Người xứ Nghệ
Phan Bội Châu (Phần III)
III. NGÔI SAO DẪN ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Thời kỳ lưu vong hoạt động cứu nước ở Nhật Bản, Trung Quốc cũng là thời kỳ Phan Bội Châu viết nhiều nhất. Ông viết những bức thư, những lời kêu gọi, những bài báo, những cuốn sách chính luận và biên khảo. Hoạt động văn học đó làm cho Phan Bội Châu từ là một người yeu nước nói tâm tình yêu nước của mình thành một nhà vận động cách mạng viết để tuyên truyền cổ động cứu nước. Sáng tác văn học của ông gắn chặt với hoạt động chính trị.
Phan Bội Châu viết trên cương vị lãnh tụ chính đảng nhưng Duy tân hội lại là một đảng chưa có chủ nghĩa, chưa có đường lối xác định. Chủ nghĩa, đường lối của nó tìu thuộc vào lãnh tụ là Phan Bội Châu mà bản thân ông, sống trong hoàn cảnh bưng bít của chế độ phong kiến trước đây, khi tiếp xúc với một châu Á đang sôi sục thay đổi, càng ngày càng thấy nhiều điều mới mẻ cũng luôn luôn thay đỏi. Trong cả một thời gian 20 năm, từ 1905 đến 1925, là một quá trình nhận thức, tìm đường, hình thành chủ trương mà cũng là một quá trình thuyết phục, tuyên truyền cổ động cho những chủ trương luôn luôn thay đổi. Văn chương Phan Bội Châu cũng là văn chương yêu nước, nhưng khác với văn chương yêu nước trước kia vì nó gắn liền với một đường lối, một tổ chức cách mạng, mà cũng khác với văn chương yêu nước về sau khi nó không gắn với một chủ nghĩa, một đường lối cách mạng khoa học, xác định.
Đối với các nhà nho từ phong trào Cần vương về trước hầu như không có vấn đề tìm đường lối chính trị. Để ứng phó với hời trị hay loạn, kinh truyện sử sách đã để lại cho họ đủ lời giáo huấn để tuôn theo. Gặp lúc biến loạn, cần hành động chính trị, họ chỉ cần tìm một danh nghĩa đủ sức tập hợp, cần bày mưu tính kế chứ không phải tìm đường lối chính trị. Sự thất bại của phong trào Càn vương, là phong trào có đầy đủ danh nghĩa, tập hợp được lực lượng đông đảo, đặt ra vấn đề đường lối. Sự suy nghĩ của những người yêu nước trẻ tuổi, đã nếm trải thất bại, muốn hành động như Nguyễn Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… gặp nhau ở chỗ tìm con đường mới, cứu nước có kết quả. Trước khi xuất dương, ở Phan Bội Châu cũng đã hình thành một đường lối cứu nước: lập một người thuộc đích hệ Gia Long làm minh chủ, tổ chức hội Duy tân, mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, tổ chức hội cày, hội buôn, tập hợp lực lượng cả Nam Trung Bắc, cầu viện Nhật Bản là nước đồng văn đồng chủng để đào tạo nhân tài, sắm sửa khí giới, võ trang chống Pháp giành độc lập. Ra nước ngoài, Phan Bội Châu trực tiếp thấy cả một châu Á đang sôi sục: nhiều nước đã mất hoặc đang có nguy cơ sắp mất đấu tranh cho độc lập dân tộc, các cường quốc cạnh tranh gay gắt, giành giật nhau quyền lợi, nhiều xu hướng tư sản có, vô sản có, vô chính phủ có, đang từ châu Âu tràn vào. Ở Nhật Bản và Trung Quốc là nơi có nhiều nhà yêu nứoc, nhiều nhà chính trị các nước châu Á đi lại hoạt động, Phan Bội Châu có dịp đọc nhiều sách báo, tiếp xúc với nhiều người đủ xu hướng từ Lương Khải Siêu, Tôn Văn đến những nhà xã hội chủ nghĩa ở Nhật Bản. Phong trào cách mạng trong nước lại gặp nhiều khó khăn, thất bại đòi hỏi luôn luôn pháiuy nghĩ lại về đường lối.
Những vấn đề mà Phan Bội Châu đã quan tâm là: bạo động và cải cách, quân chủ và dân chủ, quốc gia và quốc tế, “cách mạng dã man” và “cách mạng văn minh”. Các vấn đề đó lần lượt được ông đặt ra, có khi do nhu cầu phải tranh luận, thuyết phục, giải quyết tình hình thực tế, có khi chỉ là phát biểu một chủ trương mới hình thành, bộc lộ một mơ ước đang ấp ủ. Suy nghĩ về các vấn đề đó, đối với ông chứng tỏ một quá trình mày mò tìm đường không mỏi, một quá trình ý thức đwocj càng ngày càng sâu về sự quan trọng của đường lối chính trị, một quá trình tiến bộ về tư tưởng chính trị.
Ở đây ta không đi sâu phân tích về mặt chính trị, về mặt lịch sử các chủ trương chính trị của Phan Bội Châu mà chỉ nói sơ lược những điểm cần thiết giúp ta hiểu ông về mặt tư tưởn và hiểu những bài văn, trong đó ông trình bày những chủ trương chính trị của mình, về mặt văn học.
Từ một người sùng bái trung thần nghĩa sĩ, chủ trương dùng máu và sắt, kịch liệt bạo động đến một người chủ trương mở trường học, họi buôn, cải cách xã hội, coi đó là biện pháp quan trọng, hõ trợ cho công cuộc vận động giành độc lập; từ tìm một người thuộc dích hệ Gia long tôn làm minh chủ đến chủ trương thành lập chế độ dân chủ cộng hòa là mọt quá trình dài trong ý thức phi phong kiến hóa đất nước. Cuối cùng, Phan Bội Châu đã gột rửa được những vướng mắc của tư tưởng quân chủ. Không phải Phan Bội Châu có trung thành gì với nhà Nguyễn, chủ trương quân chủ lập hiến ở ông nhiều khi chỉ là một thủ đoạn chính trị, nhưng cái quan trọng là ông đã thanh toán dần nhiều vướng mắc của tư tưởng nhà nho trong vấn đề dân, nước (ví dụ: nhân dân Nam Kỳ không quên công ơn nhà Nguyễn, trật tự xã họi của chế độ phong kiến). Chủ trương thành lập chế độ dân chủ cộng hòa cũng không phải là ông đã hiểu rõ chế độ dân chủ tư sản. Tuy là người sống vào đầu thế kỷ XX nhưng ông không sống trong những điều kiện thực tế cụ thể của xã hội tư sản như ở châu Âu mà cũng không có điều kiện nghiên cứu sâu sắc về lý luận nên ông không am hiểu, không thấy rõ chế độ dân chủ tư sản cả về mặt tích cực và về mặt tiêu cực.
Khi tiếp xúc với các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Phi Luật Tân… Phan Bội Châu đã tiến một bước từ chỗ chỉ biết có “con Rồng cháu Tiên” đến chỗ thấy được cảnh ngộ chung của nhiều nước châu Á mất độc lập; từ chỗ chỉ biết bọn “quỷ da trắng” châu Âu và nước đồng văn đồng chủng Nhật Bản anh hùng đến chỗ thấy được dã tâm đế quốc chủ nghĩa của các cường quốc, phương Đông hay phương Tây cũng vậy. Ông đã bớt được tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và bài ngoại, mở rộng từ đoàn kết dân tộc chống Pháp đều có ý thức tranh thủ sự ủng hộ của phong trào yeu nước, chống đế quốc bên ngoài đến chủ trương liên minh các nước châu Á chống đế quốc. Có thể nói đó là một bước đi từ quốc gia đến quốc tế. Nhưng nhận thức của ông cũng chỉ hạn chế ở chỗ thấy được cảnh ngộ chung của những người mất nước, thấy được khả năng liên minh, giúp đỡ lẫn nhau giữa những nước gần gũi có quan hệ địa lý lịch sử với nhau chứ chưa hiểu được quan hẹ phức tạp giữa các quốc gia, bản chất giai cấp của chủ nghĩa đế quốc, tính chất toàn thế giới của chủ nghĩa thực dân, của áp bức dân tộc.
