Những góc nhìn Văn hoá

Tìm hiểu giá trị văn chương cũ

Tập san nghiên cu S-Địa-Văn số I, đã đăng ba bài giảng ca dao cổ[1] của ông Trần-Thanh-Mại, mục đích là để trưng cầu ý kiến các bạn độc giả và mở đầu cho một cuộc thảo luận. Đáp lại yêu cầu đó, ông Ngô-Quân-Miện có gửi một bài tranh luận, cùng đăng trong số này dưới mục Ý kiến bn đọc.

 
Ông Miện tỏ ý mâu thuẫn với ông Mại về bài Thng Bm. Theo ông Mại thì đây là “một bài thơ tiêu biểu nhất cho tinh thần nông dân đấu tranh chống phong kiến địa chủ áp bức bóc lột, biểu lộ rõ rệt lòng tin tưởng của giai cấp ở một thắng lợi hoàn toàn. Vì tên địa chủ “Phú ông” đã thất bại trong âm mưu lừa bịp em Bờm bằng những lời hứa hẹn mơ hồ: “ba bò, chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi”. Và sau cùng nó đã phải “ngã gục, quỳ gối đầu hàng”, tức là đưa hòn xôi thiết thực để lấy cái quạt mo. Nhưng theo ông Miện thì những đề nghị vô lý kia chỉ là một cách tỏ ý xỏ lá, khinh miệt nông dân. Mà cuối cùng thì tên địa chủ đã thắng lợi, vì với một miếng ăn nhỏ, nó đã hàng phục được người nông dân là Bờm. Tức là bài thơ này đã “đề cao uy thế của giai cấp địa chủ”.
 
I. Lp trường giai cp và quan đim lch sử
 
Tuy mâu thuẫn trong lời nhận xét, ông Miện cùng ông Mại đồng ý về một điểm căn bản: chúng ta coi mọi tác phầm đời phong kiến với con mắt người cách mạng đời nay, đứng trên lập trường bây giờ. Tức là những tác phẩm đó chỉ có giá trị phần nào mà cũng có nội dung chống phong kiến, vậy giúp đỡ chúng ta đánh đổ uy thế của giai cấp địa chủ, phát hiện lực lượng vĩ đại của giai cấp nông dân. Đây hai ông bạn đã có ý rất tốt, vì tất nhiên chúng ta không thể nào đứng trên lập trường phong kiến mà quan sát thời phong kiến, không thể nào thay đổi con mắt chúng ta bây giờ. Nhưng nếu thực sự đứng trên lập trường cách mạng mà thông cảm với nông dân đấu tranh, thì không thể nào lại có những nhận xét đối lập đến thế. Vậy cần phải đặt câu hỏi: phải chăng hai ông bạn đã thực sự đứng trên lập trường bây giờ?
 
Đây cũng nhắc lại sơ qua: lập trường cách mạng triệt để phản phong trong cải cách ruộng đất là lập trường giai cấp công nhân đứng về phe nông dân mà lãnh đạo nông dân đấu tranh chống giai cấp phong kiến. Sở dĩ giai cấp nông dân cần được sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là vì kinh tế nông dân có tính cách cá thể phân tán, vậy giai cấp nông dân, tuy đời đời vẫn chống phong kiến, nhưng chưa thể có một trình độ tổ chức và tư tưởng đầy đủ để đánh đổ chế độ phong kiến, nếu không có sự lãnh đạo của một giai cấp tiền phong, đại diện cho một phương thức sản xuất cao hơn. Cũng có lúc trong lịch sử Âu Tây giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo. Nhưng vì quan hệ sản xuất tư sản cũng là quan hệ bóc lột, ngay trong thời kỳ cách mạng giai cấp tư sản căn bản là không có tư tưởng dứt khoát, thực tế thì dễ có xu hướng thoả hiệp. Bên ta giai cấp tư sản dân tộc phát triển chậm và kém, lại càng bất lực trong công việc lãnh đạo. Chỉ có giai cấp công nhân mới có tư tưởng dứt khoát, triệt để cách mạng, và khả năng lãnh đạo nông dân đến thắng lợi hoàn toàn.
 
