Những góc nhìn Văn hoá
Phân tích về Hội Tam điểm dưới ánh sáng của toàn tập Marx - Engels
Khái quát: Các nghiên cứu về Hội Tam điểm, mặc dù rất hiếm và tản mát, nhưng đã được các học giả Trung Quốc thực hiện trong suốt thời gian dài, song chúng chưa bao giờ trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận học thuật cho đến những năm gần đây. Có hàng chục cuộc thảo luận liên quan đến các Hội Tam điểm trong Toàn tập của Marx và Engels, đâylàmột di sản vô cùng quý giá không thể bỏ qua. Bài viết này cố gắng tóm tắt và phân tích tầm quan trọng của Hội Tam điểm trong bối cảnh của Marx và Engels thông qua một nghiên cứu văn bản một cách cẩn trọng trong Toàn tập. Cuối cùng, tôi sẽ trình bày một số kết luận và bài học kinh nghiệm liên quan đến nhận thức của chủ nghĩa Marx về các Hội Tam điểm.
Tam điểm (Freemason) là một hội nhóm đến từ phương Tây xa lạ, ngày càng được biết đến nhiều hơn ở Trung Quốc ngày nay một phần vì sự bí ẩn của họ. Nhưng nguyên nhân chính của sự chú ý này là do có nhiều cuốn sách tự tiếp thị họ bằng cách sử dụng các thuyết âm mưu để giải thích về lịch sử loài người và gắn kết Hội Tam điểm với một số nhân vật nổi tiếng nhất và các sự kiện quan trọng trong lịch sử. Tuy nhiên, một số câu hỏi căn bản liên quan đến Hội Tam điểm, chẳng hạn như về bản chất của Hội Tam điểm, lịch sử của nó và những gì chúng ta có thể học được từ sự tồn tại của loại tổ chức này vẫn còn mở rộng hơn cho các nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng trả lời một số câu hỏi này trong bối cảnh của Toàn tập Marx - Engels, và thông qua sự hiểu biết về bản chất và đặc điểm của Hội Tam điểm.
Đánh giá về các tư liệu
Mặc dù các nghiên cứu một cách nghiêm túc về các Hội Tam điểm là rất hiếm nhưng chủ đề này đã được các học giả Trung Quốc đề cập đến trong một thời gian dài. Các nghiên cứu trước đây có thể được chia thành hai nhóm dựa trên phương pháp nghiên cứu: một số tập trung vào các chủ đề đặc thù trong Tam điểm, trong khi những nghiên cứu khác cố gắng phác thảo nên một bức tranh hoàn chỉnh về trật tự của Tam điểm.
Các nghiên cứu về các chủ đề đặc thù trong Hội Tam điểm luôn cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của Hội Tam điểm đối với những con người, luật lệ và các quốc gia danh tiếng. Liên quan đến các nghiên cứu về ảnh hưởng của Hội Tam điểm đối với các quốc gia cụ thể thì hầu hết chúng đều là về Hội Tam điểm ở Nga. Zhao Shifeng (2007) đã cho chúng tôi xem một phác thảo toàn diện về nghiên cứu trong 20 năm qua về các Hội Tam điểm Nga do các học giả Nga thực hiện, và tóm tắt các xu hướng đặc biệt trong các giai đoạn lịch sử khác nhau: "(1) Trước năm 1917, trọng tâm của các nghiên cứu là Hội Tam điểm của Nga trong thế kỷ 18 và 19. (2) Từ năm 1917 đến năm 1985, các nghiên cứu về các Hội Tam điểm được xem là không cần thiết. Lịch sử của các Hội Tam điểm Nga và mối quan hệ của họ với các trí thức Nga cũng đã được thảo luận sôi nổi trong thời kỳ đó.”
Về các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các Hội Tam điểm trong các lĩnh vực cụ thể thì có hai chủ đề chính: triết học và âm nhạc. Zhang Baichun (1996) đã thảo luận về ba nhân vật chính của Hội Tam điểm Nga và những đóng góp của họ: "Novikov, người có học thuyết triết học và tôn giáo đã giúp xây dựng nền tảng tư tưởng của Hội Tam điểm Nga, Blokhin, người đã thiết lập nên những cung cách sinh hoạt nghiêm ngặt và liên quan đến hệ thống đạo đức tôn giáo, và cuối cùng, Schwartz, người đã tranh luận về một hệ thống lý thuyết đặc biệt cho các Hội Tam điểm, về một hệ thống mà chúng có phong cách Nga hơn. " Zhang cũng tóm tắt triết lý cơ bản của Hội Tam điểm liên quan đến ba khía cạnh: Hữu thể luận, chủ nghĩa nhân bản và triết học tôn giáo. Ông kết luận rằng "Hội Tam điểm đã xây dựng nền tảng của triết học Nga thế kỷ 19, và cuối cùng thúc đẩy cho sự ra đời của triết học của dân tộc Nga." Xu Aizhen và Xiemin Su (2006) nhận thấy rằng các Hội Tam điểm không chỉ có duy nhất một học thuyết rõ ràng mà còn có những quy tắc nghiêm ngặt về âm nhạc được sử dụng trong các nghi lễ của họ mà có thể được xem là một phần của phong trào cải cách và giáo dục thực tiễn lấy cảm hứng từ các ý tưởng của phong trào Khai minh. Bằng cách nào đó, những quy tắc đó đã có tác động đến sự hình thành ý tưởng về tự do trong văn hóa âm nhạc phương Tây từ thời kỳ cổ điển, và cuối cùng đã thúc đẩy cho một phong cách âm nhạc mới mang màu sắc duy tâm vào thế kỷ 18.
Về việc nghiên cứu ảnh hưởng của Hội Tam điểm đối với những nhân vật thời danh thì hầu hết các tác giả cố gắng làm rõ ảnh hưởng của Tam điểm đối với những con người quan trọng bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm và thành tích cá nhân của họ. Lấy ví dụ như Mozart và vở "Die Zauberflote" (Cây sáo thần) của ông. Pan Zhiliang (2006) và Song Chunyan (2009) chỉ ra rằng "Mozart đã sử dụng kỹ thuật trừu tượng hóa và khái niệm hóa (kỹ thuật số 3) để phản ánh và tái tạo lại buổi lễ thành viên, biểu tượng và tinh thần của Hội Tam điểm trong Die Zauberflote nhằm kết hợp tính những ý tưởng nhân bản chủ nghĩa và các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của Hội Tam điểm với âm nhạc của một vở opera." Zhao Shifeng (2009), người đã chọn Pushkin làm đối tượng nghiên cứu của mình, đã nhận xét rằng "Pushkin đã sinh ra và sống trong sự gắn bó vô cùng mật thiết với môi trường xã hội và gia đình. Trải nghiệm này đã có tác động sâu sắc đến thế giới quan và bút pháp của Pushkin, đồng thời cũng thúc đẩy ông trở thành một nhà thơ có tinh thần tự do bất chấp những áp lực đến từ chính phủ Nga hoàng.
