Cuộc sống quanh ta

Đảng bộ Nghệ An: TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI

Đại hội lần thứ I được tổ chức vào năm 1930 tại làng Đồng Xuân, tổng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn (nay thuộc xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương). Đại hội (ĐH) đã kiểm điểm, đánh giá ưu khuyết điểm của cao trào cách mạng trong tỉnh, phê phán những biểu hiện tả, hữu khuynh trong việc chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng;

đồng thời thảo luận biện pháp chỉ đạo phong trào, đặc biệt là những biện pháp chống sự khủng bố giã man của địch, bảo vệ cơ sở cách mạng cùng tính mạng, tài sản của quần chúng.

ĐH đã bầu Ban chấp hành (BCH) chính thức gồm 7 đồng chí (Đ/C), Đ/C Nguyễn Tiềm được bầu làm Bí thư.
Đại hội lần thứ II khai mạc vào ngày 14-4-1938 tại làng Đông Chữ (nay thuộc xã Nghi Trường, Nghi Lộc) với trên 30 đại biểu đại diện cho gần 200 đảng viên của 50 chi bộ thuộc 10 Đảng bộ (Vinh, Nam Đàn, Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghĩa Đàn). ĐH đã quyết nghị một số vấn đề quan trọng: Thành lập phân cục phía Bắc (nhằm giúp Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn); Đổi tên tờ báo Dân nghèo thành báo Chỉ Đạo; Đặt tên bí mật cho Tỉnh ủy và cấp ủy huyện, thành theo khẩu hiệu "Thành lập - Mặt - Trận - Thống - Nhất - Nhân - Dân - Đông - Dương - Muôn - Năm"(1); Thành lập Ban huấn luyện của Tỉnh ủy.
ĐH đã bầu BCH mới gồm 7 Đ/C, Đ/C Nguyễn Đức Dương được bầu làm Bí thư và bầu 3 đại biểu đi dự ĐH thành lập Liên tỉnh ủy Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Đại hội lần thứ III được khai mạc vào ngày 03-11-1945 tại làng Yên Dũng Thượng, huyện Hưng Nguyên (nay thuộc phường Hưng Dũng, TP Vinh) với 23 đại biểu, thay mặt cho gần 200 đảng viên của 10 phủ huyện. ĐH đã quyết nghị nhiều biện pháp xây dựng Đảng, củng cố chính quyền cách mạng, củng cố mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh những nhiệm vụ cấp bách là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ chính thức gồm 5 Đ/C, Đ/C Nguyễn Xuân Linh được bầu làm Bí thư và bầu 3 đồng chí đi dự ĐH xứ bộ Trung Kỳ tại Huế.
Đại hội lần thứ IV khai mạc vào sáng ngày 03-11-1946 tại làng Yên Dũng, huyện Hưng Nguyên (nay thuộc phường Hưng Dũng, TP Vinh) với 45 đại biểu thay mặt cho 2.876 đảng viên của 160 chi bộ thuộc 268 xã trong Đảng bộ. ĐH đã quyết nghị về việc phát triển và củng cố các đoàn thể thanh niên, nông dân, phụ nữ, vạch chương trình kiến thiết làng xã kiểu mẫu, công tác phát triển đảng viên...; bầu BCH Đảng bộ gồm 17 Đ/C, Đ/C Hồ Viết Thắng được bầu làm Bí thư.
Đại hội lần thứ V được khai mạc vào ngày 06-01-1948 tại xóm Vĩnh Yên, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn. ĐH đã kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và mọi mặt công tác qua một năm kháng chiến và tập trung bàn 2 vấn đề trọng tâm: Tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến trường kỳ, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm chiếm Nghệ An của thực dân Pháp; Đẩy mạnh việc phát triển và củng cố tổ chức Đảng, xây dựng khối đoàn kết, nhất trí, tập trung lãnh đạo kháng chiến thắng lợi.
ĐH đã bầu BCH Đảng bộ gồm 25 ủy viên (3 ủy viên dự khuyết). Đ/C Ngô Xuân Hàm được bầu làm Bí thư, Đ/C Dương Ngọc Võ được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội lần thứ VI được tổ chức từ ngày 15-29/4/1949 tại xã Cát Văn, huyện Thanh Chương với 334 đại biểu đại diện cho 17 ngàn đảng viên của 291 chi bộ. ĐH đã thảo luận và quyết nghị 3 vấn đề lớn: Tích cực xây dựng và bảo vệ hậu phương, bồi dưỡng sức dân và cung cấp sức người, sức của cho các chiến trường; Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, các đoàn thể cứu quốc; Tiếp tục củng cố và phát triển Đảng bộ về mọi mặt, cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh khâu xây dựng chi bộ "Tự động công tác". ĐH đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 20 ủy viên (6 dự khuyết). Đ/C Minh Châu được bầu làm Bí thư, Đ/C Hoàng Ngọc Nhân được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội lần thứ VII họp vào tháng 5-1950 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu với 300 đại biểu đại diện cho 48.750 đảng viên thuộc 254 chi bộ trong 12 huyện. ĐH nêu bật nhiệm vụ chính trị trước mắt của toàn Đảng bộ là: "Ra sức xây dựng lực lượng, bảo vệ hậu phương, tổng động viên sức người, sức của, cung ứng cho tiền tuyến". Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 29 ủy viên, Đ/C Minh Châu được tái cử làm Bí thư, Đ/C Hoàng Ngọc Nhân tái cử làm Phó Bí thư.
Đại hội lần thứ VIII họp vào tháng 8-1951 tại xã Quang Thành, huyện Yên Thành với 289 đại biểu đại diện cho 50.459 đảng viên thuộc 290 chi bộ trong 12 huyện. ĐH đã đề ra 2 nhiệm vụ trọng tâm của của Đảng bộ là: Đoàn kết nông thôn, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phục vụ tiền tuyến; Xây dựng Đảng theo Chính cương, Điều lệ mới, cải tiến tác phong lãnh đạo cho sát quần chúng. ĐH nêu bật mục tiêu: "Xây dựng Nghệ An thực sự thành hậu phương vững chắc, thành kho dự trữ dồi dào về người và của, làm tròn nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến". ĐH đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 25 ủy viên, Đ/C Minh Châu tiếp tục được bầu làm Bí thư.