Sau đại chiến thứ nhất, Phan Bội Châu đã lần lượt chứng kiến cách mạng Tân Hợi thành công, phong trào Găng - đi ở Ấn Độ phát triển rầm rộ, cách mạng tháng Mười Nga thành công mà trong nước bao nhiêu cố gắng chuẩn bị bạo động đều thất bại. Sự khủng bố tàn khốc của thực dân Pháp làm quá nhiều đồng chí và đồng bào hy sinh làm Phan Bội Châu đau xót về nỗi “dân mình lại không được rơi trước bè bạn” (nguyên văn: Đầu hạn bất tiên bằng bối đoạn. Trong bài thơ Được tin Đỗ Cơ Quang, Nguyễn Đức Công, Nguyễn Thúc Đường hy sinh). Ông thấy mình có tội với đồng bào đồng chí, thấy đường lối của mình không đúng nên nảy ra tư tưởng chuyển từ “cách mạng dã man” sang “cách mạng văn minh”. Cách mạng dã man là để chỉ chủ trương thiết huyết bao gồm cả đấu tranh võ trang và những hành động ám sát, khủng bố cá nhân. Cách mạng văn minh là để chỉ đấu tranh chính trị, kể cả cách bất hợp tác, tẩy chay kiểu Găng – đi, cả cách tổ chức quần chúgn đấu tranh từ bãi công, biểu tình đến võ trang cướp chính quyền kiểu Lênin. Phan Bội Châu chưa phân biệt được rõ ràng cải lương và cách mạng, chưa phân biệt phong trào ồ ạt thiếu tổ chức của tư sản với phong trào quần chúng có tổ chức cao do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Muốn chuyển sang cách mạng văn minh, Phan Bội Châu đã mắc sai lầm lớn: viết quyển Pháp Việt đề huề chính kiến thư và Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa, phủ nhận đấu tranh vó trang đến mức tán thành đề huề cả với chính quyền thực dân Pháp. Sự sai lầm của ông có nhiều lý do, nhưng có một lý do là ông không thấy tầm quan trọng của tính chính xác khoa học, tính nguyên tắc kiên định của đường lối chính trị. Ông coi chính trị chỉ là một thủ đoạn, thay đổi thế nào cũng được, miễn là không bỏ mục đích. Sự thay đổi của ông không biểu hiện sự biến tiết run sợ trước sự khủng bố của quân thù mà biểu lộ một sự nông nỏi, thiếu nhận thức chính xác về chính trị. Đây là một sai lầm về chính trị, có ảnh hưởng xấu, để lại một vết nhơ trên tấm gương trong sáng là cuộc đời cách mạng của ông. Nhưng qua sai lầm đó ta lại cũng thấy ông dần dần nhận ra cách mạng giải phóng dân tộc phải đi đôi với việc giải quyết vấn đề dân quyền, dân sinh, tức là phải kết hợp với cách mạng xã hội, cách mạng kinh tế.
Cuối cùng Phan Bội Châu đã say mê chủ nghĩa xã hội, treo ảnh Lênin, ca ngợi Nguyễn Ái Quốc… tuy vậy thứ chủ nghĩa xa hội mà ông tưởng là đúng với Mác – Lênin cũng không phải là chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuy ông cũng nói “người nứoc ta không nói cách mạng thì thôi, chứ nói cách mạng thì phải bắt tay vào làm cách mạng xã hội” (Phạm Hồng Thái, trang 125). “Huấn luyện cách mạng xã hội không thể thành công nếu không dựa vào số đông người thuộc giai cấp dưới. Số đông của giai cấp dưới tức là công nhân và nông dân” (Phạm Hồng Thái, trang 126). Ông hình dung chủ nghĩa xã hội theo Mác – Lênin cũng chỉ giống như tư tưởng đại đồng trong Lễ ký.
Phan Bội Châu rất nhiều lần thay đổi đường lối chính trị. Sự đổi thay đó một mặt phản ánh cục diện chính trị cả châu Á đầu thế kỷ này, khi mới tham gia và cuộc sốngchung của thế giới hiện đại đang biến dần thành vùng bão táp của phong trào cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc, mặt khác cũng phản ánh tinh thần luôn luôn vì sự nghiệp cứu nước, chỉ nghĩ “đứt tay hay thuốc” “thất bại là mẹ thành công”, chứ không chán nản lùi bước của ông. Phan Bội Châu là một người táo bạo, tìm đường không mỏi, nhưng công việc tìm lý luận cách mạng của ông không bao giờ là một công trình nghiên cứu hẳn hoi mà chỉ là một công việc đọc, nghe, thấy, lựa chọn, lấy bỏ một phương sách, một thủ đoạn. Do đó ông sốt sắng biến những nhận thức mới, có khi chưa thuần thục, chín mùi của mình thành những bài báo, những tập sách, những lời kêu gọi tuyên truyền, cổ động nhằm thức tỉnh quần chúng.
Vì lòng nhiệt thành yêu nước, ông đã bỏ qua được nhiều thành kiến, cố chấp, tự ái để đổi thay cái cũ, đi theo cái mới và sự đổi thay ấy về đại thể theo hướng càng ngày càng tiến bộ hơn. Ông không khó tiếp thu những yêu cầu cao của cách mạng (quyền sở hữu tập thể, vai trò công nông…) nhưng cơ sở để tiếp thụ những vấn đề mới chỉ là nhiệt tình, chỉ là đạo đức. Nhà nho trong ông không cho phép ông hiểu biết các vấn đề phức tạp của chính trị tư sản, vô sản của thế giới hiện đại. Khối óc của nho gia làm ông nghĩ hời hợt, có lúc nghĩ sai, nhưng trái tim của ông luôn luôn rực lửa làm bó đuốc hướng dẫn hành động yêu nước. Về đường lối chính trị, Phan Bội Châu không phải là người sắc sảo, kiên định, nhưng lòng yeu nước trong ông là kiên định, tư tưởng vì nâhn dân của ông là kiên định, cho nên những bước đi lầm lạc, do thiếu đường lối kiên định gây ra, thường được uốn nắn kịp thời để ông khỏi sa ngã và giữ cho ông lòng tin tưởng quý mến của nhân dân. Tư tưởng yêu nước trong truyền thống dân tộc đến Phan Bội Châu được phát triển lên một bước cao hơn. Kết tinh tư tưởng của thời đại và mang sắc thái cá nhân của ông, tư tưởng yêu nước đó thành ngọn đuốc soi đường cho cả dân tộc không chỉ trong thời gian ông hoạt động mà còn có ảnh hưởng rất lớn về sau.
1. Yêu nước và cứu nước
Phan Bội Châu cũng như các nhà nho yêu nước trong Đông Kinh nghĩa thục đều dùng văn chương để tuyên truyền yêu nước và duy tân. Nhưng ở Phan Bội Châu, vấn đề duy tân không được nhấn mạnh bằng yêu nước. Trong những bài kêu gọi viết quãng những năm 1905 – 1907, những bài ca giáo dục viết quãng 1910 – 1911, bên cạnh một ít đoạn nói về nhiệm vụ duy tân, phần chủ yếu giành cho việc phát động giáo dục tinh thần yêu nước, kêu gọi đứng dậy hành động cứu nước. Phan Bội Châu cũng tán thành duy tân, cũng thích dhế độ dân chủ nhưng ông không tán thành chủ trương lợi dụng khẩu hiệu khai hóa, pháp luật của chính quyền thực dân hy vọng dựa vào đó mở mang dân trí, chống quan tham lại nhũng, lật đổ chế độ phong kiến Nam triều, đòi hỏi quyền dân chủ của Phan Chu Trinh. Đoi với Phan Bội Châu, nói duy tân là để mở mang dân trí, nói dân chủ là để chấn hưng dân khí, để có thêm sức mạnh mà đánh Pháp. Trước hết phải đánh Pháp giành độc lập đã, còn việc duy tân, đề xướng chế độ dân chủ, nếu chưa giành được độc lập thì chỉ là những “câu nói cho sướng miệng” thôi. Đó là sự khác nhau về đường lối giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Trong văn chương của Phan Bội Châu và Đông kinh nghĩa thục ta cũng thấy có sự khác nhau trong quan hệ giữa duy tân và yêu nước. Đông Kinh nghĩa thục thì khích lệ lòng yêu nước mà Phan Bội Châu thì nhấn mạnh nhiệm vụ cứu nước. Không phải các nhà nho trong Đông Kinh nghĩa thục tán thành Phan Chu Trinh mà không tán thành Phan Bội Châu. Các nhà nho không có ý thức đầy đủ về sự quan trọng của đường lối chính trị (có lẽ phải trừ trường hợp Phan Chu Trinh?) mà họ cũng không tranh chấp với nhau trên cơ sở phân biệt đúgn sai. Họ xét nhau ở con người, ở cách làm người; cho nên không những các nhà nho ở Đông Kinh nghĩa thục kính trọng cả hai cụ Phan, mà cả hai cụ Phan cũng tin yêu nhau cho đến chết. Trong điều kiện sống và hoạt động trong nước, ngòi bút các nhà nho ở Đông Kinh nghĩa thục khong vùng vẫy tự do được như Phan Bội Châu. Nhiều nhận xét về văn chương Phan Bội Châu thì không chỉ dừng lại ở mức Đông Kinh nghĩa thục.
Để phát động tinh thần yêu nước, tập hợp lực lượng cứu nước, Phan Bội Châu cũng nói đến non sông ta gấm vóc, đất nước ta giàu có, cha ông ta anh hùng, nói đến gia tài sản nghiệp cha ông để lại… Khi nói đến đất nước, không những Phan Bọi Châu truyền cho ta lòng tự hào mà đồng thời truyền cho ta lòng đau xót căm thù đối với quân xâm lược, lòng xôn xang sốt ruột thôi thúc hành động. Ông viết:
Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta?