Còn một nhóm nghiên cứu khác về Tam điểm, mà tôi gọi là nhóm "nghiên cứu tổng thể", cố gắng kết hợp các bộ phận khác nhau từ các nghiên cứu về chủ đề đặc thù vào một khuôn khổ khoa học để thấu hiểu sâu hơn về bản chất và đặc điểm của Hội Tam điểm. Thật không may, thể loại nghiên cứu này thậm chí còn hiếm hơn là nghiên cứu về các chủ đề đặc biệt, có lẽ vì sự phức tạp và độ khó của nó. Tuy nhiên, He Xin, học giả nổi tiếng người Trung Quốc, đã lấp đầy khoảng trống bằng cuốn sách mới Ruling the World: Revealing the Mystery of the Freemasons của ông. Cuốn sách của He Xin có bao gồm một bài phê bình văn học tổng thể. Được hướng dẫn bởi chủ nghĩa duy vật lịch sử, ông đã cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh về Hội Tam điểm, bao gồm về nguồn gốc, sự phát triển, cơ cấu tổ chức và các mục tiêu chiến lược. Thông qua một số lượng lớn các trường hợp nghiên cứu công phu, He Xin đã rút ra một kết luận sâu sắc: "sự thống nhất và đồng bộ cao của các nước phương Tây đối với các phong trào chính trị và các vấn đề hệ tư tưởng chứng tỏ rằng có sự tồn tại của một tổ chức quốc tế tư bản, và người lãnh đạo và điều hành tổ chức này chính là Hội Tam điểm. "
Tóm lại, cả các chủ đề đặc thù và các nghiên cứu toàn diện đều rất thú vị và kích thích tư duy. Tuy nhiên, vẫn còn một khu vực màu mỡ chưa được các tác giả trước đó khai phá, một khu vực mà đã được He Xin (2011) khám phá ra một cách tài tình: “Có hàng tá các lập luận về Hội Tam điểm trong bộ Toàn tập Marx - Engels." Vì vậy, chúng ta hãy lần theo manh mối quan trọng này và đào sâu trong các văn bản của Toàn tập. Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ cẩn thận phân tích các đoạn có liên quan từ bộ Toàn tập và cố gắng rút ra một số kết luận sáng tạo và xây dựng nên một vài hướng dẫn có tính kinh nghiệm cho các nghiên cứu trong tương lai.
Phân tích về Hội Tam điểm dưới ánh sáng của Toàn tập Marx – Engels
Bộ Toàn tập của Marx và Engels là một di sản lý luận quan trọng của chủ nghĩa Marx. Bằng cách kiểm tra các từ khóa của 50 tập hiện có, chúng tôi đã phát hiện ra các dữ liệu sau: từ khóa "Freemason" được sử dụng 21 lần; các đoạn văn có liên quan nằm rải rác trong 16 tác phẩm khác nhau của Marx và Engels; Một mình Marx viết 10 đoạn, riêng Engels viết 4 đoạn, và 2 đoạn do Marx và Engels đồng tác giả. Các nguồn trích dẫn và tần suất cụ thể có thể thấy trong Bảng 1 dưới đây.
Từ Bảng 1, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét quan trọng. Các tài liệu tham khảo về Hội Tam điểm trải dài toàn bộ thời kỳ sáng tạo của Marx và Engels, từ 1843 đến 1894. Các tài liệu tham khảo tập trung vào thời kỳ cách mạng châu Âu năm 1848 và thời kỳ Công xã Paris. Điều này ngụ ý rằng cả Marx và Engels đều duy trì sự quan tâm liên tục đến Hội Tam điểm trong cả nghiên cứu học thuật và thực hành cách mạng của họ. Hơn nữa, khi chúng tôi xem xét các thể loại khác nhau của các tài liệu tham khảo, bao gồm các bài phê bình sách, thư từ và bản thảo, chúng tôi nhận thấy rằng mối quan tâm của Marx và Engels đối với Tam điểm bao trùm lên các giai đoạn lịch sử, lĩnh vực nghiên cứu và quan điểm phân tích khác nhau. Nói tóm lại, điều này cho thấy rằng đối với Marx và Engels, việc điều tra về Hội Tam điểm trong các bối cảnh lịch sử khác nhau là chìa khóa để mở Chiếc hộp Pandora chứa đựng những Bí ẩn của Hội Tam điểm.
Lenin từng nhận xét rằng "trước năm 1848, học thuyết triết học của Marx đã được hình thành một cách riêng biệt; năm 1848, tư tưởng chính trị của Marx được hình thành; vào những năm 1850 và 1860, học thuyết kinh tế của Marx đã trở nên đặc biệt nổi bật." [1] Đây không chỉ là một bản tóm tắt chính xác về đặc điểm của các giai đoạn phát triển khác nhau về hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Marx, nó cũng phản ánh trọng tâm và vũ khí lý luận ưa thích mà Marx đã sử dụng để giải quyết các vấn đề trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Phân tích văn bản của Marx và Engels cho thấy những đặc điểm giống nhau. Vì vậy, tôi sẽ tuân theo khuôn khổ này khi nghiên cứu các tham chiếu của Marx và Engels về Hội Tam điểm.
Sự mô tả về Hội Tam điểm: bối cảnh triết học
Trước cuộc gặp mặt ở Paris vào năm 1844, Marx đã đề cập một cách gián tiếp về Hội Tam điểm trong cuộc thảo luận của ông về hệ thống khảo thí của Hegel, trong đó các nhà lãnh đạo tiềm năng phải chứng minh giá trị của họ bằng cách vượt qua các kỳ thi nghiêm ngặt. Trong khi tiến hành cuộc thảo luận này, Marx và Engels đã lưu ý một điểm tương đồng với khuynh hướng thần bí phiếm thần trong học thuyết của Hội Tam điểm, vốn có đặc điểm triết học tôn giáo kêu gọi cho sự thống trị của giới tăng lữ. Theo quan điểm của Marx, hệ thống khảo thí của Hegel đã bộc lộ ý tưởng rằng xã hội dân sự sẽ quyết định lấy luật pháp của nhà nước hợp lý tính; một ý tưởng như vậy cũng được Hội Tam điểm ủng hộ. Các thủ lĩnh hàng đầu của Hội Tam điểm có được quyền lãnh đạo thông qua sự kết hợp tương tự giữa tri thức chính trị đã được kiểm tra và chủ nghĩa thần bí. Cần lưu ý rằng trên cơ sở này, đến lượt mình, Marx đã chỉ ra rằng "mối liên hệ giữa 'Công sở nhà nước' và 'cá nhân', là mối liên hệ khách quan giữa bản thân tri thức xã hội và trình độ của tri thức, mối liên hệ như vậy, được thiết lập thông qua việc khảo thí sát hạch, điều đó không là gì khác hơn là một lễ rửa tội ở ngay trong tri thức về nền chính trị quan liêu và là sự xác nhận chính thức về sự thay đổi từ tri thức thế tục sang tri thức có tính thần thánh."[2] Trong sự so sánh này, ta có thể thấy rõ hơn rằng "chúng ta chưa hề nghe nói về việc các chính trị gia Hy Lạp và La Mã phải vượt qua các kỳ sát hạch. Tuy nhiên, các chính trị gia ở La Mã và các quan chức chính phủ Phổ sẽ phải bị đem ra để so sánh với nhau ! ”[3] Loại hình Tam điểm được nói đến ở đây chẳng qua là một mánh khóe của các tổ chức Tam điểm của nước Phổ.
Cuộc thảo luận của Marx và Engels về Hội Tam điểm trong phong trào cộng sản quốc tế
Trong giai đoạn từ Cách mạng châu Âu năm 1848 cho đến Công xã Paris, Marx và Engels ngoài việc hoàn thiện hệ thống lý luận của mình còn hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng nảy lửa. Họ đã chứng kiến sự ảnh hưởng có hại của Hội Tam điểm đối với phong trào giai cấp công nhân quốc tế và đi đến kết luận rằng chỉ khi phá bỏ tất cả các loại tổ chức bè phái có tính chất phản động thì mới có thể duy trì sự thống nhất và toàn vẹn của phong trào giai cấp công nhân quốc tế. Bên cạnh đó, Marx và Engels đã chú ý đến sự phát triển đa dạng của Hội Tam điểm ở các nước khác nhau.
Cuộc thảo luận về Hội Tam điểm của Marx và Engels đề cập đến những nhân vật như: Karl Grün, Thomas Carlyle, Kinkel, Ruge, Bakunin, Dühring, v.v... Sự bảo thủ và thủ đoạn của Hội Tam điểm được bộc lộ thông qua sự phê phán của Marx.
