Vừa qua, tạp chí Time, một trong những tạp chí nổi tiếng của thế giới, đã xếp công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản chương trình Langlands” của giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong mười phát minh khoa học tiêu biểu nhất của năm 2009.
Vừa qua, tạp chí Time, một trong những tạp chí nổi tiếng của thế giới, đã xếp công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản chương trình Langlands” của giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong mười phát minh khoa học tiêu biểu nhất của năm 2009.
"Bài toán" 30 năm chưa có lời giải
Chương trình Langlands là một chương trình toán học đồ sộ nhằm thống nhất hình học và số học. Hòn đá tảng trong chương trình này là Bổ đề cơ bản.
Đúng như tên gọi của nó, Bổ đề cơ bản là cơ sở cho việc xây dựng một lý thuyết toán học theo chương trình Langlands. Nhiều nhà toán học đã tiến hành những nghiên cứu dựa trên việc công nhận trước Bổ đề cơ bản. Với việc chứng minh Bổ đề cơ bản, có thể nói GS Ngô Bảo Châu đã đưa chương trình Langlands sang một trang mới.
Bổ đề cơ bản đã tồn tại hơn 30 năm mà không có ai chứng minh được. Nó khó đến nỗi mà khi Châu và thầy của mình là GS Laumon hợp lại mới giải quyết được một trường hợp đặc biệt. Ngay sau đó, Châu và GS Laumon đã được nhận giải thưởng Clay (Clay Research Award, do viện Toán học Clay lập năm 1999), một giải thưởng cho những nghiên cứu, đóng góp xuất sắc cho ngành toán học.
Hai năm sau đó, GS Châu đã tập trung tâm trí để chứng minh Bổ đề cơ bản một cách tổng quát. Thực tế là GS Châu đã hoàn thành công trình của mình năm 2008. Nhưng để kiểm chứng công trình đồ sộ của ông, các nhà toán học đã mất gần một năm để có thể hoàn toàn khẳng định chứng minh của GS Châu là đúng.
Đầu tháng 8.2010, Đại hội toán học thế giới sẽ được tổ chức. Khi đó các nhà toán học hàng đầu thế giới sẽ bỏ phiếu tặng giải Fields - một giải thưởng toán học tương đương với giải Nobel. Giải Fields được trao bốn năm một lần và chỉ cho các nhà toán học dưới 40 tuổi. GS Châu là một ứng cử viên hàng đầu cho giải Fields và đã được mời làm báo cáo toàn thể tại đại hội này.
Có tâm với quê hương
Ngô Bảo Châu không phải là người xa lạ với các nhà toán học Việt
Năm 2005, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận chức danh giáo sư cho các nhà giáo cho 41 giáo sư và 312 phó giáo sư. Trong những người được công nhận đợt này, Ngô Bảo Châu là người trẻ nhất. Sinh năm 1972, khi mới 16 tuổi (năm 1988) và đang học lớp 11 tại khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Ngô Bảo Châu đã đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế trong cuộc thi tổ chức tại Canberra, Úc. Một năm sau, một lần nữa Bảo Châu đoạt huy chương vàng kỳ thi Olympic toán quốc tế tại |
Sau khi nhận giải thưởng Clay, GS Châu được viện nghiên cứu cao cấp
Khác với một số nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, GS Ngô Bảo Châu luôn chủ động và tích cực tìm cách giúp đỡ khoa học trong nước. Để tạo điều kiện cho ông có thể đóng góp tốt hơn cho các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong nước, viện Toán học đã đề nghị công nhận chức danh giáo sư đặc cách cho ông (năm 2005). Song song đó, viện Toán học cũng ký hợp đồng làm việc dài hạn với GS Ngô Bảo Châu và trên thực tế giáo sư đều tham gia tích cực vào công tác giảng dạy ở viện mỗi khi về nước. Năm 2008, chỉ trong hai tháng hè về nước, ông đã giảng ba chuyên đề cho sinh viên các cấp. Nói chuyện với GS Châu, người đối diện sẽ thấy được phía sáu một dáng người nhỏ nhắn với đôi mắt rất sáng, GS Ngô Bảo Châu là một người tư duy rất sắc sảo nhưng cũng rất khiêm tốn và đầy tâm huyết đối với đất nước.
Chúng ta cùng cầu chúc cho GS Ngô Bảo Châu vào thời điểm Ủy ban điều hành Đại hội toán học thế giới họp xét trao giải thưởng Fields (đầu tháng 8.2010).
10 khám phá khoa học của năm 2009 Theo bình chọn của tạp chí Time, Mỹ 1. Ardi, tổ tiên cổ nhất của loài người Ngày 2.10, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã phát hiện bộ xương hóa thạch xa xưa nhất của tổ tiên loài người tên là Ardi, thuộc chủng loại Ardipithecus ramidus, có tuổi đến 4,4 triệu năm. Trước đó, hóa thạch người tiền sử được cho có tuổi đời lâu nhất là Lucy, phát hiện năm 1974 ở châu Phi, có niên đại 3,3 triệu năm. Ardi được tìm thấy ở miền trung 2. Bản đồ hoàn chỉnh đầu tiên về gene người Trong tháng 10, nhóm khoa học của giáo sư Joseph Ecker (viện Nghiên cứu sinh học Salk, 3. Liệu pháp gene chữa chứng mù màu Giáo sư Jay Neitz (ĐH 4. Robot tự nghiên cứu khoa học Vào tháng 4/2009, Adam, cỗ máy robot được thiết kế tại đại học Aberystwyth, xứ 5. Nuôi cá ngừ trên đất liền Clean Seas, một công ty Australian đã thành công trong việc nuôi cá ngừ trên đất liền, khi loài cá quý và ngon này (thường dùng làm món sashimi) ngày càng cạn kiệt trên các đại dương. 6. Phát hiện nước trên Mặt trăng 7. Giáo sư Ngô Bảo Châu (Việt Năm 1979, nhà toán học người Mỹ gốc 8. Truyền thông lượng tử Các nhà khoa học ĐH 9. “Hồi sinh” máy gia tốc hạt khổng lồ Cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) đặt trong một đường hầm dài 27 km, dù gặp nhiều trục trặc và trì hoãn, đã được khởi động tăng tốc cho hạt proton lên mức năng lượng 105.000 tỷ electron volt vào ngày 29.11, qua đó các nhà khoa học hy vọng tái tạo lại vụ nổ Big Bang được xem là khởi sinh ra vũ trụ. 10. Phát hiện hành tinh mới giống hệ mặt trời Ngày 4.12, nhóm các nhà khoa học Mỹ, Canada, Đức và Nhật Bản cho biết đã chụp được hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một hành tinh giống Trái đất (cách chúng ta 50 năm ánh sáng) đang quay quanh một hành tinh khác giống Mặt Trời trong dải ngân hà, nhờ kính thiên văn vũ trụ Subaru trên đảo Hawaii mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, họ cũng chưa xác định được đây là một hành tinh lớn hay chỉ là một hành tinh lùn màu nâu được coi là ngôi sao đang chết.
|
2123
2291
2740
215163
0
114528467