Vậy những tư tưởng triệt để phản phong mà hai ông bạn bình luận về bài Thng Bm đã cho là phổ biến vô điều kiện trong giai cấp nông dân, thực ra thì chỉ có thể xây dựng nhờ sự giáo dục của giai cấp và Đảng công nhân. Trong thời phong kiến, nông dân không ngừng đấu tranh chống chế độ áp bức bóc lột, nhưng những cuộc đấu tranh đó không thoát khỏi hệ thống phong kiến nói chung. Vì chưa có sức sản xuất mới, đòi hỏi quan hệ kinh tế và xuất hiện mới, vậy hình thức đấu tranh cao nhất tức là võ trang khởi nghĩa của giai cấp nông dân cũng chỉ đi đến chỗ đánh đổ một triều phong kiến thối nát để đưa lên một triều mới, buổi đầu tương đối tiến bộ hơn, nhưng thực chất vẫn là phong kiến. Tất nhiên ý thức giai cấp không thể đi xa hơn những cuộc đấu tranh giai cấp thực tại trong xã hội, vậy tư tưởng của người nông dân trong phong kiến chưa thể thoát khỏi ý thức hệ phong kiến, tuy luôn luôn vẫn chống phong kiến. Mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến còn bị kìm hãm trong phạm vi phong kiến. Vậy đây không thể nào áp dụng tiêu chuẩn phát động quần chúng ở nông thôn, đòi hỏi nông dân dứt khoát với giai cấp phong kiến, nếu không thì tức là “đầu hàng”. Mà cũng không thể nói rằng giai cấp nông dân trong thời phong kiến đã có lòng tin tưởng ở một “thắng lợi hoàn toàn”, tức là thủ tiêu chế độ phong kiến. Người nông dân ngày bấy giờ có thể tố cáo tội ác của địa chủ, nổi dậy đánh đổ một lớp cường hào ác bá và quý tộc phản động, nhưng chưa thể quan niệm một cuộc cách mạng triệt để phản phong, tiêu diệt giai cấp điạ chủ. Vậy hai ông bạn tuy đã đề ra những nhận xét đối lập về bài Thng Bm nhưng thực sự là gặp nhau trong cùng một sai lầm: tưởng tượng rằng giai cấp nông dân trong thời phong kiến, chưa có sự giáo dục của giai cấp công nhân, mà đã có tư tưởng triệt để phản phong, dứt khoát với giai cấp điạ chủ. Đành rằng hai ông bạn đã tỏ lòng căm thù sâu sắc đối với địa chủ phong kiến, nhưng lập trường đây là lập trường không tưởng “nông dân chủ nghĩa” không phải là lập trường khoa học của giai cấp công dân.
 
Nhận xét về tác phẩm đời xưa, chúng ta không thể nào tách rời hoàn cảnh lịch sử và điều kiện hẹp hỏi của xuất hiện cũ. Một quy luật lịch sử là giai cấp thống trị đã nắm quyền thống trị về mặt vật chất đồng thời cũng thống trị về mặt tinh thần, tuy luôn luôn gặp mâu thuẫn. Trừ ra nếu không có một giai cấp mới xuất hiện, đại diện cho một phương thức sản xuất cao hơn thì hệt thống tư tưởng của thời đại trước bị tan rã, cùng với thực tại xuất hiện cũ. Tất nhiên trong hệ thống phong kiến còn tương đối vững mạnh, cũng đã có những mâu thuẫn sâu sắc do áp lực của nhân dân. Những mâu thuẫn này làm nguồn gốc cho mọi giá trị chân chính của thời đại, nhưng tất nhiên là tương đối với thời đại, và cũng chỉ có thể quan niệm trong phạm vi hệ thống xã hội.
 
Đây không phải là lấy điều kiện lịch sử để hạ thấp trình độ phê bình, không phải là bỏ rơi, mà là thực hiện lập trường bây giờ. Vì lập trường bây giờ, tức là lập trường giai cấp và Đảng công nhân lãnh đạo nhân dân chống đế quốc phong kiến, tất nhiên đi đôi với quan điểm lịch sử. Chính lịch sử là nơi dẫn chứng lực lượng vĩ đại của nông dân và nhân dân nói chung, đã đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và phong kiến trong nước, xây dựng mọi giá trị chân chính của dân tộc, đồng thời cũng dẫn chứng rằng chưa có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thì những lực lượng đó vẫn còn phân tán, không thoát khỏi hệ thống xuất hiện và tư tưởng phong kiến nói chung, vậy cũng không thể đánh đổ được chế độ áp bức bóc lột. Đường lối cách mạng bây giờ, sự cần thiết có giai cấp và Đảng công nhân lãnh đạo là do ở kinh nghiệm lịch sử. Tức là quan điểm lịch sử là quan điểm người bây giờ. Mà cũng chỉ người bây giờ đứng trên lập trường cách mạng tức là lập trường giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân đấu tranh mới hiểu được thực chất của xuất hiện phong kiến theo quan điểm lịch sử. Tầm con mắt của người đời xưa bị hạn chế trong giới hạn hẹp hòi của xã hội phong kiến, vậy cũng không trông thấy những giới hạn đó. Chỉ có người bây giờ, có lập trường cách mạng dứt khoát, mới thấy rõ những giới hạn ấy, và có khả năng đánh giá đúng mức những đức tính và công đấu tranh của nhân dân trong thời phong kiến.
 