Trong cuốn "Chủ nghĩa xã hội Đức trong những câu thơ và văn xuôi", Engels đã chỉ ra rằng "thật sự, "ở nơi biên giới xa xôi nhất của lý luận ", cụ thể là ở trang 295, rằng Herr Grün có cảm giác 'nước lạnh chảy xuống lưng, một nỗi sợ kinh hoàng khiến tay chân ông ta run lẩy bẩy '- nhưng ông ta đã vượt qua tất cả điều này một cách dễ dàng, vì sau tất cả thì ông là một thành viên của 'trật tự lớn của nhân loại'! "[4] Là nhân vật tiêu biểu của “Chủ nghĩa xã hội đích thực”, Grün đã sử dụng ý tưởng của Goethe về" con người trừu tượng" để ủng hộ một niềm tin có tính tôn giáo vào "tình yêu" và sự tôn thờ "con người trừu tượng" bằng cách vặn vẹo lấy những ý tưởng của Goethe. Đối lập với những gì Grün đã nói, Engels đề xuất rằng tất cả văn học nên được hiểu qua quan điểm lịch sử và thẩm mỹ. Các tác phẩm của Grün phản ánh quan điểm về sự thỏa hiệp giai cấp và tình yêu trừu tượng. Thế giới quan của Hội Tam điểm đã giúp Grün giành được cái gọi là "chiến thắng". Marx và Engels cho rằng "Chủ nghĩa xã hội hiện thực" là sự thô tục hóa phong trào cộng sản và hoàn toàn phản động. Các cuộc tấn công của Chủ nghĩa xã hội đích thực nhằm vào chủ nghĩa cộng sản, sự chống lại hệ thống dân chủ đại diện, hệ thống bồi thẩm đoàn và tự do báo chí, đã được thực hiện bởi các quan chức, quý tộc và chính phủ ở Đức vào thời điểm đó.
Trong "Những bài bình luận của Neue Rheinische Zeitung Revue" - về quyển sách "Thời đương đại" của Carlyle, Marx và Engels đã mô tả Carlyle như một nhân vật tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội phong kiến. Theo Marx và Engels, Carlyle đã đóng một vai trò phản cách mạng và phản dân chủ trong các cuộc cách mạng châu Âu năm 1848. "Với phương thức tư duy này, các xung đột giai cấp thực sự, với tất cả các biểu hiện của chúng ở các thời kỳ khác nhau, hoàn toàn bị định đoạt để trở thành một cuộc xung đột lớn nhất và có tính vĩnh cửu, giữa những người đã hiểu quy luật vĩnh cửu của tự nhiên và hành động theo nó, là những người thông thái và những người quý tộc, và những người đã hiểu sai nó, bóp méo nó và hành động chống lại nó, là những kẻ ngu ngốc và những kẻ xấu xa."[5] "Sự phân biệt được tạo ra trong lịch sử giữa các giai cấp trở thành một sự khác biệt tự nhiên mà bản thân nó phải được thừa nhận và tôn kính như một phần của quy luật vĩnh cửu của tự nhiên, bằng cách cúi đầu trước sự cao quý và thông thái của tự nhiên: đó chính là sự sùng bái đấng thiên tài."[6] "Toàn bộ quan niệm về quá trình phát triển lịch sử đã bị giảm xuống thành mức độ tầm thường nông cạn trong truyền thuyết về Hội Illuminati và Tam điểm của thế kỷ trước, đối với nền đạo đức ngây thơ mà chúng ta tìm thấy trong vở Cây sáo thần và trở thành một hình thức đồi trụy và vô cùng tầm thường của phái Saint -Simon."[7] "Illuminati" chính là đề cập đến Hội Illuminati, là một nhánh của Hội Tam điểm hoạt động ở Bavaria vào cuối thế kỷ 18. Nhạc sĩ Mozart, tác giả của vở "Cây sáo thần", cũng là một thành viên của Hội Tam điểm.
Hội Tam điểm chứa đầy những bí ẩn về sự sùng bái cá nhân và những niềm tin giáo điều vào việc quyết định sự phát triển xã hội bằng các quy luật tự nhiên bất biến. Các thứ bậc và danh tính thành viên của Hội Tam Điểm chỉ được xem là công cụ để hiện thực hóa ý chí của các thủ lĩnh. Carlyle trở thành người bạn đồng hành của Hội Tam điểm, và hỗ trợ cho các tầng lớp phong kiến tấn công vào giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Sự sùng bái cá nhân này và chủ nghĩa Blanqui đã có tác hại đối với các tổ chức lao động. Ngược lại, Marx và Engels viết rằng con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử xã hội chứ không đơn thuần chỉ là đối tượng vô năng của nó. Để đoàn kết thêm những người cách mạng trong liên minh cộng sản, họ đã thúc đẩy các nỗ lực chống lại các giáo phái tôn sùng cá nhân và chủ nghĩa bè phái trong tổ chức lao động.
Trong “Những bức thư của Marx gửi cho Engels” (ngày 30 tháng 4 năm 1852), có những câu sau : “Ruge trong bức thư của ông ta đã công kích Kinkel với lý do rằng ông ta là mật vụ của Hoàng tử Phổ và là một thành viên của Hội Tam điểm.” [8] Điều này nên được hiểu như thế nào? Kinkel có thực sự là một tín đồ của Tam điểm ? Có vẻ như có 3 điểm cần được xem xét trước khi chúng ta có thể đi đến kết luận: thứ nhất, trong trường hợp của Kinkel. Vì đã phản bội các đồng chí cách mạng của mình, Kinkel bị cộng đồng những người cách mạng lưu vong khinh miệt. Thay vì bị trừng phạt thì ông ta nhận được sự tha thứ của nhà vua, tiền bạc của giới tư sản và sự tôn thờ từ người dân. Bị ảnh hưởng từ Mazzini, Kinkel đã vay mượn từ vị này để muốn thực hiện một chương trình hành động để "thúc đẩy cho cuộc cách mạng cộng hòa sắp tới." Mazzini là một thủ lĩnh chính của Carbonari, một nhánh của Hội Tam điểm. Marx đã cam kết làm cho đoàn kết thành phần cách mạng lưu vong đoàn kết lại với nhau, nhưng cuối cùng ông đã thất bại. Dưới sự lãnh đạo của Kinkel, "Câu lạc bộ những người lưu vong" (Club Émigré) đã chiến đấu một trận chiến khốc liệt nhưng vô nghĩa với "Liên minh kích động" (Agitation Alliance), mà người đứng đầu là Ruge. Trên cơ sở những dữ kiện lịch sử này, chúng ta có thể kết luận rằng Kinkel đại diện cho những nhà dân chủ tư sản nhỏ yếu ở Đức. Vì vậy, Marx đã cho rằng “ông ta chỉ tình cờ gia nhập đảng của mình thông qua một sự lầm lạc”[9] Kiểu lầm lạc này phổ biến trong giới cách mạng của nhiều quốc gia khác nhau. Đối với Marx và Engels, thật khó để loại bỏ hoàn toàn những lầm lạc đó, kể cả những bất đồng về vai trò của Hội Tam điểm, nếu họ muốn thành công trong việc thống nhất tất cả những người cách mạng lưu vong. Như Marx đã đề cập, có một mối quan hệ chặt chẽ giữa "các mật vụ của Hoàng tử Phổ" và "Hội Tam điểm," mà điều này đã phản ánh lợi ích chung của họ. Chủ đề này sẽ được thảo luận sau.
Trong “Những bức thư của Marx gửi Engels” (ngày 10 tháng 11 năm 1852), có một điểm về Hội Tam điểm cần được lưu ý. "Có một thông tin từ vợ tôi về việc kỷ niệm Đại hội của Robert Blum vào ngày hôm qua. Cô ấy đang ở tại địa điểm họp mặt, là một 'nhà hàng của Hội Tam điểm'."[10] "Buổi họp kỷ niệm Robert Blum" được tổ chức bởi Ruge và những người ủng hộ ông. Trong cuộc họp này, Ruge - Longue, và các nhà dân chủ cấp tiến tư sản khác đều có những bài phát biểu đầy những điều vô nghĩa cao cả và trừu tượng về tự do. Đối với vai trò của nhà cách mạng nổi tiếng Robert Blum trong cuộc cách mạng năm 1848, Marx đã bình luận về những giới hạn của các nhà dân chủ tiểu tư sản ở Đức trong khi thừa nhận lòng trung thành của Blum đối với lợi ích của nhân dân. Về phần Ruge, Marx đã chia tay với ông ta trong thời kỳ của tờ Niên san Đức - Pháp. Tại sao Marx lại quan tâm đến các chi tiết của cuộc gặp này, chẳng hạn như ngày tháng, địa điểm, v.v...? Rõ ràng, trong khi tham gia vào quá trình đoàn kết và đấu tranh cùng với các thành phần cách mạng lưu vong, đặc biệt là vào thời điểm diễn ra Phiên tòa xét xử những người Cộng sản tại Cologne thì ông phải hết sức lưu ý đến những mối liên hệ phức tạp giữa những người lưu vong và Hội Tam điểm.