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà,
Ông ta để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Giang sông tấc núi, dạ dưa ruột tằm.
Hào đại hải âm thầm trước mặt,
Giải Cửu Long quanh quất miền Tây,
Một tòa san sát xinh thay!
Bên kia Vân Quảng bên này Côn Lôn.
Cũng chỉ là những tri thức địa lý. Nhưng sao đất nước lại đẹp đẽ, hùng vĩ và thân thương đến thế! Bài thơ gây cho ta cảm giác được đứng ở một ví trí cực cao, nhìn được toàn cảnh của “bốn mặt sơn hà” từ Vân Quảng đến Côn Lôn, từ sông Cửu Long đến biển Đông. “Hào đại hải”, “giải Cửu Long”, “một tòa san sát”… nước non hiện len thành hình khói cụ thể tưởng như có thể nhìn thấy, sờ được. Những chữ “âm thầm”, “quanh quất” nhắc cho người nghe cảnh xót xa trước mắt.
Cũng là nói về cha ông, cũng nhắc đến “mấy thuở tiền vương dựng mở” nghĩa là ông tổ Lạc Long và các bậc anh hùng:
Sông Đằng lớp sóng Trần vương,
Núi Lam rẽ khói, mở đường nhà Lê.
Quang Trung đế từ khi độc lập,
Khí anh hùng đầy lấp giang sơn.
Cũng là những bậc anh hùng quan vinh nhiều người đã nhắc đến. Nhưng cái Phan Bội Châu làm cho ta xúc động không phải là sự nghiệp lớn lao bắt ta chiêm ngưỡng mà là công trình “giãi gió dầm mưa”, phí bao nhiêu tâm lực “dạ dưa ruột tằm” để có từng gang sông tấc núi ngày nay. Nhưng người đó không vì công trạng quá to lớn khác thường mà trở thành những bậc tiên vương xa cách mà vì sự lo lắng, gian nan gắn bó với sông núi mà thành cha ông. Cha ông gần gũi đã mất nhiều tâm lực lập nên nước non cho con cháu, gắn bó với công trình của mình và chăm chú theo dõi con cháu, lòng đầy xúc cảm: “Vài mươi năm sau, con cháu chúng ta sẽ tuyệt diệt, mồ mả chúng ta sẽ hoang tàn thì những cái tên trống không tiến sĩ, cử nhân, tú tài ấy sẽ gửi vào đâu? Cha ông giận dưới suối vàng chắc là không nhận lấy cái sắc mệnh trống không của quân giặc và không khỏi sụt sùi than khóc, nghẹn ngào mà mửa ra vậy (Hòa lệ công ngôn).
Làm cho đất nước hiện ra cụ thể, cha ông trở nên gần gũi, Phan Bội Châu cũng làm cho những ý, những lời vốn đã sáo cũ trở nên có sức sống, có sức xúc động. Nói đến đất nước, cha ông quá khứ anh hùng, không phải ông chỉ tìm cho người ta một chút tự hào, tự an ủi bằng quá khứ. Bao giờ ông cũng đưa được người đọc về với hiện tại, chia sẻ với ông cái xốn xang uất ức, căm thù quân xâm lược và nung nấu ý chí tiêu diệt quân giặc.
Không những vạch mặt quân giặc là việc văn học hợp pháp khó làm, mà sống trong xã hội đang được thực dân tư sản hóa, bề ngoài hào nhoáng làm người ta rất dễ choáng ngợp, khó thấy bộ mặt kẻ thù. Yêu nước và quả cảm như Phan Chu Trinh mà muốn công kích chính sách của Pháp cũng chỉ nói bóng gió, đổ hết cho Nam triều chứ không nói trực diện. Phan Bội Châu tố cáo tội ác của giặc một cách cụ thể sâu sắc và với thái độ căm thù, không đội trời chung. “Người Pháp bóc lột Việt Nam khong cái gì là không đến tuyệt mức” “ngày ngày mổ cắt như làm cá, làm thịt”. Ông phân tích cái thủ đoạn “âm toan” “dương bác”, dấn đến nguy cơ diệt chủng. “Âm toan” là bóc lột vơ vét làm cho chết dần chết mòn:
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dân như thắt chỉ xe;
Miền kẻ chợ, chốn nhà quê,
Của đi có lối, của về thì không.
Ví như giống hổ trùng, cổ hoặc
Làm cho người mặt quắt thịt rơi.
Ví như giống rắn nuốt voi
Máu kia đã hết, thịt rồi cũng tan.
“Dương bác” là lợi dụng cảnh nghèo đói của dân, ném tiền ra bắt đi phu đi lính, bóc lột trắng trơn:
Việc đông bắc nay côn mai dịch
Khi lấp sông, xẻ lạch đào hào
Làm cho nhân dân “xương chật đường máu mỡ đầy sông”.
Ông nói: “Cái dã tâm của giặc như hổ ngoạm, tằm ăn không kể xiết, nhưng mối chính là cốt ở cướp cái mạch sống của chúng ta. Chính phủ giặc đánh thuế chúng ta đến muôn ngàn thứ, quân buôn của giặc cướp lợi quyền của chúng ta đến ức triệu đường, đến như cứt đái dơ bẩn cũng vơ vét hết và càng năm càng thêm chứ không thôi”.
Phan Chu Trinh cũng nói: “ Bọn cùng dân bị bóp nặn mãi mà máu mủ một ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa” (Thư gởi Toàn Quyền Bô), nhưng vẫn nghĩ rằng chính phủ bảo hộ có làm một số việc có ích (mở mang giao thông, bưu điện…) nên còn mơ tưởng có thể lợi dụng cho đến cả chính sách khai hóa, luật pháp dân chủ của nó để chống phong kiến, đề xướng dân quyền. Còn Phan Bội Châu thì nhận thức dứt khoát giặc là giặc, nước đã mất thì “dù có bầu máu nóng đến đâu đi nữa, cũng chả biết đem rưới vào đâu nữa đâu” (Thư gửi Phan Chu Trinh). Ông thẳng tay vạch mặt kẻ thù, chỉ cho mọi người thấy bộ mặt giả dối của cái gọi là văn minh, bên trong trống rỗng của cái gọi là sự khai hóa. Ông mỉa mai cay độc cái thứ văn minh dùng hình phạt trung cổ đối xử với những nhà yêu nước Việt Nam, cái chính sách khai hóa không để cho người Việt Nam được học hành:
Trường Quốc học đặt tên Pháp - Việt
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây,
Đến như trăm thứ nghề hay
Binh cơ, điện báo không thấy dạy khôn.
Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn
Việc công trường thơ thẩn biết chi.
Trăm nghề Pháp học tinh vi,
Người mình, mình cứ ngu ai mặc mình.
Pháp có văn minh ở đâu khác chứ ở Việt Nam chúng không văn minh gì cả. Chúng khai hóa ở đâu chứ ở Việt Nam chúng không khai hóa gì cả. Tất cả những cái nó làm nên thuộc địa này là ở đất thuộc địa này chỉ là:
Nó nuôi mình như trâu như chó,
Nó coi mình như cỏ như rơm;
Trâu nuôi béo, cỏ coi rơm,
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu.
Dưới cái chế độ “chính không có phủ, giáo không có trường” ấy, không thể có hy vọng gì tiến lên được. Nếu đất nước vẫn nằm trong tay thực dân Pháp thì tương lai chỉ có thể là nguy khốn:
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Của ăn cũng hết, còn đâu giống người.
Ông báo trước cho mọi người thấy rồi đây dân ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu, dân tộc sẽ tuyệt diệt. “Các anh hãy thử xem lối làm ăn của người nhà chúng ta, đường sinh dục của con cái chúng ta ngày nay so với mười năm về trưócnhw thế nào rồi. Không có giặc giã, lại không bị mất mùa mà khốn đốn đến nông nỗi này là do ai gây ra sao?” (Hòa lệ cống ngôn). Ông lo lắng thật sự và truyền lại được cho người nghe nỗi lo lắng ấy. Có thể người ta cũng thấy chưa thật sâu sắc âm mưu quỷ quyệt của thực dân, nhưng những hình tượng “thắt chỉ xe”, “hồ trùng cổ hoặc” , cái hình ảnh “nuôi trâu nuôi cỏ” quen thuộc làm cho nhân dân hình dung không sai lạc những điều ông nói về thực chất, về hậu quả của chính sách thực dân. Vạch mặt kẻ thù không những Phan Bội Châu không băn khoăn chỗ Pháp là nước văn minh, giàu mạnh mà cũng không vướng mắc về ảo tưởng lợi dụng kỹ thuật tiến bộ và pháp luật dân chủ. Ông đã làm cho mọi người thấy yêu cầu hàng đầu là giành độc lập. Có chủ quyền rồi mới có tất cả những cái khác.