II.  Nhn định rõ ni dung và mc đấu tranh
 
Một khi đã dứt khoát đặt mọi sự việc và tác phẩm đời xưa trong hoàn cảnh lịch sử, thì thấy rằng tuy toàn bộ xã hội phong kiến đã bị kìm hãm trong hệ thống tổ chức và tư trởng của chế độ áp bức bóc lột, về mặt tinh thần cũng như về mặt vật chất, cuộc đấu tranh của nhân dân chống phong kiến luôn luôn diễn biến dưới những hình thức vô cùng phong phú. Để hiểu rõ những hình thức ấy mà vì hình thức là do nội dung phát sinh, cần phải phân tích trong mọi trường hợp nội dung cụ thể và mức đấu tranh.
 
Ví dụ như ba bài ca dao nhắc ở trên biểu diễn tinh thần phản phong của nông dân theo khía cạnh và trình độ khác nhau. Bài Con Mèo là bạo nhất tuy cũng chưa phải là đã đạt được mực tối đa dưới chế độ phong kiến. Tác giả tỏ ý mong cho địa chủ chết cho rồi, nhưng lòng căm thù chưa đi đến một ý chí bạo động. Hai phe vẫn được hình dung theo quan niệm phong kiến: điạ chủ mạnh, nông dân yếu. Tác giả chưa thấy lực lượng thực tại của nông dân, những lực lượng này có thể phát hiện ngay trong thời phong kiến bằng những cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, trong giới hạn đó, bài này có nội dung đấu tranh, và đấu tranh thắng lợi. Con Mèo đã đóng vai trò đáng cười, và xa đằng sau màn kịch, đã xuất hiện một nguy cơ lớn, đương đe doạ bọn áp bức bóc lột.
 
Bài Thng Bm lại đứng vào một trình độ thấp hơn. Đây trật tự phong kiến được tôn trọng. Quan hệ “Thằng Bờm” và “Phú ông” là quan hệ mà chế độ phong kiến đã quy định giữa nông dân và địa chủ. Nhưng trong phạm vi quan hệ đó người nông dân cũng có đấu tranh và bắt buộc phải đấu tranh. Bản chất chiếm đoạt của địa chủ được diễn tả đây một cách sâu sắc, vì đến cái quạt mo của một em bé cố nông mà tên địa chủ cũng còn muốn lấy không. Tức là trong đời sống hàng ngày tôn trộng ngôi thức phong kiến, người nông dân vẫn phải luôn luôn cảnh giác, và muốn giữ một vật nhỏ, hoặc trao đổi hợp lịch sử thì cũng phải tranh giành gay go. Đây không phải là tên địa chủ đã “quỳ gối đầu hàng”, mà nếu có bực tức thì cũng chỉ đi đến chỗ cười nhạt. Nhưng dưới cái vỏ tôn ti trật tự, đã phát hiện đời sống thực sự trong xuất hiện phong kiến, tức là một cuộc đấu tranh không ngừng giữa một bọn kẻ cướp lòng tham không đáy và nông dân lao động bắt buộc phải bảo vệ từng giờ từng phút điều kiện sinh sống tối thiểu.
 