Trong "Liên minh các nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Hiệp hội Công nhân Quốc tế: Báo cáo và tài liệu được xuất bản bởi Nghị quyết của Đại hội Quốc tế Hague", có hai tài liệu nhắc đến Hội Tam điểm. "Văn phòng Trung ương của chi nhánh Geneva của Quốc tế đang che giấu một liên minh bí mật; Naples, Barcelona, Lyon và các chi nhánh khác của Quốc tế đang che giấu chi nhánh bí mật của liên minh. Đây là một tổ chức Tam điểm mang tư cách thành viên chung của quốc tế và ban lãnh đạo trung ương." Tại Lisbon, Moragh để một số người Bồ Đào Nha (là thành viên của Quốc tế) tham gia liên minh. Tuy nhiên, ông cho rằng những thành viên mới này là không đáng tin cậy, vì vậy ông đã thành lập một nhóm liên minh khác gồm những nhà tư sản và những công nhân tồi tệ nhất được tuyển dụng từ Hội Tam điểm."[12] Hai tài liệu này có liên quan mật thiết đến Bakunin. Chủ nghĩa Bakunin là một loại chủ nghĩa vô chính phủ, là sự pha trộn giữa chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Bakunin cho rằng chính phủ, chứ không phải tư bản, chính là thủ phạm và cần phải bị xoá bỏ. Marx và Engels đã chỉ trích những người thuộc phái Bakunin hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, phái Bakunin đã âm mưu phá vỡ Hiệp hội Công nhân Quốc tế và phong trào lao động quốc tế. Vì "Thông cáo của Sonvillier", Bakunin và những người ủng hộ ông đã được các tờ báo tư sản châu Âu săn đón và ngưỡng mộ. Họ đã bắt tay với những người theo phái Proudhon từ Bỉ và phe Lassalle từ Đức để chống lại chủ nghĩa Marx. Chủ nghĩa bè phái, vốn luôn khiến Marx và Engels lo lắng, đã đạt đến đỉnh cao trong Quốc tế I. Họ đánh giá phe của Bakunin là một kiểu Tam điểm, không chỉ vì tính phức tạp và tính bè phái của họ, mà còn bởi vì Bakunin và liên minh dân chủ xã hội của ông đã chống lại Hiệp hội Công nhân Quốc tế sau sự thất bại của Công xã Paris. Vào thời điểm đó, Marx và Engels đã chứng kiến ảnh hưởng có hại của chủ nghĩa Bakunin đang diễn ra đối với phong trào đấu tranh quốc tế. Engels đã cảnh báo các thành viên của Hiệp hội tại Đại hội Quốc tế ở La Hay: "Vào thời điểm này trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân, mục tiêu đầu tiên của chúng ta không phải là thủ tiêu chế độ bóc lột còn tồn tại, mà là làm thất bại những âm mưu bên trong hiệp hội này đến từ những người đang nỗ lực chống lại Quốc tế. ”[13] Mặc dù cuộc họp ở La Hay đã kết thúc với thắng lợi của chủ nghĩa Marx trước chủ nghĩa Bakunin, nhưng Quốc tế I vẫn bị hủy hoại mà không thể hàn gắn. Chủ nghĩa Bakunin đã tồn tại và bén rễ ở Tây Ban Nha và Nga.
Trong "Chống-Dühring", khi Engels phê phán tư tưởng của Duhring về gia đình, hôn nhân và đạo đức, ông đã trích dẫn lại vở "Cây sáo thần" của Mozart và đề cập đến"thành viên Hội Tam điểm". Ông đã cho rằng: "thực sự, chúng ta không còn ở trong một xã hội bè phái nữa, mà là ở trong vở Cây sáo thần - chỉ có sự khác biệt duy nhất là Sarastro, một vị linh mục Tam điểm mập mạp, khó có thể được xếp vào “linh mục cấp hai” so với nhà đạo đức nghiêm khắc và sâu sắc của chúng ta."[14] Engels đã sử dụng cụm từ "sâu sắc hơn và nghiêm khắc hơn của chúng ta” để châm biếm Duhring; ông cho rằng khái niệm của Dühring về một nền đạo đức vượt lên trên giai cấp và vượt lên trên lịch sử là đã được sao chép lại từ Hội Tam điểm. Cuộc tranh luận giữa Engels và Dühring là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cơ hội. Marx và Engels nhận ra rằng chủ nghĩa cơ hội sẽ thịnh hành bất cứ khi nào phong trào lao động bị suy thoái xuống mức thấp nhất. Tương tự, Lenin đã đề cập rằng "Những người cơ hội là những người tư sản chống lại cách mạng vô sản. Trong thời bình, những người này ở trong đảng của công nhân trong khi làm việc cho giai cấp tư sản, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, họ ngay lập tức nổi lên như là những đồng minh công khai đoàn kết của giai cấp tư sản.”[15] Tất nhiên, nhận định này hoàn toàn có thể áp dụng cho Hội Tam điểm.
Các cuộc thảo luận của Marx và Engels về Hội Tam điểm đã ghi nhận ảnh hưởng của họ đối với một số sự kiện lịch sử quan trọng và đưa ra sự đánh giá chính xác về tầm quan trọng của họ.
Trong hai bản dự thảo “Nội chiến ở Pháp”, Marx đã đề cập đến việc một số chi nhánh và thành viên của Hội Tam điểm đã tham gia Công xã Paris. Adolphe Thiers đã bêu xấu Công xã bằng cách coi Công xã là "công cụ của một số ít 'những kẻ bị kết án' và 'những kẻ bỏ trốn,' trong số những kẻ cặn bã ở Paris.[16]Marx đã đáp lại như sau: "Vậy ông ta đã phát biểu điều này với những ai? Với các đại biểu của hội đồng Nghiệp đoàn, nhân danh 7 - 8.000 thương gia và nhà công nghiệp. Đích thân họ đã nói điều đó với ông ta tại Versailles. Do đó, Liên minh của những người Cộng hòacũng đã đến; các hội quán của Hội Tam điểm cùng với các đại biểu của họ và các cuộc biểu tình của họ cũng đã đến. Ông ta đã sa lầy vào tất cả những cái đó, v.v..."[17]. Và như đã cho thấy," Tất cả các thành phần của Paris đều đã lên tiếng. [18] Theo một số tài liệu lịch sử, Hội Tam điểm được đề cập ở đây chính là một phần của Công ty Đông Ấn Pháp, là một nhánh của Hội Tam điểm Pháp. Họ đã từng chiến đấu bên cạnh Công xã Paris. Tuyên bố của Marx là rất khách quan.