Ông chỉ ra khắp nơi nỗi nhục nhã mất nước. Ông chỉ cho mọi người thấy được sự thực người Pháp khinh rẻ dân ta:
Xe đi lẫn một toa xú uế,
Tàu ngồi riêng một xó ti ô.
Làm gì có tự do, làm gì có bình đẳng, làm gì có chủ nghĩa nhân đạo ở xứ thuộc địa này! Ông cũng nói cái nhục của cảnh vua bị đày, cái nhục của hoàng thân xin giấy phép của Tòa khâm để đi thăm mộ cha ông, nhưng ông chú ý nhiều nhất đến cái nhục chung của người Việt Nam. Học tập nghệ thuật kể chuyện cười dân gian, Phan Bội Châu đã kể chuyện một làng kia vì không còn gì để nộp sưu thuế, kéo cả làng nên kêu với quan Pháp. Họ đã đồng ý bán trời cho Đại Pháp mong khỏi phải bán ruộng đất vợ con! Họ không ngờ khi cả thôn đã ký văn tự thì họ “không được đi lại dưới trời, không được phơi phóng ánh nắng mặt trời, đêm không được thấy trăng sao”, họ đành phải bán vợ, bán con, bán ruộng, bán vườn để chuộc mảnh trời về…” (Việt Nam vong quốc sử 59-60). Ông kể một giấc mơ bản thân được đến dự một phiên tòa dưới âm ti. Khi cả Diêm vương và Pháp quan lúng túng chưa tìm ra hình phạt gì đủ nặng để trừng trị bọn đại gian ác thì ông đề nghị cho tội nhân đầu thai làm dân nước Việt Nam, vì “ở nhân gian không gì thê thảm, cực khổ hơn là làm dân một nước không có chính trị, không có giáo dục, giết hại cướp bóc lẫn nhau”. Diêm vương vỗ tay tán thưởng vì cho rằng làm dân nươc Việt Nam quả thật là khổ hơn làm chó, làm voi và làm lợn, như pháp quan đã đề nghị! (Tái sinh sinh 71-72).
Nước đã mất thì chỉ có một con đường: “đem máu ra mua lấy quyền tự do thôi”. Cho nên khi Phan Bội Châu nói: “Trước tình hình mất mà không đập bàn kêu thương, không có tâm huyết, không phải là giống người nữa”. “Ai không mang nỗi đau mất nước, dâng lòng trung để báo đền cho nước… đều là đại gian ác, thù địch của toàn quốc”.
Lòng yêu nước đến Phan Bội Châu được phát triển lên mức cao hơn. Đó không còn là thứ tình cảm tốt đẹp cao quý của chỉ một số người hiểu biết mà là một phẩm chất phổ biến của mọi người dân. Đó không còn là lòng yêu thương đất nước chung chung mà phải biểu hiện thành hành động: hy sinh cứu nước.
Tinh thân yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâm lược.
2.Từ nghĩa đồng bào đến đoàn kết dân tộc
Phan Bội Châu cũng như Đông kinh nghĩa thục đều nói đến ông tổ Lạc Long, đến dòng giống Tiên Rồng, đến gia tài sản nghiệp chung, đến đồng bào, đến nghĩa hợp đoàn… chỗ khác nhau là trong văn chương Đông kinh nghĩa thục người ta kêu gọi hợp đoàn nhưng mục đích thì vừa là để góp vốn kinh doanh cạnh tranh, vừa là để cứu nước nhưng công việc lại chưa hình dung thật cụ thể. Phan Bội Châu trong mấy chục năm trời nung nấu tư tưởng võ trang đánh Pháp, nên khi nói tình đồng bào, nghĩa hợp quần, ông xuất phát từ việc tính toán tập hợp mọi khả năng của từng bộ phận dân tộc để giết giặc cứu nước. Tính toán khả năng cứu nước của các tầng lớp nhân dân nhưng ông lại chưa biết phân loại xã hội một cách khoa học mà lại chỉ nhìn người Việt Nam đồng chủng đồng bào trong một xã hội như trước.
Làm chủ đất nước là vua, quan và dân. Nhưng vua chỉ là kẻ
Nay thừa cơ giấc ngủ ly long
Giang sơn mặc sức vẫy vùng,
Muôn người luồn cúi trong vòng phúc uy.
Vua chỉ “cậy quyền trên” để áp chế, để bóc lột, vơ vét. Vua tuyên bố long trọng “vâng mệnh trời, chăn dắt muôn dân” nhưng chỉ biết mọt mình hưởng sung sướng. Dân đói, cũng mặc; dân ốm đau, không hỏi. Câu chuyện hưng lợi trừ tai cho dân đối với vua lạ lùng kỳ quái như chuyện “mùa hè mưa tuyết, ban ngày mọc sao”. Quanh vua là một bọn bà con tôn thất, dựa vào dòng họ.
Của ăn chơi cao huyết muôn người
Khi giặc đến chính bọn người trong ấy lại phản trước, lại lấy đất nước của cải của dân mà “vạch chước hòa thân”. Quan lại là một bọn xu nịnh bợ đỡ, chỉ biết “hại dân để lợi cho mình”, chỉ lo phú quý, chỉ lo hưởng lạc.
Ngày mong mỏi vài con ấm tử,
Tối vui chơi mấy đứa hầu non
Trang hoàng gác tía lầu son,
Đã hao mạch nước, lại mòn xương dân.
Sự đến lúc phong trần bién cố,
Thôi bây giờ mộ Á triều Âu,
Trời nghiêng đất lở mặc dầu,
Cốt thân phú quý là đầu sự lo.
Bài thiện sách sao cho khéo lạy,
Cửa cường quyền nhờ cậy kêu van,
Nay đắc tội mai cảm ơn,
Cái thân thôi thể là toàn một thân.
Cái tâm lý của bọn quan lại đốn mạt đó là
Dân mặc dân, chẳng dân thì chớ
Cứ của mình, mình giữ khư khư.
Phan Bội Châu kịch liệt đả kích vua quan và khẳng định dân là chủ đất nước:
Nghìn muôn ức triệu người trong nước
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người, dân ta, của, dân ta
Dân là dân nước, nước là nước dân
…Sông phía Bắc, bể phương Đông
Nếu không dân cũng là không có gì.
Với nhận thức mới đó, Phan Bội Châu cho trách nhiệm làm mất nước chủ yếu thuộc về vua quan nhưng người dân cũng không thể tự coi là thần tử bị động, không có trách nhiệm
Để đến nỗi nên cơn cớ thế
Trách dân mình có lẽ trách ai
Trách nhiệm giữ nước, khôi phục đất nước không thể chờ gì ở vua quan được mà chỉ thuộc về dân. Phan đặt cả hy vọng vào “năm mươi triệu số dân trong nước”, họ đều là “cháu con một họ”, đều là “chú bác anh em”, đều có chung cái tài sản là đất nước cha ông để lại. Cho nên cái mưu kế cứu nước “chỉ có một câu”:
Cốt rằng người nước cùng nhau một lòng.
Để cho mất nước, dân có trách nhiệm; khôi phục đất nước là trách nhiệm của dân, nhưng Phan Bội Châu không quan niệm dân trong xã hội theo đẳng cấp như phong kiến, không chia theo nghề nghiệp và thu nhập như kiểu tư sản mà cũng không phải chia theo giai cấp như quan điểm vô sản.
Bốn phương nào sĩ nào nông
Nào công nào cố đều cùng anh em
Vẫn là quan niệm tứ dân. Trong lúc nền kinh tế phong kiến chưa có thay đổi gì lớn nhìn theo cách cũ hay nhìn theo cách mới cũng chỉ thấy bốn nghề, bốn hạng người cho nên dễ có sự nhầm lẫn. nhưng bên dưới là tứ dân hay bốn nghề chưa rõ ràng thì ben trên là vua quan hay bộ máy nhà nước tư sản cũng khó rõ ràng được.
Mục đích của Phan Bội Châu là tập hợp lực lượng cứu nước. Ông không nhìn ra sức mạnh ở vị trí kinh tế và xã hội mà chỉ thấy sức mạnh ở tinh thần yêu nước. Với ý nghĩa đó ông nói đến mười hạng người: phú hào, quan tước thế gia, lính tập, gia tô, côn đồ, nghịch tử, nhi nữ anh thư, bếp bồi thông ký, cừu gia tử đệ và sĩ. Nhắm mục đích phát động toàn dân nổi dậy chống Pháp, Phan yêu cầu người phú hào:
Khơi bốn bể nuôi rồng hành vụ
Đem nghìn vàng tậu ngựa truy phong.