Bài Mười cái trứng thì ở trình độ thấp hơn hết, tuy đầy giá trị cảm xúc. Tác giả đã phản ánh lòng bực tức của người nông dân dưới chế độ phong kiến, nhưng không dám chỉ gì đến lý do thực tại, tức là địa chủ bóc lột, không đặt vấn đề đấu tranh trong xã hội. Tuy nhiên bài thơ còn giữ được lòng tin tưởng ở sinh khí tự nhiên, nhưng lại đi đến chỗ đồng hoá người bần cố nông với súc vật và cây cỏ. Lòng uất ức đây còn đóng khung trong cảm xúc chủ quan, chưa tìm ra đối tượng khách quan, nhưng chính trong giới hạn hẹp hòi đó lại được biểu diễn một cách rất mạnh mẽ, làm cho công chúng thông cảm sâu sắc.
 
III. Giá tr văn ngh là din t hin thc tiến hoá ca xã hội
 
Chân lý của một thời đại là hiện thực tiến hóa của xã hội trong thời đại ấy. Cuộc tiến hóa của xã hội căn bản là do công trình lao động và đấu tranh của nhân dân, đồng thời cũng bao gồm những cuộc đấu tranh nội bộ giữa mọi tầng lớp bóc lột, do ảnh hưởng của nhân dân gây ra. Cái chân lý ấy được biểu diễn trong văn nghệ chân chính. Giá trị văn nghệ là do ở chân lý ấy, mà cũng vì chân lý ấy mà chúng ta còn thông cảm với những áng văn kiệt tác của đời xưa.
 
Tất nhiên như đã nói ở trên, những hiện tượng đấu tranh cần được quan niệm trong thực tại lịch sử. Muốn hiểu những tác phẩm đời phong kiến thì tất nhiên phải đặt những tác phẩm ấy trong hòan cảnh xã hội phong kiến, nếu không thì sẽ đi đến một trong hai sai lầm đối lập nhưng liên quan chặt chẽ với nhau: một là đề cao quá mức bằng cách gán ghép cho tác giả những tư tưởng chưa thể có được trong thời phong kiến hoặc có thể có nhưng thực tế là không có trong tác phẩm cá biệt đương được nhận xét. Hai là phê phán một cách quá đáng đòi hỏi trong tác phẩm đời xưa một trình độ tư tưởng ngang với đời nay, dễ đi đến chỗ phủ định những cuộc đấu tranh thực tại trong dĩ vãng. Giá trị văn nghệ là diễn tả hiện thực tiến hóa của xã hội trong giới hạn của điều kiện lịch sử, với những khía cạnh hữu hạn nhưng chân thực. Những quan niệm sai lệch của tác giả đời xưa cũng phải được tính trong những giới hạn đó, vì những sai lầm này là do ở chế độ áp bức bóc lột gây ra một cách tất nhiên. Vậy một tác phẩm đời phong kiến có thể có giá trị văn nghệ với một nội dung đấu tranh rất thấp và trình bày theo quan niệm sai lầm, nếu nội dung đó vẫn được biểu diễn một cách sinh động.
 
Ví dụ như bài Mười cái trng rất giàu tác động cảm xúc, tuy mới diễn tả lòng uất ức chủ quan của người nông dân thời phong kiến, chưa đi đến ý thức phản phong, trái lại, lại đổ lỗi hoàn toàn cho thiên nhiên. Bài thơ này đối với nhân dân đương thời, đã có giá trị gây thông cảm, nhưng đối với chúng ta lại càng có ý nghĩa. Vì xét việc đời xưa với con mắt người bây giờ, chúng ta thấy rõ lý do thực tại của những nỗi gian khổ của người bần cố nông thời bấy giờ và hiểu thêm tính chất tai hại của chế độ phong kiến. Đành rằng tác giả chưa có ý thức phản phong, thậm chí còn quan niệm sự việc một cách hoàn toàn sai lầm, nhưng tác phẩm đã thực hiện và còn truyền lại một ý nghĩa khách quan giúp cho chúng ta củng cố thêm lập trường phản phong bấy giờ. Sở dĩ như thế là vì cái nhịp bực tức trong lòng người bần cố nông đã được thể hiện trong nhịp bài thơ, trong cách dùng danh từ nhắc đi nhắc lại: “Tháng giêng, Tháng hai, Tháng ba, v.v.. Mt trng ung, Hai trng ung, Ba trng ung v.v.” Đây chưa phải là đấu tranh thực sự, nhưng cũng là một khởi điểm đấu tranh, tức là một khía cạnh của hiện thực tiến hoá của xã hội. Đành rằng nội dung đây còn rất thấp kém, mà lại bị che đậy và xuyên tạc do quan niệm sai lầm của tác giả, nhưng vì nội dung đó đã được diễn tả cụ thể nhờ hình thức văn nghệ, tác phẩm đã thực hiện một ý nghĩa khách quan chân chính. Mà tuy tác giả cũng như công chúng đương thời, bị kìm hãm trong hệ thống tư tưởng phong kiến, chỉ có thể hiểu ý nghĩa đó một cách rất lệch lạc nhưng chính ý nghĩa đó là ý nghĩa thực tại trong nghệ thuật câu văn, thiết lập giá trị văn nghệ của tác phẩm. Nhờ giá trị đó mà bài thơ đã có tác dụng gây thông cảm trong nhân dân và được truyền cho chúng ta, nhưng đến bây giờ mới có điều kiện để được hiểu một cách đúng đắn.
 