Có thể tìm thấy thêm bằng chứng về sự tham gia của Tam điểm vào Công xã Paris trong "Phụ lục: Bản tường thuật về cuộc phỏng vấn của Marx với báo Le Monde. Marx đã được phỏng vấn sau khi Công xã Paris bị đàn áp. Một số thành viên của Công xã là thuộc Hiệp hội Công nhân Quốc tế, và vì điều đó các tờ báo tư sản cáo buộc Quốc tế I đã lập kế hoạch và tham gia vào cuộc nổi dậy gần đây ở Paris. Marx trả lời rằng một loạt các tổ chức có thể bị buộc tội là đã phát động cuộc nổi dậy nếu chỉ vì một sự thật hiển nhiên là “trong công xã có rất nhiều hiệp hội."[19] Marx sẽ không ngạc nhiên nếu những kẻ phản động cố gắng tuyên bố rằng cuộc nổi dậy là"một âm mưu của người Tam điểm, bởi vì cá nhân những thành viên Tam điểm tham gia vào công xã không bao giờ là một thiểu số. Thực sự, nếu Đức Giáo hoàng công bố rằng cuộc nổi dậy là do các thành viên Tam điểm phát động, thì tôi sẽ không tỏ ra ngạc nhiên”. Câu trả lời của Marx đã chứng minh rằng những thành viên Tam điểm người Pháp thực sự đã tham gia vào Công xã Paris, nhưng ông không tin rằng Công xã là một âm mưu của Tam điểm. Ông viết tiếp: “Cuộc khởi nghĩa Paris hoàn toàn do công nhân Paris phát động; những người lao động tài năng nhất chắc chắn sẽ trở thành những người lãnh đạo và tổ chức cuộc khởi nghĩa; trong khi đó những người lao động tài năng nhất đồng thời cũng là thành viên của hiệp hội quốc tế. Nhưng bản thân hiệp hội không bao giờ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công nhân.."[21] Theo Marx, Công xã Paris không phải do Quốc tế I tạo ra, nhưng nó là đứa con thực sự của tinh thần quốc tế. Mặc dù nhiều người theo chủ nghĩa Blanqui, Proudhon, và ngay cả các Hội Tam điểm cũng đã tham gia, nhưng Công xã Paris thực chất là một "chính phủ của giai cấp vô sản".
Marx luôn xem sự tham gia của Tam điểm vào Công xã Paris một cách biện chứng và luôn cần thiết phải đề cao cảnh giác. Một số biện pháp của Công xã Paris, ví dụ như việc tịch thu tài sản của nhà thờ và xóa bỏ hệ thống nhà thờ, đã được Hội Tam điểm ủng hộ. Nhưng Hội Tam điểm cũng không phải là một cái gì đó thống nhất. Nhiều khác biệt có thể được tìm thấy giữa các thành viên của họ. Như Marx đã nhấn mạnh, nhiều thành viên Tam điểm tham gia vào Công xã với danh nghĩa của họ nhưng không phải với danh nghĩa tổ chức của họ. Xét đến tính chất đa dạng của các thành viên của Công xã và tính không đầy đủ của các biện pháp cách mạng của nó, chúng ta có thể thấy rằng hai lực lượng đã "thống nhất" trong Công xã. Trong "Nội chiến ở Pháp", Marx đã tóm tắt một cách có hệ thống ảnh hưởng có tính hài hoà vốn là kết quả của "sự thống nhất" này. Ngoài ra, trong các bức thư gửi Kugelmann, Marx chỉ rõ rằng không nên đề cập đến cuộc đấu tranh hiện nay ở Paris và cuộc bãi công của tiểu tư sản theo cùng một tính chất. Trên thực tế, Marx đã lường trước sự “thống nhất” như vậy trước khi Công xã Paris được thành lập. Trong "Những bức thư của Marx gửi cho Engels" (28 tháng 4 năm 1870), Marx nói về Flourens, người giữ chức vụ trong chính phủ ở Công xã Paris, "Đêm qua, chi nhánh Tam điểm ở Pháp đã mời ông ta và Baldi dự tiệc; Bolang và một số người khác cũng muốn tham dự bữa tiệc. Trong bữa tiệc, tất cả những kẻ cặn bã của Cách mạng Pháp đều tỏ ra hiếu khách với ông, nhưng ông khá hiểu những quý ông này thực sự là ai. "[22] Marx đánh giá cao nhận định chính trị sắc sảo của Flourens. Ban đầu, Flourens là một người của phái Blanqui. Với sự giúp đỡ của Marx và Engels, ông ta dần dần chấp nhận triết học và tinh thần của Quốc tế I. Nhưng những nhân vật như Flourens là rất hiếm. Do đó, nhóm lãnh đạo trong công xã đã không thể loại bỏ những khuynh hướng tư tưởng sai lầm của giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản và những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng; nó đã sa lầy vào những cuộc tranh chấp bè phái, và cuối cùng bị thế lực phản động tiêu diệt.
Các cuộc thảo luận của Marx và Engels về Hội Tam điểm đã chú ý đến sự khác biệt trong sự phát triển và tiến hóa của Hội Tam điểm ở các nước khác nhau, điều này phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển khác nhau của chủ nghĩa tư bản và sự cân bằng của các lực lượng giai cấp ở các quốc gia khác nhau.
Trong tờ "Tin tức" (ngày 28 tháng 11 năm 1848), một số nhận xét đã được đưa ra về Hội Tam điểm Phổ: "Ngày hôm chúng tôi có một sự kiện nổi bật hơn để báo cáo. Hội quán lớn của Hội Tam điểm 'Ba vương miện' (Three Crowns) ở Berlin - người ta biết rõ rằng Hoàng tử của Phổ là người đứng đầu tối cao của Hội Tam điểm Phổ, cũng như Frederick William IV là người đứng đầu tối cao của tôn giáo Phổ - đã cho dừng hoạt động của hội quán Minerva ở Cologne. Tại sao? Vì có những người Do Thái trong số các thành viên của họ. Hãy để người Do Thái nhớ đến điều này!"[23] Mối quan hệ giữa "các mật vụ của Hoàng tử Phổ "và Hội Tam điểm đã được thảo luận trước đó. Ở đây Marx đã đưa ra một câu trả lời chính xác về bản chất của mối quan hệ - "Hoàng tử nước Phổ là người đứng đầu tối cao của các Hội Tam điểm Phổ", điều này không chỉ chứng minh rằng các Junker (quý tộc Phổ) đã liên kết với Hội Tam điểm Phổ, mà còn rằng các Junker cũng chiếm ưu thế trong Hội Tam điểm Phổ. Theo chính sách hạn chế của “Ba vương miện”, chúng ta có thể thấy rằng tầng lớp Junker không hề ưu thích giai cấp tư sản công thương nghiệp Đức vốn chỉ tồn tại ở nơi phát triển như tỉnh Rhine. Trên thực tế, giai cấp tư sản công nghiệp và thương mại Đức đã đối xử với những người Junker theo cách tương tự. Cảm giác như vậy có thể được tìm thấy trong bài "Tình hình ở Phổ" của Marx: "Hoàng tử đã đưa ra một bài phát biểu phản động trong Quốc vụ viện khi ông giới thiệu con trai mình, và trong đại hội của Hội Tam điểm, ông ta cũng đã đưa ra một bài phát biểu phản động khác với lời kêu gọi lập hội Treubund, nhưng ông ta đã không củng cố địa vị của mình bằng cách làm như vậy; nhưng sự giận dữ của ông ta vì cái tình hình đang diễn biến dưới sự lo liệu của nội các đã thực sự khiến nội các lo sợ." [24] Ở Phổ, nơi mà sự phát triển tư bản đang bị tụt hậu, giai cấp tư sản mơ ước có được quyền lực chính trị bằng tham vấn thay vì là cách mạng. Nó "chỉ cải tổ hội nghị chính trị chóp bu; nó để lại nguyên vẹn tất cả các cơ sở nền tảng của cái hội nghị này - bao gồm bộ máy quan liêu, quân đội, toà án cũ." [25 ]Ở Đức, tầng lớp Junker không hề mong muốn giai cấp tư sản hùng mạnh, cũng như giai cấp tư sản Đức không hề mong đợi một giai cấp vô sản có đủ lông đủ cánh. Bằng cách này, những tầng lớp Junker phong kiến và những bộ phận hèn nhát và không trung thành của giai cấp tư sản Đức đã trộn lẫn với nhau trong một liên minh tự mâu thuẫn, nó phản ánh đặc điểm của Hội Tam điểm Phổ. So với những người anh em của họ ở Anh và Pháp, thì họ lại mang tính chất phong kiến hơn và phản động hơn.
