Người xứ Nghệ

Một tiết giảng văn của thầy Tú Cẩn

             "Mặt trời say ruợu tắm ven sông

            Nước thẹn bâng khuâng má ửng hồng

            Đàn sẻ đâu về cười khúc khích

            Rủ nhau lúa chín trộm vài bông"

Bốn câu thơ của Xuân Diệu, một bức tranh minh họa của thầy. Vừa đọc, vừa ngâm, vừa vẽ, vừa giảng, vừa bình từng câu từng chữ, vừa làm điệu bộ cho tới khi hoàn thiện một bức vẽ tài tình bằng phấn trắng lên chiếc bản đen ốp tường cỡ lớn (đã được ông khán trường dùng lá khoai nhọ nồi lau tô đen nhánh) thì bài giảng của thầy cũng vừa kết thúc và học trò cũng đã nhập tâm.

Cả lớp ngồi im phăng phắc, say sưa nuốt từng lời, mắt chăm chu dõi theo từng nét vẽ.

Trước hết là dòng sông

Đến ông Mặt trời, nửa nhô lên mặt nước, nửa thỏa thuê ngụp lặn giữa dòng nước mát

Nước thẹn, má ửng lên hồng rực ...

Bỗng, "một đàn chim sẻ đâu về", thầy tót lên ghế ngồi, giả tảng đàn chim sà xuống "cười khúc khích"

"Rủ nhau lúa chín" ... thầy cầm phấn vẽ tiếp cánh đồng lúa bát ngát bên bờ sông, nặng trĩu những bông lúa vàng uốn cong hạt mẩy.

Một bức tranh tuyệt vời minh họa cho

Một bài thơ tuyệt tác.

Bài giảng đã được học sinh nhập tâm, mang theo cả cuộc đời mỗi đứa. Chỉ tiếc bức họa của thầy đã phải xóa đi để nhường bảng cho tiết tiếp theo của thầy Tú Hữu, Trịnh Bá Hữu.

Lớp chúng tôi, lớp Nhì đệ nhất (tương đương với lớp 5 trường tiểu học bây giờ) niên khóa 1949-1950 của trường Tư thục Đại Định do cụ Thị Đức thân sinh của thầy Tú Cẩn, sáng lập và giữ chức hội trưởng Hội bảo trợ học đường. Thủơ ấy, hội lo quyên gop để trang trải các khoản chi phí của nhà trường và phụ cấp các thầy, gồm cả thầy giám thị và ông khán trường; Kiêm cả việc xét miễn học phí cho học sinh nghèo, học sinh Bình Trị Thiên chạy giặc. Về trường ốc, đây vốn là trường tiểu học Pháp Việt của tổng Đại Đồng có từ thời trước, chưa bị phá, còn khá khang trang.

Cả lớp 32 học sinh đủ mọi lứa tuổi, phần lớn xấp xỉ tuổi thầy, chỉ mươi em ít tuổi hơn được ngồi dãy bàn trước Thời kháng chiến cần nhân lực       hoạc do nhiều khó khăn hầu hết đã phải xếp bút nghiên...it người đươc học tiêp để có cơ hội găp thầy. Ấy vậy mà, vào dịp thầy về thăm quê, tháng 2/2009, sau khi chào hỏi, tôi trân trọng trao cho thầy số tư kiệu Hán Nôm có viết về gia thế Nguyễn Tài, thầy mừng lắm rồi hỏi thăm các anh: Văn Tài, Võ Nghệ, Võ Khang, Gia Chương, ... lớp học trò ngồi dãy bàn cuối, thuở ấy.

Thầy ơi! Học trò thầy kể tới hàng ngàn là sinh viên, nghiên cứu sinh; Hàng trăm là Giáo sư Tiến sĩ đã thành danh đi khắp mọi miền trên trái đất mà 60 năm sau thầy vẫn còn nhớ những cái tên của lớp học trò thời chân quê guốc mộc và cả thầy, hễ trời mưa là hai tơi cái trước ngực cái sau lưng, chống chiếc gậy nứa vốn là choãi khoai từ rút vội, thầy chống lầy đi bộ từ Thượng Thọ nhà thầy tới lớp. 

Thầy vẫn nhớ. Thầy ơi...

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528645

Hôm nay

226

Hôm qua

2275

Tuần này

2918

Tháng này

215341

Tháng qua

0

Tất cả

114528645