Bài Thng Bm thì có nội dung đáu tranh thực sự, nhưng trình độ vẫn còn thấp kém. Lập trường tư tưởng thì lừng chừng và lời lẽ nhẹ nhàng. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ đã bị che đậy bằng cái màn an ninh hiệp hoà của trật tự xã hội phong kiến. Nhưng dưới cái màn đó cuộc giằng co quyết liệt giữa hai bên lại được biểu diễn một cách kín đáo nhưng chính xác trong những câu có đi có lại giữa em Bờm và tên “phú ông”:
 
“Phú ông xin đổi ba bò chín trâu,
Bờm rng Bơm chng ly trâu.
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè,
Bờm rng Bm chng ly mè v.v…”
 
Tất nhiên đây chỉ là ý nghĩa khách quan thể hiện trong nhịp điệu bài thơ, không phải là ý tứ chủ quan của tác giả. Vì tác giả, còn bị kìm hãm trong tư tưởng phong kiến, chưa thể hiểu một cách đứng đắn cái nội dung thực tại của tác phẩm mà chính mình tạo ra, thậm chí còn xuyên tạc cái nội dung đó bằng cách công nhận ngôi thứ của xã hội phong kiến: “thằng Bờm”, “phú ông”. Cần phải có con mắt người bây giờ, với lập trường cách mạng bây giờ, mới thấy rõ tính ác dã man của tên điạ chủ, đã có đủ điều kiện sung sướng, mà còn muốn cướp một cái quạt mo. Đồng thời chúng ta cũng hiểu rằng em Bờm, tuy còn trẻ, nhưng cũng đã trải qua nhiều kinh nghiệm đau đớn, vậy bây giờ không thể mắc mưu được nữa.
 
Tức là chúng ta đặt mọi sự việc và tác phẩm cũ trong hoàn cảnh lịch sử, nhưng không tự hạn chế vào những điều kiện hẹp hòi của xã hội cũ. Trái lại, nhận xét trên lập trường bây giờ, chúng ta trông thấy cái ý nghĩa chân thực của những tác phẩm đời xưa rõ hơn là tác giả hay công chúng đương thời. Đây cũng là một nguyên tắc căn bản trong văn học sử và sử học nói chung. Không có nguyên tắc đó thì tất nhiên phải bỏ rơi đại bộ phận những giá trị đã được thực hiện trong lịch sử. Vì ý nghĩa chân thực của một sự việc hay một tác phẩm là ý nghĩa đối với cuộc tiến hoá của xã hội, cuộc tiến hoá này căn bản là công trình lao động và đấu tranh của nhân dân, vậy phải đứng trên lập trường cách mạng bây giờ mới thấy rõ. Người đời trước, bị hạn chế trong hệ thống tư tưởng phong kiến, chưa thể hiểu một cách đứng đắn những giá trị chân chính mà chính họ đã sáng tạo ra. Trong thời phong kiến; chính những anh hùng và tác giả nhân dân cũng vẫn bị mắc trong tư tưởng phong kiến, vậy cũng không có ý thức đứng đắn về sự nghiệp hay tác phẩm của họ, Thậm chí những anh hùng và tác giả phong kiến lại càng quan niệm mọi sự việc một cách ngược lại với chân lý. Tuy nhiên sự nghiệp và tác phẩm của họ phần nào mà nhờ ảnh hưởng của nhân dân cũng có ý nghĩa tích cực đối với cuộc tiến hoá của xã hội, vẫn có giá trị chân chính và cũng được nhân dân đương thời công nhận. Nhưng phải chờ lập trường quan điểm bây giờ mới có thể hiểu giá trị đó một cách đúng đắn.
 