Làm Lỗ Túc, làm Trương Lương bỏ gia tài ra giúp nước, “đem lòng phổ tế ra tay anh hùng”. Ông yêu cầu đám quan lại là “kế phản gián” “thừa cơ đảo giáo, gieo gươm”. Ông yêu cầu lính tập “vì người Nam” “oán sâu quyết báo, thù sâu quyết đền” trong lúc giáp trận, quay súng đánh Pháp “cứu cho ta mấy vạn đồng bào”. Ông yêu cầu đồng bào công giáo “cứu cho ta địa ngục thoát vòng”. Ông yêu cầu côn đồ nghịch tử
Giám đồ mật thất là ta tính liền.
Đối với phụ nữ ông mong họ bỏ của giúp binh lính, khuyên chồng con làm nghĩa vụ cứu nước và học “người nhi nữ mà mưu anh hùng” của Nhật bản trong chiến tranh Nga - Nhật:
Mượn yên hoa kết bạn người Nga
Bất tình sự ấy ai ngờ
Thừa cơ lấy được đồ thư đem về
Trong cuộc toàn dân chống Pháp như thế, ai cũng có cách giúp nước. Phan khuyên mọi người ai ai cũng đem hết sức mình ra giúp nước
“Đồng tâm như thế mới là đồng tâm”
Trong cả khối gồm mọi người Việt Nam như vậy Phan cũng nghĩ đến một lực lượng nòng cốt. Nhìn vào thực tế xã hội, ông thấy uy tín của tầng lớp thân sĩ, thấy mối thù của những “cừu gia tử đệ” cũng tức là con cháu các văn thần vừa bị Pháp đàn áp, nhìn vào công việc, ông thấy sự quan trọng hàng đầu của tuyên truyền. Vì lẽ đó ông giành cho kẻ sĩ một vai trò đặc biệt:
Quyết vùng dậy dơ tay tả đán,
Đứng đầu tên có bạn làng nho.
Kẻ sĩ vẫn được coi là hạng người đứng đầu trong công việc cứu nước vì họ có thể
Đem những chuyện nhiệt thành ái quốc
Bảo một người, tỉnh được một người
Dần dần từ một đến mười,
Trăm, ngàn, vạn, ức ai ai tỉnh dần
Và ông yêu cầu họ
Họp chí sĩ liệu cơ thành bại,
Máu anh hùng đợi hội vân lôi;
Đem thân đại biểu cho người
Dựng nên độc lập, xướng bài tự do.
Nói đến sĩ, đến dân, đến quan không phải Phan phân tích các lực lượng đó khách quan về mặt xã hội mà với cái nhìn của một người hành động. Phan đánh giá thế, lực, khả năng đóng góp của họ vào công việc cứu nước từ khi phát động cho đến khi ta và Pháp giáp chiến trong một cuộc chiến tranh có quy mô khắp nước. Điều đó đối với Phan tất yếu phải xảy ra. Ở Phan Bội Châu có một lòng tin không lay chuyển: là người Việt Nam, ai cũng ghét Pháp, đã ghét Pháp nhất định họ đánh Pháp. Trong lịch sử dân tộc ta, lòng yêu nước, khối đoàn kết dân tộc đã giúp chúng ta thắng nhiều đội quân xâm lược lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần. Nhưng đầu thế kỷ này, sau khi thất bại liên tiếp trước sức mạnh của súng đồng tàu chiến của một đế quốc phương Tây, trước cái giàu mạnh của kẻ thù, người ta sinh ra tâm lý chỉ thấy sức mạnh của kỹ thuật mà đánh giá thấp sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Phan Bội Châu là người đã đả phá tư tưởng đó, khôi phục lòng tin tưởng vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
Ông nhắc lại một sự thật đơn giản:
Họp khối cát chất nên non Thái
Họp nghìn dòng nên cái bể Đông
Với một lòng xác tín ông vẽ ra một cảnh nghìn muôn triệu người Việt Nam cùng bắt tay vào
Người kiếm củi kẻ đun cơm
Kìa anh xẻ gỗ, nọ em đắp đường.
Mỗi người một tay thì việc gì làm cũng nổi, cả dân tộc đồng lòng đánh Pháp thì nhất định sẽ đánh thắng kẻ thù
Năm mươi triệu đồng lòng đua sức
Năm mươi nghìn giống khác được bao
Cùng nhau bên ít bên nhiều
Lọ là gươm sắc súng kêu mới là.
Phan nói đến kết quả một cách tin tưởng và nói đến tương lai một cách lạc quan:
Nếu cả nước đồng lòng như thế
Việc gì coi cũng dễ như không
Không việc gì không xong,
Nếu không xong quyết là không có trời.
Lòng tin, quyết tâm, tinh thần lạc quan của ông đã truyền vào cả một thế hệ, làm cho rất nhiều người bỏ nước đi theo Phan Bội Châu làm nhiệm vụ cứu nước và làm sống lại tinh thần của cả dân tộc.
Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của việc tập hợp lực lượng dân tộc đã làm cho Phan Bội Châu khắc phục được nhiều thành kiến của nhà nho, của xã hội, của thời đại ông. Về mặt xã hội, ông có cái nhìn rất thận trọng đối với phụ nữ. Trong xã hội trước đây người ta quen nghĩ chức trách của đàn bà là ở trong buồng the bép núc. Chuyện xã hội, chuyện làng, chuyện nước, chuyện dân từ phạm vi họ mạc, làng xóm trở đi là việc của đàn ông. Đạo tam tòng ở Việt Nam tuy không khắt khe đúng như trong sách nhưng cũng ít nhà nho nghĩ đến vị trí, vai trò của người đàn bà trong xã hội. Phan Bội Châu không những biết thực tế trong gia đình phụ nữ thường nắm tay hòm chìa khóa, hiểu giá trị lời khuyên của họ đối với chồng con mà ông còn thấy phụ nữ cũng là quốc dân có trách nhiệm, họ có năng lực cùng với nam giới
Ghé vai vào gánh cương thường
Kẻ nam người bắc đôi đường chia nhau
Trong một lời kêu gọi gửi từ nước ngoài về ông nói một cách khiêm tốn chân tình
Lân la tháng tháng ngày ngày
Tội em chất đã cao tày non xanh
để nhờ chị em giúp đỡ cho.
Vì tinh thần đoàn kết dân tộc Phan đã có cái nhìn rộng rãi đối với nhiều hạng người mà trước đây trong xã hội đã bị thành kiến căm ghét. Họ hoặc là ra làm cho giặc như thông ngôn, ký lục, lính tập, hoặc là có quan hệ với Pháp, đứng về phía Pháp trong phong trào Cần vương trước đây như Công giáo.
Phan nói với bếp bồi, thống ký:
Bấy lâu theo việc làm công
Vì tiền há phải có lòng vì ai.
Vì y thực, theo nòi giống khác
Dẫu ấm no, tiếng ác rửa sao?
Sao bằng tà vị đồng bào
Công danh cũng có, lẽ nào kém ai.
Với người công giáo:
Đạo Gia tô cũng đạo cứu dân
Thấy quân tàn ngược, bất nhân,
Dẫu cùng một giáo nhưng thân nỗi gì!
Dầu cho có bụng vì người Pháp
Nên lấy điều thảm thiết nói ra
Bởi vì ta lại với ta
Lẽ đâu lương giáo toan mà hại nhau!
Nhưng thắm thiết nhất là những lời ông nói với lính tập. Không những ông chỉ ra cái cảnh khổ nhục vì mấy đồng lương mà phải đem thân làm hại làng nước họ hàng để khuyên họ quay súng chống giặc cứu đồng bào mà ông còn viết cả một bài ca riêng.
Các chú tập binh!
Các chú tập binh!
Chú ở An Nam sinh
Chú ở An Nam trưởng,
Chú sung chú sướng,
Chủ phủ chú phê,
Mãn hạn chú về,
Thuế sưu chú chết.
Họ đàng chú la lết,
Thân thích chú xác xơ,
Chú nghĩ lại biết chưa,
Tây công ơn chi chú?
Chú con một họ
Chú của một nhà,
Yếm bà lại buộc cổ bà…
Đây không phải chỉ là một lời ca địch vận đầy chính nghĩa mà còn là một tấm lòng chân thành hiểu biết và thông cảm. Trong thời đại đó thấy được những người lính theo giặc bắn vào đồng bào cũng là con một họ, vì cái ăn, cái mặc mà phải đi theo giặc đã là khó, mà nhìn ra cái kết cục “mãn hạn chú về, thuế sưu chú chết” lại càng khó hơn. Sự hiểu biết và lòng thông cảm như thế lại càng khó hơn nữa đối với một người sống ở Nghệ Tĩnh ngay sau phong trào bình Tây sát tả trong đó giáo dân và lính tập gây ra không ít tội ác đối với đồng bào và quân Cần Vương.
Cái nhìn rộng rãi, rộng lượng, ít thành kiến của Phan còn biểu hiện ở thái độ của ông đối với những người côn đồ nghịch tử:
Xưa nay quen thói hung hăng,
Súng con trong túi, đao lưng bên mình;
Cậy hào khí tung hoành vũ trụ
Tự xưng mình là lũ du côn;
Họp nhau mấy bọn con con
Ơn đền hoán trả há còn sợ ai.