Trong "Những trích đoạn chưa xuất bản từ một loạt các bài báo về 'Cách mạng Tây Ban Nha'", Marx đã xem xét và tóm tắt cuộc cách mạng năm 1820-23 ở Tây Ban Nha, và đã nhận xét như sau về Hội Tam điểm Tây Ban Nha: "ở Madrid trong vòng một tháng vào năm 1824, từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 24 tháng 9 thì có 1200 người đã bị bắn, treo cổ và xé xác, và đó là những luật lệ và biện pháp có tính man rợ để đối phó với Kang, Nilus, Hội Tam điểm, v.v., những nhận xét này vẫn chưa được xuất bản vào thời điểm đó."[26] Để đối phó với cuộc cách mạng tư sản đang nổi lên ở Tây Ban Nha, Marx đã xuất bản một loạt bài báo có tựa đề "Cách mạng Tây Ban Nha", trong đó phân tích các sự kiện ở Tây Ban Nha từ cuộc xâm lược của Napoléon đến cuộc cách mạng năm 1820-23. Marx đã chứng minh rằng các thành viên Hội Tam điểm ở Tây Ban Nha đã tham gia vào các cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến. Đồng thời, ông đã vạch trần những bất cập và hạn chế có tính giai cấp của Tam điểm. Marx đã mô tả cuộc cách mạng tư sản theo cách này: "trong khi người dân dường như đã gần đến với một sự khởi đầu vĩ đại và đối mặt với một kỷ nguyên mới ngay trước mặt họ, thì những người Tư sản lại để cho mình bị mê hoặc những thứ hoang đường trước kia và tự động trao quyền lực phải vất vả lắm mới có thể có được và làm ảnh hưởng đến sự đại diện giả tạo cho phong trào của nhân dân.”[27] Hơn nữa, những gì Marx đã viết về ảnh hưởng đến từ các đặc điểm dân tộc của Tây Ban Nha và các truyền thống cổ xưa đối với sự phát triển của cuộc cách mạng đã làm gia tăng hiểu biết của chúng ta về Hội Tam điểm Tây Ban Nha. "Vì vậy, chế độ quân chủ tuyệt đối ở Tây Ban Nha, dù mang vẻ bề ngoài là giống với các chế độ quân chủ tuyệt đối của châu Âu nói chung, nhưng họ nên được xem là một chế độ thuộc về châu Á. Tây Ban Nha, cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ, họ vẫn là tập hợp của các nước cộng hòa được quản lý tồi với quyền lực trên danh nghĩa của người đứng đầu." [28] Do đó, "có hai chế độ có liên quan đến cuộc đấu tranh giữa hai lợi ích đối lập của hai triều đại." [29] Vì vậy, không giống như sự tự mâu thuẫn vốn có trong các Hội Tam điểm của Phổ, Hội Tam điểm Tây Ban Nha là mang tính cách mạng và tiến bộ.
Trong bài “Khó khăn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ”, Marx nói về một số đặc điểm của Hội Tam điểm Anh. "Vào ngày 7 tháng 7, đại diện của trường phái Manchester đã tổ chức một mít tinh quần chúng vì hòa bình ở Halifax tại hội trường Tam điểm." [30] Tại sao cuộc mít tinh lại diễn ra trong hội trường của Tam điểm? Câu trả lời đã rõ ràng. Người ta nói rằng hội trường Tam điểm là một ngôi đền của "tự do, hòa bình và tình yêu." "Lý thuyết thương mại là nguyên nhân của hòa bình" của trường phái Manchester là phù hợp với những ý tưởng như vậy. Xung đột giữa các nước châu Âu đang ngày càng trở nên gay gắt hơn, và trong môi trường này, thì một cuộc hội họp hòa bình có một động cơ thầm kín. Một mặt, mục đích của cuộc họp là để duy trì "lý thuyết thương mại là nguyên nhân của hòa bình." Ngành công nghiệp nước Anh đang thống trị hệ thống sản xuất toàn cầu. Thông qua thương mại tự do, Anh đưa nhiều quốc gia vào hệ thống thuộc địa của mình và tước đoạt giá trị thặng dư của công nhân trên khắp thế giới. Chiến tranh Krym đe dọa làm đảo lộn cán cân chính trị. Nga là đại diện chính của thế lực phản động châu Âu lúc bấy giờ. Để bảo vệ "trụ cột cuối cùng" thì đòi hỏi phải kiểm soát phong trào của công nhân quốc tế và ngăn chặn các phong trào lao động bản địa được phục hồi trở lại. "Đây là cuộc rút lui của người châu Âu trước cái vách đá." [31] "Chỉ có giai cấp vô sản Anh là trong thế trận chống lại sự bất lực và suy đồi của giai cấp thống trị trong khi Nữ hoàng Anh tổ chức tiệc chiêu đãi lớn cho công chúa Nga, và tầng lớp quý tộc và tư sản Anh có học thức lại quỳ lạy trước sự hung dữ của quân chủ Nga."[32] Điều này cho thấy Hội Tam điểm ở Anh đã tỏ ra biết tính toán hơn hơn Hội Tam điểm của các nước khác. Ở trong nước, chủ nghĩa tự do kinh tế được tận dụng để chia rẽ giai cấp vô sản bản xứ, trong khi ở nước ngoài, chủ nghĩa thực dân về kinh tế được sử dụng để "khuất phục kẻ thù mà không cần phải chiến đấu. "Đối với giai cấp vô sản, sự tiến lên của giai cấp tư sản Anh là điều nguy hiểm nhất, bởi vì giai cấp tư sản Anh "biến toàn bộ dân tộc thành những người vô sản của mình, và vươn ra toàn thế giới bằng những cánh tay to lớn của mình." [33]
Sự mô tả về Hội Tam điểm trong bối cảnh kinh tế chính trị
Marx đã từng viết trong bài báo về "Cách mạng tháng Sáu" rằng "Bác ái, tình huynh đệ của các giai cấp đối kháng, một trong số giai cấp đó đã bóc lột giai cấp kia, tình bác ái này mà vào tháng Hai đã được tuyên bố và được khắc bằng những chữ cái lớn trên các mặt tiền của Paris, trên mọi nhà tù và mọi doanh trại - tình bác ái này đã tìm thấy biểu hiện chân thực, không khoa trương và thô tục của nó trong cuộc nội chiến, cuộc nội chiến ở khía cạnh khủng khiếp nhất của nó, cuộc chiến của lao động."[34] Đúng vậy, cuộc chiến giữa lao động và tư bản không chỉ có thể được dùng để mô tả người Pháp của cuộc cách mạng 1848, đó là "trận đánh lớn đầu tiên giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản," nó cũng là một phong trào của chủ nghĩa cộng sản để chống lại Hội Tam điểm. Tiếng hô xung trận trước đây là "Vô sản các nước, đoàn kết lại!" trong khi câu sau là "Tất cả mọi người trên thế giới đều là anh em", cả hai đều có vẻ giống nhau. Thậm chí, theo quan điểm của Merlin, "sự thống nhất tự phát của mọi người và sự đồng tình với khẩu hiệu sau còn mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn ý thức giai cấp đã được chủ nghĩa Marx làm rõ một cách khoa học."
Chính tại điểm này, chúng ta phải đặt ra câu hỏi : lực lượng nào đã thúc đẩy loại "đồng thuận tự phát" này mà có thể mạnh mẽ và đáng tin cậy như vậy, và loại "tình huynh đệ" này là gì?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải tìm đến khoa kinh tế chính trị Marxist.
