Đất Nghệ

Giải nghĩa một số khái niệm trong hát ca trù

(VHNA): Xứ Nghệ tự hào là một cái nôi của hát Ca trù - di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp theo xác định của UNESCO. Cổ Đạm(Nghi Xuân - Hà Tĩnh đã nổi tiếng với tư cách là nơi phát tích của Ca trù. Nguyễn Công Trứ  cũng là một người Nghệ đã trở thành nghệ sỹ tài danh muôn đời vì đã làm cho Ca trù sang trọng và sáng láng trí tuệ trong không gian thẩm mỹ tinh tế và thăng hoa. Thế nhưng không phải đã có nhiều người có được những hiểu biết cơ bản về nó. VHNA giới thiệu các khái niệm cơ bản trong/của hát Ca trù để có thể giúp ích cho những người chưa có điều kiện biết vì như chúng ta đã biết: Ca trù đã từng bị phũ phàng và mai một khá lâu...

Ả đào
Ả đào là thành viên quan trọng của tiệc ca trù, vai trò của ả đào là làm ca sĩ cho tiệc hát nhưng khác với ca sĩ ở chỗ ả đào vừa hát vừa gõ phách. ả đào là nữ giới, kép là nam giớị Hiện nay giới nghiên cứu vẫn chưa nghiên cứu tên gọi này cũng như thời điểm lịch sử và điều kiện lịch sử sản sinh ra nó.
Đại Việt sử kí tòan thư, ghi về năm 1025, rằng “ khi ấy có con hát là Ddào thị, giỏi nghề hát, thường được ban thưởng. Người bấy giờ hâm mộ tiếng của Đào thị, phàm các con hát đều gọi là đào nương[1]
Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ cũng nói rằng thời Lý thái tổ (1010-1028) có người ca nhi tên là Đào Thị tài giỏi, hát hay được vua ban thưởng, từ đó về sau những người đi hát được gọi là đào nương (tức ả đào), nhưng Công dư tiệp ký lại nói, vào một thời điểm muộn hơn, cuối nhà Hồ (1400-1407) một ca nhi họ Đào( cũng là họ Đào), ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, giết được nhiều giặc Minh, về sau dân làng ở đây lập đền thờ, gọi thôn của nàng là thôn ả Đào, và cũng từ đó ca nhi được gọi là ả đàọ Về sau, quãng cuối thế kỷ XIX, đặc biệt là nửa đầu thế kỷ XX, ả đào thường được gọi là cô đầụ
Ca trù
 Ca trù là một khái niệm chỉ một lối hát mà trong nó có rất nhiều điệu hát( theo thống kê của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì ca trù có 46 điệu): thét nhạc, non mai, hồng hạnh, hát nói,...Trong cách hiểu thông thường, khái niệm ca trù có thể được thay thế bằng các khái niệm khác như hát ả đào, hát nhà trò, hát cô đầu, hát nhà tơ,...mà nội dung của chúng không thay đổi và vẫn được hiểu như nhaụ ở Thanh Hóa ca trù còn được gọi là hát ca công, hát gõ. Về nghiã chữ thì ca trù xưa nay được giải thích là hát thẻ. Thẻ gọi là trù.Thẻ làm bằng tre và dùng để thưởng cho đào hát thay cho trả tiền mặt trực tiếp. Khi ả đào hát, quan viên thị lễ, một bên đánh trống,một bên đánh chiêng, trống đánh chát và chiêng đánh một tiếng khi thấy hát hay thì thưởng cho đào một thẻ trù, xong tiệc hát đào, kép ứng theo số thẻ đã được thưởng mà tính tiền, nhận tiền đúng theo quy định. Một số văn bia thế kỷ XVI, XVII ghi rõ qui định nàỵ Khái niệm ca trù sớm nhất hiện biết là thế kỷ XVI trong bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Maọ
Cầm chầu
Đánh trống cho ả đào hát gọi là cầm chầụ Dùi trống, làm bằng gỗ quý, gọi là roi chầụ Cầm chầu là tham gia vào ban nhạc, nghĩa là cũng có khổ, có tiếng trống khoan, trống mau như đàn và phách. Người quan viên cầm chầu ngoài chức năng tham gia ban nhạc với vai trò cầm quyền âm nhạc, còn có nhiệm vụ quan trọng là chấm thưởng mỗi khi đào nương hát hay hoặc hát đến câu văn hay, chữ hay, ý hay và còn chấm cả đàn hay, phách haỵ..Các khái niệm thưởng chữ, thưởng hơi, thưởng ý, thưởng đàn, thưởng phách xuất hiện vì những lý do như vậỵ Người cầm chầu đánh''cắc'' là chấm thưởng. Tiếng trống thể hiện tính cách và khả năng âm nhạc, văn học của người cầm chầụ Điểm thưởng phải tinh, phải đích xác, không thưởng sai, không thưởng liềụ Trước khi vào hát dùng ba khổ trống sơ cổ, tòng cổ, trung cổ; khi chuẩn bị hát, để dục đào, kép vào hát, thì dùng thôi cổ, khi hát dùng các khổ song châu, liên châu, xuyên tâm, chính diện, phi nhạn, lạc nhạn, quán châụ
