Nhìn ra thế giới
Vấn đề văn hóa trong quá trình phát triển CN 4.0
Nhiều hãng xe hơi của Đức nổi tiếng thế giới
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, trong quá trình phát triển đều để lại dấu ấn văn hóa của mình trên các sản phẩm của mình tạo ra. Đồng thời, dấu ấn văn hóa đó lại trở thành sức mạnh tác động vào quá trình phát triển không ngừng của một dân tộc, một quốc gia. Chính văn hóa là linh hồn, là sức ảnh hưởng, là tuổi thọ về giá trị trong khoảng không gian thời gian rộng hẹp, trong chiều sâu của khách hàng sử dụng, trong niềm tự hào của những con người làm ra thương hiệu sản phẩm của một đất nước. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển CN 4.0, không chỉ là một quá trình sáng tạo mới về vật chất, về công nghệ, mà còn là một quá trình sáng tạo mới, hình thành một nền văn hóa mới của thời đại CN 4.0.
Thực tế quá trình phát triển của không ít quốc gia đã nói lên điều này. Như có quốc gia đã phát triển rất nhanh, nhưng lại để dấu ấn văn hóa trong sản phẩm của mình tạo ra không tốt đẹp gì cho lắm trong thời đại văn minh của thế kỷ 21. Nhưng cũng có không ít quốc gia trong quá trình phát triển của mình, không đơn thuần chạy theo về thành quả vật chất mà rất coi trọng cái chất văn hóa được thể hiện trong bất kỳ mỗi một sản phẩm nào được sản xuất ra. Như nước Đức là một trong số các nước thuộc loại này.
Các xí nghiệp của Đức, tùy theo lĩnh vực, sản phẩm nào đó, cũng có “công ty nhỏ”, “công ty chậm”, nhưng có rất ít “công ty kém”, tuyệt đối không có “công ty giả”. Phần lớn các công ty, xí nghiệp Đức đều là công ty lâu đời cả trăm năm, nổi tiếng thế giới, chú trọng cao độ về chất lượng và giá trị sản phẩm, được gọi là “quán quân ẩn hình”. Cho nên có không ít người đặt vấn đề, tại sao ngành công nghiệp Đức cường thịnh lâu bền đến thế?
Đức tiến hành công nghiệp hóa rất muộn. Khi Anh, Pháp đã hoàn thành cách mạng công nghiệp, Đức vẫn là nước nông nghiệp. Người Đức sau khi bước vào công nghiệp hóa, cũng trải qua “giai đoạn sơn trại”, nói là học tập Anh, Pháp, nhưng lại đi ăn cắp công nghệ, làm giả sản phẩm của người khác. (tựa như Trung Quốc và một số nước tương tự ngày nay). Cho nên, ngày 23/8/1887, Nghị viện Anh đã đặc biệt thông qua sửa đổi “Luật thương hiệu” yêu cầu mọi sản phẩm hàng hóa nhập khẩu vào nước Anh và các thuộc địa của Anh đều phải ghi rõ “chế tạo Đức quốc”. “Made in Germany” thực tế thời đó là một dấu hiệu mang màu sắc ô nhục. Lúc đầu nước Đức bước vào thời đại công nghiệp hóa, nghiên cứu khoa học của trường đại học là hoàn toàn tách rời với lĩnh vực sản xuất. Mặc dầu lúc đó “trung tâm khoa học thế giới” là ở nước Đức, nhưng người Mỹ rất thông minh, sau khi họ lấy được văn bằng học vị học ở Đức về nước, không phải chạy vào các trường, viện lớn để làm công tác nghiên cứu, mà là nhảy vào thị trường làm việc tại các xí nghiệp. Đầu thập kỷ 90 thế kỷ 19, nhà khoa học Đức đến Mỹ xem, phát hiện hàm lượng vàng công nghệ trong sản phẩm Mỹ cao nhất. Lúc này mới thấy cái kém cỏi của mình về nhận thức, đã kịp thời đề ra rõ ràng phương châm “lý luận kết hợp với thực tiễn” và bắt đầu ra sức xúc tiến phát triển khoa học ứng dụng. Bởi vì nước Đức có bề dày về khoa học cơ sở, rất nhanh đã xây dựng được mối quan hệ giữa lý luận khoa học với thực tiễn công nghiệp, từ đó chỉ trong vòng thời gian nửa thế kỷ đã đưa đội ngũ nhà khoa học, đội ngũ công trình sư và đội ngũ công nhân kỹ thuật hàng đầu kết hợp lại với nhau, đã lãnh đạo “cuộc cách mạng máy hơi nước và điện khí hóa” (Tức CN1.0, CN2.0), đưa kinh tế công nghiệp Đức có được phát triển kiểu nhảy vọt. Từ đó về sau, máy móc, hóa công nghiệp, điện khí, quang học, cho đến dụng cụ nhà bếp, dụng cụ thể thao trở thành sản phẩm có chất lượng tốt bền nhất thế giới. “Chế tạo nước Đức” đã trở thành đại danh từ về chất lượng và danh dự, không còn là dấu hiệu ô nhục của cuối thế kỷ 19. Các công ty nổi tiếng nhất của Đức, hầu như đều là trưởng thành lên từ thời đại đó. Cho đến ngày nay, họ vẫn giữ vững danh dự có tầm thế giới.