Phan hiểu cốt cách tính nết của họ. Ông chỉ ra đúng chỗ họ tự hào: anh hùng hảo hán, ơn đền oán trả, không biết sợ hãi ai, coi sinh tử như chơi. Ông cũng chỉ ra nhược điểm của họ: vì tư hiềm tiểu khí, coi thường tính mạng đồng loại, rượu chè quan tính nết tự do. Ông coi họ “cũng là người mãnh sĩ tài năng” nhưng hành động của họ không làm tổn hại gì cho quân thù, cái chết của họ là cái chết vô danh. Nếu không có một quá trình sống với những người du hiệp thì một nhà nho như ông không thể rộng rãi với họ như vậy được, không thể nào nói được đúng cả tim gan họ và bằng giọng nói mà họ nghe được như vậy:
Tôi xin trăm lạy các anh
…Gió tan xông mũi khó ưa,
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành!
Hòn máu uất chất quanh đầy ruột
Anh em ơi! Xin tuốt gươm ra.
Giữa thực tế đầu thế kỷ, sau khi thất bại khắp nơi lòng người rời rã, sợ sệt nghi kỵ lẫn nhau mà có được lòng tin yêu dân tộc như Phan Bội Châu, tin yêu con người như Phan Bội Châu, tin ở khả năng đoàn kết và sức mạnh đoàn kết như Phan Bội Châu thật vĩ đại. Cũng nhiệt tình yêu nước, cũng kiên cường bất khuất mà Phan Chu Trinh viết cho toàn quyền Bô “yêu tự do, mưu độc lập, lấy sự làm nô lệ người là xấu hổ, ngờ cho dân tộc bên châu Âu có lòng như thế là phải rồi, chớ ngờ cho sĩ dân nước Nam như thế thì không khác gì ngờ cho người bị bệnh bại trèo tường ăn cướp, ngờ cho đứa trẻ ba tuổi đốt nhà giết người. Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức, trong một làng một ấp cũng xâu xé lẫn nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong cái thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa!”
Không phải Phan Bội Châu không thấy tình trạng “thờ ơ ai lo phận nấy” “thấy lợi đâu bâu lại như ruồi” đến mức vì thế mà
Coi nhau như thể quân thù
Thù mong nhau bại, ghét cầu nhau hư
Đối với việc nước thì bàng quan, ích kỷ, trốn tránh, “điều hay bảo đến tận nơi không làm”. Tình trạng rời rạc, cam chịu, ngu nhất là lại đấu đá nhau như “gà nhốt cùng đàn” “cá nuôi cùng chậu” ấy Phan gọi là cái “vạ chất lòng”. Ông nói một cách đau xót:
Ngồi nghĩ đến càng đau cả ruột
Ai ngăn dòng chống cột là ai?
Ấy ai đua sức, gắng tài
Rẽ mây phẩy gió, quét trời cho quang?
Thế nhưng ông không bi quan. Ông cho rằng tình hình đó là do:
Quyền dân (quân?) chủ trên đầu áp chế
Hai ngàn năm dân trí còn gì
Và với sức mạnh của cái lưỡi, cái bút ông tin có thể làm cho ức triệu người “mê ngủ” ấy tỉnh lại. Phan Bội Châu tin người Việt Nam, đặt hy vọng vào người dân nhưng là người dân tuộc dòng giống Việt Nam, sinh ra trên đất nước Việt Nam chứ chưa phải người Việt Nam sống trong tổ chức xã hội cụ thể có tài sản, có nghề nghiệp, có quyền lợi kinh tế khác nhau, có quan hệ giai cấp với nhau, ở trong một chế độ chính trị, có quan hệ với một tổ chức chính quyền cụ thể, đã chia ra bóc lột và bị bóc lột, áp bức và bị áo bức. Cho nên ông thấy quan hệ dân tộc mà không thấy quan hệ xã hội, tuy nói đến chế độ chính trị mà không thấy thực chất của chính quyền, đề xướng cách mạng dân tộc biết gắn yêu nước với duy tân mà không ý thức đầy đủ được ý nghĩa cách mạng kinh tế, cách mạng xã hội.
Ông nói đến nỗi khổ về sưu thuế, về phu dịch, nói đến cảnh người lính tập khi đã trút bộ áo lính thì cũng chết về sưu thuế như họ hàng làng nước của họ. Ông nói đến nỗi khổ nhục của những người vì miếng cơm manh áo mà phải đi là bồi làm bếp, làm thông ký cho Pháp, coi đó là do hoàn cảnh bắt buộc chứ không phải có dụng tâm theo giặc. Nhưng ông không thấy vai trò nông dân. Có thể ông rất hiểu, rất thông cảm với nông dân. Có thể khi nói cứu vớt đồng bào thì đối tượng chính mà ông nghĩ đến là nông dân. Thế nhưng ông vẫn chưa nhìn ra nông dân là một lực lượng nhất thể, hùng hậu và có khả năng cách mạng lớn. Ông hết sức quan tâm đến phụ nữ, luôn luôn nhắc đến họ với tấm lòng trân trọng, tin rằng người nào trong họ cũng có khả năng góp phần cứu nước, thế nhưng ông vẫn không nhìn thấy tình cảnh bị áp bức của phụ nữ, yêu cầu giải phóng phụ nữ về mặt xã hội. Thiếu cái nhìn khoa học nhiều khi lòng tin ở ông thật ngây thơ. Ông tin cả đến bọn Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải là người Việt Nam, thì cũng có lúc họ có thể quay lại chống Pháp, và nếu họ làm như thế thì kết quả lại là hết sức to lớn. Trong đời hoạt động của ông, rất nhiều lần vì quá tin người mà ông phải trả giá rất đắt. Ông tin Phan Bá Ngọc, tin Lê Dư, tin Nguyễn Thượng Hiền, tin Nguyễn Bá Trác… người thì làm mật thám, người thì phản bội. Họ tìm cách nộp ông cho giặc.
Lời kêu gọi đoàn kết dân tộc, lòng tin người của ông là một lời để thuyết phục, nhưng đó không chỉ là lời lẽ tuyên truyền. Cái nhìn của Phan Bội Châu là cái nhìn của nhà nho, của kẻ sĩ đã tách khỏi vua chúa nhưng chưa hòa làm một với dân, là cái nhìn của một người không quan niệm xã hội là xã hội phong kiến như cũ mà cũng chưa quan niệm được một xã hội theo trật tự mới.
Phan Bội Châu tán thành duy tân, chủ trương học tập các nước Âu Mỹ và Nhật bản cả kỹ thuật, cả cách tổ chức xã hội, nhưng trước vấn đề giành độc lập và giữ đất nước là vấn đề ông đặt lên hàng đầu, ông nhìn sức mạnh dân tộc theo góc độ giống nòi, chủng tộc, cho nên đối với dân thì ông nhìn theo tình đồng bào đồng chủng tất cả thành một khối, không theo thực tế xã hội, mà đối với nước ngoài ông tin cậy nước đồng văn đồng chủng, chưa hết được thành kiến, kỳ thị dân tộc. Ông chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng không phải là người “vọng ngoại”. Ông phản đối những người chỉ trông cậy vào nước ngoài. Ông so sánh việc cầu viện đó với việc mời thầy thuốc:
Ví như có kẻ bệnh đau nặng nề
…Tói đông lân mà rước thầy sang.
Và nói thái độ của người ỷ lại, vọng ngoại:
Gì cũng chắc trông lưng thầy cả
Từ thuốc thang, đến hỏa lò, siêu,
Đến cùng giường chiếu người đau,
Hành trình đưa đón cũng cầu thầy cho
Đối với thái độ ỷ lại không tự lo liệu, không tự cường như thế, Phan Bội Châu trách mắng:
Cầu thầy thể lại càng thêm nhục,
Thà nhờ tay giặc chết cho xong
Than ôi! Cái vạ chết lòng.
Sai lầm của Phan không phải là ở thái độ ỷ lại vọng ngoại mà là ở chỗ ông không hiểu tham vọng đế quốc chủ nghĩa của nước đồng văn đồng chủng trẻ tuổi Nhật Bản.
Nhìn vào sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc của nhiều hạng người khác nhau, có khả năng khác nhau, Phan cũng đã thấy phương thức đấu tranh khác trước. Với sức mạnh đó, Phan nghĩ rằng:
Cốt trong nước người ta một bụng,
Nghìn muôn người cũng giống mặt người.
Phòng khi sưu thuế đến nơi
Bảo nhau không đóng, nó đòi được chăng?
Gọi đến lính, không thằng nào chịu,
Bắt một người ta kéo muôn người.