Câu sau đây, trích từ Tập III bộ Tư bản của Marx, đã tiết lộ nguồn gốc của "sức mạnh" bắt nguồn từ sự thống nhất và thỏa thuận một cách tự phát này - đó là quy luật tỷ suất lợi nhuận trung bình. Nghĩa là, "trong từng lĩnh vực sản xuất cụ thể, cá nhân nhà tư bản cũng như các nhà tư bản nói chung, tham gia trực tiếp vào việc bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân theo tổng số tư bản và theo mức độ bóc lột đó, không chỉ do sự đồng tình giai cấp nói chung, mà còn vì những lợi ích kinh tế trực tiếp. Vì, giả sử tất cả các điều kiện khác - trong số đó có giá trị của toàn bộ tư bản bất biến ứng trước - đều không thay đổi thì tỷ suất lợi nhuận trung bình phụ thuộc vào mức độ bóc lột của toàn bộ tư bản đối với toàn bộ lao động. "[36]"Sự thống nhất tự phát" có nguồn gốc từ "lợi ích kinh tế trực tiếp", và"sự đồng thuận giai cấp nói chung" chỉ là sự phái sinh của nó. "Lợi ích đó mạnh mẽ đến mức nó đã chiến thắng ngòi bút của Marat, máy chém của thời kỳ Khủng bố và thanh kiếm của Napoléon cũng như cây thánh giá và dòng máu xanh của nhà Bourbon." [37] Quan trọng hơn, nó cho phép giai cấp tư sản đoàn kết dưới danh nghĩa của tư bản, mặc dù sự “thống nhất” này vẫn không thể phá vỡ những gông cùm của quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm và xu hướng những kẻ bòn rút rốt cuộc rồi cũng sẽ bị bòn rút.
Cuối cùng, Marx đi đến kết luận này: "Ở đây, chúng ta có một bằng chứng chính xác về mặt toán học về việc tại sao các nhà tư bản lại như là một Hội Tam điểm chặt chẽ đối lập lại với toàn bộ giai cấp công nhân, trong khi giữa họ tỏ ra có rất ít tình anh em trong cuộc cạnh tranh với nhau." [38] "Những người bạn giả dối" là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi thứ hai. Đó là một kết luận hiển nhiên mà không cần chứng minh toán học. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi nhìn vào quá trình phát triển mấy trăm năm của chủ nghĩa tư bản dưới góc độ logic và duy vật lịch sử. Để bác bỏ McLennan, Engels cũng đã bàn về chủ đề này: "người ta cũng có thể nói rằng các thuật ngữ 'cha', 'mẹ', 'anh', 'chị' chỉ là những dạng xưng hô vô nghĩa bởi vì các linh mục và viện trưởng Công giáo cũng được gọi là 'cha' và 'mẹ', và bởi vì các tu sĩ và nữ tu, thậm chí các thành viên Hội Tam điểm và các thành viên của các công đoàn và hiệp hội của nước Anh tại các phiên họp đầy đủ của họ được gọi là "anh" và 'chị'. [39] Engels ngụ ý rằng thuật ngữ "anh - em" khi đề cập đến tư cách thành viên trong Hội Tam điểm đơn giản là điều vô nghĩa khi đem so với mối quan hệ huyết thống. Điều này cũng tương tự như sự nhân cách hóa tư bản dưới hình thức nhà tư bản, ở chỗ "người anh em này chỉ đóng vai trò như là một ẩn dụ nhân cách hóa để bộc lộ sự bóc lột toàn bộ sức lao động và giá trị thặng dư của tư bản. Cơ sở kinh tế mà Marx đã tìm ra trong kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản đã khẳng định tính tạm thời của xã hội tư sản, về bản chất của nó sẽ biến mất cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và nhà nước.
Kết luận và bài học kinh nghiệm
Thông qua việc phân tích văn bản về những sự trình bày về Hội Tam điểm trong bộ Toàn tập thì ta có thể thấy rõ rằng ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Marx, tức là triết học Marx, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học đã thực sự cung cấp cho chúng ta 3 quan điểm và phương pháp khác nhau để phân tích các tài liệu tham khảo có liên quan đến Hội Tam điểm trong các văn bản của Marx và Engels. Dưới sự định hướng từ quan điểm và phương pháp Marxist, chúng ta có thể hình thành những kết luận và phương hướng hành động như sau.
Thứ nhất, chúng ta nên đối diện với thực tế về sự tồn tại của Hội Tam điểm, cố gắng để thấu hiểu các đặc điểm của nó và đối mặt với các xu hướng phát triển của nó. Sự sáng tạo và tiến hóa của Hội Tam điểm, không thể giải thích bằng các thuyết âm mưu, ,mà chúng vốn dĩ gắn rất chặt chẽ với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, vốn là một vấn nạn trong thế giới hiện thực. Quyền năng của vấn nạn này bám rễ rất sâu vào những đặc điểm của tư bản. Người ta không thể xoá bỏ nó nếu không nhổ tận gốc chủ nghĩa tư bản. Phải nói rằng, các Hội Tam điểm đã có một số tác động tích cực đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây bằng cách giúp xóa bỏ chế độ phong kiến, bằng cách thúc đẩy sự cải cách và cách mạng tư bản, và bằng cách hỗ trợ sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản trỗi dậy. Tuy nhiên, khi lịch sử chuyển sang thời kỳ mới, chính là thời kỳ cộng sản, và đặc biệt là khi giai cấp vô sản, “kẻ đào mồ chôn” của chủ nghĩa tư bản, bắt đầu chuyển mình từ giai cấp tự mình sang giai cấp cho chính mình, do đó bắt đầu bước ngoặt lịch sử cho Hội Tam điểm. Các Hội Tam điểm đã cố gắng làm xói mòn và làm băng hoại phong trào cộng sản quốc tế bằng mọi cách; chúng cấu kết với mọi thế lực phản động chống lại những người cộng sản. Với sự thay thế của chủ nghĩa tư bản tự do bằng chủ nghĩa tư bản độc quyền, Hội Tam điểm ngày càng trở nên cánh hữu hơn, một thực tế có thể là do xu hướng tích tụ và tập trung tư bản, và tài chính hóa. Các Hội Tam điểm lại trở thành đại bản doanh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu do một liên minh của giới tinh hoa chính trị, giai cấp tư sản lớn và giới tài phiệt lãnh đạo. Mục đích của liên minh này là giành quyền lãnh đạo chính trị, kinh tế và văn hóa toàn cầu thông qua tất cả các loại âm mưu "hòa bình" và "không hòa bình". Rõ ràng mục tiêu này không phù hợp với sự phát triển ngày càng tiến bộ của loài người.
Thứ hai, chúng ta nên cảnh giác và đề phòng về sự tồn tại và phát triển của các Hội Tam điểm. Hội Tam điểm đã và sẽ luôn là kẻ thù truyền kiếp của phong trào cộng sản quốc tế. Marx và Engels đã cố gắng hết sức để thành lập các đảng phái, Ủy ban Liên lạc Cộng sản, Liên minh Công lý, và Hiệp hội Công nhân Quốc tế. Động lực của họ là những người lao động chân thành của tất cả các quốc gia chống lại sự áp bức và sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản quốc tế, để xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và bảo đảm quyền tự do và sự phát triển đầy đủ sau cùng của tất cả nhân loại. Ngược lại, Hội Tam điểm đã cố gắng chia rẽ và phá hủy phong trào này. Đôi khi họ phát động các cuộc tấn công chống lại chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực lý thuyết, đôi khi họ sử dụng những xuyên tạc để bôi nhọ chủ nghĩa Marx, và những lúc khác họ sử dụng sự thầm lặng với mưu đồ dập tắt. Các chiến lược trên thực tiễn, chẳng hạn như làm xói mòn và làm tha hoá các tổ chức của giai cấp công nhân và phá hoại sự đoàn kết của giai cấp công nhân quốc tế cũng được các Hôi Tam điểm sử dụng rộng rãi. Hai vũ khí lợi hại được Hội Tam điểm sử dụng là sự phổ biến của hệ tư tưởng tư sản và sự cổ súy cho chủ nghĩa cơ hội. Một mặt, họ sử dụng các cụm từ như "tự do, bình đẳng, bác ái và dân chủ", mà họ gọi là nền tảng của hệ tư tưởng tư sản, để lừa dối và lôi kéo giai cấp công nhân và làm lu mờ lằn ranh trong tấm bản đồ giai cấp bằng cách làm cho công nhân tin rằng cuộc sống sẽ ngày càng tốt hơn dưới chủ nghĩa tư bản. Điều này thay thế việc theo đuổi chủ nghĩa cộng sản cao quý bằng ý thức hệ hủ bại của giai cấp tiểu tư sản. Mặt khác, họ lợi dụng sự non nớt về chính trị của giai cấp công nhân và những tranh cãi nội bộ trong các tổ chức của giai cấp công nhân để gây dựng, khiến giai cấp công nhân vấp ngã, chìm đắm trong những giấc mơ viển vông và dẫn đến chấp nhận hiện trạng. Sự trường tồn và thịnh vượng của các Hội Tam điểm, của chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây, và của các tổ chức tư bản siêu quốc gia trái ngược với sự chia rẽ và sụp đổ của các tổ chức quốc tế Cộng sản và sự tan rã của nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Sự tương phản đáng tiếc này cho thấy rằng cách duy nhất để chống lại các nước tư bản là giữ gìn tinh thần và sự toàn vẹn tổ chức của các nước cộng sản.