Nước Đức có hơn 2.300 thương hiệu nổi tiếng thế giới (Adidas là “gã khổng lồ” trong ngành giày thời trang thế giới từ hàng chục năm nay). nguồn internet
Họ rất quí trọng “cái danh sau lưng” không tham “cái lợi trước mắt”. Người Đức không phải là một dân tộc “thích mới ghét cũ”, người Đức thích cái đã trải qua, cái có ẩn chứa ký ức văn hóa. Như hiện nay, trong nhà của không ít người thuộc tầng lớp trí thức vẫn còn sử dụng loại radio to như cái hòm gỗ của thập kỷ 60 thế kỷ trước. Vì chất lượng họ làm vẫn tốt nên vẫn sử dụng, đó là một phần, còn một lý do nữa đối với họ là rất quan trọng, không thể vứt bỏ, không có gì thay thế được, đó là khi sử dụng nó, nhìn thấy nó là gợi nhớ những kỷ niệm những câu chuyện thuở nhỏ liên quan đến các vật dụng cũ kỹ này, đem lại một sự thỏa mãn về tâm lý nào đó. Một chiếc bút bi người Đức sản xuất dù có đánh rơi xuống đất cả chục lần nhặt lên vẫn sử dụng tốt y nguyên. Một ngôi nhà ở của dân được xây dựng sau hơn trăm năm không đổ nát, nếu vì chiến tranh hoặc hỏa hoạn làm hư hỏng, thì họ vẫn sẽ xây dựng lại theo nguyên bản, chứ không làm kiểu khác thay thế. Các công trình lớn khác cũng thế, nếu vì lý do gì đó mà bị phá hủy, thì họ tìm lại hình mẫu cũ để phục dựng lại như cũ. Vì người Đức rất thích văn hóa của mình, nên bằng mọi giá để giữ gìn, khôi phục lại nguyên dạng. Nên đã có biệt hiệu “Đức quốc bất biến”.
Sự phát triển kinh tế của Đức không phải dựa vào thị trường bất động sản, một kiến trúc sư Đức khó trúng thầu về xây dựng nhà cửa, vì họ thiết kế, xây dựng làm quá tỷ mỷ để trở thành một tác phẩm nghệ thuật, để nó có tiếng thơm mãi trăm năm sau, nên không thể thắng thầu với giá rẻ. Ở Đức khó tìm thấy hai tòa kiến trúc giống nhau là vậy. Có người nói, điều mà kiến trúc sư Đức coi trọng không phải là “cái lợi trước mắt” mà là “cái tiếng sau lưng lâu dài về sau” là thế.