Trong cuộc đấu tranh với kẻ thù để giành độc lập, ông đã thoáng nhìn ra sức mạnh của tinh thần, của lý lẽ, của tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị:
Việc gì phải bài binh, đụng kế,
Cứ thi gan kiện lý cho già
Của nhà ta phải trả ta,
Bên tham muốn nuốt, ắt là chẳng trôi.
Không phải Phan đã hiểu biết phương thức đấu tranh chính trị, đấu tranh pháp lý, nhưng chủ trương kịch liệt bạo động của ông dã không chỉ hạn chế trong xây đồn đắp lũy, đấu tranh quân sự, đấu tranh võ trang như tư tưởng thời đại trước. Đó là một con đường làm cho tư tưởng ông có tính chất dân tộc, dân chủ hơn.
Chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh như vậy, tuyên truyền giác ngộ quần chúng đóng vai trò rất quan trọng:
Mõ chuông là cái lưỡi này
Lôi đình trên ngọn bút này nổ ra.
Kẻ sĩ do đó đóng vai trò hàng đầu. Nhưng kẻ sĩ trong quan niệm Phan Bội Châu đã không phải là người nho sĩ, dầu là nhà nho chỉ đọc kinh truyện hay là nhà nho đã đọc tân thư tâ nvăn, chỉ biết đọc sách. Pha nói: “Đọc sách sáng lẽ chỉ có kẻ sĩ, tư tưởng lớn lao chỉ có kẻ sĩ, gánh nặng dường xa chỉ có kẻ sĩ nhưng kẻ sĩ phải “lấy nhiệt tình làm chính, lấy đạo đức… dũng mãnh… lý tưởng… mưu lược… sảng khoái… khoa học… thao kiểm làm phụ và lấy yêu nước làm mục đích”. Kẻ sĩ đó “nhóm họp đoàn thể, trao đổi tri thức, phục tùng công lý, sửa đạo đức công dân, giữ nghĩa vụ công dân, giúp đỡ nhau, thương yêu nhau” (hòa lệ công ngôn).
Khái niệm kẻ sĩ mở rộng bao gồm cả văn cả võ, cả người mưu lược lẫn người khoa học rộng hơn cả tầng lớp trí thức; phải nhiệt tình yêu nước sửa đạo đức công dân, giữ nghĩa vụ công dân tức là có tính chất dân tộc và dân chủ; lại lập giao ước công dân xướng quyền lợi đông dân giúp đỡ nhau tương yêu nhau tức là có tổ chức. Phan Bội Châu vẫn vướng vào quan niệm sĩ đứng đầu tư dân nhưng lại dân tộc hóa và tư sản hóa từng lớp đó, làm cho nó thành một tập hợp mới gồm những người giác ngộ có ý nghĩa hội, đoàn, đảng.
Đó cũng là con đường làm cho tư tưởng ông có tính chất dân tộc dân chủ hơn.
Vì lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược Phan Bội Châu đã bác bỏ quan niệm “mệnh trời”, quan niệm “nước của một dòng họ”, khẳng định chủ quyền của dân và ông tiếp thu được tư tưởng dân chủ cả về sau, cả tư tưởng xã hội chủ nghĩa nữa. Nhưng ông không hiểu ý nghĩa của tổ chức xã hội, tổ chức chính quyền nên tư tưởng dân chủ của ông khá mơ hồ. Năm 1907 khi viết Hải ngoại huyết thư, Phan vẫn chưa thật dứt khoát với tư tưởng quân chủ:
Kìa xem Nhật Bản người ta
Vua dân như thể một nhà kính yêu.
Ông cho Nhật Bản có chế độ “quân dân cộng chủ” nên mới nói:
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ
Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa.
Từ sau cách mạng Tân Hợi ông ngả hẳn sang chủ trương thành lập chế độ dân chủ cộng hòa và sau cách mạng tháng Mười ông nghĩ đến cách mạng văn minh, cách mạng quốc tế, xã hội chủ nghĩa, nhưng ông vẫn không quan niệm được đúng cách mạng xã hội, cách mạng kinh tế, tổ chức quần chúng, vấn đề chính quyền và vấn đề quyền dân chủ để có một tư tưởng dân chủ tư sản hay vô sản thật sự.
Dân chủ là một thử thách gay go đối với tư tưởng nhà nho.
Tuy có những nhược điểm trong cơ sở lý luận, tư tưởng đoàn kết dân tộc của Phan Bội Châu là một bước phát triển cao so với tư tưởng truyền thống. Phan Bội Châu đã làm cho tư tưởng đoàn kêt scó tính chất dân tộc rộng rãi và dân thủ. Đó là một cống hién to lớn của ông đối với dân tộc. Tinh thần đoàn kết chân thành và rộng rãi trong tư tưởng của ông có sức tập hợp rất lớn. Các từng lớp nhân dân cho đến cả đồng bào công giáo, chị em phụ nữ, lính tập bòi bếp, dân anh chị đều theo ông chống Pháp, chứng minh cho tư tưởng của ông. Phan Bội Châu đã khôi phục được truyền thống phá tan không khí rời rạc, nghi kỵ, u uất lúc đó và phát triển tinh thần đoàn kết dân tộc thành một đườgn lối chính trị sau này Đảng của giai cấp vô sản tiếp tục, hoàn thiện bằng cách cung cấp cho nó một cơ sở lý luận khoa học và tổ chức thực hiện hiệu quả to lớn. Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Phan Bội Châu chuẩn bị nền móng cho tư tưởng vĩ đại “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” của Hồ chủ tịch.
*
* *
Phan Bội Châu là một nhà nho. Nếu thực té đã không làm cho nhà nho như ông đi theo con đường làm khanh tướng mà lại trở thành lãnh tụ chính đảng, một cương vị xa lạ trong quy luật phát triển của nhà nho, thì trên cương vị mới đó ông viết lời kêu gọi, viết chính luận, viết sách bien khảo cũng là làm một công việc có ý nghĩa mới về chất lượng, không bình thường theo quan niệm làm văn của nhà nho. Tuy vậy, qua ông, ta chưa thấy giai đoạn trong đó một con người có thể kiêm là một nhà văn nghệ, một nhà chính luận, một nhà khoa học mà vẫn chia tách thành những con người khác nhau có cách tư duy, có phương pháp làm việc, có lối viết riêng. Lúc viết, dầu là viết lời kêu gọi, viết báo, viết sách biên khảo, Phan Bội Châu vẫn làm văn theo quan niệm văn học, tư tưởng nghệ thuật của Nho gia. Ông vẫn gắn văn chương với đạo lý làm người, vẫn quan niệm dùng sử để treo gương, giáo dục. Văn chươgn của ông vẫn mang tính chất giáo huấn chứ chưa phải là trình bày, mô tả, phản ánh. Cái khác trước là ông đã nâng lòng yêu nước, nghĩa đồng chủng đồng bào, tinh thần đoàn kết dân tộc thành một đạo lý làm người thay cho trung hiếu, thành một nguyên tắc khen chê khi viết sử thay cho nguyên tắc chính thống, với ý thức “phân biệt quốc sử vào giáo sử” (xem Việt Nam quốc sử khảo, Trang 54).
Ngày nay khi chúng ta đã biết đạo đức cộng sản chủ nghĩa, phương pháp luận sử học Mác xít thì điều đó chỉ là chuyện đương nhiên đơn giản, nhưng đầu thé kỷ này, khi tư tưởng Nho gia còn thống trị cách nhìn của Phan Bội Châu là táo bạo, là một tiến bộ vượt bậc.