Một trường hợp điển hình trong văn học sử bên ta là Truyn Kiu của Nguyễn-Du. Những nét thối nát của chế độ phong kiến suy đồi, những mâu thuẫn nội bộ chia sẻ mỗi tầng lớp bóc lột được diễn tả sâu sắc, và đằng sau vai trò anh hùng cá nhân Từ-Hải, chúng ta thấy rõ những lực lượng của nông dân nổi dậy để đánh đổ một triều đình đặc biệt phản động. Những ý nghĩa chân thực của những sự việc được kể đây lại đứng ngoài ý thức của tác giả và tư tưởng bản thân Nguyễn-Du vẫn là hoàn toàn phong kiến:
 
“Làm chi để tiếng vềsau,
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng-Sào”.
 
Văn nghệ nhân dân, tuy bị  hạn chế trong hệ thống tư tưởng phong kiến nhưng vẫn bắt nguồn trực tiếp trong kinh nghiệm lao động và đấu tranh của nhân dân, vậy cúng ta có thể hiểu một cách tương đối dễ dàng vì sau đây đã xuất hiện những giá trị chân chính. Trường hợp văn nghệ phong kiến đặt một vấn đề khó hơn. Vì đây tác giả rõ ràng đứng trên lập trường phong kiến, khai thác những đề tài phong kiến, phát triển tư tưởng phong kiến một cách có ý thức, có hệ thống. Tuy vậy, chúng ta vẫn thông cảm với một số tác phẩm thiên tài.
 
Sở dĩ là vì trái với tư tưởng và quyền lợi giai cấp của tác giả, hiện thực tiến hoá của xã hội đã được biểu diễn trong tác phẩm nhờ nghệ thuật văn chương. Thực chất truyện Kiều là diễn tả quá trình suy đồi của chế độ phong kiến, đưa đến một cuộc nông dân khởi nghĩa. Tất nhiên cái nội dung chân chính này đã bị xuyên tạc trong cách trình bày của Nguyễn-Du. Tác giả đã quan niệm câu chuyện một cách hoàn toàn trái ngược. Những hiện tượng tan rã của xã hội phong kiến không phải là do ở chế độ áp bức bóc lột, nhưng, theo tác giả là do ở những người làm trái với luân lý phong kiến: quan lại tham ô, phường buôn người. Vai trò Từ-Hải không phải là tiêu biểu cho lực lượng bất khuất của nông dân nổi dậy chống chế độ thối nát, đó chỉ là do cá tính anh hùng, làm mất trật tự xã hội, gây những cuộc đổ máu tai hại và cuối cùng thi đi đến chỗ thất bại hoàn toàn. Mà những nỗi gian nan của nàng Kiều không phải là những dẫn chứng tố cáo một chế độ đối kháng với quyền sống của mỗi người; trong quan niệm của tác giả, đây là những điều kiện để thực hiện đến một trình độ tối cao những đức tính phong kiến: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Nhưng thực ra thì đó chỉ là ý kiến chủ quan của Nguyễn-Du. Vì xét theo ý nghĩa khách quan của tác phẩm văn nghệ thì rõ ràng rằng nàng Kiều là nạn nhân của một chế độ thối nát, và chúng ta thông cảm với Từ Hải, khinh ghét Hồ-tôn-Hiến.
 
Ý nghĩa khách quan đây là ý nghĩa xuất phát trong mỹ cảm, vì nội dung chân thực của một tác phẩm văn nghệ là nội dung được diễn tả bằng nghệ thuật văn chương, không phải là những nhận xét và quan niệm của tác giả. Theo luân lý phong kiến, mà Nguyễn-Du vẫn tỏ ý phục tùng, Từ-Hải là giặc, Hồ-tôn-Hiến là trung. Nhưng lúc nói đến Từ Hải thì thi sĩ lại dùng những danh từ mạnh mẽ, những nhịp điệu hùng hồn:
 
“Phong trần, mài mt lưỡi gươm,
Những loài giá áo túi cơm xá gì!
Ngênh ngang một cõi biên thuỳ,
Thiếu gì cô qu, thiếu gì bá vương!”
 
Giới thiệu Hồ-tôn-Hiển thì tác giả có những lời vừa long trọng vừa lạnh nhạt:
 
“Có quan tổng đốc trng thn,
Là Hồ-tôn-Hiến, kinh luân gm tài,
Đẩy xe vâng chđặc sai,
Tiện nghi bát tiu, vic ngoài đổng nhung.”
 