Tại một buổi chiêu đãi, một phóng viên nước ngoài hỏi Chủ tịch hãng Siemes: “Tại sao một nước Đức 80 triệu dân mà có những hơn 2.300 thương hiệu nổi tiếng thế giới?”. Ông Chủ tịch trả lời thế này: “Điều này là dựa vào thái độ làm việc của người Đức chúng tôi, là rất coi trọng mọi chi tiết công nghệ sản xuất, công nhân viên xí nghiệp của nước Đức chúng tôi đang gánh vác nghĩa vụ cần sản xuất ra sản phẩm hạng nhất, cần thực hiện nghĩa vụ dịch vụ hậu mãi tốt nhất.” Lúc đó, vị phóng viên hỏi ngược lại: “Mục tiêu cuối cùng của xí nghiệp chẳng phải là tối đa hóa lợi nhuận? kệ nó, nghĩa vụ là cái gì?” Ông Chủ tịch lại trả lời: “Không, đó là kinh tế học của Anh, Mỹ, người Đức chúng tôi có kinh tế học của mình. Kinh tế học của người Đức chúng tôi là theo đuổi hai điều: thứ nhất, hài hòa và an toàn trong quá trình sản xuất; thứ hai, tính thực dụng của sản phẩm công nghệ cao. Đây mới là linh hồn của sản xuất xí nghiệp, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận gì gì đó. Sự vận hành của xí nghiệp không chỉ là vì lợi ích kinh tế, sự thực là tôn trọng đạo đức xí nghiệp, đã tinh lại càng phải tinh hơn nữa để tạo ra sản phẩm, càng là thiên chức và nghĩa vụ vốn sinh ra đã có với xí nghiệp người Đức chúng tôi.” Ông Chủ tịch đã nói đến “Thiên chức”. Vậy “Thiên chức” là ý gì? là “việc mà Thượng đế đòi hỏi anh phải làm thế.” Ở nước Đức không hề có một xí nghiệp nào chỉ trong một đêm trở thành bạo phú, trở thành tiêu điểm toàn cầu. Họ đều là “công ty nhỏ”, “công ty chậm” chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, một hạng mục sản phẩm nào đó, rất ít có “công ty kém”, tuyệt đối không có “công ty giả”, không có “sản phẩm giả, kém chất lượng”. Phần lớn họ đều có quá trình 100 năm trở lên, là những công ty nổi tiếng thế giới rất coi trọng chất lượng và giá trị sản phẩm, nên được gọi là những “quán quân ẩn hình”. Ở Đức có một nhà làm rượu nho, sắp 400 năm tuổi, trong thế chiến II, thật may không bị máy bay Mỹ ném bom trúng phá hủy; Công ty săm lốp xe Đức thành lập năm 1871, hiện giờ vẫn tồn tại và có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi; Công ty ADIDAS sáng lập năm 1920, đến nay sắp tròn trăm tuổi. Một loạt công ty Đức đều trải qua trên trăm năm lịch sử, sản phẩm của Đức không có chuyện chiến tranh giá cả, không cạnh tranh với cùng ngành hàng, bởi vì một là có bảo hộ ngành hàng, hai là giá cả không phải là cái quyết định tất cả. Gây ra chiến tranh giá cả rất có thể dẫn đến toàn bộ ngành hàng sa vào vòng tuần hoàn ác tính. Xí nghiệp Đức cũng cần lợi nhuận, nhưng chỉ cần bảo đảm được lợi nhuận cơ bản, có tiền có thể kiếm. Người Đức không phải là tham tiền không chán, đeo đuổi lợi nhuận không ngừng nghỉ, mà là luôn tính đến vấn đề phát triển càng dài lâu, càng bền vững. Vì thế người Đức thà “đồng thời bảo đảm được lợi nhuận cơ bản, để bộ phận lợi nhuận chuyển hóa thành sản phẩm có chất lượng càng cao và dịch vụ càng thêm hoàn thiện.” Như nồi cơm điện của Đức dùng cả trăm năm chưa hỏng, có người hỏi ông Chủ hãng sản xuất nồi cơm điện: “Nồi cơm điện của các ông sản xuất dùng 100 năm chưa hỏng, vì thế mỗi lần bán ra một nồi, trên thực tế là đã đánh mất đi một khách hàng, về sau họ không cần tìm đến các ông nữa. Như người Nhật, họ chỉ làm nồi với hạn dùng trong 20 năm thôi, sau 20 năm, người ta lại tìm đến. Tính kỹ xem, cách làm của các ông là lợi hay hại? Tại sao các ông làm cái gì cũng quá chắc bền vậy? làm chu kỳ sử dụng ngắn đi một ít có phải có lợi hơn không?” Ông Chủ hãng này trả lời như thế này: “Làm gì có chuyện đó, người đã mua nồi của chúng tôi đều không cần mua lần thứ hai, như vậy là đã có thương hiệu qua truyền miệng, càng có nhiều người đến mua nồi của chúng tôi, hiện giờ chúng tôi bận không kịp bận à! Xưởng dụng cụ nhà bếp này của chúng tôi vốn là chuyển từ xưởng công binh sau thế chiến II, đến nay cũng chỉ mới mấy chục năm thôi, nhưng đã bán ra trên trăm triệu nồi. Anh có biết, trên thế giới hiện nay có bao nhiêu người? sắp 8 tỷ người rồi đó, còn có đại thị trường của hơn 7 tỷ người đang ngóng đợi chúng tôi đấy!”