Thứ ba, chúng ta nên nhận thức rõ ràng rằng sự tồn tại và phát triển của các Hội Tam điểm là một thách thức chưa từng có đối với xã hội loài người và môi trường tự nhiên. Nguyên tắc tổ chức của Hội Tam điểm là thực hiện sự kiểm soát hoàn toàn và thống trị thế giới bởi một thiểu số ưu tú của các nhà tư bản độc quyền. Sự cai trị của họ sẽ được thực hiện thông qua mệnh lệnh của Nhà Trắng, đô la của quỹ FED (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ), và tiếng súng của các đồng minh, và cũng thông qua các tác phẩm của Adam Smith, các vở opera của Wolfgang Amadeus Mozart, phương tiện truyền thông của Rupert Murdoch, và thậm chí thông qua các công nghệ ma quỷ như thực phẩm biến đổi gen và khử trùng thông qua việc sử dụng vắc xin. Hội Tam điểm đã cố gắng thống trị và nô dịch toàn thế giới "trong những điều kiện xứng đáng nhất phù hợp với bản chất con người (sự tồn tại giai cấp tư bản)"! Nó sẽ mang lại gì cho xã hội loài người và môi trường tự nhiên? Mandel (1983) đã cho chúng ta mô tả này: "Trong giai đoạn cuối của chủ nghĩa tư bản, loại cướp bóc này chiếm một tỷ lệ không thể đo lường được. Trong thời kỳ hoàng kim của tư bản, sự đối lập giữa giá trị trao đổi và giá trị sử dụng là cái gì ngoại lệ và chỉ đột ngột xuất hiện trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, trong khi đó ở thời kỳ sau của chủ nghĩa tư bản thì nó sẽ luôn có mặt. Loại đối lập này thể hiện rõ ở việc sản xuất hàng loạt các phương tiện hủy diệt (không chỉ sản xuất vũ khí quân dụng mà còn tất cả các sản phẩm khác hủy hoại cơ thể, trí tuệ và đạo đức của con người). "[40] Dưới trật tự quốc tế do các Hội Tam điểm lãnh đạo, nguyên tắc quốc tế của chủ nghĩa tư bản sẽ là chiến tranh, vì mỗi quốc gia đều có quốc vương của mình - đó chính là Tư bản.
THÀNH XUÂN dịch
Nguồn: World Review of Political Economy, Vol. 3, No. 1 (Spring 2012), pp. 83-99
* Vào thời điểm viết bài báo này thì tác giả đang là ứng viên tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Chủ nghĩa Xã hội Thế giới thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm nghiên cứu so sánh về kinh tế học Marxist của Trung Quốc và nước ngoài.
Ghi chú
1.V. I. Lenin, The Complete Works of Lenin: Volume 17 (Beijing: People's Publishing House, 1959), p. 59.
2. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 1 (Beijing: People's Publishing House, 1956), p. 307.
3. Ibid., pp. 307-308.
4. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels : Volume 4 (Beijing: People's Publishing House, 1958), p. 246.
5. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 7 (Beijing: People's Publishing House, 1959), p. 307.
6. Ibid.
7. Ibid.
8. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 28 (Beijing: People's Publishing House, 1973), p. 57.
9. Ibid.
10. Ibid., p. 191.
11. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 18 (Beijing: People's Publishing House, 1964), p. 389.
12. Ibid., p. 405.
13. Ibid., p. 158.
14. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 20(Beijing: People's Publishing House, 1971), pp. 349-350.
15. V. I. Lenin, The Complete Works of Lenin: Volume 21 (Beijing: People's Publishing House, 1990), p. 91.
16. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 17(Beijing: People's Publishing House, 1963), pp. 567.
17. Ibid., p. 653.
18. Ibid., p. 567.
19. Ibid., p. 682.
20. Ibid.
21. Ibid.
22. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 32(Beijing: People's Publishing House, 1974), pp. 473.
23. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 6 (Beijing: People's Publishing House, 1961), p. 85.
24. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 12(Beijing: People's Publishing House, 1962), p. 692.
25. Marx and Engels, Complete Works: Volume 6, p. 278.
26. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 10(Beijing: People's Publishing House, 1962), p. 670.
27. Ibid., p. 401.
28. Ibid., p. 462.
29. Ibid., p. 672.
30. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 9(Beijing: People's Publishing House, 1961), p.222.
31. Ibid.
32. Ibid.
33. Marx and Engels, Complete Works: Volume 6 , p. 174.
34. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 5 (Beijing: People's Publishing House, 1958), p. 154.
35. F. Merlin, The Biography of Marx (Beijing: People's Publishing House, 1972), p. 492.
36. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 25(Beijing: People's Publishing House, 2004), p. 220.
37. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 2 (Beijing: People's Publishing House, 1957), pp. 103.
38. Marx and Engels, Complete Works: Volume 25, p. 220.
39. K. Marx and F. Engels, The Complete Works of Marx and Engels: Volume 22(Beijing: People's Publishing House, 1965), pp. 225.
40. Ibid.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
He Xin (2011) Domination of the World: The Mysterious Secrets of the Freemasons. Beijing: The Publishing House of Chinese Books, pp. 88-100.
Mandel (1983) Late Capitalism. Harbin: Heilongjiang People's Publishing House, pp. 677-678.
Meng Yang (1988) The Biography of Engels: Economics Part. Beijing: The Publishing House of Renmin University of China, pp. 128-220.
Merlin, Franz (1972) The Biography of Marx. Beijing: People's Publishing House, p. 492.
Pan Zhiliang (2006) "Mozart's Masonic Complex," China Reading Weekly 3: 1-3.
Song Chunyan (2009) "The Concept Presentation of Franciscan in 'The Magic Flute' of Mozart's Opera," Journal of Shandong College of Arts 5: 66-68.
Xu Aizhen and Xiemin Su (2006) "The Ideal of the Fraternal Order in the 1 8th Century and its Influence on Music Composition," Journal of Wuhan Conservatory of Music 4: 40-43.
Zhang Baichun (1996) "The Freemasons ad Russian Philosophy," Journal of Harbin Teachers College 1: 18-25.
Zhao Shifeng (2007) "General Depictions of China and Russian Studies on The Russia's Freemasonry in Recent Twenty Year," Journal of Taiyuan University 2: 7-14.
(2009) "Pushkin, Free Spirit and Freemasonry," Fudan Forum on Foreign Languages and Literature 1: 33-36.
tin tức liên quan
Videos
Bảo tồn di sản phải gắn với nghiên cứu khoa học
Thể loại phim
Tết đến, xuân về, cùng thưởng thức dòng câu đối “đặc biệt”
Nghiên cứu về nguồn gốc, quê hương của Quang Trung - Nguyễn Huệ qua một số nguồn sử liệu (Kỳ II)
Giải Nobel năm 2021
Thống kê truy cập
114529334
277
2304
21607
216030
0
114529334