại Trung Quốc, vẫn là một “át chủ bài kinh tế” của Bắc Kinh./.
tin tức liên quan
Videos
Sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh
Kiểm kê cổ vật – hành trình gian nan của các cán bộ di sản văn hóa
Thể loại phim
Việt Nam sử lược và tác giả Trần Trọng Kim
Phùng Khắc Khoan với miền núi Nghệ An
Thống kê truy cập
114528522
2178
2291
2795
215218
0
114528522