 Cô đầu nòi
Theo Đỗ Bằng Đòan- Đỗ Trọng Huề thì “ những con hát ở trong họ truyền thống gọi là Cô đầu nòị Người ngoài muốn học nghề hát phải làm con nuôi một người trong họ truyền thống ( nhà nòi) mới được giáo phường công nhận[2]
 Cô đầu rượu
Quãng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện khái niệm “cô đầu rượu” để chỉ các cô gái đến hầu khách, tiếp rượu hoặc uống rượu để mua vui cho khách nhưng không biết hát. Khái niệm này được dùng với thái độ phê phán.
 Đàn đáy
Đàn đáy là một nhạc cụ đặc trưng cho lối hát ca trù, còn gọi là vô để cầm, nghĩa là đàn không đáỵ Đàn có ba dây, 11 phím, thùng vuông, thân đàn dàị Tiếng đàn phải theo tiếng hát, hát cao thì đàn cao, hát thấp thì đàn thấp. Đàn có hai cách là đàn khuôn và đàn hàng hoạ Theo Sự tích tổ cô đầu(theo VNCTBK) thì truyền thuyết kể rằng Đinh Lễ, thời Lê, quê Cổ Đạm, Hà Tĩnh, chế tạo ra đàn đáỵ Bộ sử lớn là Đại Việt sử ký toàn thư, trong danh sách được liệt kê, không thấy có đàn đáy trong khi có nhiều loại đàn khác, có thể thời kỳ này chưa có đàn đáy hoặc đã có nhưng chưa được chú ý đến.
 Đầu thưởng, vai thưởng, nách thưởng.
Khái niệm này ít được các sách nói đến. Xuân Lan trong bài Nói về phép đi hát và phép đánh trống, in trong cuốn Ca trù thể cách, xuất bản năm 1922, viết : “ Hát có địa thế, như câu rằng: “Minh quân lương tể tao phùng dị”, lại như là: “Trương Lương bản vị hàn cừu xuất”. Những câu ấy, chữ nào chữ nấy phải hát cho rõ ràng, đứng đắn, vuông tròn, không khoan, không gấp, không cách nhỡ, mấy la hảo địa bộ, thời cũng nên thưởng. Thưởng những câu ấy, thời ca công gọi là đầu thưởng.
 Hát cũng có tiếp tục, như câu rằng: “ ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy cũng buồn cười, thôi công đâu chuốc lấy sự đời, tiêu khiển một vài chung lếu láọ Thế thời, Cảnh phù du, ba chữ ấy là chốn tiếp, thôi công đâu, ba chữ ấy là chốn tục. Những chữ ấy bắt cho khéo và hay thời cũng nên thưởng; mà thưởng vào chốn tiếp thời ca công gọi là vai thưởng; gọi vào chốn tục gọi là nách thưởng”.
 Đủ khổ, dôi khổ, thiếu khổ
 Một bài hát nói gồm ba khổ: khổ đầu, khổ giữa, khổ xếp. Khổ đầu và khổ giữa mỗi khổ có 4 câu, khổ xếp nằm ở vị trí cuối bài có 3 câụ Cấu trúc một bài hát nói đầy đủ 11 câu, trừ phần mưỡu, gọi là một bài hát đủ khổ, trên 11câu là dôi khổ, chưa đủ 11 câu gọi là thiếu khổ. Hai khổ đầu, khổ xếp luôn luôn giữ nguyên, dôi hay thiếu khổ chỉ xảy ra ở khổ giữạ
 Giáo phường
 Giáo phường là một tổ chức của hát ca trù gồm nhiều họ. Cô đầu và kép từng vùng đều có một tên họ riêng, đào, kép ở họ nào mang tên họ ấy kèm theo tên của mình. Các tác giả Việt Nam ca trù biên khảo nói rằng giáo phường trước kia có những họ như họ Tam, họ Ngàn, họ Thông, họ Thiên và tên họ đứng trước tên người , ví dụ, tên là Thuận thuộc họ Thông thì gọi Thông Thuận. Người đứng đầu trong giáo phường gọi là ông trùm. Đứng đầu các trùm là các quản giáp. Giáo phường có hệ thống quy ước mà các thành viên phải thực hiện. Hằng năm tế tổ vào ngày11 tháng Chạp, sau ngày lễ tế tổ thì ông trùm giải quyết những công việc nảy sinh trong giáo phường. Nơi lễ tế tổ không cố định, có thể làm ở nhà thờ, hoặc mượn đình của xã để làm lễ. Khi làm lễ có đủ mặt các đào nương, kép hát, hát đủ các điệu và đặt tiệc mời khách quí chứng giám, thường gọi là đám thánh sự Giáo phường còn được hiểu là nơi dạy những người đi hát. Các tỉnh đều có giáo phường. Thăng Long ngày xưa có thôn Giáo Phường thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên). Cũng có thể cho rằng giáo phường là một tổ chức nghề nghiệp vừa có tính chất phường hộị