Tên quan liêu này thật là vô linh hồn, một tay sai trong bộ máy nhà nước phong kiến. Hai câu sau lại bộc trần ngay cái tư tưởng đe hèn của một tiểu nhân:
 
“Biết Tđấng anh hùng,
Biết nàng cũng d quân trung lun bàn.”
 
Với một câu sáu chữ, tác giả đã cho chúng ta hiểu rằng nghe thấy tiếng anh hùng thì đại diện triều đình tất nhiên là thụt lùi. Cái tinh thần hèn mạt của Hồ-tôn-Hiến là tiêu biểu cho cả một giai cấp truỵ lạc, nhưng biết rằng Từ-Hải tin yêu nàng Kiều thì họ Hồ lại thấy ngay con đường lập công. Thủ đoạn đút lót là đúng với tập quán của bọn quan liêu, và đây tác giả lại dùng một chữ “lễ” thật là mỉa mai:
 
“Lại riêng mt l vi nàng”
 
Vì vậy mà dù cái chước đê tiện của Hồ-tôn-HIến có thành công, Từ Hải cũng không thể coi là thua, và đây mạch htơ của Nguyễn-Du lại có những nhịp điệu mạnh mẽ phi thường:
 
“Khí thiêng khi đã v thn,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân gia vòng!
Trơ nhưđã, vng nhưđồng,
Ai lay chẳng chuyn, ai rung chng rời.”
 
Cái cảm xúc đầy ý nghĩa mà tác giả đã truyền cho chúng ta bằng nghệ thuật thi văn, không thể nào bắt nguồn trong tư tưởng chủ quan của Nguyễn-Du. Vì tư tưởng này, bộc lộ trong cách quan niệm câu chuyện, trong những đoạn nhận xét và luân lý, đúng là tư tưởng của giai cấp thống trị. Nhưng thiên tài của thi sĩ là đã hấp thụ được ảnh hưởng khách quan của phong trào nhân dân trong cảm xúc văn nghệ, và nhờ đó đã đi trái với quyền lợi giai cấp và tư tưởng bản thân, phản ánh hiện thực tiến hoá của xã hội. Sức mạnh của hiện thực xã hội đương lên, cuộc đấu tranh của nhân dân lao động gây mâu thuẫn nội bộ trong mọi tầng lớp bóc lột đã phá vỡ một mảng trong bức thành bảo vệ tư tưởng phong kiến. Tất nhiên trong ý thức tư tưởng của Nguyễn-Du cái hiện thực đó lại xuất hiện với một ý nghĩa ngược hẳn với chân lý. Nhưng ý nghĩa chân thực vẫn được duy trì trong mỹ cảm và thể hiện trong nghệ thuật thi văn. Giá trị văn nghệ của tác phẩm là đã diễn tả được hiện thực xã hội với cái ý nghĩa tiến hoá của nó trong nhịp điệu, hình ảnh và tình cảm, tuy cái ý nghĩa đó đã bị xuyên tạc, thậm trí là lật đổ trong quan niệm và nhận xét của tác giả. Cũng nhờ cái nội dung đó mà nhân dân đã ghi nhớ thơ của Nguyễn Du, tuy ngày ấy chưa có điều kiện để hiểu rõ cái ý nghĩa chân thực mà chỉ có bây giờ, với lập trường quan điểm cách mạng, chúng ta mới có thể hiểu một cách đúng đắn.
 
Tức là trong một số tác phẩm phong kiến cũng có vai trò tích cực của nhân dân làm nguồn cho giá trị văn nghệ của những tác phẩm đó. Và chúng ta không có quyền nói rằng “đã là văn chương của phong kiến thì phải tẩy trừ”, vì như thế là phá bỏ một cách vô trách nhiệm một phần quan trọng của cái tài sản mà công trình lao động và đấu tranh của nhân dân đã để lại trong lịch sử dân tộc.
 