Qua một vài câu chuyện này, cho thấy, cách nghĩ của người Đức là khác người, con đường chiến lược kinh doanh của họ cũng khác với mọi người, một mặt hàng kinh doanh là gắn với cả cuộc đời chỉ làm một lần. Để anh nói đồ của ông ấy tốt, là đã cảm nhiễm đến một người khác, người này lại làm tiếp khách hàng của ông ấy, lại cảm nhiễm tiếp người thứ ba, việc người ta làm chính là cái việc này.
Truy tìm bản chất, tính toán dài lâu. Nước Đức ngày nay chỉ có 3 thành phố, Berlin, Hamburg và Frankfurt được cho là “thành phố quốc tế hóa”, sau này dù có chiến tranh đánh nhau cũng vẫn tuyên bố là “thành phố không bố trí phòng thủ”, các thành phố khác đều là thành phố vừa và nhỏ. Phần lớn người Đức đều sinh sống trong thành phố 5 vạn người, 10 vạn người, 15 vạn người, 20 vạn người, đến thành phố có 50 vạn người, người Đức cảm thấy là quá lớn. Quang cảnh thành phố Đức hầu như đều có đặc điểm: đường ngang trời nơi cao nhất của thành phố nhất định là đỉnh cao của Nhà thờ, bất cứ kiến trúc nào đều không được cao vượt đỉnh cao này. Có người hỏi một vị giáo sư Đức: tại sao người Đức giữ được qui định này? Vị giáo sư trả lời: “Thành phố nhỏ dễ giữ vững. Để giữ vững cũng cần thiết kế xây dựng thành phố nhỏ đi một ít. Anh muốn làm được thành phố không tắc nghẽn xe trong “thời đại ô tô đại chúng hóa”, cần có hai điều kiện, một là bất cứ ngôi nhà nào đều không được vượt quá 5 tầng. Ở Đức, anh muốn xây dựng ngôi nhà cao 6 tầng trở lên là phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua mới được phép; hai là, bất cứ thành phố nào đều phải có một nửa không gian cho đường sá. Chỉ cần anh đồng thời thực hiện cả hai điều này, thì không bao giờ xẩy ra kẹt xe.” Ngày nay, người Đức nói chung là chỉ có Berlin, Hamburg và Frankfurt mới có nhà cao tầng, dù là tòa nhà cao tầng cấp thế giới, còn phải có một điều kiện nữa, là tòa cao tầng khi thiết kế xây dựng là phải tính trước, nếu khi nó nghiêng đổ bất cứ phía nào đều không được đè ép vật kiến trúc khác xung quanh. Như vậy nếu anh xây nhà càng cao càng phải để không gian trống xung quanh càng rộng. Điều này gọi là “Truy tìm bản chất sự vật, xác định chiến lược lâu dài”. Mà “bản chất sự việc” ở đây phải chăng là cuộc sống an lành trong môi trường cảnh quan thiên nhiên thoáng đãng, không chen chúc, xô bồ, chạy theo hình thức bề ngoài càng cao tầng càng tự hào!, hoặc tận dụng hết không gian để xây lên cả rừng cao tầng chen chúc! chỉ cốt thu lợi trước mắt cho các nhà đầu tư bất động sản.
Người Đức không tin vào vật mỹ giá rẻ. Ưu thế của “Made in Germany” (Chế tạo Đức quốc) không ở chỗ giá cả, bản thân người Đức cũng đều thừa nhận “hàng hóa Đức là vật mỹ nhưng giá không rẻ”. Anh có thể mặc cả giá với người Nhật, còn anh nói giá cả với người Đức, một nhát dao cũng không thể cắt ra được. Người Đức thậm chí không thừa nhận có chuyện “vật đẹp giá rẻ.” Ưu thế của “chế tạo Đức quốc” là ở chất lượng của nó, công nghệ chuyên có của nó để giải quyết vấn đề, có dịch vụ hậu mãi ưu tú của nó để dịch vụ cho khách sử dụng. Sản phẩm nói chung của sự phát triển xí nghiệp Đức đều là có đủ trình độ dẫn đầu thế giới, những sản phẩm có độ cao độ khó, một lúc các nước khác không cách gì chế tạo ra được. Trên 30% hàng xuất khẩu của Đức, đều là sản phẩm độc gia (của riêng một hãng) không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sản phẩm công nghiệp chế tạo của người Đức sản xuất ra, lớn như máy đào xúc đào đường sắt, nhỏ như máy đóng sách trong công việc văn thư, về chất lượng mà nói đều là số một thế giới. Sản