Đại hội lần thứ IX được tổ chức từ ngày 15-23/3/1959 tại Vinh với 254 đại biểu. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chung cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong 2 năm 1959-1960 là: "Phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh gian khổ, nâng cao dũng khí cộng sản chủ nghĩa, động viên toàn Đảng, toàn dân hăng hái vượt tới trước, quyết tâm hoàn thành kế hoạch 3 năm trước thời hạn, góp phần đẩy mạnh công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc làm cơ sở vững chắc cho đấu tranh thống nhất nước nhà". ĐH đã bầu BCH mới gồm 41 ủy viên (8 dự khuyết). Đ/C Võ Thúc Đồng được bầu làm Bí thư, Đ/C Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội lần thứ X được tổ chức 2 vòng. Vòng 1 họp từ ngày 24/6-01/7/1960 tại Vinh với 260 đại biểu. ĐH đã thảo luận và góp ý xây dựng đề cương báo cáo chính trị và bổ sung dự thảo điều lệ (sửa đổi) của Trung ương Đảng; Ra nghị quyết phát động chiến dịch Tiếng trống Xô Viết chào mừng ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III. ĐH đã bầu 33 đại biểu (3 dự khuyết) đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III. Vòng 2 họp từ ngày 20- 30/3/1961 tại Vinh với 166 đại biểu chính thức. ĐH vạch ra phương hướng phấn đấu cho 2 năm 1961-1962, tập trung bàn biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc để góp phần vào công cuộc CNH XHCN. ĐH đã bầu BCH mới gồm 39 ủy viên (8 dự khuyết). Đ/C Võ Thúc Đồng tiếp tục được bầu làm Bí thư, các Đ/C Chu Mạnh, Nguyễn Sỹ Quế và Nguyễn Trương Khoát được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội lần thứ XI họp từ ngày 12-21/8/1963 tại TP Vinh với 279 đại biểu đại diện cho 53.416 đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH tập trung bàn 2 vấn đề mấu chốt: Phát triển kinh tế trong đó chú trọng phát triển kinh tế miền núi, tăng cường quản lý kinh tế; Xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. ĐH đã bầu BCH mới gồm 33 ủy viên (4 dự khuyết). Đ/C Võ Thúc Đồng tiếp tục được bầu làm Bí thư, các Đ/C Chu Mạnh, Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Phó Bí thư (2).
Đại hội lần thứ XII họp tại Thượng Sơn, Đô Lương từ ngày 15-25/4/1972 với 372 đại biểu đại diện cho 89.383 đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH này đã "mở đầu cho một sự chuyển biến cách mạng trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, phấn đấu đưa nền kinh tế tỉnh nhà từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN theo tinh thần nghị quyết lần thứ 19 và 20 của TƯ Đảng". ĐH đã bầu BCH mới gồm 37 ủy viên, trong đó có 4 dự khuyết. Đ/C Nguyễn Sỹ Quế được bầu làm Bí thư, các Đ/C Dương Văn Dật và Trương Văn Kiện được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh khóa IX(3).Vòng 1 được tổ chức ở TP Vinh từ ngày 12-21/11/1976 với 674 đại biểu. ĐH thảo luận và góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện của TƯ Đảng, đồng thời bầu đoàn đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IV. Vòng 2 họp từ ngày 09-12/5/1977 tại TP Vinh, gồm 648 đại biểu đại diện cho gần 150.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã đánh giá những thắng lợi, vạch rõ những thiếu sót, nhược điểm, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng; quyệt định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng CNXH, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 1976-1980 và 2 năm 1977-1978 của tỉnh và quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 45 ủy viên (6 dự khuyết). Đ/C Nguyễn Sỹ Quế tiếp tục được bầu làm Bí thư, các Đ/C: Nguyễn Tiến Chương, Trương Văn Kiện được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội khóa X đã họp từ ngày 12-17/12/1979 tại TP Vinh với 321 đại biểu đại diện cho 150 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã kiểm điểm, đánh giá thành tích và tồn tại trong thời gian từ ĐH trước đến ĐH này, quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới, vạch ra 3 nhiệm vụ cấp bách cho 2 năm 1979-1980 là: Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và đảm bảo đời sống của nhân dân; Tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; Kiên quyết đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là tệ ăn cắp, hối lộ, ức hiếp quần chúng. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ gồm 49 ủy viên (4 dự khuyết). Đ/C Trương Văn Kiện được bầu làm Bí thư, các Đ/C Nguyễn Tiến Chương, Trần Quang Đạt được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội khóa XI. Vòng 1 họp từ ngày 11-18/01/1982 tại Cửa Lò với 498 đại biểu đại diện cho 156 ngàn đảng viên trong 2.000 tổ chức cơ sở Đảng. ĐH đã thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung vào dự thảo báo cáo chính trị của TƯ Đảng và các văn kiện khác của TƯ. Đồng thời thảo luận về nhiệm vụ KT-XH năm 1982, ra Nghị quyết phát động thi đua 180 ngày phấn đấu lập thành tích chào mừng ĐH Đảng toàn quốc lần thứ V. ĐH đã bầu Đoàn đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ V gồm 63 đại biểu. Vòng 2 họp từ ngày 22-26/3/1983 tại TP Vinh với 485 đại biểu đại diện cho trên 156 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã quyết nghị phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ trong những năm 1983-1985, bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 55 ủy viên (4 dự khuyết). Đ/C Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu làm Bí thư, các Đ/C Trần Quang Đạt, Nguyễn Văn Giản được bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội khóa XII họp từ ngày 29/10-03/11/1986 tại TP Vinh với 617 đại biểu, đại diện cho gần 180 ngàn đảng viên toàn Đảng bộ. ĐH đã thảo luận và thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên toàn tỉnh đối với dự thảo Báo cáo chính trị và những điểm sửa đổi, bổ sung Điều lệ mà BCH TƯ sẽ trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI; thảo luận, thông qua Báo cáo chính trị và quyệt định nhiệm vụ, mục tiêu KT-XH trong những năm 1986-1990. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ gồm 67 ủy viên (16 dự khuyết). Đ/C Nguyễn Kỳ Cẩm được bầu làm Bí thư, Đ/C Nguyễn Bá được bầu làm Phó Bí thư. ĐH đã bầu đoàn đại biểu đi dự ĐH đảng toàn quốc lần thứ VI gồm 56 Đ/C.
Đại hội khóa XIII. Vòng 1 họp từ ngày 23-28/4/1991 tại TP Vinh với 493 đại biểu đại diện cho trên 185 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của TƯ Đảng và bầu đoàn đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VII gồm 48 Đ/C. Vòng 2 họp tại TP Vinh từ ngày 27-29/02/1992 gồm 367 đại biểu đại diện cho hơn 120 ngàn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã quyết nghị những vấn đề lớn: Nắm vững phương châm chiến lược và tư tưởng chỉ đạo phát triển KT-XH, QP-AN, hoàn thành những mục tiêu chủ yếu trong KH từ năm 1992-1995; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KT-XH nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ KT-XH, AN-QP; Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cường công tác vận động quần chúng là nhân tố quyết định giành thắng lợi. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ gồm 49 ủy viên. Đ/C Nguyễn Bá được bầu làm Bí thư, các Đ/C Bạch Hưng Đào và Phạm Xuân Tùy được bầu làm Phó Bí thư (4).
Đại hội khóa XIV được tổ chức từ ngày 08-11/5/1996 với 347 đại biểu đại diện cho gần 120.000 đảng viên của toàn Đảng bộ. ĐH đã thảo luận và thông qua bản tổng hợp tham gia ý kiến vào các văn kiện dự thảo của TƯ trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII; đồng thời thảo luận và thông qua báo cáo thực hiện Nghị quyết ĐH đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh và phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ XIV (1996-2000). ĐH đã quyết nghị mục tiêu và các chỉ tiêu lớn đến năm 2000 của tỉnh, bầu BCH Đảng bộ gồm 49 ủy viên, đồng thời bầu đoàn đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII gồm 30 người (2 dự khuyết). Đ/C Nguyễn Bá được bầu làm Bí thư, các Đ/C Hồ Xuân Hùng và Lê Doãn Hợp được bầu làm Phó Bí thư (5).
Đại hội khóa XV khai mạc vào ngày 17-01-2001 tại TP Vinh với 400 đại biểu, đại diện cho hon 12 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết ĐH XIV, đề ra mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH cho cả nhiệm kỳ. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 49 ủy viên, đồng thời bầu đoàn đại biểu gồm 25 Đ/C đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đ/C Trương Đình Tuyển được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Đ/C Lê Doãn Hợp, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh, Đ/C Nguyễn Như Vỹ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (6).
Đại hội khóa XVI được tổ chứctừ ngày 8-11/12/2005 tại TP Vinh với 400 đại biểu đại diện cho hơn 14 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH đã thảo luận và bổ sung báo cáo tổng hợp ý kiến của ĐH đảng các cấp trên cơ sở tham gia vào các văn kiện của BCH TƯ Đảng khóa IX trình ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X; đồng thời thảo luận,thông qua Báo cáo chính trị của Tỉnh ủy và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới. ĐH đã bầu BCH Đảng bộ tỉnh gồm 59 ủy viên và bầu 24 Đ/C đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X. Đ/C Nguyễn Thế Trung được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, Đ/C Phan Đình Trạc- Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, Đ/C Hoàng Xuân Lương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.          
Đại hội khóa XVII sẽ được tổ chức tại TP Vinh từ ngày 15-17/10/2010 với 450 đại biểu đại diện cho trên 16 vạn đảng viên trong toàn Đảng bộ. ĐH sẽ thảo luận, bổ sung báo cáo tổng hợp ý kiến của ĐH Đảng các cấp trên cơ sở tham gia vào Dự thảo các văn kiện của BCH TƯ Đảng khoá X, Dự thảo Báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng trình ĐH XI của Đảng; Đồng thời thảo luận,thông qua Báo cáo chính trị của BCH Tỉnh ủy khoá XVI, nhiệm kỳ 2005-2010 và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ 2010-2015; ĐH sẽ bầu BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII và bầu đoàn đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI.
 