Tất nhiên những nhận xét trên đây chỉ có thể áp dụng vào thời trước. Mâu thuẫn giữa ý nghĩa và ý thức là do chế độ áp bức bóc lột gây ra. Giá trị văn nghệ là diễn tả hiện thực tiến hoá của xã hội, căn bản là phong trào nhân dân, nhưng tác giả cũng như công chúng đương thời lại bị kìm hãm trong hệ thống tư tưởng của giai cấp thống trị; vì vậy mà ý nghĩa chân thực của tác phẩm, một phần lớn hay nhỏ, vẫn đứng ngoài ý thức của người bấy giờ, thậm chí còn mâu thuẫn với ý thức đó.
 
Nhưng với phong trào công nhân trên thế giới, chủ nghĩa Mác-Lê soi sáng đường tiến hoá xã hội nhân loại, giai cấp và Đảng công nhân lãnh đạo nhân dân đấu tranh và xây dựng, mâu thuẫn giữa chủ quan và khách quan, ý thức và ý nghĩa được thống nhất. Đời bây giờ không thể nào lại có được một tác phẩm có giá trị, nếu tác giả không có lập trường quan điểm tiến bộ. Tác giả bây giờ cần phải có quan niệm đứng đắn về cái hiện thực mà mình diễn tả vì trong điều kiện hiện tại, không thể nào phản ánh phong trào nhân dân nếu không đứng hẳn về phe nhân dân mà đấu tranh.
 
Nhà văn chân chính đời xưa diễn tả hiện thực tiến hoá của xã hội, nhưng cái ý nghĩa tiến hoá đây còn là tính chất khách quan của hiện thực, được phản ánh một phần nào trong cảm xúc văn nghệ, nhưng chưa được hiểu biết và quan niệm một cách đứng đắn. Tức là văn nghệ đời xưa có diễn tả hin thc tiến hoá, nhưng chưa đi đến chỗ diển tả hin thc trong cuc tiến hoá ca nó. Phải chờ đến đời nay, với lập trường giai cấp công nhân và phong trào hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ thì nhà văn mới có điều kiện để biểu diễn ý nghĩa tiến hoá của hiện thực một cách có ý thức tức là diễn tả hin thc trong cuc tiến hoá cách mng ca nó. Mà điểm này đã trở thành một điều kiện cần yếu, vì trong tình hình thế giới bây giờ không thể nào diễn tả hiện thực xã hội với cái ý nghĩa chân thực của nó, tức là ý nghĩa tiến hoá, nếu không có ý thức đứng đắn.
 
Về phần công chúng, thì sự hiểu biết bây giờ cũng đi đôi với lập trường quan điểm, trái với trường hợp công chúng đời trước. Vì đời trước nhân dân cũng có công nhận mọi tác phẩm có giá trị, nhưng ý nghĩa chân thực của những tác phẩm đó lại xuất hiện trong giới hạn hẹp hòi của hệ thống tư tưởng giai cấp thống trị, vậy ít hay nhiều cũng bị xuyên tạc. Chỉ có dưới con mắt người bây giờ, tác phẩm đời trước mới bộc lộ rõ rệt cái ý nghĩa chân thực của nó, cũng như tác phẩm hiện tại, và toàn bộ văn nghệ đời xưa và đời nay diễn tả đường lối lịch sử dân tộc.
 

[1] Chúng tôi nhắc lại ba bài ca dao:

  I. – Con Mèo mày trèo cây cau

Con Mèo mày trèo cây cau,
Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà,
Chú Chuột đi chợ đằng xa,
Mua mắm mua muối giỗ cha chú Mèo.
 
II. - Thằng Bờm
        Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chin trâu.
       Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mèo.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng Bờm chằng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi hòn xôi, Bờm cười.
 
III. - Mười cái trứng
Tháng giêng,
Tháng hai,
Tháng ba,
Tháng bốn,
Tháng khốn,
Tháng nạn,
Đi vay,
Đi tạm,
Được một quan tiền,
Ra chợ Kẻ Diên,
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ ra 10 trứng;
Một: trứng ung,
Hai: trứng ung,
Ba: trứng ung,
Bốn: trứng ung,
Năm: trứng ung,
Sáu: trứng ung,
Bảy: trứng ung;
Còn ba trứng
Nở ra ba con:
Con: diều tha!
Con: quạ bắt!
Con: mặc-cắt lôi!
Chớ lo phận khó ai ơi,
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
 
Tạp Chí Nghiên Cu Văn SĐịa
Số 3, 1954
Trang 27-39

 

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528590

Hôm nay

2246

Hôm qua

2291

Tuần này

2863

Tháng này

215286

Tháng qua

0

Tất cả

114528590