phẩm dùng làm thực phẩm cung cấp cho trẻ dưới 3 tuổi ăn ở Đức không được có bất cứ chất phụ gia nhân tạo nào, phải là chất thiên nhiên; tất cả sữa bột đều được liệt vào danh mục kiểm soát dược phẩm. Tất cả sản phẩm dùng cho bà mẹ trẻ nhỏ đều chỉ có bán trong cửa hàng dược, không được phép bán trong các siêu thị, v.v… Các hóa phẩm không dùng cho công nghiệp mà người Đức sản xuất ra như chất tẩy rửa, xà phòng rửa tay, ngoài công năng diệt khuẩn, làm sạch ra, đại bộ phận đều dùng công nghệ phân giải sinh vật, tức là dựa vào công nghệ phân giải vi sinh vật để lấy thành phần hóa học trong đó, để giảm xuống thấp nhất, nhỏ nhất tác hại đến con người. Bình lọc nước của người Đức sản xuất ra, vừa có thể lọc bỏ được cả chất vô cơ, chất hữu cơ có hại, giữ lại phong phú nguyên tố ma-nhê. Nước sau khi được lọc, uống vào có vị hơi ngòn ngọt. Nồi cơm điện của Đức có tính chất kháng khuẩn tự nhiên và chịu nhiệt độ cao, vừa tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, lại có hiệu quả dẫn nhiệt cực tốt, nên có người đã thốt lên: “sử dụng nồi cơm điện của Đức này, chỉ cần một ngọn nến cũng có thể làm được một bữa ăn ngon”. Nồi cơm điện Đức có thể dùng cả trăm năm, vì thế rất nhiều người Đức, nồi đang dùng đều là từ đời bà để lại. Đối với người Đức mà nói, bất cứ dụng cụ nhà bếp nào, một đời người chỉ mua sắm một lần, không cần đến lần thứ hai, vì dùng cả đời cũng không hỏng. Hầu như mọi loại dụng cụ khác của Đức chế tạo ra đều có tuổi thọ sử dụng lâu dài, theo như người Đức nói là do hai lý do, một là nước Đức không có tài nguyên, hầu như mọi nguyên liệu công nghiệp quan trọng đều phải nhập từ nước ngoài, cho nên cần phải sử dụng tận hết công năng của vật liệu, hết sức kéo dài thời gian sử dụng, là cách tiết kiệm tốt nhất nguyên vật liệu. Một lý do khác nữa là, người Đức cho rằng, chất lượng sản phẩm tốt xấu, chủ yếu thể hiện ở “sức chịu đựng độ bền sử dụng”.
Trên đây, là những câu chuyện thực tế về văn hóa Đức thể hiện trong mọi sản phẩm của Đức làm ra trong suốt chiều dài lịch sử cả trăm năm của các công ty nổi tiếng Đức, để có cái nhìn từ nhiều góc độ thực tiễn văn hóa hòa quyện trong mỗi sản phẩm của Đức, trong các ngành chế tạo Đức, nhất là trong quan niệm, trong cách suy nghĩ, trong tâm hồn của người Đức đối với mỗi sản phẩm, mỗi lĩnh vực công nghệ mà các thế hệ người Đức không ngừng nối tiếp sáng tạo mới, để ngày một tinh xảo hơn, chứ không có điểm dừng cuối cùng về chất lượng về độ tinh xảo sản phẩm. Chúng ta đang bắt đầu tìm hiểu học tập về phát triển Công nghiệp thời đại thứ tư (CN4.0), không chỉ cần tim hiểu học tập về mặt công nghệ vật chất của CN4.0, mà càng cần tìm hiểu học tập và đồng thời xây dựng hình thành một văn hóa mới tương ứng với CN4.0 đòi hỏi, là không ngừng sáng tạo mới những sản phẩm có chất lượng cao, tốt, đẹp là trước hết, trên hết ngay từ đầu, là những sản phẩm không chỉ ẩn chứa tài năng, mà còn quan trọng hơn là ẩn chứa tâm hồn, lương tâm, trách nhiệm, niềm tự hào chính đáng của những người lao động Việt, của những xí nghiệp, công ty Việt, là những người đại diện cho đất nước Việt, mở đầu một trang mới về xây dựng văn hóa Việt mới hòa quyện với sản phẩm CN4.0./.
tin tức liên quan
Videos
Thế giới đã thay đổi thế nào trước đại dịch Covid - 19?
Nhớ lần gặp Đại tướng Chu Huy Mân
Xứ Nghệ - Điểm đến thú vị của những cuộc du xuân
Có hay không một tầng lớp quý tộc Việt
“Cần cho làng một sự tự trị thực sự để tăng cường sự đoàn kết …”
Thống kê truy cập
114503476
2198
2332
2946
220869
120308
114503476