Đất Nghệ
Phù Thạch trong thơ văn xưa
Gần ghành đá là vực - một trong ba vực sâu nhất sông Lam thời trước: Nhất đái trường giang thâm thuỷ tam/ Lao Tuyền, Phù Thạch, Long Vương đàm. (Một dải sông dài có 3 nơi nước sâu nhất/ Long Tuyền, Phù Thạch, đầm Long Vương) (Phù Thạch phùng lão ngư - Nguyễn Thiếp)(1)
Theo khảo sát của PGS Sử học Trần Bá Chí (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì giữa thế kỷ XVII, xã Vĩnh Đại cắt ra phần đất sát bờ sông Lam, trên từ bến Trùm, dưới đến chùa Ân Quang (tức chùa Gành) bán cho kiều dân người Hoa gốc Quảng Đông, Phúc Kiến. Bộ phận cư dân này không chịu sống dưới triều Mãn Thanh, chạy sang đây lập nghiệp, tậu đất dựng nên làng Minh Hương (tên gọi khác của phố Phù Thạch). Người Minh Hương lập phố buôn bán và sản xuất miến, bánh, đồ gia vị… cung cấp cho dân trong vùng. Năm 1686, họ dựng đền Nhà Ông thờ Quan Thánh, tức Quan Vân Trường. Lại dựng đền Nhà Bà ít lâu sau đó, thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Hải thần họ Lâm, người Phúc Kiến được phong thần từ thời Tống và thờ bà Quý phi nhà Tống họ Dương. Người Minh Hương còn đóng góp tiền trùng tu chùa cổ Ân Quang.
Bờ Bắc bến đò Phù Thạch là núi Lam Thành (rú Thành), xưa gọi là núi Tuyên Nghĩa. Núi còn có các tên khác: rú Rum, Hùng Sơn, Đồng Trụ, Nghĩa Liệt. Tương truyền xưa Mã Viện từng dựng cột đồng ở núi này. Trương Phụ nhà
Minh đã từng cho đắp thành phủ Nghệ An trên núi, đỉnh núi có lỗ cắm cờ. Lỵ sở trấn Nghệ An đời Lê cũng đóng ở đây. Phía trên bến đò là ngã ba sông: sông Ngàn Cả, sông La giao nhau.
Theo một tài liệu tiếng Nhật thì từ năm 1608 ở Hoa Viên, Phục Lễ (đều thuộc làng Triều Khẩu, đất làng này phần lớn đã bị lở xuống sông, phần còn lại nay thuộc xã Hưng Khánh, huyện Hưng Nguyên) có phố người Nhật, có chợ Tràng buôn bán đủ mặt hàng của xứ Nghệ, của cả Đàng Ngoài, Đàng Trong và của nước ngoài như thuốc Bắc, lụa gấm Tàu, bút mực sách Tàu, cúc mã não, sâm Cao Ly, đồ gốm và các món ăn Tàu… Ca dao xưa có câu: Chợ Tràng tháng hăm bảy phiên/ Ai đi bộ cứ bước, ai đi thuyền cứ đi.
Sở dĩ có tên chợ Tràng vì chợ nằm cạnh trường (tràng) thi Hương của trấn Nghệ An xưa (Đáng tiếc là từ lâu, cả làng Triều Khẩu cùng với trường thi Hương đã bị lở xuống dòng sông. Còn chợ Tràng thì cho đến trước Cách mạng tháng Tám vẫn được coi là một chợ lớn, mỗi tháng có 3 phiên chính vào các ngày 10, 20 và 30 âm lịch)(2).
Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch chép: “Phía trước núi Lam Thành, sông Lam chảy qua rất rộng, là nơi sông La ở Thiên Lộc chảy vào. Chỗ ngã ba sông Minh Lương chảy vào sông Lam có ghềnh đá nổi ở giữa sông. Phía Đông có bến đò gọi là bến Phù Thạch. Ở đầu bến có người Tàu cư trú buôn bán, nhà ngói san sát, thuyền bè tụ tập, gọi là phố Phù Thạch. Bờ sông phía Tây phố Phù Thạch, giữa khoảng cách sông La và sông Minh, xưa là hành tại của vua Trùng Quang nhà Trần. Ngày nay dân cư bờ Nam trồng dâu mía rất trù mật. Lên núi trông ra thì thấy phía Tây có núi
Hùng Lĩnh và núi Đại Huệ, phía Bắc có núi Đại Hải và núi La Nham, phía Nam có núi Thiên Nhẫn và núi Hùng Lĩnh.
Phía Đông có núi Kim Nguyên và núi Dũng Quyết, tất cả đều chầu về núi này. Cây xanh nước biếc, phố gần thôn xa phong cảnh như vẽ. Thật là một nơi địa danh thắng của Nghệ An(3).
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Ở đây nước sông trong mát, cây cỏ tươi xanh, gần có phố, xa có thôn, phong cảnh như tranh vẽ, thật là một nơi danh thắng của châu Hoan”(4).
Thật ra thì cảnh đẹp Phù Thạch đã nổi tiếng từ xưa. Thời Trần, Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) giữ chức An phủ sứ (5) Nghệ An (từ 1337-1341) khi đi qua đò Phù Thạch từng có thơ rằng:
tin tức liên quan
Videos
Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
Bác Hồ với quê hương, quê hương với Bác Hồ
Ký ức trường xưa và chuyện di dời các ngôi trường
Internet và sự tác động đến văn hóa Việt Nam
Hồi sinh trang phục truyền thống người Ơ Đu
Thống kê truy cập
114521288
262
2303
262
219227
121009
114521288