Hãm
Hãm là điệu hát của ca trù, hát ngâm hãm để chuốc rượu chúc mừng trong các tiệc vui hoặc tiệc mừng thọ. Khúc hát hãm có từ một mừng đến mười mừng. Cô đầu hát hãm để mời khách uống rượu, đặt quan viên vào tình thế phải uống. Nội dung và tiếng hát, câu hát trong tiệc mừng thọ phải mang tính chất vui và trang trọng và trong các cuộc vui với khách phong lưu phải có nét tình tứ.
Hát ả đào
 Cũng như khái niệm ca trù, hát ả đào là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát và có thể thay thế các khái niệm như ca trù, hát cô đầu, hát nhà trò,...Đó là những tên gọi khác nhau của cùng một nội dung. Thời điểm xuất hiện các tên gọi khác nhau có thể xuất phát từ những lý do lịch sử khác nhaụ Theo các thư tịch hiện biết thì khái niệm hát ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...Các sách Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ, Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề tuy nói khác nhau về thời gian xuất hiện khái niệm hát ả đào mấy thế kỷ(nhà Lý và nhà Hồ) nhưng đều nói đến một lý do giống nhau là có một ca nhi họ Đào được ái mộ nên về sau những người ca hát được gọi là ả đàọ Thông tin về sự xuất hiện khái niệm được biết như thế nhưng các điệu hát thời đó như thế nào thì vẫn chưa có tư liệu nào cung cấp cho chúng ta, kể cả sự hiện diện dưới hình thức dấu hiệu ở một vài tư liệu hiện có. Thành tựu nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa có cách giải thích khác về khái niệm ả đàọ
 Hát cô đầu
Hai khái niệm hát ả đào và hát cô đầu là cùng một nghĩa, một nội dung. Đàođầu là hiện tượng chuyển hóa ngữ âm giữa tiếng Hán Việt sang tiếng Hán Việt Việt hóa, hay còn được gọi là thuần Việt. (Âm đầu Ao-au, âu như đào sẽ thành đầu, tạo sẽ thành tậu,...Hay ai- ay như trai thành chay, trái thành vay, hài thành giày,..)
Khái niệm hát cô đầu được dùng nhiều vào cuối thế kỉ XIX, đầu XX.
 Hát cửa đình
 Hát cửa đình là cuộc hát được tổ chức tại đình làng hàng năm.Thời điểm tổ chức là vào ngày mở hội tế thần, tế thành hoàng làng. Luật lệ hát rất chặt chẽ, nghiêm khắc, nghi lễ hát linh thiêng trọng thể. Khi hát ả đào phải nhịp theo các tiết mục hành lễ và các động tác của người tế. ả đào phải hát đúng cửu khúc như Nguyên hòa khúc, Thái hoà khúc,...Các bài hát cửa đình gồm giáo trống, giáo hương, dâng hương, thét nhạc,hát giai,...đặc điểm của hát cửa đình là uy nghi, nghiêm kính,thiêng liêng.
 Hát cửa quyền
Hát cửa quyền xưa nay được hiểu là hát ở trong cung vua, nghĩa là nơi hát, địa điểm hát góp phần tạo tên gọi lối hát. Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút (mục Bàn về âm nhạc) mô tả sự khác nhau giữa hát ở cửa quyền và hát ngoài giáo phường: “Hát ở trong cung, tục gọi là hát cửa quyền, giọng hát uyển chuyển, dịu dàng, thanh nhã hơn giọng hát ở ngoài chốn giáo phường. Nhưng âm luật cũng không khác mấy”. Hát cửa quyền, theo nhiều sách thì, ngày xưa có quan chuyên trách, có các quy định, phép tắc, sau đó bỏ dần và pha lẫn với hát ngoài giáo phường.
          Hát nhà tơ
 Hát nhà tơ là tên gọi khác của hát ca trù, hát ả đào,...So với các khái niệm khác, trong các tư liệu hiện đang lưu hành, thì khái niệm hát nhà tơ vào loại ít được dùng đến. Nghĩa là tính phổ biến của nó không rộng. Chúng ta cũng chưa có tư liệu để xác định thời điểm ra đời của khái niệm nàỵ Các tác giả Việt Nam ca trù biên khảo nói rằng ngày xưa các quan khi yến tiệc trong dinh, trong ty thì mời ả đào về hát. Ty theo ông nghĩa là tơ và hát nhà tơ là hát trong ty(VNCTBK, Nxb, T,p HCM.1994, tr.44). Khác với nhiều khái niệm khác, ở khái niệm này các tác giả chỉ giải thích mà không dẫn sách. 
