Những góc nhìn Văn hoá
“Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”
Chủ tịch Hồ Chí minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/2020. Ảnh tư liệu
Chẳng biết tự bao giờ, những âm thanh ấy ngân vang rồi đọng lại thành dư âm sâu lắng trong tâm hồn tôi. Có lẽ là từ khi tôi được nghe trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam mỗi sáng, mỗi trưa, mỗi chiều cái giọng hào sảng của phát thanh viên: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Thế thì lâu, lâu lắm rồi, đã hơn nửa thế kỷ.
Quá nửa đời người, những âm thanh ấy, những con chữ ấy như chạm khắc vào tâm khảm tôi, một cách tự nhiên, thiêng liêng mà gần gũi như ngàn đời non nước Việt Nam.
Lớn lên một chút được cắp sách tới trường, tay run run, tôi nắn nót dòng chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rồi sau này, đôi khi cao hứng, lại mím môi, uốn tay mà vẽ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có lần, đọc được trên báo ý kiến của các tầng lớp nhân dân đề xuất lấy lại tên nước thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, bỗng thấy lòng mình xúc động. Những âm thanh quen thuộc ấy lại ngân lên bay bổng trong đầu tôi: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa! Đó là tình yêu của tôi đối với Đất Nước. “Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”(*), của biết bao thế hệ người Việt đã ngã xuống thành tên gọi thân thương Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa.
Ôi, Tổ quốc! Ta gọi mãi tên người, Việt Nam ơi!
(*) Thơ Nguyễn Khoa Điềm
tin tức liên quan
Videos
Thể loại phim
Bảo tồn di sản phải gắn với nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu về nguồn gốc, quê hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ qua một số nguồn sử liệu (Kỳ II)
Quá trình chuyển biến của một phong cách
Giải Nobel năm 2021
Thống kê truy cập
114529414
2157
2304
21687
216110
0
114529414