Phan Bội Châu không chỉ là một nhà tư tưởng, một nhà văn cần phát biểu, trình bày ý kiến của mình. Ông là một nhà hoạt động chính trị cần biến những tư tưởng mói của mình thành hành động của quần chúng. Văn chương của ông vừa phải làm nhiệm vụ trình bày, thuyết phục, vừa phải làm nhiệm vụ cổ động, tổ chức quần chúng. Thích hợp với yêu cầu trình bày tư tưởng mới là văn xuoi. Nhưng văn xuôi ở nước ta lúc đó lại chưa phát triển. Vào thời đại đó người ta chưa có thói quen và chưa có khả năng nói những vấn đề nghiêm túc bằng văn nôm. Văn xuôi nôm hầu như chưa được dùng để viết văn. Phan Bội Châu là người quá quen thuộc với việc làm thơ phú chữ Hán, lại ra nước ngoài từ 1905, lúc trong nước chữ quốc ngữ chưa truyền bá rộng rãi. Đã thế hoàn cảnh viết văn của ông lại cũng đặc biệt, ông sống lưu vong ở Trung Quốc, tác phẩm phải đăng trên báo Trung Quốc hoặc in ở Trung Quốc, đối tượng tuyên truyền đầu tiên là nhà nho, muốn vào quần chúng cũng phải thông qua cái cầu nối là nhà nho. Thường là ông phải viết hai lần: viết văn chữ Hán cho nhà nho rồi lại dịch ý ra lục bát để tuyên truyền cho quần chúng rộng rãi. In được chữ nôm là chuyện khó khăn. Ông phải lựa những chữ nôm phiên âm được bằng chữ Hán, nhà in mới có tự mẫu để in. Việc ông phải dùng chữ Hán để viết, về sau làm cho ông cách biệt với công chúng., lúc đầu là một việc cần thiết, không thể làm khác. Tuy vẫn dùng chữ Hán nhưng văn chương ơbc sau khi xuất dương viết đã khác các nhà nho lớp trước và cũng khác cả văn chươgn của ông trước khi xuất dương. Các nhà nho đều dùng chữ Hán để viết văn nhưng chủ yếu là viết văn vần. Ngôn ngữ họ dùng là thứ văn ngôn cổ. Phan Bội Châu viết nhiều văn xuôi và bằng thứ ngôn ngữ cận đại Trung Quốc. Văn chương và ngôn ngữ của Phan Bội Châu không hẳn là văn chương và ngôn ngữ đương đại của Trung Quốc, nó vẫn gắn với truyền thống Hán Việt. Nhưng đó là vấn đề không cần thiết phải đi sâu ở đây. Sự đổi thay của Phan Bội Châu có một ý nghĩa về tương quan giữa nội dung và hình thức: một mặt tư tưởng mới, nhu cầu trình bày những vấn đề cụ thể, xác thực, lập luân rõ ràng đòi hỏi phải chuyển dần từ văn vần sang văn xuôi, và mặt khác việc sử dụng văn cuôi - dầu là văn xuôi nước ngoài - tạo ra khả năng to lớn trình bày nhiều nội dung phong phú, đổi thay cả cách suy nghĩ của người viết. Đó cũng là một khía cạnh trong công việc cách tân văn học của Phan Bội Châu.
Vì chủ yếu là trình bày ý kiến để thuyết phục nên Phan Bội Châu đã chuyển từ viết văn cử tử sang dùng văn xuôi viết luận thuyết. Luận thuyết – chính luận – là một thể loại mà các nhà nho trước đây không quen viết. Cả tư tưởng theo cổ của Nho gia, cả lối văn xuôi nặng tính chất biền ngẫu, bát cổ trói buộc việc diễn đạt tư tưởng. Đầu thế kỷ XX, do tình hình tiếp xúc với văn háo và tư tưởng châu Âu, trong văn học có xu hướng tất yếu, phải phát triển thể loại đó. Phan Bội Châu đã nhanh chóng viết văn luận thuyết nhưng nếu so với Phan Chu Trinh, tác giả Văn minh tân học sách, văn luận thuyết của Phan Bội Châu có nhược điểm: ít tri thức khoa học, ít tính chất lý luận ít tính chất lôgic. Phan Bội Châu là nhà nho duy tân, không biết tiếng châu Âu, không đọc nhiều sách vở châu Âu, không am hiểu tư tưởng và văn học châu Âu. Nổi bật trong văn luận thuyết của ông vẫn là nhiệt tình yeu nước. Phan Bội Châu không bao giờ chỉ trình bày ý kiến, nhằm thuyết phục lý trí bằng chứng cớ, lý lẽ chính xác. Kể cả trường hợp đáng lẽ đã nổ ra tranh luân gay go như trường hợp mâu thuẫn sâu sắc về đường lối giữa ông và Phan Chu Trinh, ông cũng chỉ lập luận đơn giản: “Quốc dân ta ngày nay còng đang măng sữa… Răng đứa trẻ còn chưa chắc chắn mà đã đút xương bắt nhai, chân đi chưa vững mà lấy roi vọt khua bắt chạy, thế mà muốn nó không khóc, khong què thì thiệt là vô lý”. “Kẻ thù bên ngoài chưa diệt mà trong nọi bộ đảng đã chia rẽ… Dân không còn nữa mà chủ với ai?” Và cái lý do cuối cùng có lẽ thuyết phục nhất đối với các cụ là “Huynh ông nghĩ xem! Mặt tôi đây có thể đi làm tôi đòi, làm chó săn đâu” (Thư gửi Phan Chu Trinh).
Lập luận thật đơn sơ! Ông không phân tích thực tế sâu sắc mà cũng không dựa vào lý luận khoa học. Nhiệt tình yêu nước, căm thù giặc, lòng thông cảm với dân, lòng tin ở dân tộc, ở thắng lợi làm cho văn chương ông thấm máu và nước mắt. Trong cuộc đời làm cách mạng của Phan, những năm kể là đắc ý rất ít. Ông gặp hết thất bại này đến thất bại khác. Phong trào cách mạng phát triển khó khăn, bị khủng bố dữ dội, bản thân ôngbị Nhật trục xuất, bị Long Tế Quang bắt giam. Chuyện đồng chí hư hỏng, phản bội, nhân dân cam chịu hưởng ứng càng ngày càng thưa thớt không kể hết. Nưhng dầu ông sống cực nhục đến đâu, nhiêt jtình và lòng tin ở ông không bao giờ thay đổi. Sẵn có trau dồi về văn chương bác học, lại quen thuộc lời ăn tiếng nói, câu ca, bài hát của nhân dân, ông đã khai thác cái đẹp hùng tráng mỹ lệ của thể phú, dùng những hình ảnh, những lời nói của nhân dân làm cho văn chưong ông vừa có cái đẹp trang nhã, câu chữ chọn lọc, tổ chức nghiêm chỉnh, vừa có cái đẹp trong sáng, giản dị. Nhiệt tình, lòng tin làm cho văn ông vừa có cái giọng thân thiết, thân tình, lâm ly thống thiết, làm cho người nghe chảy nước mắt, vừa có cái giọng hùng hồn, hừng hực chiến đấu làm cho người nghe căm thù Phan chấn, trái tim bốc lửa. Nó là văn giáo huấn mà vẫn đi sâu vào tình cảm, thôi thúc mọi người đứng dậy hành động cứu nước. Sức mạnh của văn Phan Bội Châu là ở chỗ kích động tình cảm chứ không phải ở thuyết phục lý tính, là văn luận thuyết nhưng lại tràn đầy tính chất trữ tình. Phan Bội Châu tạo được cho mình một văn phong riêng. Văn chương của ông không những tác động sâu sắc, tuyên truyền cổ động mấy thế hệ đi vào con đường cách mạng dân tộc, mà ảnh hưởng trực tiếp làm cho nhiều người cùng thời học viết theo ông.
Trong phong trào yêu nước và duy tân ở nước ta đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu là người tiêu biểu cho dân tộc. Theo lời kêu gọi của ông, một thế hệ thanh niên đã đi vào con đường cứu nước, thành lập chính đảng chống Pháp. Nhiều người trong số đó đã theo ông lưu vong ra nước ngoài. Họ không những chịu ảnh hưởng ông về tư tưởng mà còn chịu ảnh hưởng ông cả về văn học. Ở trong nước những người như Đặng Thái Thân, Phạm Văn Ngôn đều viết hùng tráng, lâm ly theo văn phong của ông. Ở ngoài nước, những người đồng chí viết nhữgn đề tài giống ông (Nguyễn Thượng Hiền viết Giọt lệ bể dâu, Liệt truyện; Mai Lão Nạng viết Khuyên đồng tâm…) mà những người trẻ tuổi, nhất là học trò ông như Hoàng Trọng Hậu, Trần Hữu Lực không viết những đề tài giống ông mà lại cũng viết theo văn phong của ông nữa. Họ tập hợp xung quanh Phan Bội Châu, người lãnh tụ, người thầy, nhà văn đàn anh thành một nhóm viết văn theo một xu hướng – có thể gọi là nhóm văn học yêu nước lưu vong. Văn chươgn của nhóm này về nội dung và nghệ thuật có khác với nhóm Đông Kinh nghĩa thục mà về thời gian kéo dài hơn. Về nội dung nó tiêu biểu cho dân tộc, cho thời đại, về nghệ thuật nó đánh dấu một bước phát triển mới. Tác động của nó tích cực và rộng rãi. Sáng kiến dùng lục bát viết diễn ca truyền bá tư tưởng cách mạng và cổ động nông dân của họ thành một kinh nghiệm được sử dụng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh và cho đến say này.
Trong hai mươi năm đầu thế kỷ này, Phan Bội Châu không những là ngôi sao dẫn đường về chính trị, tư tưởng mà cũng là ngôi sao dẫn đường về văn học nữa.
Kỳ sau: Phần IV: Nhà văn viết về người anh hùng cứu quốc
tin tức liên quan
Videos
Về với Nga ba Đồng Lộc
Bàn về cách thưởng thức Truyện Kiều
"Con Nai đen" của Nguyễn Đình Thi và "Vua hươu" của Carlo Gozzi
Thể loại phim
Kiểm kê cổ vật – hành trình gian nan của các cán bộ di sản văn hóa
Thống kê truy cập
114528305
Hôm nay
2252
Hôm qua
2326
Tuần này
2578
Tháng này
215001
Tháng qua
0
Tất cả
114528305