 Hát nhà trò 
Hát nhà trò thường được gọi để thay thế các tên gọi khác như ca trù, ả đào, nhà tơ,...Lý do lịch sử của sự xuất hiện của khái niệm này, cũng như thời điểm ra đời của nó, hiện nay chưa được nghiên cứu rõ.Thời điểm hình thành khái niệm và sử dụng nó một cách phổ biến có thể muộn hơn các khái niệm ca trù, hát cửa đình, nhưng phải trước thế kỷ XIX. Vào cuối thế kỷ XIX Trương Vĩnh Ký có một bài viết là Hát nhà trò. Làng Cổ Đạm thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có truyền thuyết là tổ quê ca trù, hiện còn nền đất của một ngôi nhà xưa kia được dùng để hát nhà trò, nhân dân ở đây thường gọi là Nền Nhà Trò. Tại Nghệ An có một quả núi mang tên Rú Nhà Trò. Như vậy nhà trò đã là tên gọi khá phổ biến một thời ở xứ Nghệ. Khái niệm nhà trò, trong các tài liệu thành văn, được dùng ít hơn các khái niệm ca trù, hát ả đào,...Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề giải thích:'' Khi ả đào hát ở cửa đền có bỏ bộ, miệng hát tay múa uốn éo lên xuống, làm bộ điệu người điên, người say rượu, người đi săn,...Vì vừa hát vừa làm trò nên gọi là hát nhà trò''(VNCTBK, Nxb. T.p HCM 1994. -trang 44). Cách giải thích đó có thể chỉ mới là cách giải thích truyền khẩu được ghi lạị
Kép
 Kép cùng với đào là những thành viên quan trọng trong tổ chức hát ca trù, thông thường cũng được gọi chung là đào kép, trong đó vai trò chính của kép là gẩy đàn (nhạc công), đào là hát. Một số sách nói rằng ngày xưa kép cũng có tham gia hát, điệu hát nói kép hát thì gọi là điệu hà nam, điệu hát trai, đào hát thì gọi là hát hát gái hay nữ xướng, kép hát trước rồi đào hát lại đúng bài, đúng điệu thì gọi là hà liễụ Có sách nói rằng khái niệm kép là do khái niệm quản giáp phiên âm chệch mà thành. Phạm Đình Hổ trong sách Vũ trung tùy bút gọi quản giáp là kép. Các tác giả của Việt Nam ca trù biên khảo nói rằng sổ sách ở giáo phường ngày xưa cử đào kép đi hát các đình đám đều viết giáp thành kép (VNCTBK-Nxb T.p.Hồ Chí Minh,1994, tr.45.). Hiện chưa có cách giải thích khác cũng như chưa có sự biện luận hay xác nhận cho cách giải thích nàỵ
 Lạc nhạn, xuyên tâm, thùy châu
Các khái niệm này chỉ khổ nhạc của đánh trống, đàn, phách. Nó được chia thành 5 khổ,theo thứ tự: Chính diện( dùng vào những câu bằng phẳng); xuyên tâm có xuyên thưa, xuyên mau; lạc nhạn( dùng vào những câu trầm ngâm) hay còn gọi là trầm ngư, hạ mã; quán châu( dùng vào các khổ thơ); thượng mã( dùng vào khổ dồn, xếp) còn gọi là đoạt châu, phi nhạn, phi ngư, tranh tiên. Ba tiếng trống vào giữa câu thứ 11 gọi là thùy châu hoặc câu thứ 10, tùy theo đặc điểm từng câụ Thùy châu thường dùng vào những câu thơ bâng khuâng, mơ màng.
 Lễ mở xiêm áo
 Đào hát khi học hát đã thành thục, xin trình trầu cau với giáo phường. Việc trình trầu cau này được thông báo và lễ lạt của đào nương được nhận, sau khi đã sát hạch chuyên môn thành công. Khi được công nhận, đào nương chọn ngày tốt rồi làm lễ Cáo tổ, sau đó mới một quan viên có danh vọng đến nghe buổi ra mắt nàỵ Trong buổi ra mắt có tiệc mừng và có lễ mừng. Giáo phương gọi lễ này là Lễ mở xiêm áọ
       Quan viên
Khái niệm quan viên trong ca trù dùng để gọi những người tham gia nghe hát. Trong một cuộc hát ca trù, quan viên cũng có thể tham gia cầm chầụ Họ có thể vừa là công chúng thưởng thức và cũng có thể là thành viên của ban nhạc.
       