1.Thành lập (Tỉnh ủy), Mặt (Vinh), Trận (Nam Đàn), Thống (Anh Sơn), Nhất (Diễn Châu), Nhân (Nghi Lộc), Dân (Hưng Nguyên), Đông (Quỳnh Lưu), Dương (Yên Thành), Muôn (Thanh Chương), Năm (Nghĩa Đàn).
2. Cuối nhiệm kỳ, đ/c Nguyễn Sỹ Quế được cử làm Bí thư Tỉnh ủy (thay đ/c Võ Thúc Đồng được TƯ bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước VNDCCH tại Liên Xô); Đ/c Nguyễn Văn Cung được cử làm Phó Bí thưTỉnh ủy, thay đ/c Chu Mạnh được TƯ điều đi nhận công tác khác.
3. Ngày 01-11-1975Ban Thường vụ tỉnh ủy 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ra thông cáo đặc biệt về việc hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
4. Ngày 12-8-1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày 19-9-1991, Bộ Chính trị ra Quyết đính số 16-NS/TƯ chỉ định BCH lâm thời của Đảng bộ Nghệ An gồm 44 Đ/C. Đ/c Nguyễn Bá được chỉ định giữ chức Bí thư, đ/c Phạm Xuân Tùy, Chủ tịch UBND tỉnh, đ/cBạch Hưng Đào, Phó Bí thư Thương trực Tỉnh ủy.
5.Tại phiên họp ngày 17-2-1997, BCH Đảng bộ tỉnh đã bầu bổ sung đ/c Nguyễn Như Vỹ, phó Bí thư - Chủ tịch HĐND tỉnh. Năm 1999, đ/c Hồ Xuân Hùng được TƯ điều động đi nhận công tác khác. Tháng 01/2000, đ/c Lê Doãn Hợp được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh, đ/c Nguyễn Như Vỹ làm Phó Bí thưThường trực Tỉnh ủy. Tháng 2/2000, TƯ điều động đ/c Trương Đình Tuyển, UVTƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Thương mại về làm Bí thư Tỉnh ủy, thay đ/c Nguyễn Bá được TƯ giao giúp Tỉnh ủy chỉ  đạo một số công tác cho đến lúc nghỉ hưu.    
6. Tháng 8-2003, đ/c Trương Đình Tuyển được Bộ Chính trị điều động trở lại làm Bộ trưởng Bộ Thương Mại, đ/c Lê Doãn Hợp được BCH Đảng bộ tỉnh bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Đ/C Nguyễn Thế Trung - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114526495

Hôm nay

2147

Hôm qua

2297

Tuần này

21045

Tháng này

213191

Tháng qua

0

Tất cả

114526495