       Xuyên thưa
          Là ba tiếng trống (đánh khoan thai) vào đầu câu thứ tư, xuyên mau là ba tiếng trống (đánh gấp) vào đầu câu thứ 8.
 Phách
Phách là một bộ phận nhạc cụ của hát ả đào, dùng cho ả đào gõ nhịp khi hát. Nó không phải là nhạc cụ của nhạc công mà là nhạc cụ của ả đào, của người hát. Vũ trung tùy bút, mụcNhạc biện, viêt: “ Đào nương trong tay cầm một đốt phách, tục gọi là sênh, loại phách có xâu tiền, tục gọi là sênh tiền, thường án phách để đỡ tiếng ca ”. Cũng có ý kiến cho rằng phách và sênh là hai bộ phận làm thành một nhạc cụ. Phách được làm bằng gỗ. Khi hát ả đào gõ hai cái phách vào cái sênh. Sênh được làm bằng tre hoặc bằng gỗ. Tuy là hai bộ phận bình đẳng nhưng thông thường người ta chỉ gọi phách như là tiếng đủ để đại diện cho sênh, phách
Tiếng phách có vai trò rất quan trọng đối với hát ca trù.. Phách có bốn khổ: Khổ sòng, khổ đơn, khổ rải, khổ lá đầụ Nhịp của phách đẻ ra các khái niệm khác như phách rung, phách dóc, phách thưa, phách maụ
 Quản giáp
Quản giáp là kép hát, có thể là tên gọi ban đầu của kép hát, không nên hiểu quản giáp như một chức trách. Đại Việt sử kí tòan thư viết: “..Lại đổi chức hỏa đầu làm chính thủ, chỉ con hát mới gọi là quản giáp[3]. Như vậy tên gọi quản giáp cũng có sự biến đổị Có ý kiến xem quản giáp có vai trò nào đấy trong giáo phường.  
Ty giáo phường
Ty giáo phường là một sự liên kết, tập hợp của các giáo phường các địa phương các xã, các giáp, các họ. Ty giáo phường mang hình thức phường hộị
 Trù tiền
Tức tiền trù, còn được gọi là tiền xướng trù ( xướng trù tiền). Đây là số tiền được trả cho giáo phường hay thành viên khi tham gia hát. Tiền được trả theo quy ước, thỏa thuận.
 

                                                                                 Nguyễn Đức Mậu (biên soạn)


[1] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, H.1983,tr 251.
[2] VViệt Nam ca trù biên khảo, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1994, tr 52
[3] Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, H.1983,tr251.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434869

Hôm nay

2140

Hôm qua

2349

Tuần này

21519

Tháng này

211917

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434869